[4.1]
CHƯƠNG
IV: ÐẠI PHẨM (MAHAAVAGGA)
-ooOoo-
IV.1 QUỈ
SỰ AMBASAKKHARA
(AMBASAKKHARA PETAVATTHUVA.N.NANAA)
"Có một thành phố
của người Vajji tên là Vesaali ". Ðây là quỉ sự
Ambasakkhara . Câu chuyện bắt nguồn như thế nào?
Khi Ðức Thế Tôn đang
ngụ ở Jetavana thì một vị vua Licchavi tên là Ambasakkhara,
là người có tà kiến và chấp theo học thuyết Natthika, cai
trị ở Vesaali . Lúc bấy giờ, ở trong thành Vesaali, có một
quãng đường lầy lội ở gần cửa tiệm của một vị
thương nhân nọ, làm trắc trở cho nhiều người đi qua ở
đó, khiến người ta phải nhảy qua nó, một số thì làm văng
bùn. Khi trông thấy điều này, thì vị thương nhân kia suy
nghĩ rằng, "Những người này không cần phải đi bộ
qua bùn", và sai đặt xuống chỗ lầy lội ấy một cái
đầu lâu của một con bò mà không còn mùi hôi thối và có
màu giống như xà cừ. Về bản tánh, ông ta là người có
giới đức, không nóng giận, có lời nói nhỏ nhẹ và thường
khen ngợi ân đức của những người khác về điều mà họ
có. Rồi một hôm nọ, khi người bạn của ông ta đang tắm
và thiếu đề phòng cẩn mật, ông ta giấu áo quần của người
kia cho vui, chỉ cho lại chúng sau khi ông ta làm cho người
kia phải chịu khổ sở. Tuy nhiên, đứa cháu trai của ông
ta mang về những đồ ăn cắp được từ những nhà khác
và gởi chúng vào trong cửa tiệm của ông ta. Những chủ
nhân của những đồ vật ấy sau khi đã khám phá ra những
đồ vật của họ, bèn đem nộp ông ta và đứa cháu trai của
ông ta cùng với những thứ bị mất cắp ấy trước mặt
đức vua. Ðức vua truyền lịnh rằng, "hãy cắt đầu
người này, nhưng đâm xuyên đứa cháu trai của ông ta"
và những người của đức vua làm y như lịnh truyền.
Khi ông ta chết, ông ta
sanh vào cõi của những vị chư thiên địa cầu, có được
một con Bạch mã của chư thiên, chạy nhanh như tâm ý, vì
kiếp trước ông đã làm chiếc cầu ấy bằng cái đầu của
con bò và mùi hương của chư thiên toát ra thừ thân của vị
ấy do bởi những lời nhận xét của ông ta để khen ngợi
những người có giới đức, nhưng ông ta bị trần truồng
vì đã đem giấu y phục. Chính do kết quả của việc nhìn
lại những nghiệp này mà ông ta đã làm trong quá khứ nên
ông ta trông thấy đứa cháu trai của ông ta bị đâm xuyên.
Tâm của vị ấy bị rung động bởi lòng thương xót, vị
ấy liền cỡi trên con Bạch mã chạy nhanh như tâm ý và đi
vào lúc nửa đêm đến chỗ mà đứa cháu trai của vị ấy
bị đâm xuyên và, khi đứng không cách xa, mỗi ngày mỗi
nói rằng, "Này bạn, hãy cố gắng, vì còn sống thì tốt
hơn".
Lúc bấy giờ vua
Ambasakkhara đang đi vòng quanh thành phố theo chiều phải, cỡi
trên lưng của con voi kiết tường, vị ấy trông thấy một
người đàn bà đã mở cánh cửa sổ ở trong một ngôi nhà
nọ và đang xem vẻ uy nghi của vua. Ðức vua đem lòng yêu thương
nàng và ra hiệu cho một người đàn ông ngồi ở gần đó
tựa như muốn nói rằng, "Ngươi hãy xem ngôi nhà ấy
và người đàn bà ấy", và đúng lúc đi vào chỗ ngụ
trong hoàng cung và sai người đàn ông ấy đi khi nói rằng,
"ta truyền lịnh rằng ngươi hãy đi và tìm hiểu xem liệu
người đàn bà ấy đã có chồng hay chưa? "Người kia
đi và khi ông ta thấy rằng nàng đã có một người chồng,
bèn báo tin cho đức vua biết. Ðức vua khi nghĩ về một cách
nào đó mà nhờ đó vị ấy có thể lấy nàng làm vợ, bèn
cho mời người chồng của nàng đến và nói rằng, "Ta
truyền lịnh ngươi hãy đến và phục vụ cho ta". Vì sợ
hãi, anh ta miễn cưỡng hầu hạ đức vua, khi nghĩ rằng, nếu
vị ấy không làm điều mà đức vua ban truyền, thời đức
vua sẽ trừng phạt vị ấy; và hằng ngày đi hầu đức
vua. Ðức vua sai cho anh ta vật thực và tiền công. Khi vài
ngày đã trôi qua, đức vua nói với anh ta khi anh ta đến hầu
vua vào lúc sáng sớm, "Ta truyền lịnh ngươi hãy đi đến
nơi mà có hồ sen và kiếm về từ đó một ít đất sét đỏ
và hoa súng đỏ; Nếu ngươi không trở về trong chính ngày
hôm nay thời ngươi sẽ mất mạng", và khi anh ta đã đi
rồi, thì bảo người giữ cửa rằng, 'Tất cả các cổng
đều phải được đóng lại ngay khi mặt trời vừa lặn."
Bấy giờ hồ sen ấy
cách thành Vesaali tối thiểu là ba do tuần, nhưng cho dù người
đàn ông ấy, vội vã đi vì nỗi sợ chết, đã đi đến hồ
sen với sức nhanh của gió trước lúc đứng bóng. Bởi vì
anh ta đã nghe trước rằng hồ sen ấy có vị phi nhân thường
lui tới, nên anh ta sợ hãi đi quanh hồ khi tự hỏi rằng,
"có nguy hiểm nào ở đây không?" Khi trông thấy anh
ta thì một vị thần bảo vệ hồ sen ấy đem lòng thương hại
cho anh ta và đi đến anh ta trong hình tướng của loài người
mà nói rằng, "anh đến đây với mục đích gì, hỡi
ông bạn?" Anh ta bèn kể lại toàn thể câu chuyện của
anh ta cho vị ấy nghe. "Nếu sự thể là như vậy thời
ngươi hãy lấy bất cứ cái gì mà ngươi cần đến". Vị
ấy nói và biến mất sau khi cho thấy tướng mạo chư thiên
của vị ấy. Anh ta lấy một ít đất sét và hoa súng đỏ
ở đó và đi đến cổng thành ngay trước khi mặt trời lặn.
Người giữ cổng trông thấy anh ta và đóng cổng lại, anh
ta bèn gọi người đàn ông bị đâm xuyên ở gần cổng ấy
làm nhân chứng cho anh ta khi nói rằng, "Khi tôi đến
ngay trước khi mặt trời lặn thì họ lại đóng cổng ngay
khi tôi đang gọi đến. Ông hãy biết rằng tôi đã đến thật
đúng lúc và về phần tôi chẳng có lỗi lầm nào cả".
Khi người kia nghe điều này thì nói rằng, "Tôi đang đối
diện với cái chết, đang bị hành hình bằng sự đâm
xuyên. Làm sao tôi có thể làm nhân chứng cho ông được.
Tuy nhiên, có một vị Peta có đại thần thông lực sắp đi
đến gần tôi. Ông hãy nhờ vị ấy làm chứng cho
ông".
"Nhưng làm sao tôi
có thể trông thấy vị ấy?" "Nếu ông nán lại
ngay tại chỗ này thời chính ông sẽ trông thấy vị ấy".
Anh ta đứng chờ ở đó và trông thấy vị Peta ấy vào canh
giữa của đêm và nhờ vị ấy làm chứng cho anh ta. Vào
lúc rạng sáng, khi đức vua truyền lịnh rằng, "ngươi
đã đi ngược mệnh lệnh của ta - là một vị vua, do đó
ta phải trừng phạt ngươi." Anh ta bèn nói rằng,
"Tâu bệ hạ, thần đã không làm trái lệnh của Bệ hạ;
Thần đã đến đây trước khi mặt trời lặn". Vậy ai
làm chứng cho ngươi? ÀAnh ta bèn chỉ cho thấy rằng người
làm chứng cho anh ta là một Peta trần truồng mà đã đến
trước mặt người đàn ông bị đâm xuyên và, khi vua nói rằng,
"Làm sao chúng ta tin vào điều này được?" Anh ta nói
rằng, "Trong đêm nay, hãy gởi theo thần một người đàn
ông mà bệ hạ tin cậy". Khi nghe qua điều này thì
chính đức vua đi theo cùng anh ta và đứng ở chỗ ấy. Khi
vị Peta đi đến và nói rằng, "Hãy rán sống, này bạn,
vì sống thì tốt hơn", vua bèn hỏi vị ấy bằng năm câu
kệ và câu kệ đầu, "Có một thành phố của dân Bạt
Kỳ tên là Vesaali ", được lồng vào bởi những vị kiết
tập Tam tạng với mục đích cho thấy nội dung của chúng:
1. "Có một thành
phố của người Bạt kỳ tên là Vesaali ; chính tại đó có
vị Licchavi Ambasakkhara, sau khi đã trông thấy vị Peta ở
ngoài thành phố, bèn hỏi vị ấy ngay tại đó, vì muốn biết
nguyên nhân của vị ấy."
2. "Ðối với hắn,
không có việc nằm ngồi hay bước tới bước lui; Ðối với
hắn cũng chẳng có khoái lạc về việc thọ hưởng y phục
và vật thực để ăn, uống hay nhai.
3. Trong quá khứ, những
người đã là những quyến thuộc của hắn, những người
tốt bụng của hắn, có lòng bi mẫn, được người ta trông
thấy và được nghe là đã ở chung với hắn. Bây giờ những
người này cũng không thể trông thấy được hắn, tình cảnh
của hắn là tình cảnh bị bỏ đi bởi những người ấy.
4. Những người mà mạng
chung rồi thì không có bạn bè - những bạn bè đã bỏ ngươi
khi họ biết về sự thiếu thốn của ngươi; Trong khi đó họ
chỉ vây quanh ngươi khi nào họ thấy sự vinh quanh thịnh vượng
của ngươi - những người thịnh vượng mới có nhiều bạn
bè.
5. Khi đã mất tất cả
những tài sản của mình, buồn khổ, bị lấm lem và thân bị
tan rã như giọt sương đang lơ lửng, sự chấm dứt mạng sống
của người ấy sẽ đến ngày hôm nay hoặc mai.
6. Khi đã bị đi đến
cảnh đau khổ hoàn toàn như bị đâm xuyên trên một cái cọc
bằng gỗ Nimba - Như vậy, này Yakkha, bằng dấu hiệu nào,
khiến ngươi có thể nói rằng, "Hãy sống, này bạn,
vì sống thì tốt hơn cả?"
Chú giải:
1. TẠI ÐÓ (tattha):
Trong thành Vesaali ấy, Ở BÊN NGOÀI CỦA THÀNH PHỐ (nagarassa
baahira.m): Là người ở bên ngoài của thành phố; Nó xảy
ra ngay ở bên ngoài của thành phố Vesaali . NGAY TẠI ÐÓ
(tatth'eva): Ngay tại đó, ở chỗ mà vua trông thấy vị ấy.
VỊ ẤY (ta.m): Vị Peta ấy. KHI MUỐN BIẾT NGUYÊN DO CỦA VỊ
ẤY (kaara.natthiko): Khi muốn biết nguyên do tại sao vị ấy
nói như vậy rằng, 'Hãy, sống vì sống, này bạn, thì tốt
hơn'.
2. ÐỐI VỚI HẮN
KHÔNG CÓ VIỆC NẰM HAY NGỒI (seyyaa nisajjaa nayimassa attthi):
Ðối với người mà bị đâm xuyên thì không có việc nằm
nghỉ, tánh chất đặc biệt của nó được xem là căng ra
ở trên lưng của một người, cũng không có việc ngồi mà
tánh chất nổi bật của nó là ngồi xếp bàn v.v... CŨNG KHÔNG
CÓ VIỆC BƯỚC TỚI HAY BƯỚC LUI (abhikkamo n'atthi pa.tikamo
vaa): Ðối với hắn cũng không có một sự di động nhỏ nhặt
nhất mà trong đó tánh chất đặc biệt là đi tới. NGAY CẢ
KHOÁI LẠC (paricaarikaa sà pi): Ðối với hắn cũng chẳng có
khoái lạc của các dục, đặc tánh của khóai lạc ấy là
hưởng dụng y phục và vật thực mà được ăn uống và
nhai v.v...
3. NHỮNG NGƯỜI MÀ
TRONG QUÁ KHỨ LÀ NHỮNG NGƯỜI TỐT BỤNG CỦA HẮN, CÓ
LÒNG THƯƠNG TƯỞNG, MÀ ÐÃ ÐƯỢC TRÔNG THẤY VÀ NGHE Ở
CHÚNG VỚI HẮN (di.t.thasutaa sahajjaa anukapakaa yassa ahesu"m
pubbe): Những người mà trong quá khứ là những người bạn
tốt bụng của hắn, cả những người mà đã được trông
thấy ở chung với hắn và những người bạn mà không được
trông thấy như vậy. NGAY CẢ TRÔNG THẤY (datthu"m pi):
Nghĩa là những người này thậm chí cũng không thể trông
thấy hắn, chớ nói chi là ở chung với hắn. hoàn cảnh của
hắn là hoàn cảnh bị bỏ đi (viraajitatto): TÌNH TRẠNG CỦA
HẮN LÀ TÌNH TRẠNG BỊ PHỦ NHẬN. BỞI NHỮNG NGƯỜI ẤY
(janana tena): Bởi những người đã là những quyến thuộc của
hắn v.v...
4. NHỮNG NGƯỜI MÀ
ÐÃ MẠNG CHUNG THÌ KHÔNG CÓ BẠN BÈ (na oggatassa bhavanti
mittaa): Những người mà đã chết, những người mà tâm thức
của họ đã ra đi, quả thật không có những người bạn,
bởi vì chúng đã đi sang bên kia của chặng đường, nơi mà
không có cái gì được làm bởi những người bạn của họ.
NHỮNG NGƯỜI BẠN ÐÃ BỎ NGƯƠI KHI HỌ BIẾT VỀ SỰ THIẾU
THỐN CỦA NGƯƠI (jahanti mittà vikala.m viditvaa): Những người
bạn bỏ ngươi khi nghĩ rằng, 'Không có cái gì được kiếm
ra từ người này', khi họ biết rằng một người không có
của cải ngay cả khi người ấy còn đang sống, chớ đừng
nói chi người mà đã chết rồi. TRONG KHI ÐÓ HỌ VÂY QUANH
NGƯƠI KHI HỌ THẤY SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA NGƯƠI (attha~n ca
disvà parivaarayanti): Nhưng họ vây quanh ngươi với lời nói
chan chứa tình cảm và nhìn chăm chăm vào ngươi khi họ trông
thấy của cải của ngươi, sự thịnh vượng và tài sản.
NHỮNG NGƯỜI MÀ HƯNG THỊNH THÌ CÓ NHIỀU BẠN BÈ (bahù
mittà Uggattassa honti): Những người mà có của cải, tánh chất
của người ấy là hưng thịnh và thành công, thì có nhiều
bạn bè, có nghĩa đây là lối sống ở thế gian.
5. SAU KHI ÐÃ MẤT TẤT
CẢ CỦA CẢI CỦA MÌNH (nihiinattho sabbabhogehi): Sau khi đã trở
nên thiếu thốn tất cả của cải, cả lớn lẫn nhỏ.
TRONG CẢNH KHỐN CÙNG (kiccho): Trong sự đau khổ. BỊ LẤM
LEM (Sammakkhitto): Thân bị lấm lem bởi máu. THÂN HOÀN TOÀN BỊ
TAN RÃ (samparibhinnagato): Có thân bị nát ở bên trong bởi
cây cọc. GIỐNG NHƯ GIỌT SƯƠNG ÐANG TREO LƠ LỬNG
(Ussaavabindu va palimpamaano): giống như giọt sương ở trên đầu
của ngọn cỏ. NGÀY HÔM NAY HAY NGÀY MAI (ajja suve): Sự kết
thúc, hoặc sự chấm dứt mạng sống của người này quả
thật sẽ đến vào ngày hôm nay hoặc ngày mai, nghĩa là sau
đó nó sẽ không còn tiếp tục nữa.
6. BỊ ÐÂM XUYÊN
(uttaasita.m): Bị đặt vào, bị trói vào. TRÊN MỘT CÁI CỌC
BẰNG GỖ CỦA CÂY NIMBA (picumandassa suule): Trên một cái cọc
làm bằng thân của cây Nimba. BẰNG DẤU HIỆU NÀO? (kena
va.n.nena): Vì lý do gì? NÀY BẠN, HÃY SỐNG CÒN, VÌ SỐNG
CÒN THÌ TỐT HƠN (jiivabho jiivita.m eva seyyo): Hãy sống còn
này bạn. Tại sao? Vì được sống là phần ngươi, cho dù bị
đâm xuyên ở đây dầu một trăm lần, một ngàn lần, vẫn
tốt hơn là sự sống khác mà đang chờ ngươi khi ngươi mạng
chung ở đây.
Khi được hỏi như vậy
bởi đức vua, vị Peta ấy bèn nói bốn câu kệ để giải
thích cho vị ấy rõ điều mà vị ấy muốn nói:
7. "Người ấy là
quyến thuộc máu mủ của tôi. Tôi đã nhớ đến trong kiếp
sống quá khứ. Khi tôi trông thấy nó, tôi có lòng thương hại
cho nó vì nghĩ rằng, "đừng để kẻ ác ấy phải rơi
vào địa ngục."
8. Khi nó rời khỏi đây,
hỡi Licchavi, thì người này, người đã làm những ác nghiệp
này, sẽ sanh trong địa ngục có đông tội đồ và kinh khủng,
vô cùng nóng nực, kinh khủng và đáng sợ.
9. Cái cọc này tốt hơn
vô số lần địa ngục ấy; đừng để nó phải rơi vào địa
ngục vô cùng đau đớn, đau khổ, đáng sợ và khắc nghiệt
ấy;
10. Bây giờ nếu nó chịu
nghe những lời của tôi thời nó sẽ bị đau khổ và có thể
trút hơi tàn của nó. Do đó, tôi không nói trước mặt của
nó, e rằng sự chấm dứt mạng sống của nó sẽ đến do bởi
riêng tôi."
Chú giải:
7. Ở đây QUYẾN THUỘC
MÁU MỦ (Saalohito): Có cùng giòng máu, có quan hệ về dòng
dõi. TRONG KIẾP QUÁ KHỨ CỦA TÔI (purimaaya jaatiyaa): Trong kiếp
sống quá khứ của tôi, ÐỪNG ÐỂ KẺ ÁC ẤY PHẢI RƠI VÀO
ĐỊA NGỤC (maa paapadhammo
niraya.m pataaya.m): Khi tôi trông thấy nó, tôi có lòng bi mẫn
đối với nó vì nghĩ rằng, "đừng để người đàn
ông có tánh ác này phải rơi vào trong địa ngục, đừng để
nó sanh vào trong địa ngục - đây là cách nên được hiểu.
8. CÓ ÐÔNG
(sattussada.m): Có đông đảo những chúng sanh mà đã từng
là những kẻ tạo ra những ác nghiệp. Hay nói chách khác,
nó có nghĩa là có đông, được chất chồng lần lượt với
bảy cách làm khổ đau đớn, bắt đầu bằng năm loại bánh
răng nhỏ, nghĩa là bị đổ nước đồng cháy đỏ vào
trong mịêng, bị đặt trên núi than cháy đỏ, bị quăng xuống
cái vạc dầu bằng sắt, bị khiến cho đi vào khu rừng có
những ngọn lá dao, đi xuống trong con sông vetara.nii, và rồi
bị quăng trở lại trong đại địa ngục. CỰC KỲ NÓNG BỎNG
(Mahaabhitaapa.m): Bị đốt nóng một cách khổ sở bởi ngọn
lửa lớn. MÃNH LIỆT (ka.tuka.m): Khó chịu. ÐÁNG SỢ
(bhayaanaka.m): khiến phải kinh sợ.
9. VÔ SỐ LẦN
(anekabhaayena gunena): Vô số lần nhiều hơn đối với lợi
ích của ngươi. CÁI CỌC NÀY... HƠN ĐỊA NGỤC ẤY (aya.m
eva suulo nirayena tena): Cái cọc này tốt hơn địa ngục, là
chỗ mà nó phải sanh vào sau đó . Ðây là công cụ cách
trong ý nghĩa công cụ. VÔ CÙNG ÐAU ÐỚN (ekantatipapa.m): nghĩa
là có sự đau khổ cùng cực và gay gắt, có sự đau khổ
tuyệt đối ngút ngàn.
10. BÂY GIỜ NẾU NÓ PHẢI
NGHE NHỮNG LỜI NÀY CỦA TÔI (ina~n ca sutvaa vacana.m ma.m'eso):
điều mà vị ấy đã nói bắt đầu bằng, "Khi nó rời
khỏi đây," Nếu nó phải nghe những lời này của tôi
thời nó sẽ bị đau khổ; là phải chịu nỗi đau khổ của
địa ngục do bởi những lời của tôi. có thể trút hơi tàn
của nó (vijaheyya paana.m): Có thể từ bỏ mạng sống của
nó. do đó (tasmaa): vì lý do ấy. E RẰNG DO BỞI RIÊNG TÔI
(maa m' ekato): Tôi không nói những lời này trước mặt nó,
e rằng sự kết thúc mạng sống của người đàn ông này sẽ
đến do bởi riêng tôi. Ðúng hơn tôi chỉ nói rằng, 'Hãy sống
còn, này bạn, vì sống còn thì tốt hơn' - đây là ý nghĩa.
Khi vị Peta ấy đã giải
thích như vậy điều mà vị ấy muốn nói thì đức vua thốt
lên câu kệ này để xin phép hỏi vị Peta một lần nữa về
vấn đề ấy:
11. "Nhưng sự kiện
về người đàn
ông này đã được biết đến rồi; Chúng tôi muốn hỏi
luôn Ngài về những điều khác nữa. Nếu Ngài cho phép
chúng tôi, thời chúng tôi sẽ hỏi Ngài, nhưng Ngài không
được giận chúng tôi."
12. "Chắc chắn
tôi đã đồng ý rồi - không có sự bàn bạc với người mà
không được tin cậy. Khi miễn cưỡng cho rằng bệ hạ là
người có lời nói có thể được tin cậy, khi hành động
như vậy, bệ hạ có thể hỏi tôi điều nào bệ hạ muốn
và nếu có thể được thời tôi sẽ trả lời."
Những câu kệ này là
cuộc nói chuyện qua lại giữa vị peta và đức vua.
Chú giải:
11. Ở đây ÐƯỢC BIẾT
ÐẾN (a~n~naato): Ðược hiểu. CHÚNG TÔI MUỐN icchaamase =
icchaama: (thể văn phạm hoán chuyển). CHÚNG TÔI: no =
a.mhaaka.m (thể văn phạm hoán chuyển). NHƯNG NGÀI KHÔNG ÐƯỢC
GIẬN (na ca kujjhitabba.m): Nhưng Ngài không được giận khi
nghĩ rằng, "Bất cứ điều gì mà những người này
đang hỏi?"
12. CHẮC VẬY (addhaa):
chắc chắn. TÔI ÐÃ ÐỒNG Ý (pati~n~naa me): Tôi đã đồng
ý khi nói rằng, Ngài hỏi về tin tức, nghĩa là tôi đã cho
phép. KHI ẤY (tadaa ahu): vào lúc mà tôi trông thấy bệ hạ
đầu tiên. KHÔNG CÓ SỰ BÀN BẠC VỚI NHỮNG NGƯỜI MÀ
KHÔNG CÓ SỰ TIN CẬY (naacikkhanaa appasanassa hoti): Không có sự
nói chuyện với người mà không được tin cậy. Những người
trọng chữ tín sẽ chỉ nói chuyện về bất cứ điều gì
với những người mà họ tin cậy. Tuy nhiên, bệ hạ không
có sự tin cậy trong tôi thời tôi cũng không có sự tin cậy
trong bệ hạ. Vì lý do này, khi miễn cưỡng cho rằng bệ hạ
là người có những lời nói có thể tin được, rất miễn
cưỡng khi cho rằng điều mà bệ hạ nói sẽ được tin.
KHI HÀNH ÐỘNG NHƯ VẬY (iti katvaa): Vì lý do này. BỆ HẠ
CÓ THỂ HỎI TÔI ÐIỀU GÌ MÀ BỆ HẠ MUỐN VÀ NẾU CÓ THỂ
ÐƯỢC (pucchassu ma.m kaama.m yathaa visayha.m): Bệ hạ có thể
hỏi tôi về bất cứ điều gì mà bệ hạ muốn hỏi và nếu
có thể được, nếu tôi có khả năng thời tôi sẽ trả lời
theo đúng phạm vi hiểu biết của tôi - đây là ý nghĩa.
Khi đã được vị Peta
cho phép như vậy, đức vua bèn nói lên câu kệ này:
13. Bất cứ điều gì
mà trẫm có thể trông thấy bằng chính mắt của trẫm - thời
trẫm có thể tin tất cả điều ấy. Nếu trẫm trông thấy
một điều gì đó mà trẫm vẫn không tin thời Ngài nên
giúp đỡ trẫm, thưa Yakkha."
Chú giải:
13. Ðây là ý nghĩa: Bất
cứ điều gì mà trẫm được trông thấy bằng mắt của trẫm
thời trẫm có thể tin, trẫm có thể chấp nhận, tất cả
điều ấy đúng như thế. Tuy nhiên, nếu trẫm trông thấy một
điều gì đó mà trẫm không tin về điều mà ngài nói thời
ngài nên giúp đỡ trẫm, hỡi Yakkha, Ngài nên quở trách trẫm
hay nói bằng cách nào đó. BẤT CỨ ÐIỀU GÌ MÀ TRẪM
TRÔNG THẤY BẰNG CHÍNH MẮT CỦA TRẪM (ya.m ki~ncaaha.m cakkhumaa
passisaami): Bất cứ điều gì mà trẫm có thể thấy bằng
chính mắt của trẫm vì nó ở ngoài tầm thấy của một người
khác. THỜI TRẪM CÓ THỂ TIN VÀO TẤT CẢ ÐIỀU ẤY (sabba.m
pi taaha.m abhisaddaheyya.m): Thời trẫm có thể tin vào điều mà
trẫm trông thấy, nghe hay biết, vì đó là sự tin cậy của
trẫm đối với ngài - đây là ý nghĩa. Tuy nhiên, ý nghĩa của
hai đoạn cuối cùng đúng như đã được gi?i thích.
Khi nghe qua diều này, vị
Peta ấy bèn nói lên hai câu kệ này:
14. "Hãy cho ta có
được lời hứa của bệ hạ rằng sau khi nghe pháp, bệ hạ
sẽ có được lòng tịnh tín thích hợp, vì bệ hạ mong mỏi
được biết và tâm của bệ hạ không bị ô nhiễm nên ta
sẽ công bố tất cả giáo pháp đúng như đã được phân
giải, dầu bệ hạ đã nghe hay chưa nghe."
Từ đây trở đi là những
câu kệ trong cuộc nói chuyện giữa hai người trong bọn họ.
15. "Trên một con
ngựa trắng có trang sức, ngài đi đến với người mà đã
bị đâm xuyên; con ngựa này thật kỳ diệu và trông khả
ái - Ðây là kết quả của nghiệp nào?"
16. "Ở trung tâm của
thành phố Vesaali có một cái vũng nước trên con đường lầy
lội; Với lòng tịnh tín trong tâm của tôi, tôi đã lấy một
cái đầu lâu màu trắng của một con bò và đặt nó xuống
trong vũng bùn ấy.
17. Nhờ đặt bàn chân
của chúng tôi trên cái đầu lâu này, nên cả chúng tôi và
những người khác có thể đi qua được; Con ngựa này, kỳ
diệu và trông khả ái - là kết quả của nghiệp ấy."
18. "Bây giờ sắc
của ngài sáng rực trong tất cả các hướng và mùi hương
của ngài làm tràn ngập khắp các hướng; Ngài có oai lực
lớn và đã đạt được năng lực thần thông này của một
vị Yakkha. Tuy nhiên, Ngài lại trần truồng - Ðây là kết
quả của nghiệp gì?"
19. "Tâm của tôi
không sân hận và thường xuyên có lòng tịnh tín, tôi đi
đến mọi người với giọng nói nhỏ nhẹ; Sắc tướng
chư thiên của tôi thường xuyên chiếu sáng - đây là kết
quả của nghiệp ấy.
20. Khi tôi thấy danh vọng
và tiếng tăm của những người được an trú trong pháp
thì tôi công bố họ với lòng tịnh tín trong tâm của tôi;
mùi hương chư thiên của tôi toả ra liên tục - đây là kết
quả của nghiệp ấy.
21. Trong khi những người
bạn của tôi đang tắm ở chỗ tắm thì tôi vui đùa không
có sự ô nhiễm trong tâm, đã lấy y phục của họ và giấu
chúng ở một chỗ đất cao - Vì lý do này khiến tôi trần
truồng và sống một cuộc đời phiền toái".
22. "Ðối với người
mà làm điều ác để vui đùa, thì đó là kết quả về
nghiệp của vị ấy. "Nhưng đối với người mà làm
điều ấy không phải để vui đùa, thì người ta sẽ nói
gì là quả nghiệp của người ấy?"
23. "Những người
mà có mục đích đồi bại và có tâm bị ô nhiễm và có
thân khẩu bất tịnh thời số phận của họ vào lúc thân
hoại mạng chung là, không nghi ngờ gì, họ phải rơi vào địa
ngục.
24. Nhưng những ai mà,
khao khát một kiếp sống hạnh phúc, thoả thích trong sự bố
thí và có tánh thương người thì số phận của họ vào
lúc thân hoại mạng chung, không nghi ngờ gì, là họ sẽ
được đi đến nhàn cảnh."
Chú giải:
14. HÃY CHO TÔI CÓ ÐƯỢC
LỜI HỨA LONG TRỌNG CỦA NGÀI (saccappa.ti~n~naa tava me saa
hontu): Hãy cho lời hứa này của bệ hạ đến tôi, là một
lời hứa trang trọng. RẰNG SAU KHI ÐÃ NGHE PHÁP, NGÀI SẼ
CÓ ÐƯỢC LÒNG TỊNH TÍN THÍCH HỢP (sutvaana dhamma.m labha
suppasaada.m): rằng sau khi nghe pháp thoại này mà tôi nói về,
ngài sẽ có được lòng tịnh tín chơn thật. MONG MỎI ÐƯỢC
BIẾT (a~n~natthiko): Mong mỏi sự hiểu biết. ÐÚNG NHƯ ÐÃ
ÐƯỢC PHÂN GIẢI (Yathaa pajjaana.m): Ðúng như người khác cũng
giải nó; hay nói cách khác đúng như đã được phân biệt
rõ (yathaa pajaana.m): nghĩa là đúng như sự hiểu biết của
tôi.
15. ÐÂY LÀ KẾT QUẢ CỦA
NGHIỆP NÀO? (kiss'eta.m kammassa aya.m vipaako): Ðây là kết quả
của điều gì, quả thật đây là kết quả của điều gì?
Ðây là kết quả của nghiệp gì? Hay nói cách khác, ta.m
(không được dịch) chỉ là một bất biến từ, của nghiệp
gì - đây là cách nên hiểu. Một số người đọc là Kissa
te (ý nghĩa vẫn không thay đổi).
16. TRONG MỘT CON ÐƯỜNG
CÓ BÙN (Cikkhallamagge): Trong một con đường có đầy bùn. MỘT
CHỖ TRŨNG (naraka.m): Một cái hố. TÔI ÐÃ LẤY ekaaha.m =
eha.m aha.m: (phối hợp cách). ÐẶT NÓ XUỐNG TRONG CÁI LỖ TRŨNG
ẤY (Narakasmi.m nikkhipin): Ðặt nó xuống trong cái lỗ trũng
có bùn ấy để người ta không phải giẫm lên nó.
20. VỀ NHỮNG NGƯỜI
ÐƯỢC AN TRÚ TRONG PHÁP (dhammo .thitaana.m): Về những người
mà sống trong pháp, TÔI CÔNG BỐ (manteni): Tôi nói về.
21. CÓ TÁNH CÁCH VUI
ÐÙA (khi.d.datthiko): Có ý định xem nó như một trò đùa.
KHÔNG CÓ SỰ Ô NHIỄM TRONG TÂM (no ca padu.t.thacitto): Không
có tánh hiểm độc trong tâm đối với chủ nhân của chiếc
áo, nghĩa là không có ý định ăn cắp hay gây ra sự mất
mát nào.
22. CHẲNG PHẢI ÐỂ
VUI ÐÙA (akaa.lamaano): Không có ý định vui đùa, với tánh
hiểm độc trong tâm do bởi tham lam v.v... HỌ SẼ NÓI ÐIỀU
GÌ LÀ KẾT QUẢ VỀ NGHIỆP CỦA VỊ ẤY? (kim tassa kammassa
vipaaka.m aahu): Những bậc trí tuệ nói về sự cho quả khổ
của nghiệp được làm của người ấy sẽ to lớn như thế
nào?
23. CÓ MỤC ÐÍCH VÀ
TÂM ÐỒI BẠI (Du.t.thasa.m kappamanaa): Với những ý nghĩ có
tánh chất hiểm độc do bởi những mục đích có liên hệ
đến các dục v.v... Bằng cách này, vị ấy nói về ác hạnh
trong tâm. VÀ THÂN KHẨU BẤT TỊNH (kaayena vaacaaya ca
sa"nkili.t.thaa): bị ô nhiễm về thân và khẩu như sát
sanh v.v...
24. KHAO KHÁT ÐƯỢC
(aasamaanaa): Hy vọng, mong muốn được
Khi những quả nghiệp
đã được giải thích bằng sự phân tích tóm tắt do bởi
vị Peta ấy thì đức vua nói lên câu kệ này, vì không tin
điều mà vị ấy đã nghe!
25. "Làm sao trẫm
có thể biết chắc điều này, rằng đây là quả của những
nghiệp thiện và ác? Hay trẫm sẽ tin vào điều gì mà trẫm
đã trông thấy? Hay, ai có thể làm cho trẫm tin vào điều này?"
Chú giải:
25. LÀM SAO TA CÓ THỂ
BIẾT CHẮC ÐIỀU NÀY ÐƯỢC (ta.m kim ti Jaaneyya.m aha.m
avecca) làm sao, nhờ vào nguyên do gì, ta có thể tin chắc điều
này được, mà không phải nhờ vào những người khác, kết
quả này của những thiện nghiệp và ác nghiệp được nói
đến và được phân tích bởi Ngài bằng câu, "Những
người có mục đích và tâm đồi bại và có thân khẩu bất
tịnh v.v..., và câu "những người khác nào, mà mong mỏi
được sanh vào cõi an vui v.v..". Hay tôi đã trông thấy
điều gì để tôi tin? (ki.m và'ha.m disvà abhisaddaheyya.m): Hay
loại bằng chứng nào mà ta đã trông thấy để ta đồng
ý? HAY DẦU VẬY, AI CÓ THỂ LÀM CHO TA TIN VÀO ÐIỀU NÀY (ko
và pi ma.m saddahaapeyy eta.m): Hay bậc đa văn nào, bậc trí tuệ
nào, có thể làm cho ta tin vào vấn đề này, nghĩa là hãy
nói cho ta biết rõ điều này.
Khi đã nghe qua điều này,
vị Peta bèn nói những câu kệ này để giải thích cho đức
vua rõ vấn đề một cách hợp lý:
26. "Khi bệ hạ đã
thấy và đã nghe, bệ hạ phải tin rằng đây là kết quả
của những thiện nghiệp và ác nghiệp; Nếu cả thiện nghiệp
và ác nghiệpkhông tồn tại thì làm sao những chúng sanh có
được kiếp sống hạnh phúc hay đau khổ?
27. Và nếu những kẻ
còn sanh tử không làm những nghiệp ở đây, là những nghiệp
thiện và bất thiện trong thế giới của loài người, thời
sẽ không có những chúng sanh có được những kiếp sống hạnh
phúc hay đau khổ, chẳng có ai cao và thấp trong cõi người.
28. Nhưng vì chúng sanh
còn sanh tử, còn làm những nghiệp, là thiện nghiệp và ác
nghiệp trong cõi người, do đó có những chúng sanh có được
kiếp sống hạnh phúc và đau khổ, là những kẻ cao quý và
thấp hèn trong cõi người.
29. Trong hiện tại,
người ta nói rằng kết quả của nghiệp có hai: Những nghiệp
sẽ được thọ lãnh là hạnh phúc và những nghiệp phải bị
thọ lãnh là đau khổ; Những vị chư thiên thì làm cho
chính mình được vui sướng, trong khi những kẻ ngu thì
không thấy tánh hai mặt nên bị nấu đốt.
Chú giải:
26. Ở đây KHI BỆ HẠ
ÐÃ TRÔNG THẤY (disvaa): Khi bệ hạ cũng đã thấy bằng
chính mắt của bệ hạ. ÐÃ NGHE (sutvaa): Khi bệ hạ đã
nghe pháp thời bệ hạ có thể rút ra kết luận của
chính mình, phân giải theo đúng với nó. CỦA NHỮNG THIỆN
NGHIỆP VÀ ÁC NGHIỆP: Kalyaa.napaapassa = kalyaa.nassa paapassa
(phối hợp cách). Bệ hạ phải tin rằng sự hạnh phúc
này và đau khổ này là kết quả của những thiện nghiệp
và bất thiện nghiệp. NẾU CẢ HAI ÐỀU KHÔNG TỒN TẠI
(ubhaye asante): Nếu hai loại nghiệp này, thiện nghiệp và
bất thiện nghiệp, không được biết đến. LÀM SAO CHÚNG
SANH CÓ THỂ CÓ ÐƯỢC NHỮNG HẠNH PHÚC HAY ÐAU KHỔ?
(siyaa nu sattaa sugataa duggataa vaa): Làm sao có sự kiện rằng
những chúng sanh này đã đi đến cõi hạnh phúc hoặc đến
cõi khổ đau, và những người nghèo thì ở trong trạng
thái đau khổ, còn những người giàu thì ở trong trạng
thái an vui? Bấy giờ vị ấy giải thích theo đúng vấn đề,
đúng với điều mà được nói rồi bằng hai câu kệ bắt
đầu là: "Và nếu những kẻ còn sanh tử không làm những
nghiệp ở đây", "Nhưng vì những kẻ còn sanh tử
có làm các nghiệp."
29. TRONG HIỆN TẠI NGƯỜI
TA NÓI RẰNG: QUẢ CỦA NGHIỆP CÓ HAI PHẦN (dvaaya' ajja
ka.mmaana.m vipaaka.m aahu): Trong hiện tại, bây giờ, người
ta nói về, người ta bàn về quả nghiệp của những hành
động thiện và bất thiện có hai, có hai loại. Hai loại
ấy là gì? Vị ấy nói rằng, NHỮNG QUẢ NGHIỆP SẼ ÐƯỢC
THỌ HƯỞNG LÀ HẠNH PHÚC VÀ NHỮNG NGHIỆP PHẢI LÃNH CHỊU
LÀ ÐAU KHỔ (sukhassa dukkhassa ca vedaniiya.m): Những người
đáng thọ lãnh cái gì khả ái và cái gì không khả ái.
NHỮNG VỊ CHƯ THIÊN TỰ LÀM CHO CHÍNH HỌ ÐƯỢC VUI SƯỚNG
(taa devataayo paricaarayanti): những người, mà do giới đức
về tánh siêu việt của họ, thâu gặt được kết quả
để được thọ lãnh là hạnh phúc, trở thành những vị
Devataa trong cõi Devaloka và, có được hạnh phúc của chư
thiên, làm thoả mãn các căn của họ. TRONG KHI NHỮNG KẺ
NGU VÌ KHÔNG THẤY TÁNH HAI MẶT BỊ NẤU SÔI (pacanti baalaa
dvayata.m apassino): Trong khi những kẻ ngu mà, vì không tin
hai phương diện của nghiệp và quả của nghiệp, đeo đuổi
theo những ác nghiệp và, do bởi những nghiệp ấy, họ bị
nấu sôi, đối diện với đau khổ trong các địa ngục
v.v... để thọ lãnh những kết quả phải được thọ lãnh
là đau khổ.
Liên quan đến câu hỏi
của đức vua, "Nhưng tại sao, khi tin vào quả của các
nghiệp, Ngài lại chịu đau khổ như vậy. Rồi vị ấy nói
lên câu kệ này:
30."Không có những
nghiệp của tôi được làm bởi chính tôi; ngay cả cũng không
có người nào, mà sau khi đã cho y phục, giường nằm, đồ
ăn và thức uống, chịu hồi hướng cho tôi" - Vì lý do
này mà tôi phải bị trần truồng và sống một cuộc sống
phiền toái."
Chú giải:
30. Ở đây KHÔNG CÓ NHỮNG
NGHIỆP CỦA TÔI ÐƯỢC LÀM BỞI CHÍNH TÔI (na m'atthi
ka.mmaani saya.m kataani): Vì không có những việc phước của
tôi, vì không có cái gì được biết đến,được làm trong
quá khứ bởi chính tôi mà nhờ đó để bây giờ tôi có
được y phục v.v... THẬM CHÍ CŨNG KHÔNG CÓ NGƯỜI NÀO MÀ,
SAU KHI ÐÃ BỐ THÍ, CHỊU HỒI HƯỚNG ÐẾN CHO TÔI (datvaa pi
me n'atthi so aadiseyya): Cũng không có người nào mà, sau khi đã
cúng dường vật thí đến các vị Sa-môn và Bà-la-môn, chịu
hồi hướng phước ấy đến cho tôi khi nói rằng, 'Xin cho
phước thí này thấu đến Peta đặc biệt ấy'. VÌ LÝ DO
NÀY MÀ TÔI PHẢI CHỊU TRẦN TRUỒNG VÀ SỐNG MỘT CUỘC SỐNG
PHIỀN TOÁI . (ten'amhi nagga karisaa ca vutti): Vì hai lý do này
mà bây giờ tôi bị trần truồng, và sống một cuộc sống
phiền toái và đau khổ.
Khi nghe qua điều này
đức vua, khi muốn cho vị ấy có được y phục v.v... bèn
nói lên câu kệ này:
31. Có thể nào để có
một cách nào đó, hỡi Yakkha, mà nhờ đó Ngài có thể có
được y phục không? hãy nói cho trẫm biết xem có phương
tiện nào để chúng tôi lắng nghe một câu nói nào đó về
những điều hiện mà có thể tin được."
Chú giải:
31. Ở đây MÀ NHỜ
ÐÓ (yena): Nghĩa là có thể nào có được một cách nào để
mà nhờ đó Ngài có thể có được y phục không? LIỆU CÓ:
Yadatthi =yadi atthi (phối hợp cách).
Rồi vị Peta ấy nói
lên những câu kệ này để cho đức vua biết cách:
32. "Ở đây có một
vị Tỳ kheo tên là Kappitaka, là một vị thiền sư, có giới
hạnh tốt, một vị A-la-hán, đã giải thoát và đã khéo hộ
phòng các căn, là phước điền, có thu thúc trong những điều
luật của Paatimokkha, là người đã trở nên mát lạnh và
đã đạt đến tri kiến rốt ráo rồi;
33. Nói hiền hòa, nhã
nhặn, khéo thuyết, có gương mặt hiền từ, rành mạch và
là người nói rất từ ái, là phước điền, là người sống
trong sự thanh bình và là người sống đáng thọ lãnh sự
cúng dường của chư thiên và nhơn loại.
34. An tịnh, thiểu dục,
không bị phiền não, không tham muốn, đã giải thoát, không
buồn rầu, không vị kỷ, chánh trực, không còn cội rễ,
là người mà đã đoạn trừ tất cả các chướng ngại, là
người đã chứng đắc ba loại trí tuệ, chiếu sáng;
35. Không được biết
đến và không dễ nhận ra được ngay khi đã trông thấy,
giữa những người bạn bè người ta gọi vị ấy là
"Bậc hiền trí"; Các vị Yakkha biết vị ấy là đã
thoát khỏi ái dục, rảo đi trong thế gian với bản tánh
thiện.
36. Nếu bệ hạ cho vị
ấy một đôi hay hai cái, khi hồi hướng phước thí này cho
tôi, và những vật thí này được thọ lãnh, thời bệ hạ
sẽ trông thấy tôi được mặc những y phục".
Chú giải:
32. Ở đây CÓ TÊN
LÀ KAPPITAKA (kappitako naama): Vị ấy nói về thầy Hoà thượng
của Trưởng lão đáng kính Upaali, người mà có một thời
là vị lãnh đạo của một ngàn vị Ðạo sĩ tóc búi. Ở
ÐÂY (idha): ở gần thành Vesaali này. MỘT VỊ THIỀN SƯ
(jhàyii): Một vị thiền sư do bởi thiện kết hợp với
quả cao tột. LÀ NGƯỜI ÐÃ TRỞ NÊN MÁT LẠNH
(siitibhuuto): người đã đạt đến trạng thái mát lạnh
do đã dập tắt sầu khổ nóng cháy của tất cả các loại
ô nhiễm. ÐÃ ÐẠT ÐẾN TRI KIẾN TỘT BẬC (uttamadi.t.thi
patto): đã đạt đến quả tột bậc, là Chánh Tri kiến.
33. NÓI LỜI TỪ HOÀ
(Sakhilo): nhỏ nhẹ. KHÉO THUYẾT (suvaco): Hiền lành, RÀNH MẠCH
(savaagamo): người mà chánh pháp đã được truyền lại một
cách đúng pháp đến cho vị ấy. NGƯỜI ĂN NÓI RẤT TỪ
ÁI (suppa.timuttako ca): Người mà có giọng nói rất từ
ái, nghĩa là người nói một cách từ tốn. NGƯỜI SỐNG
TRONG SỰ THANH BÌNH (ara.mavihaarii): người sống bằng tâm từ.
34. AN TỊNH (santo): đã
vắng lặng các phiền não. không bị phiền não (aniigho):
đã hết đau khổ. Không có khói (vidhuumo): không còn xông
lên những làn khói tà tư duy. GIẢI THOÁT (mutto): không có
tất cả các hữu trong tương lai. Không có mũi tên
(visallo): KHÔNG CÓ MŨI TÊN của tham ái v.v... KHÔNG VỊ KỶ
(amamo): Không có cố chấp về cái ta. CHÁNH TRỰC
(ava"nko): đã loại trừ những lối sống lòn cúi như
những nghiệp cong queo về thân v.v... KHÔNG CÓ NỀN MÓNG
(nirupadhi): người mà đã từ bỏ nền móng như các ô nhiễm
và những nghiệp tích lũy v.v... NGƯỜI MÀ ÐÃ ÐOẠN TRỪ
TẤT CẢ NHỮNG CHƯỚNG NGẠI (sabbapapa~ncakhii.no): Người mà
đã hết những chướng ngại như ái dục v.v... CHIẾU
SÁNG (jutimaa): Chiếu sáng bằng ánh sáng vô song của trí
tuệ.
35. Không được biết
đến (appa~n~naato): Không biết rõ được do bởi tánh thiểu
dục của vị ấy và những giới đức tiềm ấn của Ngài.
KHÔNG DỄ DÀNG NHẬN RA ÐƯỢC (Sujaano): Do bởi bản tánh
sâu sắc của Ngài, người ta không dễ gì biết chắc rằng
Ngài có giới đức như vậy, có bản tánh và trí tuệ như
vậy, ngay cả khi được trông thấy bằng mắt. NHỮNG VỊ
DẠ XOA BIẾT NGÀI LÀ ÐÃ THOÁT KHỎI ÁI DỤC (jaananti ta.m
Yakkha bhuutaa aneja.m): Và những vị Dạ xoa biết Ngài là
không còn ái dục, và biết ngài là một vị A-la-hán. CÓ
BẢN TÁNH THIỆN (Kalyaanadhammaa): có những đức tánh tốt
về giới v.v...
36. ÐẾN VỊ ẤY
(tassa): Ðến vị Trưởng lão cao hạ Kappitaka ấy. MỘT CẶP
(eka.myuga.m): Một cặp y phục. hoặc hai cái (duve vaa) hoặc
hai cặp y phục. HỒI HƯỚNG CÁI NÀY ÐẾN CHO TÔI: Ma.m
uddisitvaana = mama.m uddisitvaa (thể văn phạm hoán chuyển).
VÀ NHỮNG CÁI NÀY NẾU ÐƯỢC THỌ LÃNH (Patiggahitaani ca
taani c' assu): Nếu những cặp y này sẽ được thọ lãnh bởi
vị ấy. ÐƯỢC TRANG BỊ BẰNG NHỮNG Y PHỤC
(sannaddhadussa.m): Việc mặc những y phục của tôi được
làm xong, nghĩa là mặc vào hoặc khoác vào những y phục,
bằng những y phục mà vị ấy đã thọ lãnh.
Rồi đức vua dò hỏi
về chỗ ngụ của Trưởng lão:
37. "Vị Sa-môn ấy
trú ngụ ở chỗ nào để bây giờ chúng tôi có thể đến
thăm vị ấy, là người mà ngày hôm nay có thể đoạn trừ
giùm cho ta những hoài nghi về điều không đoan chắc, là sự
luồn lách của tà kiến này?"
Chú giải:
37. Ở đây TẠI CHỖ
NÀO (Kasmi.m padese): ở chỗ nào.
Vị Peta nói rằng:
"Vị ấy đang ngôì ở Kapinaccanaa, được vây quanh bởi
nhiều vị Devataa; Người xứng danh ấy đang thuyết pháp,
chuyên tâm vào những lời dạy của Bậc Ðạo sư".
38. Ở đây TẠI
KAPINACCANAA (Kapinaccanaaya.m): Tại chỗ mà thường được biết
qua cái tên Kapinaccanaa vì là tên của những con khỉ
(kapiina.m), của những kẻ ở rừng, đang nhảy múa
(naccanena). NGƯỜI CÓ TÊN CHƠN CHÁNH, (saccanaamo) có tên đúng
với những đức tánh tên của mình là một thiền sư, có
giới hạnh tốt, một vị A-la-hán, giải thoát v.v...
Khi vị Peta ấy đã
nói điều này, thì đức vua bèn nói lên câu kệ này khi muốn
đi thăm vị Trưởng lão ấy ngay:
39. "Bây giờ trẫm
sẽ đi và làm điều mà ngài đề nghị, trẫm sẽ khoác
vào vị Sa-môn ấy một cặp y và nếu những thứ này được
thọ lãnh rồi thời chúng ta sẽ trông thấy ngài có mang những
y phục trên thân".
Chú giải:
39. TRẪM SẼ ÐI BÂY GIỜ:
Kassaami = Karissaami (thể văn phạm hoán chuyển);
Rồi vị Peta ấy nói
lên câu kệ này để cho thấy rằng, bởi vì Trưởng lão
đang thuyết pháp đến những vị chư thiên, do đó chưa phải
lúc để đi đến với Ngài:
40. Ðừng đi đến người
đã xuất gia khi chưa đúng lúc - Hỡi đấng Licchavi, đây
không phải tục lệ dành cho bệ hạ. Hãy đi đến vị ấy
sau, vào thời gian thích hợp, và thăm vị ấy ngay tại đó
khi Ngài đang ngồi một mình."
Chú giải:
40. Ở đây LÀNH THAY
(saadhu): Là một tiểu từ về sự khẩn khoản. HỠI ÐẤNG
LICCHAVI, ÐÓ KHÔNG PHẢI LÀ TỤC LỆ DÀNH CHO NGÀI (vo Licchavi
n'esa dhammo): Hỡi vua Licchavi, đây không phải là tục lệ
dành các vị vua như ngài, khi đi đến vào thời gian không
thích hợp. NGAY TẠI ÐÓ (tatth'eva): Ngay tại chỗ ấy.
Khi vị Peta đã nói điều
này thì đức vua đồng ý nói rằng, "Lành thay", và
trở về chỗ ngụ của vị ấy. Khi thời gian thích hợp lại
đến, đức vua đi đến Trưởng lão, sai mang theo tám bộ y
phục. Khi đã ngồi xuống ở một bên, vị ấy nói lời
chào hỏi thân mật với Trưởng lão và nói rằng, "Bạch
Ngài, xin hãy nhận lãnh tám bộ y phục này". Khi nghe qua
điều này thì Trưởng lão, để bắt đầu cuộc nói chuyện
với đức vua, bèn hỏi rằng, "Tâu Ðại Vương, trước
kia Ðại vương không có đức tánh bố thí và đàn áp các
vị Sa-môn và Bà-la-môn. Làm sao mà bây giờ bệ hạ lại muốn
cho những y phục thù thắng này? Khi nghe qua điều này, đức
vua bèn kể cho Trưởng lão nghe qua lý do, thuật lại cho Trưởng
lão nghe về cuộc gặp mặt của mình với vị Peta và tất
cả những điều mà mỗi người trong họ đã nói, và rồi
dâng đến Trưởng lão những y phục và hồi hướng phước
thí kia đến cho Peta ấy. Do bởi điều này khiến Peta hiện
ra trước mặt Trưởng lão và đức vua, đang mặc y phục và
có trang sức, mang những y phục của chư thiên và cỡi trên
con ngựa. Khi trông thấy vị ấy, đức vua rất hoan hỉ, vui
sướng và đầy hỉ lạc và nói rằng, "Ta chắc chắn
đã trông thấy bằng chính mắt của ta quả của các nghiệp.
Bây giờ ta sẽ không làm những ác nghiệp, ta sẽ làm những
việc phước mà thôi." Và nhờ vị Peta ấy làm chứng
cho lời nói của mình. Vị Peta nói rằng, "Hỡi vua
Licchavi, nếu bệ hạ từ nay trở đi từ bỏ những lối sống
bất chánh và sống đúng với pháp thời chỉ tôi sẽ là kẻ
chứng nhận cho ngài và đi đến trước mặt của bệ hạ.
Hãy thả nhanh người bị đâm xuyên ra khỏi chiếc cọc. Sau
khi đã lấy lại mạng sống của vị ấy như vậy và ăn
ở theo đúng với Pháp vị ấy còn có thể thoát khỏi đau
khổ đang chờ vị ấy. Thỉnh thoảng hãy đi đến Trưởng
lão và lắng nghe pháp, hãy làm những việc phước", và
rồi vị Peta ấy sau đó ra đi.
Ðức vua đảnh lễ
Trưởng lão và ra đi trở lại kinh đô. Vị ấy gấp rút
triệu tập tất cả những người Licchavi lại, và với sự
đồng ý của họ, giải thoát người đàn ông ra khỏi chiếc
cọc và truyền lịnh cho những y sĩ của mình làm cho người
ấy khoẻ mạnh trở lại. Vị ấy đi đến Trưởng lão và
hỏi rằng, "đối với một người mà đã làm một nghiệp
sẽ dẫn người ấy đến địa ngục, bạch ngài, có thể
nào vẫn có con đường để người ấy thoát khỏi địa ngục
không?" "Có thể được, tâu Ðại vương. Nếu người
ấy làm những việc phước cao cả, thời người ấy có thể
thoát khỏi được." Trưởng lão đáp lại và rồi an
trú cho đức vua vào trong Tam qui và Ngũ giới. Khi được an
trú ở trong đó và trú vững chắc trong lời khuyến giáo của
Trưởng lão, vị ấy trở thành một vị Sotaapanna (Tu-đà-huờn)
. Tuy nhiên, người bị đâm xuyên thì trở nên khoẻ mạnh
trở lại, đầy xúc động, bèn xuất gia theo các vị Tỳ
kheo, và chẳng bao lâu sau chứng đắc đạo quả A-la-hán. Những
vị kiết tập Tam Tạng đọc lên những câu kệ này để chứng
minh sự kiện này:
41. "Khi nói rằng,
"Hãy làm như vậy", vị ấy rời khỏi chỗ ấy, và
được vây quanh bởi một nhóm gồm những nô lệ, vị
Licchavi ấy đi đến thành phố và đi đến giường nằm
trong chỗ ngụ của chính vị ấy.
42. Rồi vào buổi
sáng, khi đức vua đã chăm lo những phận sự trong nhà của
mình, vị ấy tắm và uống nước; Khi thời gian thích hợp
đến, đức vua chọn tám bộ y phục từ một cái rương và
vị Licchavi ấy sai nhóm nô lệ đem chúng đi theo.
43. vị ấy đi đến chỗ
ấy và trông thấy vị Sa-môn mà đã trở nên mát lạnh ngồi
với tâm an tịnh dưới một cội cây, đã trở về sau khi
đã đi khất thực.
44. Ðức vua đi đến
Trưởng lão và nói điều này với Trưởng lão khi hỏi thăm
sức khoẻ và sự an vui của Trưởng lão, "Tôi là một
vị Licchavi ở Vesaali, thưa ngài, người ta biết tôi là vị
Licchavi Ambasakkhara .
45. Bạch Ngài, xin Ngài
hãy hoan hỉ nhận lãnh tám bộ y xinh đẹp này của trẫm;
trẫm xin dâng chúng đến Ngài - Chính riêng mục đích này
khiến trẫm đã đến đây và trẫm sẽ được vui sướng nếu
Ngài hoan hỉ thọ lãnh."
46. "Các vị Sa-môn
và Bà-la-môn tránh xa chỗ ngụ của bệ hạ; Trong chỗ ngụ
của bệ hạ, những cái bát của họ thường bị đập vỡ
và ngay cả y phục của họ cũng bị xé rách.
47. Hơn nữa, các vị
Sa-môn bị lột trần và bị làm cho té nhào - đó là sự quấy
rầy do bệ hạ gây nên đến các vị Sa-môn và những người
xuất gia.
48. Bệ hạ chẳng cho gì
dầu một cọng cỏ cũng không, bệ hạ cũng không chỉ đường
cho những người bị lạc, chính bệ hạ cũng thường giựt
lấy cây gậy từ tay một người mù, bệ hạ quả thật rất
keo kiệt và không thu thúc. Bây giờ vì lý do gì, chính điều
gì bệ hạ đã trông thấy khiến bây giờ bệ hạ chia những
cái này cho chúng tôi.
49. "Trẫm thừa nhận
điều mà Ngài nói, bạch Ngài; Trẫm đã quấy rầy các vị
Sa-môn và Bà-la-môn. Tuy nhiên, ngay cả ác nghiệp này của
trẫm được làm chỉ có tánh cách vui đùa và không có sự
ô nhiễm trong tâm.
50. Một vị Yakkha, sau
khi đã làm những ác nghiệp trong cuộc chơi, thọ lãnh đau
khổ, sự thọ hưởng của vị ấy không được hoàn toàn.
Vị ấy có tánh chất trẻ trung, nhưng trạng thái trần truồng
là số phận của vị ấy - bây giờ đối với vị Yakkha
ấy có sự đau khổ nào hơn thế nữa!
51. Khi trẫm trông thấy
vị ấy thì trẫm đầy xúc động, bạch Ngài, - đó là lý
do khiến trẫm dâng cúng vật thí này. Xin hãy nhận lãnh
tám bộ y này, bạch Ngài, và xin cho phước thí này thấu đến
vị dạ xoa ấy.
52. "Chắc chắn sự
bố thí sẽ được người ta tán dương bằng nhiều cách;
Bây giờ cầu xin cho điều này hằng không bị cạn hết đối
với bệ hạ, là người đã bố thí nó. Tôi nhận lãnh tám
bộ y này của bệ hạ - mong rằng phước thí này thấu đến
vị Yakkha ấy."
53. Rồi vị Licchavi làm
lễ sám hối và dâng đến Trưởng lão tám bộ y khi nói rằng,
"Xin hãy thọ lãnh những thứ này". Nhân đó Trưởng
lão nói rằng, "Bây giờ hãy xem vị Yakkha, đã được
khoác lên người những y phục"
54. Vị ấy trông thấy
Yakkha, có xức bằng dầu gỗ trầm thượng hạng, cưỡi trên
một con ngựa thuần chủng, với nước da tuyệt hảo, trang
sức lộng lẫy, mặc những y phục đáng kính nể, có tuy
tùng vây quanh, có năng lực thần thông vĩ đại của một dạ
xoa.
55. Khi đức vua trông
thấy vị ấy thì rất vui sướng, phấn chấn, tâm của vị
ấy rộn lên niềm hoan hỉ, khuôn mặt rạng rỡ; vị ấy
trông thấy nghiệp của mình và kết quả vĩ đại và thực
có của nó bằng chính mắt của vị ấy, đã trông thấy
điều này bằng chính mắt của vị ấy.
56. Vị ấy đi đến dạ
xoa và nói điều này với dạ xoa, "Trẫm sẽ cho ra những
vật thí đến các vị Sa-môn và Bà-la-môn vì không có cái
gì của trẫm mà trẫm không cho ra. Ngài đã đem đến cho trẫm
một sự giúp đỡ lớn, thưa Yakkha ."
57. "Và bệ hạ đã
cho những vật thí cục bộ dành cho tôi, hỡi đấng
Licchavi, điều này không phải vô ích; Tôi sẽ làm nhân chứng
của bệ hạ, một vị phi nhân làm chứng cho một con người."
58. "Ngài là định
mạng, là quyến thuộc, là chỗ nương tựa và là bạn của
trẫm, và hơn nữa là vị Devataa của trẫm. Thưa Yakkha, vì
trẫm mong được thấy lại ngài, vậy trẫm xin chấp tay
cung kính cầu xin Ngài."
59. "Nếu bệ hạ
trở thành người không có đức tin, tỏ ra bỏn sẻn và có
tâm tội lỗi thời bệ hạ sẽ không được trông thấy
tôi chút nào cả, trong khi đó cho dù tôi có trông thấy bệ
hạ, tôi cũng sẽ không nói với bệ hạ.
60. Nhưng nếu bệ hạ
phát triển lòng tôn kính đối với pháp bảo, thoả thích
trong việc bố thí, có bản tánh thương người và trở
thành một con suối phun nước cho các vị Sa-môn và
Bà-la-môn, thời bằng cách này bệ hạ sẽ được trông thấy
tôi; và khi tôi trông thấy bệ hạ, tôi sẽ nói chuyện với
bệ hạ, tâu bệ hạ.
61. Bây giờ hãy nhanh
chân phóng thích người đàn ông này ra khỏi chiếc cọc,
vì nhờ người ấy mà tôi trở thành nhân chứng của bệ hạ;
Tôi thiết nghĩ, chính do bởi người bị đâm xuyên mà
chúng ta trở thành nhân chứng của nhau.
62. Và nếu người đàn
ông này được phóng thích nhanh ra khỏi chiếc cọc, thời
người ấy vẫn còn có thể chuyên tâm trong các thiện pháp
một cách chính đáng, thoát khỏi địa ngục và thoát khỏi
nghiệp ấy, trở thành người được thọ hưởng ở một
chỗ khác.
63. Khi đã đi đến vị
Kappitaka trong thời gian thích hợp và chia phần với vị ấy
cái gì mà bệ hạ có, hãy ngồi xuống gần và hỏi thẳng
vị ấy, và vị ấy sẽ công bố về đề tài này.
64. Chỉ đi đến vị Tỳ
kheo ấy và hỏi vị Tỳ kheo ấy. Vì bệ hạ mong mỏi được
biết và khi tâm của bệ hạ không bị ô nhiễm, vị ấy sẽ
công bố tất cả về giáo pháp đúng như đã được phân
tích, dầu bệ hạ đã nghe hay chưa nghe."
65. Khi đức vua đã
nói chuyện riêng ở đó với vị Phi nhân ấy và đã khiến
vị ấy làm nhân chứng cho mình, đức vua ra đi và trước mặt
các vị Licchavi, vị ấy nói với hội chúng mà đang ngồi với
nhau rằng."
66. "Hãy lắng nghe,
thưa quí vị, chỉ một lời của trẫm mà thôi - trẫm xin
quí vị một ân huệ mà nhờ đó trẫm sẽ được lợi
ích. Người đàn ông ấy có những hành động ác, đã bị
đâm xuyên, đã thọ lãnh hành phạt rồi, đã có hình tướng
của người gánh chịu sự thọ hình của vua ban.
67. Ðã hai mươi ngày
gánh chịu hậu quả khiến người bị đâm xuyên ấy bây giờ
chẳng hoàn toàn sống cũng chẳng hoàn toàn chết. Bây giờ
trẫm muốn thả người ấy ra - xin chúng dân hãy cho phép trẫm
hành động như trẫm nghĩ là thích hợp. "
68. "Hãy nhanh chóng
phóng thích người này và những người khác - ai dám nói lời
chống lại bệ hạ khi hành động theo cách ấy? Bệ hạ
nên làm điều gì người nghĩ là cần thiết - chúng dân cho
phép bệ hạ hành động như bệ hạ thấy là thích hợp.
69. Vị ấy vội vàng
đi đến chỗ ấy và phóng thích cho người bị đâm xuyên;
'Ðừng sợ, này bạn' Ðức vua nói với tội nhân và sai những
vị y sĩ săn sóc cho vị ấy.
70. Rồi đức vua đi đến
Kappitaka trong thời gian thích hợp và chia phần cho Trưởng lão
cái mà vị ấy có; Khi ngồi xuống ở gần kề, vị Licchavi
bèn hỏi vị Trưởng lão ngay tại chỗ ấy, mặt đối mặt,
mong mỏi một phương cách nào đó.
71. "Người đàn
ông có những ác nghiệp ấy bị đâm xuyên rồi và đã bị
trừng phạt rồi và xem ra đã gánh chịu điều này đến
hai mươi ngày. Kết quả là người đàn ông bị đâm xuyên
ấy phải sống dở chết dở.
72. Nhưng, bạch Ngài,
bây giờ con đã đi và phóng thích cho người ấy rồi, vì
đây là lời của vị Yakkha ấy. Có thể có cách nào mà nhờ
đó vị ấy không đi địa ngục chăng?
73. Bạch Ngài, hãy nói
cho con biết xem có điều kiện nào không, vì chúng con muốn
lắng nghe một câu nói về những điều kiện mà có thể
tin được. Phải chăng không thể có sự tiêu diệt những
ác nghiệp ấy, không thể có sự chấm dứt những ác nghiệp
ấy ở đây mà không phải bị thọ lãnh chăng?"
74. "Nếu người
ấy chuyên tâm đúng mức trong các thiện pháp với sự
siêng năng cả ngày lẫn đêm, người ấy vẫn có thể
thoát khỏi địa ngục và nghiệp ấy sẽ trở thành nghiệp
mà sẽ được thọ lãnh ở một nơi khác."
75. "Những sự kiện
về người đàn ông này đã được biết đến. Bạch Ngài,
bây giờ xin hãy rủ lòng lân mẫn đến con. Hãy khuyên con,
hãy sách tấn con, hỡi bậc trí tuệ cao cả, bằng cách nào
đó để con có thể không đi vào địa ngục."
76. "Bệ hạ nên
qui y Phật trong chính ngày hôm nay, qui y Pháp và Tăng với lòng
tịnh tín trong tâm của bệ hạ, dường thế ấy, bệ hạ nên
thọ trì ngũ giới, không bị sứt mẻ và trọn vẹn.
77. Và bệ hạ nên
tránh xa ngay việc sát sanh và tránh xa cái gì không được
cho đến trong đời này; bệ hạ không nên làm người uống
những chất say và bệ hạ cũng không nên nói dối, trong khi
đó bệ hạ nên vừa lòng với chính vợ của bệ hạ.
78. Và bệ hạ nên thọ
trì những thiện nghiệp này dẫn đến hạnh phúc mà thuộc
về của bậc Thánh và những thiện nghiệp ấy được làm
cho viên mãn bởi tám điều học.
79. Với lòng tịnh
tín, bệ hạ nên bố thí đến những bậc chánh trực những
y phục và vật thực; những vật dụng và chỗ ngụ, đồ
ăn và thức uống, vật thực cứng, vải vóc và chỗ ngụ.
80. Bệ hạ nên làm thoả
mãn bằng đồ ăn và thức uống cho các vị Sa-môn có giới
đức, không tham ái và đa văn - phước sẽ tiếp tục sanh lên.
81. Khi chuyên tâm đúng
mức như vậy trong các thiện pháp, với sự tinh tấn cả
ngày lẫn đêm, bệ hạ vẫn có thể thoát khỏi địa ngục
và nghiệp ấy trở thành nghiệp sẽ được thọ lãnh ở một
nơi khác."
82. "Chính ngày hôm
nay con sẽ qui y Phật, Pháp, Tăng, với lòng tịnh tín trong
tâm của con; dường thế ấy con cũng sẽ thọ trì ngũ giới,
không sứt mẻ và trọn vẹn.
83. Con sẽ tránh xa ngay
sự sát sanh và tránh không lấy cái gì không được cho đến
ở trong đời này; Con sẽ không làm người uống những chất
say, con cũng sẽ không nói dối, trong khi đó con sẽ vừa
lòng với chính vợ của con.
84. Con sẽ thọ trì những
thiện pháp dẫn đến hạnh phúc, được thành tựu bởi
tám thánh Pháp.
85. Những y phục và vật
thực cúng dường, những vật dụng và chỗ ngụ, đồ ăn và
thức uống, vật thực cứng, vải vóc và chỗ ngụ con sẽ
cho ra, không ngập ngừng và nhiệt tâm với giáo pháp của
chư Phật, đến các vị Tỳ kheo có giới đức, đã thoát
khỏi tham ái và đa văn học rộng."
86. Con người như vậy
là Licchavi Ambasakkhara - một vị thiện nam ở thành Vesaali
có đức tin, là người hiền lành và hữu dụng, và là người
mà bây giờ nuôi dưỡng Chư Tăng bằng sự chăm sóc chu đáo.
87. Và người bị đâm
xuyên thì trở nên khoẻ mạnh trở lại và vui sướng tự
ý đi vào trạng thái không nhà; Do nhờ Kappitaka, là vị Tỳ
kheo cao quí nhất, cả hai người kia đều đã chứng đạt các
quả do kết quả từ đời sống phạm hạnh của một vị
ẩn sĩ.
88. Kết hợp với những
bậc Ứng cúng sáng suốt và thánh thiện đem lại quả báu
lớn đến nỗi người bị đâm xuyên đạt đến quả báu
cao nhất, trong khi Ambasakkhara thì đạt đến quả thánh thấp
hơn."
Chú giải:
41. Ở đây ÐI ÐẾN GIƯỜNG
vas' upaga~ncittha = vaasam upaga~nchi: phối hợp cách trong thể văn
phạm hoán chuyển).
42. NHỮNG PHẬN SỰ
TRONG NHÀ CỦA VỊ ẤY (gihikiccaani): Những phận sự liên
quan đến tài sản trong gia dình và những của cải mà phải
được trông coi bởi người đang ngụ ở trong nhà. VỊ ẤY
CHỌN RA (viceyya): Vị ấy chọn lựa để lấy ra những y phục
tốt nhất.
43. TRỞ VỀ
(patikkanta.m): Trở về sau khi đi khất thực. Vì lý do này
mà vị ấy nói rằng, 'Trở về sau khi vị ấy đã đi khất
thực.'
44. NÓI (avoca) nói rằng,
'Bạch Ngài, tôi là một vị Licchavi từ Vesaali đến', v.v...
46. XÉ RÁCH: Vipaatayanti
= Viphaalayanti (thể văn phạm hoán chuyển).
47. LÀM CHO TÉ NGÃ
(Paatayanti): Khiến cho ngã xuống.
48. BẰNG MỘT CỌNG CỎ
(ti.nena): Ngay cả bằng đầu mút của cọng cỏ cũng không.
BỆ HẠ CŨNG KHÔNG CHỈ ÐƯỜNG CHO NHỮNG NGƯỜI ÐI LẠC (muu.lhassa
magga.m pi na paavadaasi): Bệ hạ cũng không chỉ đường cho những
người mà đã bị lạc nhưng lại nghĩ rằng, 'cứ để cho
người ấy đi lang thang chỗ này chỗ kia.', Vị vua này quả
thật không thể nhờ cậy được. CHÍNH NGÀI THƯỜNG CHỘP
LẤY (saya.m aadiyaasi): Chính bệ hạ thường giật lấy chiếc
gậy chính từ tay những người mù. BÂY GIỜ BỆ HẠ CHIA PHẦN
(sa.mvibhaaga.m karosi): Bây giờ bệ hạ lại chia phần, cho ra
một số trong những thứ được dành riêng cho bệ hạ dùng
xài.
49. BẠCH NGÀI, TRẪM THỪA
NHẬN VỚI LỜI MÀ NGÀI NÓI (pacceni bhante ya.m tva.m vadesi): Trẫm
đồng ý với điều mà Ngài nói như là 'trong chỗ ngụ của
bệ hạ những cái bát của họ bị đập vỡ.' v.v... Vị
ấy chỉ ra rằng tất cả những điều ấy được làm hay
khiến cho được làm bởi vị ấy. TUY VẬY NGAY CẢ ÐIỀU
NÀY (eta.m pi): tuy vậy ngay cả điều này được làm, ám chỉ
rằng để vui chơi mà thôi.
50. TRONG CUỘC CHƠI:
Khi.d.daa = Khi.d.daaya (thể văn phạm hoán chuyển). SAU KHI ÐÃ
ÐEO ÐUỔI (pasavitvaa): Sau khi đã tích lũy. THỌ LÃNH
(vedeti): lãnh chịu. SỰ THỌ HƯỞNG CỦA VỊ ẤY KHÔNG HOÀN
TOÀN (asamattabhogii): Sự thọ hưởng của vị ấy không có sự
thành tựu viên mãn; để cho thấy sự bất toàn trong sự thọ
hưởng của vị ấy, 'Vị ấy có trạng thái trẻ trung'
v.v... Ðược nói đến. TÁNH CHẤT TRẦN TRUỒNG CỦA CHÍNH VỊ
ẤY (nagganiyassa): Trạng thái trần truồng của vị ấy. bây
giờ có điều gì đau khổ dành cho vị ấy nhiều hơn thế?
(kim su tato dukkhatar' assa hoti): Bây giờ quả thật vậy, điều
gì có thể làm cho vị Peta ấy đau khổ nhiều hơn trạng thái
trần truồng ấy.
51. CẦU XIN CHO PHƯỚC
THÍ NÀY THẤU ÐẾN VỊ Yakkha ấy (Yakkhass'i.m'aagacchantu
dakkhi.naayo): Cầu xin cho phước thí về những y phục này đây
mà tôi đang bố thí đem lại lợi ích cho Peta ấy.
52. ÐƯỢC TÁN DƯƠNG BẰNG
NHIỀU CÁCH (bahudhaa pasa.t.tha.m): được khen ngợi bằng nhiều
cách bởi chư Phật v.v... CẦU XIN CHO ÐIỀU NÀY CÓ TÁNH CHẤT
KHÔNG CẠN KIỆT (akkhaya dhamma.m atthu): Xin cho điều này có bản
tánh không bị hoại diệt.
53. LÀM LỄ SÁM HỐI
(aacamayitvaa): Súc miệng, sau khi đã rửa tay chân trước rồi.
54. XỨC DẦU BẰNG GỖ
TRẦM HẢO HẠNG (candanasaaralitta.m): Xức bằng chất của gỗ
trầm. CÓ NƯỚC DA TUYỆT ÐẸP (U.laarava.n.na.m): Có sắc tướng
thù thắng. ÐƯỢC VÂY QUANH (parivaarita.m): Ðược vây quanh bởi
những tuỳ tùng có tác phong khả ái. ÐÃ ÐẠT ÐẾN THẦN
THÔNG LỰC QUẢNG ÐẠI CỦA MỘT VỊ YAKKHA
(Yakkhamahiddhipatta.m): đang đứng sau khi đã đạt được thần
thông lực quảng đại của một vị Yakkha, là thần thông lực
quảng đại của một vị Deva.
56. Nói điều này với
vị ấy: tamenamavoca = ta.m ema.m avoca (phối hợp cách.)
57. BỆ HẠ ÐÃ CHO NHỮNG
VẬT THÍ CỤC BỘ (ekadesa.m adaasi): Vị ấy nói liên quan đến
vật thí về y phục, là một trong bốn món vật dụng. NHÂN
CHỨNG (sakkhi.m): Có tánh chất của một nhân chứng.
58. LÀ VỊ DEVATÀ CỦA
TÔI (devataa me): Ngài là vị devataa của trẫm - đây là cách
nên được hiểu.
59. CÓ TÂM LẦM LỖI
(vippa.tipannacitto): có tâm xu hướng theo những tà kiến, nghĩa
là đi theo con đường sái quấy sau khi từ bỏ con đường
chân chánh.
61. CHIA CHO
(sa.mvibhajitvaa): Chia phần làm vật thí. NGỒI GẦN KỀ VÀ HỎI
VỊ ẤY MẶT GIÁP MẶT (saya.m mukhena upanisajja puccha): Không cử
những người khác đi giùm, ngồi ở gần và chỉ hỏi vị
ấy ở trước mặt.
65. NGỒI VỚI NHAU
(sannisiuna.m): Ngồi sau khi đi đến với nhau.
66. TÔI SẼ LÃNH ÐƯỢC
LỢI ÍCH (Labhissaami attha.m): Tôi sẽ lãnh được lợi ích
mà tôi muốn. ÐÃ SAI ÁP DỤNG HÌNH PHẠT RỒI
(pai"nhitada.n.do): Ðã sai đem đến hình phạt về thân.
ÐÃ CÓ HÌNH THỨC CỦA NGƯỜI MÀ ÐÃ GÁNH CHỊU
(anupattaruupo): đã ở trong trạng thái của người mà đã
gánh chịu án truyền của đức vua.
67. CÓ ÐẾN HAI MƯƠI
NGÀY (Viisatirattimattaa): nghĩa là đã có đến hai mươi ngày
trôi qua rồi. TÔI... VỊ ẤY: taaha.m = ta.m aha.m (phối hợp
cách). NHƯ TRẪM NGH~N LÀ THÍCH HỢP (Yathaa mati.m): Ðúng như
nó làm cho trẫm hoan hỉ.
68. NGƯỜI NÀY VÀ NHỮNG
NGƯỜI KHÁC (eta~n ca a~n~na.m ca): Người đàn ông bị đâm
xuyên này và những người khác mà đối với họ hình phạt
của đức vua đã được áp dụng. HÃY TRẢ TỰ DO NHANH
(lahu"m pamu~nca): Hãy phóng thích ngay thức thì. AI SẼ
NÓI LỜI CHỐNG LẠI BỆ HẠ? (ko ta.m vadetha): Ai trong vương
quốc Bạt kỳ này có thể nói rằng, 'đừng trả tự do cho
hắn,' đối với người đang hành động theo đúng cách như
thế, nghĩa là không ai được phép nói như thế này.
69. VÀ ÐÃ SAI NHỮNG Y
S~N CỦA VỊ ẤY: tikicchakaana~n ca = tikicchake ca (thể văn phạm
hoán chuyển).
72. ÐÂY LÀ LỜI CỦA VỊ
YAKKHA ẤY (yakkhassa vaco): Ðây là điều mà vị Peta ấy đã
phải nói ra. Ðức vua chỉ cho thấy rằng 'Tôi hành động
như vậy, theo đúng với điều mà vị Peta ấy đã phải
nói ra, thưa Ngài.'
74. NHỮNG THIỆN PHÁP
(dhammaani): Những pháp tạo phước có thể thắng phục những
ác nghiệp đã được làm trước kia. NGHIỆP ẤY TRỞ THÀNH
NGHIỆP SẼ CHO QUẢ Ở MỘT NƠI KHÁC (Kamma.m siyaa a~n~natra
vedaniiya.m): Ác nghiệp mà sẽ được thọ lãnh bằng một
cách khác nào đó trở thành nghiệp mà quả của nó sẽ
được thọ lãnh ở một nơi khác, bằng một cách khác nào
đó, nghĩa là chỉ khi nào Sa.msaara tiếp tục trôi lăn đối
với người ấy.
78. VÀ... NHỮNG ÐIỀU
NÀY (ima~n ca): Ðiều này được nói đến liên quan đến điều
ở gần hay ở trong tầm thấy do vì nó được nói bởi
chính vị ấy. MÀ THUỘC VỀ TRÍ TUỆ CỦA BẬC THÁNH VÀ ÐƯỢC
THÀNH TỰU BỞI TÁM PHÁP (ariya.m a.t.ttha"ngavaren'upeta.m):
Những điều học của Uposatha cao tột mà đã được thành
tựu, được chuyên tâm vào, do bởi Bát Giới gồm có sự
tránh xa sát sanh v.v... Và thuộc về Bậc Thánh trong ý nghĩa
rằng chúng thanh tịnh. NHỮNG THIỆN NGHIỆP (Kusala.m): Những
nghiệp vô tội. DẪN ÐẾN HẠNH PHÚC (sukhundriya.m): Cho kết
quả hạnh phúc.
80. PHƯỚC TIẾP TỤC
TĂNG TRƯỞNG (sadaa pu~n~na.m pava.d.dhati): Khi người đã làm một
việc phước chỉ trong một lần, người ấy sẽ không được
thoả mãn hoàn toàn khi nghĩ rằng, 'Nó đủ tới chừng mức
ấy', và trong khi người đang thực hành viên mãn thiện hạnh
lập đi lập lại thì phước của người đang gia tăng luôn
khi. Nói cách khác, ý nghĩa là trong khi người đang thực hành
viên mãn thiện hạnh nhiều lần lập đi lập lại, thì những
quả phước của người, cái được gọi là phước, mọc lên,
được thêm vào phước này nối tiếp phước khác.
Khi Trưởng lão nói như
vậy rồi thì đức vua sanh tâm ghê sợ đau khổ trong nghững
khổ cảnh và với lòng tịnh tín đang gia tăng trong Tam bảo
và trong những việc phước, vị ấy nói rằng, 'chính ngày
hôm nay trẫm sẽ qui y noi đức Phật v.v...' Từ đó trởi
đi thọ trì Tam qui và ngũ giới.
86. Ở đây MỘT NGƯỜI
NHƯ VẬY (etaadiso): Như loại người đã được nói ở
trên. MỘT VỊ THIỆN NAM Ở TRONG THÀNH VESAALI (vesaaliya.m
a~n~nataro upaasako): Vị ấy trở thành một thiện nam trong vô
số ngàn người trong thành Vesaali . LÀ NGƯỜI CÓ ÐỨC TIN
(saddho): v.v... Ðiều này được nói đến để chỉ sự khác
biệt với bản tánh trước kia của vị ấy, trong đó vị
ấy bây giờ đang ngồi chung với bạn lành v.v... Vì trước
kia vị ấy không có niềm tin, thô lỗ và lăng mạ các vị
Tỳ kheo và không hộ độ Chư Tăng; trong khi đó, bây giờ vị
ấy có niềm tin và hiền lành, và bây giờ thì nuôi dưỡng
chúng Tỷ kheo với sự chăm sóc chu đáo. Liên quan đến điều
này, HỮU ÍCH (Kaarakaro): Người mà đem lại sự giúp đỡ.
87. CẢ HAI (Ubho pi): Hai
người, người bị đâm xuyên và đức vua ÐÃ ÐẠT ÐẾN
CÁC QUẢ LÀ HẬU QUẢ CỦA ÐỜI SỐNG CỦA MỘT ẨN SĨ
(saama~n~naphalaani ajjhagu.m): Ðạt đến các quả là kết quả
của đời sống của một vị Sa môn theo đúng với sự xứng
đáng của chúng; để cho thấy điều này theo đúng với sự
xứng đáng của họ là ÀNgười bị đâm xuyên đã đạt đến
kết quả cao tột trong khi Ambasakkhara thì đạt đến quả thấp
hơn, được nói đến.
88. Ở đây QUẢ THẤP
HƠN (phala.m kani.t.tha.m): Vị ấy nói lên liên quan đến quả
thánh Tu đà hườn.
Ðiều mà ở đây
không được phân tích về ý nghĩa bởi vì quá rõ ràng rồi.
Ðại Ðức
Mahaakappitaka đi đến Saavatthi, đảnh lễ Bậc Ðạo sư và
nêu vấn đề với Ðức Thế Tôn về điều đã được nói
như vậy giữa đức vua, vị Peta và chính Trưởng lão, Bậc
Ðạo sư lấy vấn đề ấy làm nguyên nhân cần thiết đã
sanh lên và thuyết Pháp cho hội chúng đã tụ họp ở đó.
Thời Pháp ấy đem lại lợi ích cho hội chúng ấy.
-ooOoo-
IV.2 QUỶ
SỰ SERISSAKA
(SERISSAKA PETAVATTHUVA.N.NANAA)
'Hãy lắng nghe ở chỗ
mà cuộc gặp gỡ giữa vị Yakkha và các tiên nhân.' Ðây
là Quỉ sự Serissaka.
Bởi vì không có sự
khác biệt giữa câu chuyện này và thiên cung sự Serissaka,
nên điều gì sẽ được nói đến ở đây về nguyên nhân
cần thiết đã sanh lên và những câu kệ cũng giống như đã
được nêu ra trong phần trình bày về những câu chuyện
thiên cung trong phần giải thích này về ý nghĩa bên trong.
Do vậy nó cũng nên được hiểu đúng như đã được nêu
ra ở trong đó.
-ooOoo-
Ðầu
trang | 1.1
| 1.2 | 1.3 | 1.4
| 2.1 | 2.2 | 2.3
| 2.4 | 2.5 | 3.1
| 3.2 | 3.3 |
4.1| 4.2 | 4.3 |
4.4 | Mục lục |