BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Chú Giải Ngạ Quỷ Sự

Tỳ kheo Minh Huệ dịch Việt
(dựa theo bản dịch Anh ngữ của Peter Masefield)


[2.4]

II.9 QUỈ SỰ VỀ ANKURA
(A"NKURA PETAVATTHUVA.N.NANAA)

"Chính mục đích ấy mà chúng tôi đang đi".

Pháp thoại này được Bậc Ðạo sư thuyết giảng trong khi Ngài đang ngụ ở Saavatthi, liên quan đến một peta tên là A"nkura . Trong trường hợp này, A"nkura đúng ra không phải là một Peta, nhưng vì những việc làm của vị ấy liên quan đến một Peta; Do đó câu chuyện này được gọi là A"nkura quỉ sự. Ðây là câu chuyện tóm tắt.

Trong thành phố Asita~njana ở vùng Ka.msabhoga thuộc xứ Uttaraapatha, có sanh đến cho upasaagara, đứa con trai của vua Mahaasaagara, là người cai trị vương quốc Uttaramadhuraa, và đến cho Devagabbhaa, đứa con gái của Mahaaka.msaka (những đứa bé sau đây:) một đứa con gái là A"njanadevii và mười người anh của nàng là Vaasudeva, Baladeva, candadeva, suriyadeva, Aggideva, varunadeva, Pajjuna, Ajjuna, gha.tapa.n.dita và A"nkura - Cả thảy là mười một vị Sát Ðế Lỵ. Bắt đầu từ kinh đô Asita~njana, Vaasudeva và những người em của vị ấy, bằng những cái đĩa, đã tiêu diệt các vị vua trong sáu mươi ba ngàn thành phố của tòan cõi Diêm Phù Ðề, kết thúc tại Dvaaravatii . trong khi đang trú ngụ tại Dvaaravatii, họ chia vương quốc ra thành mười phần. Tuy nhiên họ đã quên phần cho đứa em gái A~njanadevii của họ, và khi sực nhớ đến nàng, họ bèn nói rằng, "chúng ta sẽ chia nó thành mười một phần", nhưng A"nkura, là đứa con trai nhỏ nhất nói rằng, "Các anh có thể cho nàng phần của tôi. Tôi sẽ kiếm sống bằng nghề buôn bán, và các anh có thể gởi đến cho tôi những món tiền thuế thu được từ những vùng của các anh". "tốt lắm", họ đồng ý và sau khi đã cho phần chia của A"nkura đến em gái của họ, thì chín vị Vua cùng sống chung tại Dvaaravatii . Tuy nhiên A"nkura thì mãi mê trong việc buôn bán và thường xuyên tổ chức những cuộc bố thí lớn. Bấy giờ, vị ấy có một người nô lệ làm viên giữ kho của vị ấy và là người có sự vui thích trong tâm. Với lòng tịnh tín trong tâm, A"nkura kiếm về một người con gái của một gia đình tốt và gả nàng cho vị ấy. Vị ấy chết ngay khi đứa con trai của vị ấy đang sanh ra và A"nkura, vào lúc sanh, đã cho cậu bé vật thực và sự hưởng công mà vị ấy đáng ra phải trả cho cha của nó. Rồi khi cậu bé đến tuổi trưởng thành, vấn đề sanh lên trong hoàng gia rằng, liệu cậu ta có phải là một nô lệ hay không. Khi A~njanadevii nghe tin này, nàng nêu gương con bò cái và giải thoát cho anh ta khỏi tình trạng nô lệ khi nói rằng, "Ðứa con trai của một người đàn bà tự do thì chính người ấy cũng là người tự do". Nhưng chàng trai vì xấu hổ, không thể cam tâm sống ở đó được, bèn đi đến kinh đô Bheruva, là nơi mà anh ta kết hôn với đứa con gái của một người thợ may, và kiếm sống bằng nghề thợ may. Lúc bấy giờ, trong kinh đô Bheruva có một thương nhân giàu có tên là Asayhamahaase.t.thi, là người cúng dường những vật thực to lớn đến các Sa môn và Bà la môn, những người nghèo khổ, những người sống lang thang, những người lữ hành và những người ăn xin. Người thợ may đầy hoan hỷ và hạnh phúc, thường đưa lên cánh tay phải của ông ta và chỉ về chỗ ngụ của Asayhamahaase.t.thi cho những người mà không biết ngôi nhà của vị thương nhân giàu có, khi nói rằng, "Hãy đi đến đó và kiếm bất cứ cái gì có thể dùng được".

Những việc làm của ông ta được ghi lại trong kinh tạng. Trải qua một thời gian dài, ông ta chết và sanh trong một khu rừng hoang, làm một vị Devataa trong một cây đa, có cánh tay phải cho ra những ước muốn. Bấy giờ cũng tại Bheruva, có một người đàn ông chuyên trông coi những vật thí của Asayhase.t.thi, nhưng chính ông ta thì không có niềm tin cũng không có lòng tịnh tín, có tà kiến và không có lòng kính trọng trong việc phước. Khi ông ta chết ông ta sanh làm một Ngạ quỉ không cách xa chỗ ngụ của vị devaputta ấy. Những việc mà ông ta đã làm được ghi lại trong kinh tạng. Khi Asayhaase.t.thi chết ông ta ra đi cọng trú với sakka, vua của chư Thiên, trong cõi ba mươi ba.

Bấy giờ sau một thời gian, a.nkura mang những hàng hoá của ông ta trên năm trăm cỗ xe, một vị Bà la môn nọ cũng mang theo hàng hoá của ông ta trên năm trăm cỗ xe. V?i một ngàn cỗ xe này, hai người đi vào con đường trong một khu rừng hoang và bị lạc đường. Sau khi đi lang thang quanh quẩn ở đó trong nhiều ngày, họ hết cỏ, nước và vật thực. A"nkura sai những sứ giả cỡi ngựa đi tìm nước trong bốn hướng. Rồi vị yakkha ấy, với cánh tay mà có thể ban ra những ước muốn, trông thấy cảnh ngộ mà họ đã lâm vào và khi nhớ đến một vài sự giúp đỡ mà A"nkura đã làm cho vị ấy trong những ngày trước kia, bèn nghĩ rằng, "À được, ta phải giúp vị ấy?" và chỉ cho vị ấy trông thấy cây đa, nơi mà vị chư Thiên ấy sống. Tương truyền rằng, cây đa ấy có nhiều nhánh và lá sum suê, với những tàn lá dày đặc cho bóng mát và có vô số ngàn chồi non dài một do tuần, bề rộng và bề cao cũng vậy. A"nkura vô cùng sung sướng khi trông thấy nó và cắm trại ở dưới gốc cây ấy. Vị Yakkha đưa lên cánh tay phải và trước hết cho mọi người uống nước no đủ, sau đó cho đến bất cứ ai bất cứ cái gì cần đến. Khi những người ấy đã được làm thoả mãn bằng nhiều loại đồ ăn và thức uống v.v... Như họ mong ước và hết mệt mỏi do đi đường xa, vị thương nhân Bà la môn ấy, bằng sự suy luận bất chánh, đã suy nghĩ rằng, khi chúng ta đã đi từ đây đến kampija để tìm kiếm của cải, thời chúng ta sẽ làm gì? Nhưng nếu bây giờ chúng ta bắt vị Yakkha này bằng một mưu mẹo nào đó và để vị ấy vào trong xe thời chúng ta mới có thể trở lại chính thành phố của chúng ta". Với ý nghĩ này trong tâm vị ấy nói lên hai câu kệ để cho a.nkura biết mưu kế của vị ấy:

1. Xét thấy rằng chúng ta đi đến Kamposa vì mục đích tầm cầu của cải, nhưng muốn đạt được mục đích phải nhờ vào vị Yakkha hằng ban cho những điều mong ước, sống ở cây đa này; vậy chúng ta hãy đem theo vị yakkha này!

2. Khi chúng ta đã mang được vị Dạ xoa này đi, hoặc là do sự bằng lòng của vị ấy hoặc bằng sự cưỡng bách, và để vị ấy vào trong một cỗ xe, thời chúng ta có thể đi nhanh đến Dvaaraka .

Chú giải:

1. Ở đây, MỤC ÐÍCH MÀ NHỜ ÐÓ (yassa atthaaya): Lý do mà nhờ đó. ÐẾN KAMBOJA (Kamboja.m): đến vương quốc của kamboja . NHỮNG NGƯỜI TẦM CẦU CỦA CẢI (dhanahaaraka) tìm cách để kiếm của cải bằng sự mua bán hàng hoá. HẰNG CHO RA NHỮNG ÐIỀU MONG ƯỚC (kaamadado): Hằng cho ra bất cứ cái gì được ưa thích. YAKKHA (yakkho): Deva putta. Chúng ta hãy đem theo (Niiyaamase = Nayissaama) (Thể văn phạm hoán chuyển).

2. VỚI SỰ BẰNG LÒNG CỦA VỊ ẤY (....): sadhukena (....): Bằng sự nài xin vị ấy. BẰNG ÁP LỰC (Pasayha): Sau khi ép vị ấy bằng cách dùng sức mạnh. TRÊN MỘT CỖ XE (yaana.m): trên một chiếc xe thuận tiện. ÐẾN DVAARAKA (dvaaraka.m): đến thành phố dvaaravatii . Ý nghĩa ở đây là: Chúng ta muốn đi từ đây Kampoja vì một mục đích. Mục đích ấy, sẽ được nhận ra bằng chuyến đi xa ấy, có thể được hoàn thành ngay tại đây. Ðây là vị Dạ xoa có thể ban cho mọi điều mong ước. Do đó, chúng ta sẽ nài xin vị Dạ xoa này, và tiến hành bằng sự bằng lòng của vị ấy hay, nếu vị ấy không được thuyết phục, thời chúng ta sẽ đặt vị ấy trong cỗ xe bằng cách dùng sức mạnh, trói vị ấy ở buồng sau trong chiếc xe, và rồi đi nhanh mang theo vị ấy từ đây đến Dvaaravatii .

Tuy nhiên khi vị Bà la môn đã nói vậy, thì A"nkura, kiên cố trong pháp của bậc chân nhân, đã nói lên câu kệ này để phản đối điều đã được nói ra:

3. Người không nên bẻ gãy những nhánh của cây mà người đã ngồi ở dưới bóng mát của nó, vì làm hại một người bạn quả thật là một điều ác.

Chú giải:

3. Ở đây, NGƯỜI KHÔNG NÊN BẺ GÃY (Na bhanjeyya): Người không nên chặt đứt. LÀM HẠI CHO MỘT NGƯỜI BẠN: Mittadubbho = Mittesu dubbhana.m (phối hợp cách), gây tai hại cho chúng. Sẽ là một việc ác (paapako): Làm tổn thương một người bạn sẽ không may mắn. Cây mà bóng mát của nó giúp xua tan cơn mệt của người bị nắng nóng - Người cũng không nên nghĩ xấu cho nó, đối với những chúng sanh hữu tình thì còn tệ hơn biết bao nhiêu nữa? Bấy giờ vị chư Thiên này là một thiện nhân đã có tâm tri ân lớn, đã giúp đỡ chúng ta làm vơi giảm nỗi đau khổ. Người không nên nghĩ sẽ làm điều gì tai hại cho vị ấy. Chắc chắn người ấy nên được tôn kính thì đúng hơn - đây là điều mà vị ấy đã nêu ra.

Khi nghe qua điều này, vị Bà la môn, khi dựa vào quy tắt khéo được thành lập rằng xử dụng hành động đạo đức giả để tiêu diệt là nền tảng của sự thành công, bèn thốt lên câu kệ này khi đặt mình vào vị trí đối lập với A"nkura:

4. Người nên đốn hạ thân của cây mà người đã ngồi hay nằm ở dưới bóng mát của nó, nếu người ấy cần đến nó.

Chú giải:

4. Ở đây, NẾU THÂN CÂY ẤY LÀ NHU CẦU CỦA NGƯỜI (attho ce taadiso siyaa): nếu nhu cầu của người là muốn được đống thân cây ấy, thì người nên đốn hạ ngay cả thân của cây ấy, như thế những nhánh của nó thì sá gì - đây là ý nghĩa.

Khi vị Bà la môn đã nói theo cách này, thì A"nkura nói lên câu kệ này để đề cao pháp của Bậc thiện nhân:

5. Người không nên làm hại những lá của cây mà người đã ngồi hay nằm dưới bóng mát của nó, vì kẻ làm hại một người bạn thì quả thật là người độc ác.

Chú giải:

5. Ở đây, NGƯỜI KHÔNG NÊN LÀM HẠI NHỮNG NGỌN LÁ (na tassa patta.m hi.mseyya): Người không nên làm cho rụng xuống ngay cả một ngọn lá của cây, chớ đừng nói gì những nhánh của nó - đây là ý nghĩa.

Vị Bà la môn lại nói lên một câu kệ để đề cao quan điểm của ông ta:

6. Người nên nhổ lên cây ấy ngay cả với những chồi rễ của nó, nhổ lên cây mà người ấy ngồi hay nằm dưới bóng mát của nó, nếu đó là nhu cầu của vị ấy.

Chú giải:

6. Ở đây, NGƯỜI NÊN NHỔ NÓ LÊN CÙNG VỚI CẢ NHỮNG RỄ CỦA NÓ (samuula.m pi ta.m abbuyha): Người nên nhổ nó lên ở đó, nghĩa là, bứng nó lên, cùng với cả những rễ của nó, kéo theo những rễ của nó:

Khi vị Bà la môn đã nói theo cách này thì A"nkura bèn nói lên ba câu kệ, vì muốn làm cho quan điểm của vị Bà la môn trở nên vô nghĩa:

7. Người không nên mưu tính làm một điều ác ngay cả trong tâm của mình để chống lại người mà mình đã ở lại đêm trong nhà của người kia, và là chỗ mà người ấy đã có được đồ ăn và thức uống - sự tri ân được các Bậc thiện Nhân hằng khen ngợi.

8. Người không nên mưu tính một việc ác ngay cả trong tâm của mình để làm hại người mà người ấy đã ở lại trong nhà của người mà mình đã được tiếp đãi bằng đồ ăn và thức uống - cánh tay không chìu theo điều ác sẽ đốt cháy kẻ làm hại bạn của mình.

9. Người mà trước kia đã được người ta ban cho một điều khả ái và về sau người ấy làm hại ân nhân của mình bằng một việc ác, người ấy là người làm hại kẻ vô tội, người ấy sẽ không thấy điều may mắn.

7. DẦU TRONG MỘT ÐÊM (ekarattimpi): người ấy đã ở lại trong nhà của người kia dầu chỉ trong một đêm rất ngắn ngủi. NƠI MÀ NGƯỜI ẤY ÐÃ ÐƯỢC ÐỒ ĂN VÀ THỨC UỐNG (Yatthi annapaana.m puriso labhetha): trước mặt người ấy, bất cứ ai cũng được đồ ăn và thức uống hay một sự nuôi ăn nào đó. MỘT NGƯỜI KHÔNG NÊN MƯU TÍNH MỘT VIỆC ÁC NGAY CẢ TRONG TÂM MÌNH ÐÊ LÀM HẠI NGƯỜI KIA (Na tassa paapa.m mamasaa pi cetaye): Một người không nên nghĩ, không nên mong muốn điều xấu hay ác cho ân nhân của mình ngay cả trong tâm của mình, đừng nói gì dùng thân và khẩu để làm hại. Tại sao vậy? SỰ THI ÂN ÐƯỢC CÁC BẬC THIỆN NHÂN HẰNG KHEN NGỢI (Kata~n~nutaa sappurisehi va.n.nitaa) ngươi có sự tri ân quả thật được chư Phật v.v... Tán dương, là người tối thắng nhất trong những bậc chân nhân.

8. ÐÃ ÐƯỢC TIẾP ÐÃI (Upa.t.thito): Ðược cung cấp bằng đồ ăn và thức uống, đã được hầu hạ bằng những lời "hãy lấy cái này, hãy ăn cái này" CÁNH TAY KHÔNG CHÌU THEO ÐIỀU TỔN HẠI (adubbhapaanii): Cánh tay không quen hại người, cánh tay được kềm chế. ÐỐT CHÁY KẺ LÀM HẠI MỘT NGƯỜI BẠN (Dahate mitta dubbhi.m): Nó đốt cháy, nó tiêu diệt, kẻ hại một người bạn. Một tội lỗi, đã gieo nên, nhắm đến những người mà có những thiện ý và không lỗi lầm, do bởi một người khác, sẽ đem lại sự suy sụp cho chính người kia, không có sự ngoại lệ nào. Về nội dung thực tiễn của nó, người mà không có lỗi quả thật đốt cháy người kia. Vì lý do này, Ðức Thế Tôn nói rằng, "Người mà làm hại kẻ không lỗi lầm, bậc thanh tịnh và không có sự chê trách, thời điều ác ấy sẽ dội ngược lại chính kẻ ngu ấy như bụi tung ngược chiều gió".

9. NGƯỜI MÀ TRƯỚC KIA ÐƯỢC NGƯỜI TA BAN CHO MỘT HÀNH ÐỘNG KHẢ ÁI (Yo pubbe katakalyaano) Người mà đã được người ta đem đến một vài điều tốt, được giúp đỡ bởi một người có giới đức nào đó. VÀ NGƯỜI MÀ VỀ SAU LÀM HẠI ÂN NHÂN CỦA MÌNH BẰNG MỘT VIỆC ÁC (Pacchaapaapena himsati): Và người mà trong một thời điểm tương lai nào đó giáng xuống một hành động ác, sự rủi ro, điều xấu, đến người đã thi ân cho người ấy. LÀ NGƯỜI BỊ BÀN TAY SẠCH TIÊU DIỆT (allapaa.nihato poso): người ấy bị tiêu diệt, người ấy bị giáng xuống, theo cách như đã kể trên, do bởi chính sự thự hành việc thi ân bởi bàn tay sạch, bởi người mà đã thi ân cho người ấy, khi làm như vậy bằng bàn tay sạch, bàn tay đã được rữa sạch, hay nói cách khác chính bàn tay sạch của người ấy đã bị tiêu diệt, rồi nó bị tiêu diệt, vì người ấy đã tấn công kẻ đã thi ân cho mình; người ấy là một kẻ vô ân. Người ấy sẽ không thấy điều may mắn (Na so shadraani passati): Loại người đã được giải rõ như vậy sẽ không thấy, tức là, không tìm thấy, sẽ không có được, hạnh phúc ở trong đời này hay đời sau.

Vị Bà la môn bị đánh bại như vậy bởi A"nkura bằng sự đề cao thiện nhận pháp, chẳng nói thêm một lời nào nữa và nín thinh. Tuy nhiên, khi đã nghe cuộc nói chuyện qua lại này giữa hai người trong bọn họ và, dầu tức giận vị Bà la môn, vị yakka vẫn nghĩ rằng, "Bây giờ cứ để như thế, về sau ta sẽ quyết định điều gì nên làm đối với vị Bà la môn độc ác này", và rồi nói lên câu kệ này để cho thấy phạm vi không thể thắng phục vị ấy bởi bất cứ một người nào khác:

10. Chẳng phải deva hay người hay quyền lực nào khiến ta dễ dàng bị nhiếp phục - ta là một Yakkha, đã đạt đến năng lực thần thông cao tột, quảng đại và có sắc đẹp cùng sức mạnh.

Chú giải:

10. Ở đây, BỞI DEVA (Devena): Bởi bất cứ vị chư Thiên nào. BỞI NGƯỜI (Manussenavaa): Hạng người như thế cũng được áp dụng ở đây. CŨNG CHẲNG PHẢI QUYỀN LỰC NÀO (Issariyenavaa) cũng chẳng phải bằng quyền lực cai trị chư Thiên hay bằng quyền lực thống trị loài người - sự thống trị các chư Thiên nghĩa là bằng năng lực chư Thiên của bốn vị thiên vương Sakka, Suyaama và những vị khác nữa, trong khi sự thống trị loài người nghĩa là năng lực xuất phát từ những việc phước của một vị chuyển luân vương. Do đó bằng sự thống trị bao gồm những người có đại oai lực ở trong chúng chư Thiên và nhân loại. Ngay cả những vị chư Thiên có đại oai lực cũng không thể chinh phục những người mà đã được nâng đỡ bằng quả của những việc phước của họ và khi không thể bị đánh bại bởi những phương tiện ấy, như vậy thì những người khác làm gì được. Hạm (không dịch được) là tiểu từ không biến đổi, chỉ về sự bất khả năng. KHÔNG DỄ DÀNG NHIẾP PHỤC ÐƯỢC (Na suppasayho): Không thể tiêu diệt được. TA LÀ MỘT YAKKHA ÐÃ ÐẠT ÐẾN NĂNG LỰC THẦN THÔNG CAO TỘT (Yakkho ha.m asmi paramiddhipatto): Bằng chính những việc phước của ta, ta đã đi vào trạng thái của một vị Yakkha. Không có ai mà bằng với một yakkha như ta cả. Hơn nữa, ta đã đạt đến thần thông cao tột. Ta có thần thông tối thượng của một vị yakkha. CÓ SẮC ÐẸP VÀ SỨC MẠNH (Va.n.nabalupapanno): Có được, sở hữu, sắc đẹp và sức mạnh thể xác. Bằng Mantra, gồm ba chữ này vị ấy có thấy tánh chất bất khả thuyết phục chính vị ấy. Toàn hảo về sắc tướng, vị ấy được tôn kính bởi những kẻ khác; bởi vì vi ấy có sắc đẹp ấy nên không bị làm thất bại bởi những kẻ phi thường. Tánh cách sở hữu những tướng tốt ấy được xem là lý do về tánh bất khả thuyết phục của vị ấy.

Từ đây trở đi có một cuộc trao đổi chuyện trò bằng mười sáu câu kệ, giữa A"nkura và vị Devaputta:

11. Bàn tay của ngươi hoàn toàn bằng vàng, là cái chứa đựng của bộ năm, và có mật ong chảy ra, nước trái cây có nhiều hương vị khác nhau - Tôi nghĩ rằng Ngài phải là một Purindada ".

12. "Tôi không phải là Deva hay Gandhabba, cũng chẳng phải là Sakka Purindada ; là một Peta mà Ngài sẽ biết tôi, này A"nkura này người đến đây từ Bheruva "

13. "Hạnh kiểm và tánh nết của Ngài như thế nào trước kia khi Ngài còn ở Bheruva? Ðiều phước cho kết quả trong bàn tay này là do bởi loại phạm hạnh nào?"

14. "Trước kia tôi là một người thợ may ở trong thành bheruva, lúc bấy giờ tôi chịu khó khăn lớn và sống cuộc đời rất cực khổ. Tôi chẳng có gì để bố thí

15. Nhưng tiệm may của tôi thì ở rất gần Asayha, là người có đức tin và là bậc thầy trong việc bố thí, một người có lương tâm,đã thực hành những việc phước.

16. Những người ăn xin và những người đi đường thuộc nhiều bộ tộc khác nhau thường đi đến đó và họ cũng thường hỏi tôi về chỗ ngụ của Asayha rằng, "Xin chúc lành đến Ngài! Chúng tôi nên đi đâu,những vật thí được cho ra ở đâu?"

17. Khi được hỏi như vậy, tôi thường đưa lên cánh tay phải cuả tôi và chỉ về chỗ ngụ của Asayha cho họ thấy và nói rằng, "Xin chúc lành đến các người! các người nên đến đó, vật thí được cho ra ở đó tại chỗ ngụ của Asayha".

18. Vì lý do này khiến bàn tay của tôi ban ra những điều mong ước, vì lý do này khiến bàn tay của tôi có mật ong chảy ra, điều phước mà cho kết quả trong bàn tay này là do bởi loại phạm hạnh này".

19. Người ta nói rằng ngài không bố thí vật thực đến ai cả bằng chính tay của ngài nhưng vì ngài hoan hỉ với những vật thí của người khác nên ngài đã đưa lên bàn tay của ngài và chỉ đường.

20. Vì lý do này nên bàn tay của ngài cho ra những điều mong ước, vì lý do này khiến bàn tay của ngài có mật ong chảy ra, do bởi loại phạm hạnh này khiến điều phước cho quả trong bàn tay của ngài.

21. Thưa Ngài, người mộ đạo là người đã cho ra những vật thí bằng chính bàn tay của mình, khi người ấy rời bỏ thân người, sẽ đi về chỗ nào?

22. "Tôi không biết trạng thái đi và đến của A.ngiirasa, người mà chịu đựng điều quá sức chịu đựng, nhưng tôi đã nghe ở trước mặt của Vessavana rằng Asayha đã đi cọng trú với Sakka ".

23. "Thật đầy đủ để làm những việc thiện và cho ra những vật thí thích hợp. Sau khi trông thấy bàn tay cho ra những điều mong ước này, ai mà lại không thực hành những việc phước?

24. Như vậy, khi tôi đã đi từ đây và trở lại Dvaaraka, tôi sẽ bố thí những vật thực để đem lại hạnh phúc cho tôi.

25. Tôi sẽ cho đồ ăn và thức uống, y phục và chỗ ngụ, những chỗ cho nước ở bên vệ đường, những cái giếng và những chiếc cầu ở những chỗ mà khó đi qua.

Chú giải:

11. Ở đây, BÀN TAY CỦA NGÀI (Paanite): Bàn tay phải của Ngài. HOÀN TOÀN BẰNG VÀNG (Sabba so va.n.no) có màu vàng ở khắp cả, VẬT CHỨA ÐỰNG GỒM BỘ NĂM (Pa~ncadhaaro): nó được xem là vật chứa đựng của bộ năm: bởi vì bằng năm ngón tay của nó, nó có những cái mạng đỡ vật mà được mọi người mong ước. CÓ MẬT ONG CHẢY RA (Madhussayo): Có những loại nước cốt ngọt đang chảy ra. Vì lý do này, vị ấy nói rằng, NHỮNG LOẠI NƯỚC CỐT CÓ NHIỀU HƯƠNG VỊ CHẢY RA THÀNH NHỮNG DÒNG NHỎ TỪ ÐÓ (naanaarasaa paggharanti): Nghĩa là nhiều loại nước cốt ngọt chua, hăng v.v... Chảy ra từ nó. Khi bàn tay của một vị Yakka, cho ra những điều mong ước, đang phân phát nhiều loại vật thực cứng và mềm, có chảy ra mật ong, TÔI CHO RẰNG NGÀI PHẢI LÀ Rurindada (Ma~n~ne' han ta.m purindada.m): Tôi nghĩ rằng Ngài phải là Sakka purindada, nghĩa là tôi nghĩ rằng Ngài phải là sakka, vua của chư Thiên, là người có Ðại oai lực như vậy.

12. TÔI KHÔNG PHẢI LÀ DEVA (n'amhi devo): Tôi không phải là một Deva như là Vassavana v.v... CŨNG CHẲNG PHẢI LÀ GANDHABBA (na gandhabbo): Tôi cũng chẳng phải là Deva của hôị chúng Càn Thát bà. Cũng chẳng phải sakka purindada (na pisakko purindado) tôi cũng không phải là sakkha, vua của chư Thiên, có cái tên là Purindada vì trong quá khứ (pure) đã cung cấp những vật thí (daanassa) trong một kiếp trước. Như vậy vị ấy là gì? Vị ấy nói rằng, NGÀI NÊN BIẾT TÔI LÀ MỘT PETA, THƯA NGÀI AỊKURA (Peta.m a.nkura jaanaahi): ngài nên biết tôi là một kẻ đã sanh làm một Peta, thưa ngài A"nkura, ngài nên xem tôi là một Peta, có Ðại thần thông thực. LÀ NGƯỜI ÐÃ ÐẾN ÐÂY TỪ Bheruva (Bheruvahaa idhaagata.m): là người sau khi mang chung từ Bheruva, đã đến đây bằng sự hoá sanh của tôi trong cây đa này đây, ở giữa khu r?ng hoang này, nghĩa là kẻ sanh lên ở đây.

13. NGÀI CÓ HẠNH KIỂM NÀO. TÁNH NẾT NÀO, KHI NGÀI CÒN Ở BHERUVA? (Ki.msìlo ki.msamaacaaro bheruvasmi.m pure tuva.m): Trước kia, trong một kiếp quá khứ, khi Ngài còn trú ngụ ở trong thành Bheruva, thì Ngài có hạnh kiểm gì, tánh nết gì? sau khi thực hành theo loại hạnh kiểm nào mà có đặc tánh tránh xa những ác nghiệp của Ngài, do bởi tánh nết mà có đặc tánh hướng về sự thực hành những việc phước, nghĩa là Ngài có hạnh kiểm nào thuộc về thiện hạnh như bố thí v.v...? DO BỞI PHẠM HẠNH NÀO KHIẾN ÐIỀU PHƯỚC CHO QUẢ TRONG BÀN TAY NÀY? (Kena tebrahmacariyena pu~n~na.m paa.nimhi ijjhati): Do bởi loại phạm hạnh thù thắng nào khiến cho có quả phước như thế này bây giờ chín muồi và có hiệu quả trong bàn tay của Ngài, nghĩa là xin hãy nói cho tôi biết điều ấy. Do việc phước, ám chỉ về quả của việc phước, do sự đọc lướt của chữ thứ hai trong chữ kép. Vì hiển nhiên chính điều này nên dược gọi là "phước" ở đoạn kinh,"chính do gieo tạo những thiện nghiệp theo cách này, này các vị Tỳ kheo, nên phước này tăng trưởng v.v..."

14. NGƯỜI THỢ MAY (Tunnavàyo): Người thợ làm kim. TÔI SỐNG MỘT CUỘC SỐNG VẤT VẢ: Sukicchavutti= su.t.thu kiccha vuttiko (Phối hợp cách): tôi có một cuộc sống cực khổ vô cùng, TÔI BỊ KHỔ CỰC LỚN (kapa.no): Tôi nghèo khổ, nghĩa là tôi ở trong một trạng thái khốn khổ. TÔI CHẲNG CÓ GÌ ÐỂ BỐ THÍ (Na me vijjati Daatave): Tôi chẳng có gì xứng đáng để cho ra, chẳng có gì để cho đến những người nghèo khổ, đến những vị Sa môn và những vị Bà la môn, dầu tôi có những ý tưởng muốn bố thí những vật thực - đây là ý nghĩa.

15. XƯỞNG LÀM VIỆC (aavesana.m): Nhà, hay một phòng để làm việc. RẤT GẦN VỚI Asayha (Asayhassa uppantike): Gần nhà của đại thương nhân giàu có asyaha. MỘT NGƯỜI CÓ ÐỨC TIN (saddhassa) có đức tin về quả của các nghiệp. BẬC THẦY TRONG SỰ THỰC HÀNH BỐ THÍ (Daanapatino): về sự thực hành bố thí thì vị ấy là bậc thầy do sự chế ngự tham và do sự thù thắng của việc bố thí mà đã tiếp tục không gián đoạn. LÀ NGƯỜI ÐÃ THỰC HÀNH NHỮNG VIỆC PHƯỚC (Katapu~n~nassa): Là người thực hành những việc thuộc thiện hạnh trong quá khứ. MỘT NGƯỜI CÓ LƯƠNG TÂM (lajjino): một người có tánh nhờm gớm những ác nghiệp.

16. Ở ÐÓ (Tattha): Ðến cửa tiệm ấy của tôi. NHỮNG NGƯỜI ĂN XIN THƯỜNG HAY ÐẾN (Yaacanakaayanti): Những kẻ ăn xin thường hay đến vì muốn xin một cái gì đó từ (Asayhase.t.thi). GỒM NHIỀU LOẠI BỘ TỘC (naanaagottaa): Nhiều bộ tộc và nhiều miền khác nhau. NHỮNG KHÁCH ÐI ÐƯỜNG (Va.n.nibbakaa): những kẻ nói lời khen ngợi người khác, họ là những kẻ lang thang đi đây đó công bố tính chất chính đáng đối với một miếng cơm đáng được ca ngợi v.v... Ca ngợi giới đức, những quả báu và những việc phước của người mà bố thí. VÀ HỌ THƯỜNG HỎI TÔI (Ca ma.m tattha pucchanti): Tattha không được dịch chỉ là một tiểu từ không biến đổi; những người ăn xin ấy và những người khác thường hỏi tôi về chỗ ngụ của Asayha, là vị thương nhân giàu có. XIN CHÚC ÔNG MAY MẮN! CHÚNG TÔI NÊN ÐI ÐÂU? NHỮNG VẬT THÍ ÐƯỢC CHO Ở ÐÂU? (Kattha gacchaama bhadda.m vo kattha daana.m padiiyati): Ðiều này cho thấy cách mà họ hỏi. Ðây là ý nghĩa: xin chúc Ngài may mắn! Chúng tôi đã đến sau khi nghe rằng, "Những vật thí đã được cho ra ở đây, bởi Asayhase.t.thi . Ở đâu những vật thí được cho ra? Hay chúng tôi sẽ đi đâu- Phải đi đến đâu để chúng tôi có thể kiếm được những vật thí ấy?

17. ÐƯỢC HỎI NHƯ VẬY, TÔI BÈN CHỈ RA (Tesaaha.m pu.t.tho akhaami): Khi được hỏi như thế này bởi những người đi đường ấy về chỗ mà họ, có thể nhận được vật thực bố thí, tôi thường cung kính đưa bàn tay phải của tôi nói cho họ, biết về chỗ ngụ của Asayha khi nghĩ rằng: "Do không làm những việc phước trong quá khứ nên bây giờ tôi không thể cho ra cái gì đến những người như thế này. Tuy nhiên, tôi có thể tạo ra điều phước một cách rất ít ỏi, như hoan hỉ nói cho họ biết về cách để có được những vật thí này bằng cách chỉ cho họ ngôi nhà, nơi mà những vật thí cho ra. Vì lý do này, vị ấy nói rằng, "Tôi đưa lên cánh tay phải của tôi v.v...

18. VÌ LÝ DO NÀY KHIẾN CÁNH TAY CỦA TÔI BAN RA NHỮNG ÐIỀU MONG ƯỚC: (Tena paa.ni kaamadado): vì đã làm cho những người khác biết những vật thí của người khác, vì chỉ có hoan hỉ kèm theo sự tôn kính đối với những vật thí được làm bởi người khác, nên bàn tay của tôi ban ra những ước muốn như cây như ý. Như cây leo (Santaana), nó ban ra những điều mong ước, nghĩa là cho ra bất cứ cái gì người ta cần đến. VÌ LÝ DO NÀY KHIẾN BÀN TAY CỦA TÔI CÓ MẬT CHẢY RA (Tena paa.ni madhussavo): Nó hiện ra để phân phối những điều khả ái.

19. Người ta nói rằng, NGÀI ÐÃ KHÔNG CHO RA NHỮNG VẬT THÍ (na kira tva.m adaa daana.m) "Kira" là một tiểu từ không biến đổi về lời đồn. Tương truyền rằng Ngài đã không bố thí của cải của chính Ngài, rằng ngài đã không bố thí một vật gì đến ai cả, dầu đến Sa môn hay Bà la môn, bằng chính tay của Ngài. NHƯNG NHỜ HOAN HỶ VỚI NHỮNG SỰ BỐ THÍ CỦA KẺ KHÁC (Parassa daana.m anumodamaano): Nhưng ngài có tâm hoan hỉ với những vật thí được làm bởi những người khác và nghĩ rằng, "Ồ, ông đang ban bố những vật thí vĩ đại biết bao!"

20. VÌ LÝ DO NÀY KHIẾN BÀN TAY CỦA NGÀI BAN RA NHỮNG ÐIỀU ƯỚC MUỐN (Tena paa.ni kaamdado): "Vì lý do này mà bàn tay này của Ngài ban ra những điều mong ước theo cách này. Ồ, quả thật là kì diệu về những việc phước!" Ðây là ý nghĩa.

21. THƯA NGÀI, NGƯỜI CÓ TÂM ÐẠO LÀ NGƯỜI ÐÃ CHO RA VẬT THÍ BẰNG CHÍNH TAY CỦA MÌNH (Yo so daana.m adaa bhante passanno sakapaa.nìhi): bằng sự tôn kính, vị ấy nói với Devaputta là "Thưa Ngài, vì chỉ do sự hoan hỉ với những vật thí được làm bởi những người khác, thưa Ngài, Ðó là quả, đó là oai lực. Cái đó đã đến với Ngài. Nhưng chính Asayha, vị thương nhân giàu có, là người đã cho ra vật thí vĩ đại ấy và có tâm hoan hỉ vào lúc vị ấy cho ra những vật thí vĩ đại ấy bằng chính tay của vị ấy. "KHI VỊ ẤY TỪ BỎ THÂN NGƯỜI (So hitvaa maanusa.mdeha.m). Khi vị ấy bỏ trạng thái làm người này ở đây. VỊ ẤY ÐÃ ÐI ÐẾN CHỖ NÀO? (Disata.mgato): ở hướng nào đến chỗ nào, vị ấy đã đi; "vị ấy chấm dứt bằng loại số phận nào?"

22. NGƯỜI MÀ CHỊU ÐIỀU QUÁ SỨC CHỊU ÐỰNG (Asayha Saa hino): Vị ấy là người chịu đựng điều quá sức chịu đựng, vì vị ấy, dầu chưa phải bậc chân nhân, nhưng đã có đức tánh chịu đựng cao để làm theo pháp hành của bậc chân nhân về các vấn đề như bố thí v.v... mà không thể nào chịu đựng được bởi những người có tánh bần tiện và tham lam. CỦA A"NGIIRASA (Angiirassa) của người mà từ những chi thể của người ấy sự chói lọi phát ra. Ra sa là một cách nói ẩn dụ về "Sự rực rỡ". Tương truyền rằng khi vị ấy trông thấy những người ăn xin đi đến thì niềm hỉ lạc lớn sanh lên trong vị ấy và sắc tướng của vị ấy trở nên sáng chói. Vị ấy thường nói như vậy khi vị ấy trông thấy chính điều này. SỰ ÐI VÀ SỰ ÐẾN (Gati.m aagati.m vaa): Tôi không biết sự đi, nghĩa làm người ấy đã đi từ đây đến định xứ nào đó, cũng không biết sự đến, nghĩa là, người ấy đã đến đây từ một chỗ đó vào giờ đó, điều này không nằm trong khả năng của tôi. NHƯNG TÔI ÐÃ NGHE NÓI TỪ TRƯỚC MẶT CỦA VESSAVANA (Suta~n ca me Vessavanassa santike): Tuy nhiên tôi đã nghe được điều này ở trước mặt của Ðại vương Vessanvana trong khi đang hầu vị ấy. RẰNG ASAYHA ÐÃ CỌNG TRÚ VỚI SAKKA (Sakkassa sahavyata.m gato asayho) : Rằng Asayyhase.t.tthi) đã cọng trú với Sakkha, vua của chư Thiên, nghĩa là vị ấy đã sanh trong cõi trời Ba mươi ba.

23. LÀM NHỮNG VIỆC THIỆN LÀ PHẢI LẼ (Ala.m eva kaatu"m kalyaana.m): Thật thích hợp và hữu lý để làm những việc gọi là khả ái, thiện, và phước. Tuy nhiên để cho thấy rằng về vấn đề này có điều dễ chịu và cởi mở cho tất cả, "và cho những vật thí là thích hợp" được nói đến. Ðiều thích hợp là cho ra những vật thí theo đúng với khả năng phương tiện của mình. Rồi vị ấy nêu ra lý do: SAU KHI THẤY BÀN TAY NÀY MÀ CHO RA NHỮNG ƯỚC MUỐN (paanikaama.da.da.m disvaa): Bởi vì không những nói cho biết con đường dẫn đến chỗ ngụ của bậc Thầy về việc thực hành bố thí sau khi đã hoan hỉ với những việc phước được làm bởi một người khác, cánh tay này làm công việc ban ra những điều mong ước cũng được trông thấy. Sau khi thấy điều này ai sẽ không làm những việc phước, là sự nâng đỡ trong kiếp sống tương lai? Sau khi đã cho thấy sự đánh giá cao của vị ấy về sự thực hành những việc phước một cách mơ hồ như thế này vị ấy nói lên câu kệ như sau: "Khi tôi đã đi khỏi đây" để cho thấy sự cam kết của vị ấy.

24. TÔI: So = so aha.m ("thể văn phạm hoán chuyển"). Hi (không được dịch) là một tiểu từ dùng để nhấn mạnh. Như vậy (Numa) là một tiểu từ về sự suy quán. KHI TÔI ÐÃ ÐI KHỎI ÐÂY. (Ito gantvaa): khi tôi đã rời khỏi vùng hoang vu này. KHI TÔI TRỞ LẠI DVAARAKA (anuppatvaana dvaaraka.m): và đã trở lại kinh đô Dvaaravati . TÔI SẼ CUNG CẤP (Pa.t.thapayissaami): Tôi sẽ ban ra.

Dạ xoa lấy làm rất hoan hỷ khi nghe A"nkura nguyện rằng vị ấy sẽ bố thí những vật thực, bèn sách tấn vị thương nhân làm những việc phước thí khi nói rằng, "Ngài nên cho ra những vật thí một cách rộng rãi, thưa Ngài. Tôi sẽ giúp ngài bằng cách sắp xếp những công việc bằng cách nào đó để những vật thí của Ngài không bị cạn kiệt". (Khi quay qua vị Bà la môn), vị ấy nói tiếp rằng. "Trong khi ông, này ông thương nhân Bà la môn, không biết khả năng của chính mình mà dám nói rằng ông muốn mang đi một người như ta bằng cách xử dụng sức mạnh", và sau khi khiến cho những hàng hoá của ông ta biến mất, đe doạ ông ta, doạ sẽ hại ông ta bằng sự tấn công của một Dạ xoa. Rồi A"nkura nài nỉ vị ấy bằng nhiều cách, và làm nguôi ngoai vị da xoa bằng cách bảo vị Bà la môn xin lỗi, và nhờ đó khiến cho tất cả hàng hoá của ông ta xuất hiện trở lại. Khi đêm đến, vị ấy để Dạ xoa ra đi và, trong khi tiếp tục đi trên con đường của vị ấy, trông thấy một Ngạ quỉ nọ ở gần trước mặt vị ấy, trông rất kinh khiếp, vị ấy nói lên câu kệ này để dò hỏi về nghiệp mà nó đã tạo;

26. "Vì lý do gì khiến những chi thể của ngươi méo mó và khuôn mặt của ngươi nhăn nhó? Và tại sao hai con mắt ngươi lại chảy giọt? ác nghiệp nào được làm bởi ngươi?"

Chú giải:

26. Ở đây, méo mó (Ku.na aa) khòm, cong queo, không thẳng. NHĂN NHÓ (Ku.naliikata.m): Xấu xí, méo mó, dị tật. CHẢY RÒNG (Paggaharanti): chảy ra những vật bất tịnh.

Rồi Ngạ quỷ nói lên ba câu kệ:

27. Tôi đã trông coi những vật thí trong phước xá của Angiirassa, là vị gia chủ yêu quê hương và là một người có đức tin.

28. Tôi đã trông thấy những người ăn xin ở đó đến trong trạng thái cần vật thực, Tôi bước qua một bên và nhăn mặt.

29. Vì lý do này nên tay chân của tôi bị méo mó và khuôn mặt của tôi bị nhăn nhó; Ðây là lý do khiến mắt của tôi rỉ chảy. Ðây là ác nghiệp được làm bởi tôi.

Chú giải:

27. Ở đây, CỦA A"NGIRASSA (A"ngirassassa) v.v... Ngạ quỷ dùng những thuộc tính này để khen ngợi Asayhase.t.tthi . Yêu Quê Hương (Chara.m esino): ở tại nhà, trú ngụ ở trong nhà. TRONG PHƯỚC XÁ (Daanavigge): Trong nhà nơi mà những vật thí được cho ra ở chỗ phân phát. TÔI ÐƯỢC GIAO TRÁCH NHIỆM TRÔNG COI NHỮNG VẬT THÍ (Daane adhikato ahu.m): Tôi được đặt vào địa vị trông coi những vật thí, phân phát những vật thí.

28. TÔI BƯỚC QUA MỘT BÊN (Ekamanta.m apakkamma): Khi ông ta trông thấy những người ăn xin đến xin vật thực thì người mà trông nom những vật thí không nên khỏi nhà, nơi mà những vật thí được cho ra. Ông ta ở lại ngay chính chỗ đó và đầy hỉ lạc và có sắc tướng tươi sáng, cho ra những vật thí bằng chính tay của ông ta, và bảo những người khác cho chúng một cách thích hợp. Còn tôi thì chẳng hành động theo cách này, khi đứng ở đằng xa, tôi trông thấy những người ăn xin đi đến, tôi bèn bước qua một bên và tránh mặt. Khi đã bước qua một bên, tôi nhăn nhó mặt mày, tôi nhăn nhó và cau mặt.

29. VÌ LÝ DO ẤY (Tena): Bởi vì, trong khoảng thời gian mà tôi được ông chủ chỉ định trông coi việc bố thí, tôi đã bị xâm chiếm bởi tánh bần tiện trong lúc đem cho những vật thí và đã rời khỏi nhà, nơi mà những vật thí được cho ra, nên tôi đã đạt đến trạng thái cong queo của bàn chân; Bởi vì tôi đã không cho cái mà đáng lẽ phải được cho bởi chính hai tay của tôi, nên tôi đã đạt đến trạng thái cong queo của bàn tay; Vì tôi không có những đặt tánh tươi vui mà đáng ra tôi cần phải có, nên tôi đã đạt đến trạng thái quạu cọ của mặt mày; Trong khi đó vì tôi không nhìn bằng con mắt từ ái mà đáng ra tôi phải nhìn như thế, nên tôi mới bị sắc tướng mờ tối này. Do đó, những ngón tay và những ngón chân của tôi đã trở nên cong queo, mặt của tôi trở nên méo mó, có hình tướng khó coi và nhăn nhó, và đôi mắt của tôi thì chảy ra những vật bất tịnh, có mùi hôi thối, nhơ nháy - đây là ý nghĩa.

Vì lý do này vị ấy nói rằng:

30. "Vì lý do ấy mà tay chân của tôi bị méo mó và mắt của tôi bị cau có: Ðây là lý do khiến mắt tôi bị rỉ chảy, đây là ác nghiệp được làm bởi tôi".

Nghe qua điều này A"nkura thốt lên câu kệ này khi đến gần Ngạ quỷ.

31."Này kẻ khốn khổ, nghiệp đã cư xử đúng với ngươi, khiến mắt ngươi cau có và mắt của ngươi rỉ chảy, bởi vì ngươi đã nhăn mặt khi trông thấy vật thí của người khác".

Chú giải:

31. Ở đây, ÐIỀU ẤY THẬT ÐÚNG VỚI NGƯƠI (Dhammena): Ðiều đó có nguyên nhân hoàn toàn thích hợp. Ngươi te = tava (thể văn phạm hoán chuyển). NÀY KẺ KHỐN KHỔ (Kaapurisa). Ngươi là con người đáng khinh, BỞI VÌ: Ya.m= Yasmaa (thể văn phạm hoán chuyển). KHI TRÔNG THẤY VẬT THÍ CỦA NGƯỜI KHÁC: Parassa daanassa = Parassa daanasmi.m (thể văn phạm hoán chuyển), hay nói cách khác, đây là cách đọc.

A"nkura lại nói lên một câu kệ để chê trách vị thương nhân ấy, là vị thầy trong việc thực hành bố thí.

32. "Làm sao người ta lại có thể nhờ vào một người khác khi cho ra đồ ăn, thức uống, vật thực cứng, y phục và chỗ ngụ?"

Chú giải:

32. Ðây là ý nghĩa: khi cho ra một vật thí, quả thật vậy, làm sao một người có thể nhờ vào một người khác, bảo người khác làm công việc ấy? Chính người ấy nên đích thân trông coi nó và nên cho nó bằng chính tay của mình thí đúng hơn. Người ấy nên tự mình làm điều này. Nói cách khác, thí vật của người ấy có thể đi đến suy sụp trong một chỗ không thích hợp, trong khi những người xứng đáng thọ lãnh những vật cúng dường thì sẽ bị đói một cách đáng tiếc.

Trong khi vị ấy quở trách vị thương nhân như vậy, A"nkura bèn nói lên hai câu kệ để cho thấy cách hành động mà vị ấy sắp thực hiện.

33. "Như vậy, khi tôi đã đi khỏi đây và đã trở lại Dvaaraka, tôi sẽ cung cấp những vật thí mà sẽ đem lại hạnh phúc cho tôi.

34. Tôi sẽ cho đồ ăn và thức uống, y phục và chỗ ngụ, những chỗ chứa nước ở bên vệ đường, những giếng nươc và những chiếc cầu nơi mà người ta khó đi qua".

Ý nghĩa vừa nói được nêu ra rồi.

Khi ấy bốn câu kệ này cũng được lồng vào bởi những vị kiết tập Tam Tạng, để cho thấy cách mà A"nkura hành động.

35. "Khi từ chỗ đó trở về và đã trở lại Daaraka, A"nkura cung cấp những vật thí mà sẽ đem lại hạnh phúc cho vị ấy.

36. Vị ấy cho ra đồ ăn và thức uống, y phục và chỗ ngụ, những chỗ chứa nước ở bên vệ đường, những giếng nước, những chiếc cầu ở nơi mà người ta khó đi qua.

37. "Ai bị đói? và ai bị thiêu đốt? Ai muốn mặc vào những y phục này? Những con bò của ai bị kiệt quệ? - Từ những con bò này người ta có thể thắng vào một con bò thiến. Ai cần dù che? và nước hoa? Ai cần hoa? Ai cần một số giày dép?"

38. Những người thợ cạo, những người nấu bếp và những người bán vật thơm luôn luôn kêu lên như vậy, cả sáng lẫn chiều, ở đó tại chỗ ngụ của A"nkura "

Chú giải:

35. TỪ ÐÓ (Tato): Từ khu rừng hoang ấy. KHI VỊ ẤY ÐÃ QUAY LUI (Nivattitvaa): Khi vị ấy đã quay trở lại. VÀ ÐÃ TRỞ VỀ Dvaaraka (Anuppatvaana dvaaraka.m): Và đã trở lại thành phố Dvaaravatii . A"NKURA CUNG CẤP NHỮNG VẬT THÍ (Daana.m pa.t.thayi ankuro): A"nkura thiết lập một cuộc bố thí gồm mọi thứ cần thiết cho con đường từ nhà kho mà được gìn giữ hoàn toàn đầy đủ bởi Yakkha MÀ SẼ ÐEM HẠNH PHÚC CHO VỊ ẤY (Ya.m ta.m assa sukhaavaha.m): là cái mà sẽ trổ quả hạnh phúc cho vị ấy trong cả hiện tại lẫn tương lai.

37. AI ÐÓI? (Ko chaato) Hãy để bất cứ ai cần ăn đến ăn bất cứ cái gì mà người ấy thích. Ðây là ý nghĩa và sẽ được áp dụng trong phần còn lại nữa. BỊ KHÔ CHÁY (Tasito): khát. MUỐN MẶC VÀO (Paridahissati) nghĩa là muốn mặc áo quần. BỊ KIỆT QUỆ (Santaani): ở trong trạng thái mệt lã. NHỮNG CON BÒ (Yoggaani): được kéo bởi những con bò đã được thắng vào những chiếc xe. HỌ CÓ THỂ THẮNG MỘT CON BÒ KÉO TỪ NHỮNG CON BÒ NẦY. (Ito yo jentu vaahana.m): Họ có thể lấy bất cứ con bò kéo nào mà họ thích từ đàn bò này ở đây và thắng nó vào. AI CẦN DÙ? (Ko chatt'icchati): Hãy để bất cứ ai cần dù thuộc loại cần bằng những cây bấc v.v...thì lấy nó - đây là y nghĩa và cũng sẽ được áp dụng cho phần còn lại. HƯƠNG THƠM (Gandha.m): Những loại hương thơm được làm từ bốn mùi hương v.v... NHỮNG BÔNG HOA (Maala.m): Những bông hoa thuộc loại được cột lại với nhau và những bông hoa không được cột như vậy. MỘT SỐ GIÀY DÉP (Upaahana.m): những loại dày dép thuộc loại như có những vật che gót chân v.v...

38. CŨNG VẬY (Iti su): Su (không được dịch) chỉ là một tiểu từ không biến đổi. Chúng công bố như vậy, nghĩa là "ai đó? và ai bị khát?" v.v... NHỮNG NGƯỜI THỢ CẠO (Kappakaa): Những người tắm thuê. NHỮNG NGƯỜI NẤU BẾP (Sadaa): Những người sửa soạn những bữa ăn. NHỮNG NGƯỜI BÁN NHỮNG VẬT THƠM (maagadhaa): Những người bán các loại nhang trầm, nước hoa. LUÔN LUÔN (Saada): suốt mọi khi, trong ngày, ngoài ngày, cả sáng lẫn chiều, họ đều rao hò kêu gọi, ở đó tại chỗ ngụ của Ankura - đây là cách nên được hiểu.

Thời gian trôi qua với sự bố thí vĩ đại được ban ra như vậy, ngôi nhà nơi mà những vật thí được cho ra chỉ trở nên thưa thớt và có những người đi đường tình cờ đến viếng vì muốn được thoả mãn. Khi Ankura trông thấy điều này, vị ấy cảm thấy không được mãn nguyện, bởi vì ý định cao cả vị ấy là cho những vật thí, bèn gọi đến người đàn ông trẻ tên là Sindhaka mà vị ấy đã chỉ định liên quan đến sự bố thí của vị ấy và nói lên hai câu kệ:

39. "A"nkura ngủ an vui" - Những người tin vào ta như vậy; nhưng ta khó ngủ, này Sindhaka, bởi vì ta không thấy những người ăn xin.

40. "A"nkura ngủ an vui" - Những người tin vào ta như vậy, Nhưng, này Sindhaka, ta khó ngủ vì những người đi đường quá ít".

Chú giải:

39. Ở đây "AỊKURA NGỦ AN VUI" - NHỮNG NGƯỜI TIN VÀO TA CŨNG VẬY, (Sukha.m supati a"nkuro iti jaanaati ma.m jano): Công tử" A"nkura là người có danh vọng và của cải, là bậc thầy trong sự thực hành bố thí, do vị ấy đã đạt được của cải và sự bố thí thành công nên ngủ được an vui, vị ấy ngủ một cách dễ dàng và thức dậy một cách an vui" - Mọi người đánh giá cao về ta như vậy. Ta ngủ một cách khó khăn, Này Sindhuaka. TẠI SAO? VÌ TA KHÔNG THẤY NHỮNG NGƯỜI ĂN XIN (Ya.m na passaami yaacake): vì ta không thấy những người ăn xin nhận lãnh những vật thí của ta như ta mong ước, nghĩa là chính do bởi điều này.

40. NHỮNG NGƯỜI ÐI ÐƯỜNG QUÁ THƯA THỚT (Appakesu vanibbake): Những khách lữ hành quá thưa thớt, nên ta khó ngủ. - Ðây là cách nên được hiểu. Su (không được dịch) chỉ là một tiểu từ không biến đổi, ý nghĩa là khi có rất thưa thớt khách lữ hành.

Khi nghe qua điều này, Sindhaka, muốn rằng vị ấy nên làm sáng tỏ khuynh hướng cao cả của vị ấy đối với sự bố thí, bèn thốt lên câu kệ này:

41. "Nếu Sakka, chúa cõi Ba mươi ba và của tất cả thế giới, mà ban cho Ngài một đặc ân, khi chọn lựa, thì Ngài sẽ chọn đặc ân nào?"

Chú giải:

41. Ðây là ý nghĩa: nếu Sakka, chúa chư Thiên trong cõi trời Ba mươi ba và cũng là chúa tất cả thế gian, mà ban cho Ngài một đặc ân khi nói rằng, "Hãy chọn bất cứ ân huệ nào mà tâm của ngươi khao khát, này A"nkura", " Khi chọn lựa, khi mong ước, thì ngài muốn chọn loại đặc ân nào?"

Rồi Ankura nói lên hai câu kệ thành thực công bố ý định của vị ấy.

42-43. "Nếu Sakka, chúa của cõi Ba mươi ba, mà ban cho ta một đặc ân, thời ta sẽ chọn lấy đặc ân từ Sakka như vầy: Khi ta thức dậy vào lúc mặt trời mọc sẽ xuất hiện những vật thực chư Thiên và những người ăn xin có giới đức, trong khi ta đang bố thí thì chúng sẽ không bị hết, sau khi ta đã bố thí thì ta không cảm thấy hối tiếc và tâm của ta có lòng tịnh tín khi ta bố thí.

Chú giải:

42-43. KHI TÔI THỨC DẬY (Kaalu.t.thitassa me sato): Khi tôi dậy vào lúc sáng sớm, tinh tấn và hăng hái để cúng dường và hầu hạ những bậc xứng đáng thọ lãnh vật cúng dường và đang cần đến. VÀO LÚC MẶT TRỜI LÊN (Suriyuggamana.m papi): Vào lúc mặt trời đến. SẼ CÓ XUẤT HIỆN NHỮNG LOẠI VẬT THỰC CỦA CHƯ THIÊN (Dibbà Bhakkaa Paatubhaveyyu.m): Sẽ có sanh lên vật thực mà thuộc về cõi chư Thiên. TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI ĂN XIN CÓ GIỚI ÐỨC (Sìlavanto ca yaacakaa): và sẽ có những người ăn xin có giới đức và có bản tánh thiện. TRONG KHI TÔI ÐANG BỐ THÍ, CHÚNG SẼ KHÔNG CẠN HẾT (Dadato me na khiiyetha): trong khi tôi đang cho đến những người mới đến thì những vật thí của tôi sẽ không cạn hết, sẽ không khánh tận. Sau khi tôi đã cho, tôi sẽ không cảm thấy hối tiếc khi tôi thấy rằng một người nào đó không xứng đáng thọ lãnh vật thí ấy. TÂM CỦA TÔI SẼ CÓ TỊNH TÍN KHI TÔI CHO (Dada.m citta.m pasaadeyya.m): Tâm của tôi sẽ có tịnh tín trong khi tôi đang cho, tôi chỉ cho trong khi tôi có lòng tịnh tín mà thôi. TÔI SẼ CHỌN ÐẶC ÂN TỪ Sakka (Eva.m Sakkavara.m vare): Tôi sẽ chọn 5. đặc ân đó từ Sakka, chúa của chư Thiên như vầy: Những đặc ân về sức khoẻ, về những vật thí và đặc ân có những người xứng đáng thọ lãnh những vật bố thí. Về điều này câu, "Khi tôi thức dậy" ám chỉ đặc ân về sức khỏe, (Câu sẽ xuất hiện những vật thực của chư Thiên là về những vật thí, và những người ăn xin có giới đức Là những người xứng đáng thọ lãnh vật cúng dường; "và trong khi tôi cho chúng sẽ không thọ cạn hết" là đặc ân về những vật thí vô hạn; và "sau khi tôi đã cho, tôi sẽ không cảm thấy hối tiếc và tâm của tôi có lòng tịnh tín khi tôi cho" là đặc ân được làm người bố thí. Năm điều này được mong ước để chúng trở thành những đặc ân, nên hiểu những đặc ân ấy là như vậy, vì mục đích của những việc phước ấy bao gồm sự bố thí cao tột.

Khi A"nkura công bố ý định của vị ấy, thì một người đàn ông tên là Sonaka, mà đang ngồi ở đó, là nhười có tánh cẩn thận, bèn nói hai câu kệ khi muốn ngăn cản vị ấy đừng bố thí quá mức.

44. "Người không nên ban bố tất cả những vật sở hữu của mình cho người khác; Người nên vừa cho những vật thí vừa bảo vệ tài sản của mình. Do đó, của cải tốt hơn sự bố thí, những gia đình không tồn tại được do sự bố thí quá mức.

45. Không phải không cho, cũng không phải cho quá mức mà được các bậc trí khen ngợi đâu. Do đó, của cải tốt hơn sự bố thí; người nên thực hiện sự tiết độ. Ðây là cách của những kẻ cương quyết.

Muốn thử vị ấy Sindhaka, sau đó đã nói lên một lần nữa những câu kệ bắt đầu bằng, "Người không nên ban ra tất cả những sở hữu của mình."

Chú giải:

44. Ở đây, tất cả NHỮNG VẬT SỞ HỮU CỦA MÌNH (Sabbavittaani): Tất cả những vật sở hữu và những phương tiện, gồm cả động sản và bất động sản, nghĩa là những loại của cải của mình. ÐẾN MỘT NGƯỜI KHÁC: Pare= Pa ra.mhi (Thể văn phạm hoán chuyển); Nghĩa là đại điện một người khác (parassa). NGƯỜI KHÔNG NÊN BAN RA (Na pavecche) Người không nên bố thí khi nghĩ rằng, "Những người xứng đáng thọ lãnh những vật thí là sẳn có". Và không giữ lại cái gì. Nghĩa là người không nên biến hết tất cả tài sản của mình thành vật bị hy sinh. Người nên vừa CHO NHỮNG VẬT THÍ (Dateyya daana~n ca): Người nên dùng tất cả mọi thứ để làm vật thí; hơn nữa, người khôn nên cho những vật thí theo đúng với phương tiện của mình sau khi định gía lợi tức thu nhập và số chi tiêu. VÀ BẢO VỆ CỦA CẢI CỦA MÌNH (Dhana~n ca rakkhe). Người nên chăm sóc của cải của mình bằng cách kiếm cho được cái chưa kiếm được; hay nói cách khác, người nên bảo vệ tài sản của mình theo cách nầy, đây là nền tảng của sự bố thí vật thực.

"Một phần tư tài sản của người thì người nên hưởng, hai phần tư người nên để vào công việc, trong khi phần thứ tư thì nên đem cất, nếu không người sẽ gặp khó khăn."

Quả thật, vậy ba con đường này cần phải được thực hành theo bằng sự thay đổi qua lại, những người làm luật đã nói như thế. DO ÐÓ, (tasmaa): Bởi vì khi bảo vệ của cải của một người và khi tạo ra những vật thí, Người ấy đang hành động vì sự lợi ích cho cả hai đời, và bởi vì sự bố thí lệ thuộc vào của cải, do đó của cải thì tốt hơn, thù thắng hơn sự bố thí, và sự bố thí quá mức không nên thực hành - đây là ý nghĩa. Vì lý do này mà vị ấy nói rằng, "Những gia đình không còn tồn tại do bố thí quá mức. (Atippadaanena kulaa na honti). Những gia đình không tồn tại, không còn tiếp tục, nghĩa là chúng bị tiêu diệt mất, do sự thực hành bố thí quá mức khi người không biết phạm vi về của cải của mình mà sự bố thí như vậy lệ thuộc vào. Bây giờ, khi lập nên sự kiện rằng điều này được khen ngợi bởi Bậc trí tuệ, vị ấy nói lên câu kệ rằng: "Không phải không bố thí, cũng không phải bố thí quá mức".

45. Ở đây, KHÔNG PHẢI KHÔNG BỐ THÍ CŨNG KHÔNG PHẢI BỐ THÍ QUÁ MỨC (Adaana.m atidaana~nca): không phải hoàn toàn không bố thí dầu một nắm cơm hay một vá vật thực, cũng không phải bố thí quá mức, là tánh rộng rãi mà trong đó những giới hạn vượt quá mức, làm như vậy được khen ngợi, được tán dương, bởi những bậc trí tuệ có tuệ quán và có trí tuệ đã sanh lên. Do hoàn toàn không bố thí, người ta bị mất đi hạnh phúc trong đời sau, trong khi cho quá mức thì gia đình của người sẽ không thể tiếp tục tồn tại. ÐÂY LÀ CÁCH SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI KIÊN QUYẾT (Sa dhiiradha.mmo): trong vấn đề bố thí quá mức đã được nói ở trên và sự không bố thí, đây là cách sống của những người kiên quyết, của những người bền chí và những người rành mạch về chánh hạnh và thiện hạnh - vị ấy giải thích rằng đây là con đường mà những người có trí ấy thực hành theo.

Khi qua điều này, A"nkura bèn công bố phương châm và hành động mà vị ấy sẽ thực hành bằng bốn câu kệ, để cố gắng làm cho người kia thay đổi tâm ý của mình:

46. Thưa ngài, thực ra tôi vẫn muốn tiếp tục bố thí, và nếu điều ấy là đúng thời những người xứng đáng sẽ kết hợp với tôi - như đám mưa làm đầy chỗ đất thấp, tôi sẽ làm thoả mãn tất cả những người đi đường.

47. Khi người trông thấy những người ăn xin thì sắc tướng của người trở nên tươi sáng và khi người đã cho thì thấy vui thích - đây là hạnh phúc dành cho người sống ở nhà.

48. Khi người trông thấy những người ăn xin thì sắc tướng của người sẽ trở nên tươi sáng, và khi người đã cho rồi thì sẽ thấy hoan hỉ - đây là sự thực hành thành công của sự hy sinh.

49. Ngay trước khi bố thí người nên hoan hỷ; khi đang bố thí tâm của mình nên tịnh tín; khi người đã bố thí rồi, thì người cũng được vui thích - đây là lối thực hành thành công của sự hy sinh".

Chú giải:

46. Ở đây, QUẢ THỰC SẼ ÐÚNG HƠN (Aho vata): quả thật nó sẽ tốt đẹp. Thưa ngài (re) là một hình thức xưng hô. Rằng tôi sẽ chỉ tiếp tục bố thí: Aha.m eva da jja.m = aha.m dajja.m eva (thể văn phạm hoán chuyển). Ðây là ý nghĩa tóm tắt trong đoạn này, cho dù, như người ta nói, đây là quan điểm của những người rành mạch về chánh pháp, rằng của cải thì tốt hơn bố thí, tôi cũng muốn tiếp tục bố thí.VÀ NHỮNG NGƯỜI XỨNG ÐÁNG SẼ KẾT HỢP VỚI TÔI (Santo ca ma.m sappurisaa bhajeyyu.m): và rằng trong trường hợp mà tôi cho thì những người xứng đáng có giới đức, an tịnh và chân chánh, có thiện hạnh về thân, khẩu và ý sẽ kết hợp với tôi, sẽ đến gần tôi. NHƯ ÐÁM MƯA LÀM ÐẦY VÙNG ÐẤT THẤP (Negho 'va ni.nna.m paripuurayanto) và quả thật đúng hơn là tôi sẽ làm thoả mãn họ, làm cho thành tựu những mong ước của tất cả những người đi đường như một đám mưa lớn trút xuống những vùng đất thấp, trên những chỗ nằm dưới thấp.

47. KHI NGƯỜI TRÔNG THẤY NHỮNG NGƯỜI ĂN XIN (Yassa yaacanake disvaa): Khi người ấy trông thấy những người ăn xin thì sắc tướng của con người yêu quê hương sẽ trở nên tươi sáng, và lòng tịnh tín sẽ sanh lên khi người ấy nghĩ rằng, " Hầu hạ các ngài trong lúc sớm nhất sẽ thật sự là phước điền cho ta", trong khi người ấy cho, thì người ấy sẽ được hoan hỷ tâm; người ấy sẽ được tràn ngập bởi hỷ lạc. Ðiều này (Ta.m): Cảnh tượng những người ăn xin ở đây, lòng tịnh tín này khi trông thấy nhưng người ăn xin và sự hoan hỷ sau khi đã cho những vật thích hợp.

49. NGAY TRƯỚC KHI BỐ THÍ NGƯỜI NÊN HOAN HỈ (Pubbe 'va daanaa sumano): Ngay trước khi bố thí, từ lúc sửa soạn những vật thí trở đi, người nên hoan hỉ, người nên khởi hỉ tâm với tác ý cho ra những vật thí khi nghĩ rằng, " Ta sẽ để xuống kho của cải mà sẽ theo ta như sự xây dựng vinh quang của ta trong đời sau. KHI BỐ THÍ, TÂM CỦA NGƯỜI NÊN TỊNH TÍN (dada.m citta.m pasaadaye): Khi cho, khi đặt vật thực vào trong tay của những người xứng đáng thọ lãnh những vật cúng dường, tâm của người nên tịnh tín khi nghĩ rằng, "Từ của cải mà không có giá trị, tôi đang tạo ra một vật thí có giá trị". TRONG KHI NGƯỜI ẤY BỐ THÍ RỒI, THÌ NGƯỜI NÊN VUI THÍCH TIẾP (Datvaa attamano hoti): Trong khi người đã cho ra rồi những vật thí đến những người xứng đáng thọ lãnh những vật cúng dường, thì người nên vui thích, hoan hỷ, đầy hỉ lạc khi nghĩ rằng, " Ta đã thực hiện điều mà được qui định bởi những bậc trí tuệ. ồ, điều này là thiện, điều này là thù thắng": Ðây LÀ SỰ THỰC HÀNH THÀNH CÔNG CỦA VIỆC HY SINH (esaa ya~n~nassasampadaa): sự thành tựu trong ba tác ý mà được xem là hoan hỷ và được kết hợp bởi lòng tịnh tín trong quả của các nghiệp - Tác ý trước, đang, và sau khi cho những vật thí - đây là sự thực hành thành công, sự thành tựu của việc hy sinh; chẳng còn cách nào khác - đây là ý nghĩa.

Khi A"nkura đã công bố như vậy phương châm hành động mà vị ấy sắp thực hiện hằng ngày, vẫn duy trì sự bố thí vĩ đại, ý định của vị ấy về sự bố thí càng ngày càng được gia tăng nhiều hơn. Do bởi điều này khiến cho toàn thể vương quốc lúc bấy giờ phải dẹp qua công việc để nhường chỗ cho những lễ hội. Khi sự bố thí vĩ đại ấy đang tiến hành thì những người mà đã nhận được những phương tiện cần thiết cho cuộc sống đã bỏ mọi công việc làm ăn của họ và đi dạo quanh tuỳ thích. Do bởi điều này khiến những kho báu của hoàng gia trở nên trống rỗng và nhân đó, các vị vua sai sứ giả đến A"nkura, nói lại rằng, "vì những vật bố thí của Ngài, thưa Ngài, nền kinh tế của chúng tôi đã bị suy sụp và những kho báu của chúng tôi đã trở nên trống rỗng. Ngài nên biết giới hạn thích hợp đến chừng mức mà vật thí nên được cho ra".

Khi nghe qua điều này, A"nkura đi đến dakkhinaapatha, và tại vùng tamil sai dựng lên một số lớn những phước xá ở một chỗ không cách xa biển, và duy trì những sự bố thí vĩ đại của vị ấy ở đó trong suốt cuộc đời còn lại của vị ấy. Vào lúc thân hoại mạng chung, vị ấy tái sanh vào cõi ba mươi ba. Những người kiết tập Tam tạng nói những câu kệ này để cho thấy sự vinh quang của những vật thí của vị ấy và sự tái sanh trong thiên giới của vị ấy:

50. Sáu chục ngàn cỗ xe chứa đầy vật thực thường xuyên được cho đến mọi người ở chỗ ngụ của A"nkura, là người có con mắt nhìn về những việc phước.

51. Ba ngàn người nấu bếp, trang sức những bông tai có cẩn ngọc, là những người trông coi những vật thí cho sự dâng hiến, nhờ A"nkura mà họ được sự nuôi mạng.

52. Sáu chục người đàn ông, là những chàng thanh niên trang sức những vòng tai có cẩn châu ngọc, chẻ củi ở chỗ bố thí vật thực vĩ đại của A"nkura .

53. Sáu chục ngàn phụ nữ, tất cả đều trang sức và có mang châu ngọc, sửa soạn nhiều loại gia vị tại chỗ bố thí vĩ đại của A"nkura .

54. Sáu chục ngàn phụ nữ, tất cả đều trang sức và có mang châu ngọc, đứng sẵn sàng với cái vá trong tay tại chỗ bố thí vĩ đại của A"nkura .

55. Vị Sát đế lỵ này đã bố thí dồi dào đến nhiều người, vị ấy đã bố thí trong một thời gian dài, ân cần, bằng sự quan tâm chu đáo và bằng chính tay của vị ấy, nhiều lần, nhiều lần.

56. A"nkura đã duy trì sự bố thí vĩ đại của vị ấy trong một thời gian dài, trong nhiều nửa tháng, trong nhiều mùa và nhiều năm.

57. Sau khi A"nkura đã thực hành sự bố thí như vậy và hy sinh như vậy trong một thời gian dài như vậy, vị ấy từ bỏ thân xác của con người và đi đến cõi ba mươi ba.

Chú giải:

50. Ở đây, SÁU CHỤC NGÀN CỖ XE (Satthivaa hassaani= vaahaana.m satthisahassaani) (phối hợp cách): Sáu chục ngàn cỗ xe chứa đầy gạo thơm v.v... được cho ra thường xuyên, ngày này qua ngày khác, đến dân chúng, đến những nhóm chúng sanh, ở chỗ ngụ của A"nkura, là người có con mắt nhìn về những việc phước, là người chuyên tâm trong việc bố thí, là người nghiêng về sự bố thí - đây là cách nên được hiểu.

51. BA NGÀN NGƯỜI NẤU BẾP (Tisahassaani sudaa hi) nhiều đến ba ngàn người nấu bếp để sửa soạn những bữa ăn và những điều này được chỉ ra ở đây chỉ là những người đầu bếp trưởng, nên hiểu là mỗi người trong những người đầu bếp này đều có vô số những người đầu bếp khác làm theo lời căn dặn của trưởng bếp. Một số người đọc, là tisahassaani suudaana.m: (thể văn phạm hoán chuyển), TRANG SỨC NHỮNG VÒNG TAI CÓ CẨN NGỌC (aamuttama.niku.n.dalaa): Mang nhiều loại bông tai được trang sức và có cẩn ngọc châu. Nhưng đây chỉ là một ví dụ, vì họ cũng được trang phục, mang những chiếc vòng và dây lưng nữa. HỌ KIẾM SỐNG ÐƯỢC LÀ NHỜ A"NÁKURA (A"nkura.m upajiivanti): Họ sống nhờ vào vị ấy, nghĩa là họ lệ thuộc vào vị ấy về việc kiếm sống của họ. LÀ NGƯỜI TRÔNG COI NHỮNG VẬT THÍ CHO SỰ HY SINH (daane ya~n~nassa vyaava.taa) là người nhiệt tâm trông coi những vật thí, trông coi hành động hy sinh, cho sự hy sinh, cho cái được gọi là sự hy sinh vĩ đại ấy.

52. NHỮNG CHÀNG TRAI CHẺ CỦI (Ka.t.tha.m phaalenti maa.navaa): Những người dân trẻ có ăn mặc gọn gàng và trang sức, chẻ, bửa củi để nấu nhiều loại vật thực cần thiết, gồm cả loại cứng và loại mềm v.v...

53. NHỮNG LOẠI GIA VỊ (Vìdha), những loại gia vị được xem là những thứ thích hợp để thêm vào vật thực. SỬA SOẠN (pi.n.denti): Ðược trộn bằng cách xay chung với nhau.

54. VỚI CÁI VÁ TRONG TAY (Dabbigaaha): Với cái muỗng lớn trong tay. ÐỨNG SẴN SÀNG (upa.t.thitaa): họ đi và đứng ở những ch? mà bữa ăn được phục vụ.

55. NHIỀU (Bahu.m): một lượng lớn, số nhiều. ÐẾN NHIỀU NGƯỜI (bahuuna.m): đến vô số. CHO (paadaasi): bố thí bằng nhiều cách khác nhau. TRONG MỘT THỜI GIAN DÀI (cira.m). Trong một thời gian lâu; Vị ấy sanh lên khi thọ mạng của con người là hai chục ngàn năm, đã bố thí dồi dào đến nhiều người trong suốt thời gian ấy. Ðể cho thấy cách mà vị ấy đã bố thí "với sự trông nom chu đáo v.v..." được nói đến. ở đây VỚI SỰ TRÔNG NOM CHU ÐÁO (sakkacca.m): Với sự tôn kính, với điều mà được cần đến và không suy tính. BẰNG CHÍNH TAY CỦA VỊ ẤY sahatthaa= sahatthena (thể văn phạm hoán chuyển): không chỉ bằng mệnh lệnh. CẨN THẬN (citti.m katvaa): Vị ấy cúng dường đến họ bằng những ý nghĩ cho ra của vị ấy có sự tôn kính và xem trọng. TRỞ ÐI TRỞ LẠI (punappuna.m): Nhiều lần, vị ấy không làm điều ấy một lần hay vài lần mà đã bố thí trong số vô trường hợp, đây là cách nên được hiểu. Bấy giờ để giải rõ đúng cái mà vị ấy đã làm niều lần, các vị kiết tập tam tạng đã nói lên câu kệ bắt đầu: (A"nkura) duy trì sự bố thí vĩ đại của vị ấy trong một thời gian dài, trong nhiều nửa tháng và nhiều tháng.

56. Ở đây, TRONG NHIỀU THÁNG (bahumaase): Trong nhiều và vô số tháng, bắt đầu bằng tháng (Citta). NHỮNG NỬA THÁNG (pakkhe): Trong nhiều nửa tháng, nửa tháng hạ huyền và nửa tháng thượng huyền của tháng. Trong NHIỀU MÙA VÀ NHIỀU NĂM (uttusa.m vaccharaani ca): Trong nhiều mùa như xuân hạ v.v... Và trong nhiều năm, mỗi năm bắt đầu bằng tháng citta; đây là đối cách mang ý nghĩa một thời gian dài liên tục. TRONG MỘT THỜI GIAN DÀI (diigha.m antara.m): Trong một thời gian dài, trong khi đã giải thích rồi rằng, "vị ấy đã bố thí trong một thời gian dài", nói về sự duy trì việc bố thí của vị ấy trong một thời gian dài, câu kệ bắt đầu rằng, "Ankura đã duy trì sự bố thí vĩ đại của vị ấy trong một thời gian dài, trong nhiều nửa tháng và nhiều tháng" được lập lại để nhấn mạnh rằng vị ấy đã duy trì sự bố thí ấy trong một thời gian dài không gián đoạn - Ðây là cách nên được hiểu.

57. NHƯ VẬY (eva.m): Theo cách đã giải thích. ÐÃ CHO VÀ ÐÃ THỰC HÀNH SỰ HY SINH (datvaa yaasitvaaca): Những điều này đều giống nhau như một về ý nghĩa: Ðã bố thí bằng cách cho ra những vật thí đến những người xứng đáng thọ lãnh những vật cúng dường và, lại nữa, thực hành những sự hy sinh bằng sự hy sinh vĩ đại cho đến tất cả những ai cần đến nhiều như họ mong muốn theo cách đã giải rõ, nghĩa là vị sát đế lỵ này đã cho ra một cách dồi dào đến nhiều người. VỊ ẤY BỎ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI VÀ ÐI ÐẾN CÕI BA MƯƠI BA (So hitvaa maanusa.m deha.m taavatimsuupago ahu): Vào lúc kết thúc đời sống, A"nkura từ bỏ trạng thái làm người và đi về với thiên chúng trong cõi ba mươi ba bằng sự tái sanh.

Trong khi vị ấy đang thọ hưởng sự vinh quang của chư Thiên sau khi đã sanh vào trong cõi ba mươi ba như vậy, trong thời của Ðức Thế Tôn của chúng ta có một chàng trai tên là Indaka, là người với lòng tịnh tín trong tâm, đã cúng dường một muỗng vật thực đến Trưởng lão Anuruddha khi Ngài đang đi khất thực. Ðến lúc vị ấy chết, do oai lực của việc phước đã gieo vào phước điền, được tái sanh trong cõi ba mươi ba, làm một vị chư Thiên có oai lực và đại thần thông, chiếu sáng rực rỡ và vượt trội hơn vị chư Thiên A"nkura về mười thuộc tính như tướng mạo chư Thiên v.v... Vì lý do này, có lời nói rằng:

58. Sau khi cho một muỗng vật thực đến anuruddha, Indaka bỏ thân xác của con người và đến cõi ba mươi ba.

59. Về mười cách, Indaka sáng chói hơn A"nkura: Là dung sắc, giọng nói, vị, hương thơm và vật xúc chạm, tất cả đều khả ái với tâm.

60. Về thọ mạng và danh tiếng, nước da, sự hạnh phúc và quyền lực- Như vậy Indaka sáng chói hơn A"nkura .

Chú giải:

59. Ở đây, VỀ TƯỚNG MẠO (ruupe): Về vấn đề liên quan đến hình tướng, nghĩa là về sự thù thắng của hình tướng của vị ấy. GIỌNG NÓI (sadde) v.v... Ðiều tương tự cũng được áp dụng như vậy vào những chữ nầy.

60. VỀ SỰ TRƯỜNG THỌ (aayunaa): Về thọ mạng. Nhưng không phải rằng thọ mạng của các vị chư Thiên được nói đến là một khoảng thời gian dài có xác định chăng? Ðiều ấy đúng nhưng chỉ là một quy luật chung vì, quả thật vậy, cái chết đến với một vài vị chư Thiên một cách yểu thọ vì không có những phương tiện v.v... Tuy nhiên, Iídaka sẽ sống đủ ba Ko.ti và sáu chục ngàn năm nữa. Vì lý do này mà có lời nói rằng "Vị ấy vượt trội hơn về sự trường thọ". VỀ DANH VỌNG (yasasaa): sự thù thắng về tuỳ tàng đông đảo của vị ấy. VỀ NƯỚC DA (va.n.nena): Sự thù thắng về sắc thân của vị ấy. VỀ QUYỀN UY (aadhipaccena): Về quyền tối cao.

Khi A"nkura và Indaka thọ hưởng sự vinh quang của chư Thiên sau khi tái sanh trong cõi trời ba mươi ba như vậy thì Ðức Thế Tôn của chúng ta, vào hạ thứ bảy sau khi chứng đắc nhất thiết trí, đã thị hiện song thông vào đêm trăng tròn của tháng Aasaalhii, ở dưới gốc cây Ga.ndamba gần cổng của thành Saavatthi . Ðúng lúc, Ngài đi bằng ba bước chân, đến cõi ba mươi ba và ngồi trên tảng đá Pa.n.dukambala ở dưới chân của cây San hô, để thuyết giảng Abhidha.mma . Khi chiếu sáng rực rỡ như mặt trời mới mọc ở trên núi Yugandhara, Ngài chiếu ra hào quang từ chính thân của Ngài, vượt trội ánh sáng của những vị chư Thiên đi chung và những vị Brahma đã hội họp ở đó t? mười ngàn thế giới. Ngài trông thấy Indaka ngồi ở gần bên, và A"nkura ngồi ở cách xa mười hai do tuần, và nói lên câu kệ này với mục dích giải thích tầm quan trọng về pháp thành tựu nơi những bậc xứng đáng thọ lãnh vật cúng dường:

"Một sự bố thí vĩ đại đã được cho bởi ngươi, này A"nkura, trong một thời gian dài. Người lại ngồi quá cách xa - hãy đến trước mặt của Như Lai".

Khi nghe qua điều này, A"nkura bèn bạch rằng, "Bạch Ðức Thế Tôn, con đã cho ra nhiều vật thực trong một thời gian dài, và dầu con đã duy trì sự bố thí vĩ đại ấy, nhưng vì không có được những bậc xứng đáng thọ lãnh những lễ vật cúng dường, giống như hạt giống được gieo vào thửa ruộng có đất cằn cỗi, nên không có quả báu dồi dào. Nhưng đối với Indaka, dầu vị ấy chỉ cho một vật thí gồm một muỗng vật thực, bởi vì vị ấy có được người xứng đáng thọ lãnh vật cúng dường, nên có trổ sanh, như hạt giống được gieo trên đám ruộng phì nhiêu, quả phước vô cùng dồi dào này. Những vị kiết tập Tam tạng nói những câu kệ này để minh hoạ quan điểm này:

61. Khi Ðức Phật, bậc cao quí nhất trong nhân loại, đang ngụ ở trên núi đá Pa.nduka.mpala ở dưới chân của cây san hô trong cõi ba mươi ba, Những vị chư Thiên từ mười ngàn thế giới đã đến tụ họp và tỏ sự tôn kính đến Ðức Phật khi Ngài lưu lại trên đỉnh núi.

63. Chẳng có vị chư Thiên nào vượt trội Ðức Phật về sắc tướng - Ðức Phật trội hơn tất cả những vị chư Thiên ấy, riêng Ngài chiếu sáng rực rỡ.

64. Vào lúc ấy, A"nkura ở cách xa mười hai do tuần trong khi Indaka, sáng chói hơn Vị ấy, đang ở gần bên Ðức Phật.

65. Ðức Phật, khi nhìn vào cả Iíkura và Indaka, bèn nói những lời này để đề cao những bậc đáng thọ lãnh vật cúng dường.

66. "Một sự bố thí vĩ đại được cho ra bởi ngươi, này A"nkura, trong một thời gian dài. Vậy mà Ngươi đã ngồi quá cách xa, hãy đến trước mặt Như lai".

67. Bị thúc dục bởi Bậc đã tu chứng, A"nkura bèn đáp lại rằng, "những vật thí ấy có lợi ích gì cho con đâu? Chúng không có được những bậc xứng đáng thọ lãnh vật thí,

68. Trong khi đó, vị yakkha Indaka này đã cho ra một vật thí có phần nhỏ bé, thế mà sáng chói hơn chúng con như mặt trăng sáng trội các vì sao.

69. Cũng như nhiều hạt giống được gieo trên đám ruộng khô cằn, nó không cho kết quả dồi dào cũng không làm hài lòng người gieo.

70. Cũng vậy, nhiều vật thí, khi được đặt vào trong những người có hạnh kiểm nghèo nàn, thì không cho kết quả dồi dào, cũng không làm hài lòng người cho.

71. Và cũng như, khi hạt giống ít mà được gieo trên một đám ruộng phì nhiêu và có những đám mưa thích hợp tưới xuống, thì kết quả làm hài lòng người gieo.

72. Cũng vậy, có quả lớn khi việc phước, dầu nhỏ nhặt nhất, được làm đối với những người có bản tánh như có giới đức và có đức tánh khác..."

Chú giải:

61. Ở đây: Ở CÕI BA MƯƠI BA (taavati.mse): trong cõi Ba mươi ba. Ở TRÊN NÚI ÐÁ PANDUKAMBALA (silaaya.m pa.n.dukampale): Khi Ðức Phật, là bậc cao quí nhất trong nhân loại, đang ngụ ở trên chiếc ngai bằng đá tên là Pa.n.duka.mpala - đây là cách nên được hiểu.

62. CÁC VỊ CHƯ THIÊN ÐÃ HỘI HỌP TỪ MƯỜI NGÀN THẾ GIỚI (dasasu lokadhaatuusi sannipatitvaana devataa): Các vị chư Thiên thuộc cõi dục và các vị chư Thiên thuộc cõi Brahmaa đã hội họp cùng với những vị chư Thiên trong mười ngàn cakkavaala (thế giới sa bà) để tỏ sự tôn kính đến Ðức Phật, Ðức Thế Tôn, và với mục đích để nghe pháp, vì lý do này mà có lời nói rằng "Và tỏ sự tôn kính đến Ðức Phật khi Ngài đang lưu trú ở trên đỉnh của ngọn núi". Nghĩa là trên đỉnh của ngọn núi Sineru .

64. LÚC BẤY GIỜ A"NKURA Ở CÁCH XA MƯỜI HAI DO TUẦN (Yojanaani dasa dve A"nkuro' ya.m tadaa ahu): Lúc bấy giờ, vào lúc mà vị ấy xoay mặt về phía Bậc Ðạo sư, A"nkura có hạnh kiểm như đã nêu ra ở trên, ở cách xa mười hai do tuần, nghĩa là vị ấy đang ngồi ở một chỗ cách chỗ mà Bậc Ðạo sư đang ngồi mười hai do tuần.

67. Bị xúi dục bởi Bậc đã tu chứng (codito bhaavitattena): Bị thôi thúc bởi Ðức Phật toàn giác, bởi bậc có tâm tu tập bằng sự trau dồi các thánh đạo và tu tập Mười pháp Ba la mật. Những câu kệ bắt đầu bằng, "Những vật thí ấy có lợi ích gì đối với con?" Ðược nói bởi A"nkura để trả lời Bậc Ðạo sư. Ở đây, CHÚNG KHÔNG CÓ ÐƯỢC NHỮNG BẬC XỨNG ÐÁNG THỌ LÃNH NHỮNG VẬT CÚNG DƯỜNG (dakkhineyyena su~n~nata.m): "bởi vì những vật thí của con lúc bấy giờ không có được, trống rỗng, thiếu kẻ xứng đáng thọ lãnh những vật cúng dường, do đó những vật thí ấy có lợi ích gì đối với con?" Vị ấy nói, khi coi thường những vật thí của chính vị ấy.

68. YAKKHA (yakkho): Devaputta. ÐÃ CHO Dajjaa=Datvaa (thể văn pham hoán chuyển) SÁNG CHÓI HƠN CHÚNG CON (atirocati a.mhehi) vị ấy chiếu sáng rực rỡ, vượt trội ánh sáng của những kẻ như con: Hi (không được dịch) chỉ là một tiểu từ không biến đổi. Nghĩa là vị ấy chiếu sáng rực rỡ, sáng chói và vượt trội hơn chúng con. Vị ấy đã nói gì? "Như mặt trăng sáng trội hơn các vì sao?"

69. CÓ ÐẤT KHÔ CẰN (Ujjangale): Ðó là một mảnh đất cứng; một số nói rằng nó có nghiã là "đất phèn". ÐƯỢC TRỒNG (ropita.m): Ðược gieo, hay được xới lên rồi trồng lại. KHÔNG LÀM HÀI LÒNG (na pi toseti): Chẳng làm hoan hỷ, hay không có sự hoan hỷ nào được tạo ra do bởi quả thiện của nó.

70. CŨNG VẬY (tath'eva): Nghĩa là cũng như, khi dầu có nhiều hạt giống được trồng trong một thửa ruộng có đất phèn, không cho kết quả dồi dào, không đem lại nhiều kết quả, không làm hài lòng người gieo trồng, dầu cho có nhiều vật thí cũng vậy, khi được đặc vào trong những người có hạnh kiểm nghèo nàn, trong những người không có giới, thì không đem lại nhiều quả báu, cũng không làm hài lòng người bố thí.

71. CŨNG NHƯ, KHI ÍT HẠT GIỐNG DẦU ÐƯỢC TRỒNG TRÊN ÐẤT PHÌ NHIÊU (yathaa pi bhaddake): ý nghĩa nên hiểu là điều trái ngược với đều đã được nói trong hai câu kệ trước - đây là cách nên được hiểu. VÀ NHỮNG ÐÁM MƯA THÍCH HỢP ÐƯỢC BAN XUỐNG (Sammaadhaara.m pavecchante): Và những đám mưa tưới xuống một cách thích hợp, nghĩa là khi trời mưa xuống từng năm, mười hay mười lăm ngày.

72. NHƯ CÓ NHỮNG ÐỨC TÁNH (Gunava.ntesu): Như chuyên tâm vào những đức tánh tốt như các tầng thiền v.v... ÐẾN NHỮNG BẬC CÓ BẢN TÁNH NHƯ VẬY (taadisu): Ðến những người đã đạt đến những đặc tính như có tánh chất thiện v.v.. HÀNH ÐỘNG (Kaara.m) được nêu ra với sự méo mó về giống tánh, nghĩa là một sự lợi hành. Vị ấy đã nói về loại lợi hành nào? Một hành động phước.

73. Những vật thí cho ra có sự phân biệt thời cái được cho ra có quả báo lớn. Khi những vật thí được cho ra với sự phân biệt thời những người bố thí sẽ đi đến cõi trời.

74. Bố thí với sự phân biệt được Ðức Sugata tán dương. Cái mà được cho đến những Bậc xứng đáng thọ lãnh những vật cúng dường ở đây trong đời này thì có quả báu lớn như hạt giống được gieo trên thửa ruộng màu mỡ.

Chú giải:

73. Ở đây, VỚI SỰ PHÂN BIỆT: Viceyya=Vicinitvaa (thể văn phạm hoán chuyển): Khi một người đã biết chắc bằng trí tuệ rằng người thọ lãnh vật thí được nêu ra là phước điền. Phần còn lại thì tự chúng đã rõ ràng hết rồi.

Khi bắt đầu bằng câu kệ rằng, "Một sự bố thí vĩ đại được cho ra bởi ngươi", Ngạ quỉ sự về A"nkura này được nêu lên bởi Bậc Ðạo sư ở cõi ba mươi ba trước mặt các vị chư Thiên trong mười ngàn, nhằm mục đích giải thích tầm quan trọng của việc có được những bậc xứng đáng thọ lãnh những vật cúng dường. Khi Ngài đã thuyết tụng AbhiDhamma ở đó trong ba tháng và đã làm lễ Ðại Tự Tứ vị Deva ấy của những vị chư Thiên đã đi xuống từ cõi trời ấy, được vây quanh bởi những hội chúng chư Thiên, đến thành phố Sankassa . Ðúng lúc, Ngài đến tại Saavatthi và trong khi đang ngụ ở Jetavana, Ngài giảng giải chi tiết giữa tứ chúng nhằm mục đích giải thích tầm quan trọng của việc có được những bậc xứng đáng thọ lãnh những lễ vật cúng dường, bài pháp bắt đầu từ, "mục đích ấy mà nhờ đó chúng ta đang đi", và đưa giáo pháp đến đỉnh cao bằng thời pháp về tứ đế. Vào lúc kết thúc của thời Pháp ấy, tuệ quán về diệu pháp đã sanh lên trong vô số ngàn Ko.ti chúng sanh.

-ooOoo-

Ðầu trang | 1.1 | 1.2 | 1.3 | 1.4 | 2.1 | 2.2 | 2.3 | 2.4 | 2.5 | 3.1 | 3.2 | 3.3 | 4.1| 4.2 | 4.3 | 4.4 | Mục lục

Chân thành cám ơn Đại đức Giác Đồng đã gửi tặng phiên bản vi tính
(Bình Anson, tháng 08-2001)


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 17-08-2001