BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Chú Giải Ngạ Quỷ Sự

Tỳ kheo Minh Huệ dịch Việt
(dựa theo bản dịch Anh ngữ của Peter Masefield)


[2.3]

II.7 TÀI HỘ QUỈ SỰ
(DHANAPAALA PETAVATTHUVA.N.NANAA)

"Người trần truồng và có hình tướng thô xấu."

Pháp thoại này được Bậc Ðạo sư thuyết giảng trong khi ngài đang ngụ ở Jetavana, liên quan đến Ngạ quỷ Dhanapaala (Tài Hộ).

Tương truyền rằng trước khi Ðức Phật xuất hiện tại Kinh đô Erakaccha trong Vương quốc của những vị Dasa.n.na, có một vị thương nhân giàu có tên là Dhanapaalaka, là kẻ không có đức tin cũng không có lòng tịnh tín và keo kiệt, lại chấp theo tà kiến Natthika. Những hoạt động của ông ta được biết đến qua kinh tạng. Khi ông ta chết, ông ta sanh làm một Ngạ quỷ trong vùng hoang vắng. Thân của ông ta lớn bằng thân của cây thốt nốt. Da thì nổi u lồi, thô thiển và trông kinh khiếp, xấu xí và dị hợm - Trông thật ghê tởm. Bị chế ngự bởi cơn đói và khát và cái lưỡi của nó thè ra khỏi cái cuống họng khô cháy của nó, nó đi lang thang chỗ này chỗ nọ trong năm mươi lăm năm là không kiếm được một chút gì, dầu là một hột cơm hay một giọt nước. Rồi khi Ðức Thế Tôn của chúng ta xuất hiện trong thế gian và đã lăn Bánh xe Diệu Pháp, và đến đúng lúc đang cư trú tại Saavatthi, một số thương nhân là những dân cư của thành Saavatthi, chất đầy hàng hoá trong năm trăm cỗ xe, đi đến xứ Uttaraapatha, bán hàng hoá của họ ở đó, và lại chất đầy những hàng hoá nhận được vào những cỗ xe của họ. Khi họ đang trở về vào lúc chiều tối, họ đi đến một con sông bị khô nước nọ. Họ tháo ách cho những con bò ở đó và cấm trại qua đêm. Rồi con Ngạ quỷ ấy bị khát, đi đến tìm kiếm một cái gì đó để uống. Vì không kiếm được gì dầu một giọt nước ở đó, nó ngã sấp, thất vọng, như cây thốt nốt bị đốn hạ đến gốc rễ. Khi trông thấy nó, những thương nhân bèn hỏi nó bằng câu kệ này:

1. "Ngươi trần truồng và có hình tướng thô xấu, gầy ốm với những đường gân lộ ra. Ngươi là kẻ ốm yếu, với những xương sườn lộ ra, bây giờ người là ai?"

Nhân đó Ngạ quỷ nói rõ gốc gác của nó.

2. "Thưa Ngài, tôi là một Ngạ quỷ, đã đi đến kiếp sống đau khổ trong cõi của Yama; Sau khi đã làm ác nghiệp, tôi đã đi từ đây đến cõi Ngạ quỷ". Một lần nữa các thương nhân lại hỏi Ngạ quỷ về nghiệp mà nó đã tạo:

"Vậy ngươi đã làm ác nghiệp nào bằng thân khẩu hoặc ý? Do kết quả của nghiệp nào khiến ngươi ra đi từ đây đến cõi Ngạ quỷ?"

Nó bèn nói những câu kệ này để kể về những hoàn cảnh về quá khứ, hiện tại và tương lai của nó, từ chỗ sanh lên trước kia của nó trở đi, và cho họ một lời sách tấn:

4. "Tại thành phố của những người Dasa.n.na, là Erakaccha nổi tiếng. Trong quá khứ tôi là một thương nhân ở đó - được biết đến qua cái tên là Dhanapaala (Người giữ của)

5. Tám mươi cỗ xe chất đầy vàng là của tôi; tôi cũng có nhiều vàng và nhiều ngọc trai và những loại đá quí.

6. Dầu có của cải to lớn như vậy, nhưng tôi lại không thích bố thí. Tôi đóng cửa trước khi ăn vì sợ những người ăn xin sẽ thấy tôi.

7. Tôi không có niềm tin, hèn hạ, keo kiệt và hay chửi mắng. Tôi có thói quen ngăn cản nhiều người trong khi họ đang bố thí và làm các thiện sự.

8. Khi nói rằng, "không có kết quả nào từ sự bố thí cả, kết quả của sự tự chế sẽ đến từ đâu?" Tôi phá huỷ những hồ sen và những chỗ uống nước khác, những khu huê viên, những chỗ dẫn nước ở bên đường và những chiếc cầu tại những chỗ khó băng qua.

9. Tôi đã không làm việc làm phước thiện. Tôi chỉ làm những việc ác. Khi rời khỏi cõi ấy, tôi sanh vào trong cõi Ngạ quỷ, bị hành hạ bởi cơn đói và khát. Trong năm mười lăm năm kể từ khi tôi chết.

10. Tôi không biết rõ về ăn hay uống nước. Người bị cản trở đi đến chỗ hư hoại, người đi đến chỗ hư hoại bị cản trở. Tương truyền rằng những Ngạ quỷ quả thật biết rằng người mà bị cản trở đi đến chỗ hư hoại.

11. Trong quá khứ tôi cũng bị cản trở như thế. Tôi đã không bố thí dầu có nhiều cảu cải tồn đọng. Dầu những vật thí nằm trong tay, tôi cũng chẳng làm chỗ nương tựa cho chính tôi.

12. Về sau tôi cảm thấy ăn năn khi những nghiệp của chính tôi bắt đầu cho quả. Sau bốn tháng cái chết sẽ đến với tôi.

13. Và tôi sẽ rơi xuống địa ngục kinh khiếp và ác nghiệt: có bốn góc với bốn cổng, nó được chia thành những phần bằng nhau, được bao quanh bởi một bức tường sắt, có mái bằng sắt ở trên.

14. Cái nền nóng rực sáng của nó làm bằng sắt cháy đỏ: Nó trải rộng khắp quanh một trăm do tuần, đứng mãi mãi như thế.

15. Ở đó, trong một thời gian dài tôi sẽ trải qua những cảm thọ đau đớn do quả của những ác nghiệp của tôi. Vì lý do này tôi vô cùng sầu khổ.

16. Do đó tôi xin nói với các người rằng, "Tôi xin chúc lành đến các người, mỗi người trong các vị đã hội họp ở đây. Ðừng gieo tạo một ác nghiệp nào dầu công khai hay bí mật.

17. Vì nếu quý vị làm hoặc sẽ làm một ác nghiệp nào đó thời sẽ không có con đường trốn thoát khỏi đau khổ dành cho các người đâu, cho dù các người có bay lên trời và chạy đi xa khuất chỗ nào.

18. Hãy tôn kính mẹ, hãy tôn kính cha; Hãy tôn kính các bậc trưởng thượng trong gia đình. Hãy tỏ sự sùng kính đến các vị Sa môn và Bà la môn - bằng cách này các người sẽ đi đến cõi trời."

Chú giải:

4. Ở đây, CỦA NHỮNG VỊ DASA.N.NA: Trong vương quốc của những người Dasa.n.na hay của những vị vua có tên ấy. ERAKACCHA (Erakaccha.m): là tên của thành phố ấy. Ở ÐÓ (Tattha): Trong thành phố ấy. TRONG QUÁ KHỨ (Pure): Trước kia, trong kiếp quá khứ. TÔI ÐƯỢC BIẾT ÐẾN LÀ DHANAPAALA (Dhanapaalo ti ma.m vidu): người ta biết tôi là phú hộ Dhaanapaala . Vị ấy thốt lên câu kệ này, bắt đầu là, "tám mươi" để cho thấy tại sao cái tên đặc biệt ấy lại được cho đến vị ấy vào lúc bấy giờ.

5. Ở đây, TÁM MƯƠI CỖ XE (Asiiti saka .tavaahaana.m): hai mươi Khaarii lố hàng được kể là bằng một cỗ xe hàng. Tám mươi cỗ xe chất đầy vàng này và cũng vậy những kahapa"na thực ra là của tôi - Ðây là cách nên được hiểu. VÀNG CỦA TÔI CÓ NHIỀU (Pathuuta.m me jaataruupa.m): Nhiều vàng đến vô số Bhaara .

6. TÔI KHÔNG THÍCH BỐ THÍ (Na me daatu"m piya.m ahu): Tôi không thích cho ra những vật thí. E RẰNG NHỮNG NGƯỜI ĂN XIN SẼ TRÔNG TH?Y TÔI (Maa ma.m yaacanakaaddasum): Tôi đóng cửa nhà trước khi tôi ăn, vì nghĩ rằng những người ăn xin sẽ không được trông thấy tôi".

7. KEO KIỆT (Kadariyo): vô cùng bần tiện. THÍCH CHỬI MẮNG (Paribhaasako): Khi ông ta trông thấy mọi người bố thí vật thực thì ông ta đe doạ. TRONG KHI HỌ ÐANG BỐ THÍ VÀ ÐANG THỰC HÀNH (Dadantaana.m karontaana.m): Ðây là sở hữu cách mang ý nghĩa về đối cách. Khi họ đang bố thí những vật thực và thực hành những việc phước. NHIỀU NGƯỜI (Bahujana.m): nhiều chúng sanh. Trong khi họ đang bố thí và làm phước, thì tôi có thói quen ngăn cản, tôi làm cản trở nhiều người, đông đảo những chúng sanh, không cho làm việc phước ấy.

8. "Không có kết quả từ sự bố thí v.v..- Ðây là câu giải thích những lý do của ông ta về việc ông ta ngăn cản những vật thí... Ở đây không có kết quả từ sự bố thí (Vipaako n'atthi daanassa): quả thật không có kết quả của sự bố thí. Ông ta giải thích rằng riêng phước là phước thôi và bố thí chỉ là sự mất mát của cải mà thôi. CỦA TỰ CHẾ (Samya nassa): tự chết trong điều học. KẾT QUẢ SẼ ÐẾN TỪ ÐÂU? (Kuto phala.m): quả thật vậy, kết quả sẽ có được từ đâu. Thọ trì những giới cấm là hoàn toàn vô ích. Ðây là ý nghĩa. NHỮNG HUÊ VIÊN (aaraamaani): Những rừng cây và những khu vườn khả ái. NHỮNG CHỖ CÓ NƯỚC Ở BÊN VỆ ÐƯỜNG (Papaayo): Những cái láng có nước uống. TẠI NHỮNG CHỖ MÀ KHÓ ÐI QUA (Dugge): Tại những chỗ mà khó đi tiếp do bởi nước và những vũng sình. NHỮNG CHIẾC CẦU (Sa.nkamanaani): Những con đường đắp cao.

9. "KHI TÔI MẠNG CHUNG TỪ CÕI ẤY (Tato Cuto): khi tôi mạng chung khỏi thế giới của loài người. NĂM MƯƠI LĂM: Pa~ncapa.n.naasa= Pa~ncapa~n~naasa (thể văn phạm hoán chuyển), từ khi tôi chết (Yato kaala"nkato aha.m ) từ khi tôi chết trở đi.

10. TÔI KHÔNG Ý THỨC ÐƯỢC (Nàbhijaanaami): Suốt thời gian ấy tôi không biết ăn và uống là gì cả. NGƯỜI MÀ BỊ KỀM HÃM ÐI ÐẾN CHỖ TIÊU HOẠI (Yo samyamo so vinaa so) bị kềm hãm bằng lối sống tham lam v.v... Bởi không bố thí đến ai cả - Ðiều ấy quả thật là sự tiêu hoại cho những chúng sanh như vậy mà trong đó, nó là nguyên sanh lên cảnh ngộ bi thảm lớn, phải sanh làm Ngạ quỷ trong cõi Ngạ quỷ. NGƯỜI MÀ ÐI ÐẾN CHỖ TÀN RỤI ÐÃ BỊ KỀM HÃM (Yo vinaaso sa.myamo): Bằng lời nói này, nó nói về tánh cách chắc chắn của sự kiện đã được nêu ra ở trên. TƯƠNG TRUYỀN RẰNG NHỮNG NGẠ QUỶ THẬT SỰ BIẾT RẰNG (Petaa hi kira jaananti): Chữ quả thật (hi) ở đây được dùng để nhấn mạnh, và những chữ "Tương truyền rằng", (Ki ra) chỉ rõ rằng nó xuất phát từ tin đồn; kềm hãm, thiếu lòng quãng đại với những vật thí, là nguyên nhân gây ra sự suy sụp. Tương truyền rằng chỉ những Ngạ quỷ mới biết sự thật này vì chúng bị chế ngự bởi điều ấy. Chẳng phải loài người như vậy. Không thể xảy ra đối với ngay cả loài người, như những Ngạ quỷ, là được trông thấy bị chế ngự bởi cơn đói, và khát v.v... Tuy nhiên những Ngạ quỷ thì biết khá rõ về sự thật này vì chúng đã quen với những nghiệp mà chúng đã làm trong kiếp quá khứ. Vì lý do này chúng nói lên câu kệ này bắt đầu bằng: "Trong quá khứ tôi đã bị kềm hãm như vậy"

11. Ở đây, TÔI BỊ KỀM HÃM NHƯ VẬY (Sa.myamissa.m): Chính tôi cũng đã thực hành sự thu lại, co lại, đối với việc làm phước, bố thí v.v... DẦU NHIỀU CỦA CẢI (Bahuke dhane): dầu nhiều của cải được biết đến.

16. Do Ðó: Ta.m= Tasmaa (thể văn phạm hoán chuyển) ÐẾN CÁC NGƯỜI: Vo = Tumhe (Thể văn phạm hoán chuyển). NHỮNG LỜI CỦA TÔI ÐẾN CÁC NGƯỜI (Bhaddam vo): Những lời chúc lành, những mong ước tốt lành nhất của tôi và những may mắn tốt đẹp đến cho các người. Ðây là những chữ còn lại. MỖI NGƯỜI TRONG CÁC VỊ ÐÃ HỘI HỌP Ở ÐÂY (Yaavant' ettha samaagataa): Mỗi người trong các ông, hết thảy những người đã cùng nhau đến đây, tất cả đều phải nghe điều mà tôi đã phải nói - đây là ý nghĩa. CÔNG KHAI (aavi). Ngoài trời, những người khác có thể trông thấy. KÍN ÐÁO (Raho): Che đậy, không thể thấy được như vậy. Ðừng phạm vào, đừng làm, một điều ác nào, điều đáng khinh, bất thiện dầu công khai bằng thân khẩu, như sát sanh nói dối v.v.., hay kín đáo bằng lòng tham lam v.v...

17. VÌ NẾU MỘT ÐIỀU ÁC (Sace ta.m paapaka.m ka.mma.m): vì nếu các bạn làm điều ác bây giờ, hay nếu các bạn làm điều ác trong tương lai, thời quả thật không có con đường trốn thoát, không có sự giải thoát khỏi đau khổ mà là quả của nó, như là những người mà sanh trong cõi khổ như Ðịa ngục v.v... Hay nếu ở trong cõi nhân loại, thì bị yểu thọ. CHO DÙ CÁC NGƯỜI CÓ BAY LÊN VÀ BỎ CHẠY (Upaccaa 'pi palaayita.m): nghĩa là hiển nhiên không có con đường thoát khỏi cảnh khổ ấy dành cho các bạn đâu, ngay cả những người bay lên và đi xuyên qua hư không. Một số bài kinh cũng đọc là giải thoát (Upecca): vì nghiệp đã đến hồi trả quả khiến nó hằng đeo đuổi các bạn, dầu các bạn có trốn chạy bằng cách này hay cách khác cũng không có lối thoát khỏi trạng thái ấy dành cho các bạn, cho dù các bạn có cố ý muốn chạy trốn, nghĩa là điều ấy đơn giản là sẽ chín mùi khi có một sự kết hợp giữa những điều kiện cần thiết khác về nơi tái sanh và thời gian v.v... Sự kiện này cũng được giải rõ bằng câu kệ này: "Chẳng phải trên trời cao hay giữa biển sâu hay đi vào những hẻm núi đá, để trú thân mà có thể thoát khỏi hậu quả của những nghiệp bất thiện".

18. HÃY TÔN KÍNH MẸ, (Mateyyaa): Vì lợi ích của mẹ mình. HÃY (Hotha): Hãy làm những công việc phụng dưỡng v.v... Ðến họ. HÃY TÔN KÍNH CHA (Petteyya): điều này nên hiểu giống như thế. HÃY TÔN TRỌNG CÁC VỊ TRƯỞNG THƯỢNG TRONG GIA ÐÌNH (Kule ja.t.thaapacaayikaa=Kule je.t.thakaana.m apacaayanataraa (Phối hợp cách). NHỮNG VỊ ẨN S~N (Saana~n~naa): Hãy tôn trọng những vị ẩn sĩ. Theo cách như thế CÁC BÀ LA MÔN (Brahma~n~naa): nghĩa là hãy tôn trọng những vị đã quăng bỏ những ác nghiệp. BẰNG CÁCH NÀY CÁC BẠN SẼ ÐI ÐẾN CÕI TRỜI (Eva.m sagga.m gamissatha): nghĩa là sau khi thực hành những việc phước ấy theo cách mà tôi đã giải thích thì các bạn sẽ sanh vào trong cõi Devaloka .

Bất cứ điều gì mà chưa giải rõ ý về ý nghĩa của nó ở đây thì nên hiểu đúng như đã được nêu ra ở Ngốc đầu quỷ sự v.v...

Sau khi nghe qua điều mà Ngạ quỷ đã phải nói, những thương nhân ấy, đầy xúc động và thương hại cho nó, bèn lấy một bát nước, bảo nó nằm xuống và rồi đổ nước vào miệng của nó. Sau đó, mọi người đã làm điều này nhiều lần, nhưng nước mà nó thèm khát không đi xuống được cuống họng của nó do vì quả của những ác nghiệp của Ngạ quỷ ấy. Như vậy làm sao để nỗi khao khát của nó được dập tắt? Họ hỏi nói xem liệu nó có được nguôi ngoai chút ít hay không. "Cho dù có nhiều người đổ nhiều lần vào miệng của tôi nhiều giọt nước, tuy nhiên vẫn sẽ không có lối thoát khỏi cõi Ngạ quỷ này được". Nó nói. Khi những thương nhân nghe qua điều này, họ đầy xúc động và nói rằng, "Nhưng có cách gì khiến cơn khát của ngươi được được dập tắt không?" Ngạ quỷ nói rằng, "Khi ác nghiệp này gần hết và những vật thí đã được cúng dường đến Ðức Tathaagata hay những vị Saavaka của Ðức Tathaagata, và người ta hồi hướng phước thí ấy đến cho tôi, thời tôi sẽ được thoát khỏi cảnh Ngạ quỷ này". Khi nghe qua điều này, những thương nhân ấy bèn đi đến Saavatthi, đi đến Ðức Thế Tôn và nêu vấn đề ấy với Ngài. Họ qui y Tam bảo và thọ trì ngũ giới, và trong bảy ngày dâng cúng vật thực cúng dường to lớn đến Chư Tăng có Ðức Phật dẫn đầu và hồi hướng phước thí đến Ngạ quỷ ấy. Ðức Thế Tôn lấy vấn đề ấy làm nguyên nhân cần thiết đã sanh khởi và thuyết Pháp đến tứ chúng và nhờ thời pháp ấy mọi người từ bỏ bợn nhơ của lòng bỏn xẻn và tham lam v.v... Và lấy làm thoả thích trong những việc phước như bố thí v.v...

-ooOoo-

II.8 TIỂU THƯƠNG QUỈ SỰ
(CUULASE.T.THIPITAVATTHUUVA.N.NANAA)

"Thưa ông, ông là người mà đã xuất gia, bị trần truồng và gầy ốm".

Pháp thoại này được Bậc Ðạo sư thuyết giảng trong khi Ngài đang ngụ ở trúc Lâm viên, liên quan đến Ngạ quỷ Cuu.lase.t.thi .

Tương truyền rằng, tại Ba la nại có một vị Gia chủ tên là Cuulase.t.thi, là người chẳng có niềm tin cũng không có lòng tịnh tín, lại là người bần tiện và keo kiệt và không có sự kính trọng trong việc thực hành những việc Phước. Khi chết, ông ta tái sanh trong cõi Ngạ quỷ, đầu của ông ta trọc lóc, không có y phục và, thân thể thì không có thịt và máu đến nỗi chỉ còn da bọc xương và gân mà thôi. Tuy nhiên, đứa con gái aanulaa của ông ta, đang ở trong nhà của chồng nàng tại Andhakavinda, sửa soạn một số vật thí như cơm v.v... Với ước muốn tiếp đãi một số Bà la môn để cầu siêu cho cha của nàng. Khi ông ta biết được việc này, Ngạ quỷ ấy, đầy mong ước, bèn đi đến đó xuyên qua hư không, đến Raajagaha vào lúc mà vua Ajaatasattu đang đi tới đi lui ở tầng trên của cung điện, không thể ngủ được bởi vì lương tâm khó chịu do những cơn ác mộng, do sự xúi dục của Devadatta, sau khi giết chết phụ vương của vị ấy. Khi trông thấy con Ngạ quỷ ấy đi xuyên qua hư không, đức vua bèn hỏi nói bằng câu kệ này:

1. "Ngươi là kẻ đã xuất gia, bị trần truồng và gầy ốm, ngươi đang đi đâu vào lúc ban đêm và vì lý do gì? Hãy nói cho ta biết điều này- Chúng ta, nếu có khả năng, có thể tặng cho ngươi những vật sỡ hữu cùng với tất cả mọi thứ".

Chú giải:

1. Ở đây, LÀ NGƯỜI ÐÃ XUẤT GIA (Pabbajito): là một Sa môn. Tương truyền rằng Ðức Vua đã nói rằng, "Ngươi là người đã xuất gia mà lại trần truồng và gầy ốm," v.v... Khi cho rằng vị ấy là một Sa môn loã thể vì trạng thái trần truồng và cái đầu trọc lóc của nó. Ở đây, vì lý do gì? (Kissa hetu): vì sao? TA CÓ THỂ TẶNG CHO NGƯƠI HẾT THẢY VẬT SỞ HỮU (Sabba.m vitta.m patipaadaya tuva.m): ta có thể tặng cho ngươi, ta có thể kiếm cho ngươi, theo đúng với ước muốn của ngươi, những vật sở hữu, là những phương tiện nuôi sống để ngươi được thoải mái, cùng với tất cả những thứ có thể dùng được, hay nói cách khác, bằng tất cả thiết tha khả dĩ có được của ta, chắc chắn chúng ta có thể hành động theo cách này. Do đó, HÃY NÓI CHO TA BIẾT RÕ ÐIỀU NÀY (aacikkha me ta.m): nghĩa là hãy giải thích cho ta biết lý do tại sao ngươi đến.

Ðược hỏi như vậy bởi đức vua, Ngạ quỷ nói lên ba câu kệ giải thích tình cảnh của nó:

2. "Thành Ba la nại nổi tiếng ở từ đằng xa; và tôi là một gia chủ ở đó, thịnh vượng nhưng bần tiện. Tôi đã không bố thí, lại có tâm hưởng lạc. Do bởi ác hạnh khiến tôi phải đi đến cõi Yama.

3. Tôi bị kiệt quệ đến như cây kim do bởi những điều này; Vì chính lý do này, tôi đi đến những quyến thuộc của tôi để kiếm một cái gì đó để ăn, nhưng họ thiếu đức bố thí và không tin rằng có quả của sự bố thí trong kiếp sau.

4. Tuy nhiên, đứa con gái của tôi thường xuyên lẫm bẩm rằng, "Tôi sẽ cho những vật thí nhân danh cha và ông của tôi". Những vị Bà-la-môn thì được hầu hạ sẵn cái mà nàng đã sửa soạn và tôi đang đi đến Andhakavinda để kiếm ăn.

Chú giải:

2. Ở đây, NỔI TIẾNG TỪ XA (Duuraghu.t.tha.m): Ðược tôn lên từ đằng xa bằng sự khen ngơị về những đặc tánh của nó, nghĩa là nổi danh khắp mọi nơi. THỊNH VƯỢNG (A.dhako = a.dho) (Thể văn phạm hoán chuyển), nghĩa là có sự thịnh vượng lớn. BẦN TIỆN (Diino): có tâm hẹp hòi, có tánh không bố thí. Vì lý do này mà nó nói rằng "Tôi đã không bố thí". TÔI CÓ TÂM SAY MÊ ÁI LẠC (Gedhitamano aamisasmi.m): Tôi có khuynh hướng khao khát với tâm hay nghĩ đến sự thọ hưởng dục lạc. DO ÁC HẠNH ÐƯỢC LÀM, TÔI ÐÃ ÐẾN CÕI YAMA (Dussìlena yamavisaya.mhi patto). Do những hành động về ác hạnh được làm bởi tôi khiến tôi đến cõi yama, là cõi Ngạ quỷ.

3. TÔI BỊ KIỆT QUỆ ÐẾN BẰNG CÂY KIM (So suucikaaya kilamito): Tôi bị kiệt quệ, Tôi bị đâm chích liên tục, bởi cơn đói mà có tên gọi là "cây kim", Về tánh chất, nó giống hệt như cây kim đâm chích vào người tôi. Thật ra cách đọc khác là sự kiệt quệ (Kilamatho). BỞI VÌ NHỮNG ÐIỀU NÀY (Tehi): do bởi những ác nghiệp nói trên là có tánh bần tiện v.v... Khi Ngạ quỷ nhớ lại những ác nghiệp ấy, nó trở nên vô cùng thất vọng và do đó nó nói như thế này: VÌ CHÍNH LÝ DO NÀY (Ten'eva): Do bởi sự đói khát này. TÔI ÐI ÐẾN NHỮNG QUYẾN THUỘC CỦA TÔI (~naatiiisu yaami): Tôi đi, tôi lên đường, đến trước mặt những quyến thuộc của tôi. ÐỂ KIẾM MỘT ÍT GÌ ÐÓ ÐỂ ĂN (aamisakincihetu): Vì một lượng nhỏ vật thực, nghĩa là khao khát một ít vật thực. Nhưng họ thiếu đức quảng đại và không tin rằng có qủa phước nào đó của sự bố thí trong cõi kế đến (adaanasiilà na ca saddahanti, 'Daanapphala.m hoti para.mhi loke"): Như đối với tôi, cũng vậy trong cùng cách ấy, những người khác cũng thiếu đức quảng đại và không tin rằng chắc chắn có quả phước nào đó của sự bố thí trong thế giới sau. Do bởi điều này, như tôi, họ cũng sẽ trở thành những Ngạ quỷ và sẽ trải qua đau khổ lớn - Ðây là ý nghĩa.

4. Lẩm bẩm (Lapate): Nói chuyện. THƯỜNG XUYÊN: Abhikkhana.m = Abhi.nha.m (Thể văn phạm hoán chuyển), lập đi lập lại. Nàng lẩm bẩm cái gì? Nàng nói rằng, "Tôi sẽ cho những vật thí dành cho những người cha và ông của tôi." ở đây ÐẾN NHỮNG NGƯỜI CHA (Piitunna.m): Ðến cho cha mẹ của tôi, hay đến cho những người anh hay em của cha tôi. Ðến những người ông. (Pitaamahaana.m): Ðến những người ông và những người cố của tôi. ÐANG ÐƯỢC DÂNG ÐẾN (Pavivisayanti): Ðược cho ăn. ÐẾN ANDHAKAVINDA (Andhakavinda.m): Ðến thành phố có tên ấy. ÐỂ ĂN: Bhottu"m = Bhuu~njitu"m (Thể văn phạm hoán chuyển).

Từ đây trở đi là những câu kệ được nói bởi những vị kiết tập Tam Tạng..

5. Ðức vua nói với nó rằng: " Sau khi ngươi đã ăn cái đó, ngươi hãy trở lại đây nhanh; ta cũng sẽ cúng dường. Hãy nói cho ta biết liệu có điều kiện nào vì chúng ta muốn lắng nghe một câu nói nào đó về những điều kiện mà có thể tin được!"

6. "Chắc vậy", nó nói và ra đi. Nhưng những người ăn vật thực ở đó thì không xứng đáng thọ lãnh những vật thực cúng dường. Bởi vậy một lần nữa nó trở lại Rà jagaha và xuất hiện trước mặt chúa của loài người.

7. Khi thấy rằng Ngạ quỷ ấy đã trở lại, đức vua bèn nói rằng, "Ta sẽ cho cái gì? Hãy nói cho ta biết liệu có điều kiện nảo khả dĩ ngươi có thể được hạnh phúc trong một thời gian dài về sau".

8. "Khi Ðại vương đã dâng cúng đến Ðức Phật và Chư Tăng vật thực cùng với thức uống và y phục, tâu bệ hạ, thời hãy hồi hướng phước thí ấy vì lợi ích của tôi. Bằng cách này, tôi có thể được hạnh phúc trong một thời gian dài trong tương lai".

9. Do đó, đức vua đi xuống và ngay tức thì tự tay dâng cúng những vật thí vô song đến chư Tăng; vị ấy thuật lại sự việc ấy đến đức Tathaagata và hồi hướng phước thí ấy đến cho Ngạ quỷ.

10. Ðược tôn trọng như vậy và với tướng mạo sáng chói vô cùng, nó xuất hiện trước mặt chúa của loài người và nói rằng, "Bây giờ tôi là một Yakkha có thần thông cao cả nhất. Không có những kẻ nào giống hay bằng tôi về năng lực hay thần thông.

11. Hãy xem sự vinh quang vô hạn này của tôi được hồi hướng đến bởi Ðại vương, sau khi Ðại vương đã cúng dường vô song thí đến chư Tăng. Tôi sẽ được thoả mãn, tiếp tục và luôn luôn dồi dào và sẽ sống hạnh phúc, hỡi Deva của loài người!"

Chú giải:

5. Ở đây, ÐỨC VUA NÓI VỚI VỊ ẤY (Ta.m avoca raajaa): Vua Ajaatasattu nói với Ngạ quỷ lúc nó vẫn còn đứng sau khi nói theo cách ấy: SAU KHI NGƯOI ÐÃ THỌ LÃNH CÁI ÐÓ (Anubhaviyaana Tam pi). Sau khi ngươi đã thọ lãnh những vật thí mà đã được sửa soạn sẵn bởi con gái của ngươi. NGƯƠI NÊN TRỞ LẠI (Eyyaasi) ngươi nên trở lại. SẼ LÀM: Karissa.m = Karissaami (Thể văn phạm hoán chuyển). HÃY NÓI CHO TA BIẾT XEM CÓ ÐIỀU KIỆN NÀO (aacikkha me ta.m yadi atthi hetu): Hãy nói cho ta biết, hãy giải thích cho ta nghe, xem có cách nào không. MÀ CÓ THỂ TIN ÐƯỢC (Sadhaayita.m) nghĩa là phải phải tin . BẤT CỨ CÂU NÓI NÀO VỀ NHỮNG ÐIỀU KIỆN (Hetuvaco) Bất cứ câu nói nào liên quan đến nguyên nhân, hãy lập lại một câu nói cùng với những phương tiện của nó, như "Cái đó sẽ có lợi ích cho tôi khi một vật thí được thực hiện ở một chỗ đó đó và bằng cách như thế như thế."

6. "CHẮC VẬY", VỊ ẤY NÓI (Tathaati vatvaa): "Tốt lắm", vị ấy nói. Ở ÐÓ (Tattha): Tại andhakavinda, chỗ mà vật thực đang được cúng dường. NHƯNG NHỮNG NGƯỜI MÀ ĂN NHỮNG VẬT THỰC THÌ KHÔNG XỨNG ÐÁNG THỌ LÃNH SỰ CÚNG DƯỜNG ẤY (Bhu~njimsu bhatta.m Na ca pana dakkhinaarahaa): Những người mà ăn vật thực là những vị Bà la môn có ác hạnh, nghĩa là những người mà ăn nó thì không có giới đức và không xứng đáng thọ lãnh sự cúng dường. MỘT LẦN NỮA: Punaapara.m=Puna apara.m (phối hợp cách), nó liền trở lại Raajagaha một lần nữa

7. TA NÊN CHO CÁI GÌ? (Kim dadaami): Ðức vua hỏi Ngạ quỉ, "Ta nên cho ngươi loại vật thí nào?" NHỜ ÐÓ NGƯƠI (Yena tuva.m): Bằng cách đó, ngươi. TRONG MỘT THỜI GIAN DÀI VỀ SAU (ciratara.m): Trong một thời gian lâu. HẠNH PHÚC (Pìnito): làm sao ngươi có thể được vừa lòng, nghĩa là hãy giải thích điều này.

8. KHI ÐẠI VƯƠNG DÂNG CÚNG (Parivisayaana): Khi bệ hạ đã cho ăn. TÂU BỆ HẠ (Raaja): Nó nói với Ajaatasattu . VÌ LỢI ÍCH ÐẾN CHO TÔI (Me hitaaya): Vì lợi ích của tôi, vì sự giải thoát khỏi trạng thái sanh làm Ngạ quỉ của tôi.

9. DO ÐÓ (tato): Vì lý do này, do bởi câu nói ấy; hay nói cách khác, từ đó (tato): Từ chỗ đó. ÐI XUỐNG (Nipatitvaa): Ði ra, NGAY TỨC THÌ (taava - d- eva) Ngay khi ấy, ngay lúc mà mặt trời đang mọc. Ðức vua cúng dường vật thực trong cùng buổi sáng mà Ngạ quỉ trở lại và hiện ra trước mặt đức vua. BẰNG CHÍNH TAY CỦA VỊ ẤY: sahatthaa = sahatthena (thể văn phạm hoán chuyển). VÔ SONG (Atula.m): không thể đo lường được, tốt nhất, hảo hạng. CHO ÐẾN CHƯ TĂNG: daditvaa sa.nghe = sa.nghassa datvaa (Thể văn phạm hoán chuyển). VỊ ẤY KỂ LẠI SỰ KIỆN VỚI ÐỨC TATHÀGATA (aarocayi pakati.m tathaagatassa): Vị ấy thuật lại tin về sự kiện ấy với Ðức Thế Tôn khi nói rằng, "bạch Ðức Thế Tôn, vật thí này được làm kiên quan đến một Ngạ quỉ nọ". VÀ KHI VỊ ẤY ÐÃ KỂ LẠI ÐIỀU NÀY, VỊ ẤY HỒI HƯỚNG (aadisiddha=aadisi) Thể văn phạm hoán chuyển) sự cho đến Ngạ quỉ ấy bằng chính cách mà vật thí ấy có lợi cho nó.

10. NÓ (so): Ngạ quỉ. TÔN TRỌNG (puujito): Cúng dường bằng vật thí đã được cho. VÔ CÙNG SÁNG CHÓI (Ataviya sobhamaano): Vô cùng rực rỡ với hào quang của chư Thiên. NÓ XUẤT HIỆN (paaturahosi= Paatubhavi) (thể văn phạm hoán chuyển): Nó hiện ra trước đức vua. BÂY GIỜ TÔI LÀ YAKKHA (yakkho'ham asmi): Sau khi đã thóat khỏi kiếp sống ngạ qủy, tôi đã trở thành một vị Yakkha, Tôi đã đạt đến trạng thái Devataa KHÔNG CÓ NGƯỜI NÀO GIỐNG HAY BẰNG TÔI VỀ NĂNG LỰC HAY THẦN THÔNG (Na mayha.m iddhisa masadisaa manussaa): Không có những người nào mà giống như tôi về sự thù thắng này trong những vật sở hữu hay bằng tôi về sự vinh quang thù thắng này.

11. HÃY XEM OAI LỰC VÔ HẠN NÀY CỦA TÔI (Passaanubhaava.m aparimita.m mamayida.m): khi cho đức vua trông thấy sự vinh quang của chính nó, nó nói rằng, "Hãy xem oai lực chư Thiên vô hạn này của tôi. ÐƯỢC HỒI HƯỚNG BỞI BỆ HẠ SAU KHI BỆ HẠ ÐÃ CÚNG DƯỜNG VÔ SONG THÍ ÐẾN CHƯ TĂNG (tayaa nudittha.m atula.m daditvaa sa.nghe): Sau khi bệ hạ đã cúng dường những vật thí thượng vị vô song đến chư Thánh tăng, chúng được hồi hướng bởi Ngài, vì lòng bi mẫn đối với tôi. TÔI SẼ ÐƯỢC THOẢ MÃN, TIẾP TỤC VÀ LUÔN LUÔN, DỒI DÀO (Santappito satata.m sadaa bahuuhi): Tôi sẽ được thoả mãn, tôi sẽ được hạnh phúc, liên tục không gián đoạn, và luôn khi, suốt mọi khi, chừng nào đời sống của tôi còn tồn tại ngay tại đó, vì ngài đã làm thoả mãn những vị Thánh tăng bằng nhiều vật thực cúng dường như vật thực, thức uống và y phục v.v... TÔI SẼ SỐNG HẠNH PHÚC, HỠI DEVA CỦA LOÀI NGƯỜI (yaami aha.m sukhito manussadeva): Nó cáo từ đức vua khi nói rằng, "do đó, bây giờ tôi được hạnh phúc, hỡi vị deva trong nhân loại, hỡi đại vương, và tôi sẽ ......thích" tôi sẽ đi đến bất cứ chỗ nào mà tôi thích.

Khi Ngạ quỉ đã ra đi sau khi cáo từ như vậy, vua Ajaatasattu nêu lên vấn đề ấy với các vị Tỳ kheo. Các vị Tỳ kheo đi đến Ðức Thế Tôn và nêu vấn đề ấy với Ðức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn lấy vấn đề ấy làm nguyên nhân cần thiết đã sanh khởi và thuyết pháp đến hội chúng đã hội họp ở đó. Khi họ đã nghe qua thời pháp này, thì họ từ bỏ bợn nhơ của lòng bỏn sẻn và thoả thích trong những việc phước như bố thí v.v...

-ooOoo-

Ðầu trang | 1.1 | 1.2 | 1.3 | 1.4 | 2.1 | 2.2 | 2.3 | 2.4 | 2.5 | 3.1 | 3.2 | 3.3 | 4.1| 4.2 | 4.3 | 4.4 | Mục lục

Chân thành cám ơn Đại đức Giác Đồng đã gửi tặng phiên bản vi tính
(Bình Anson, tháng 08-2001)


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 17-08-2001