BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Chú Giải Ngạ Quỷ Sự

Tỳ kheo Minh Huệ dịch Việt
(dựa theo bản dịch Anh ngữ của Peter Masefield)


[3.1]

CHƯƠNG III: TIỂU PHẨM (CUU.LAVAGGA)

-ooOoo-

III.I BẤT ÐÁNG QUỈ SỰ
(ABHIJJAAMANA PETAVATTHUVA.N.NANAA)

"Mà không làm rẽ nước". Pháp thoại này được thuyết giảng trong khi Bậc Ðạo sư đang trú ngụ ở Ve.luvana, liên quan đến một Ngạ quỉ nọ mà đã từng làm một người thợ săn.

Tương truyền rằng: ở bên kia sông Hằng, về phía tây của thành Ba la nại, khi bạn đi tới ngôi làng Vaasabha thì tại đó có một người thợ săn nọ ở trong ngôi làng tên là Culda.tthila . Anh ta thường giết Nai trong rừng, ăn phần thịt ngon nhất mà anh ta đã nướng trên lửa than, rồi bỏ phần còn lại trong một cái giỏ lá và mang khối thịt này trên một cái sào, rồi trở về làng. Khi những đứa trẻ nhỏ trông thấy anh ta ở cổng làng thì chúng chạy đến anh ta với hai bàn tay xoè ra mà nói rằng, "hãy cho con thịt! hãy cho con thịt!". Mỗi lần như thế anh ta cho chúng một ít thịt. Rồi một hôm nọ, anh ta không kiếm được thịt. Anh ta bèn trang sức vào người bằng những bông hoa uddaala, và cũng mang nhiều bông hoa trong tay anh ta đi đến ngôi làng.

Khi những đứa trẻ nhỏ trông thấy anh ta ở cổng làng, chúng chạy đến anh ta với những bàn tay xoè ra mà nói rằng. "Hãy cho con thịt, hãy cho con thịt!" Anh ta cho mỗi đứa trong bọn chúng một nhánh hoa. Ðến đúng lúc, anh ta chết và sanh vào cõi ngạ qủi, bị trần truồng, xấu xí và trông khủng khiếp vì không biết đến đố ăn hay thức uống, ngay cả trong những giấc mơ của anh ta cũng không, và với những bó hoa uddaala được buộc vào đầu, anh ta đi bộ ngược dòng sông Hằng mà không làm rẽ nước, khi nghĩ rằng, "Ta sẽ kiếm một cái gì đó trước mặt những quyến thuộc của ta ở Cunda.t.tthila ". Lúc bấy giờ, vị quan đại thần của vua Bimbisaara, tên là Koliya, đang trở về sau khi dẹp yên cuộc dấy loạn ở vùng biên giới; sau khi đã truyền lịnh cho đoàn Tượng binh và mã binh v.v... đi trên đường bộ, chính trị ấy đi bằng thuyền xuôi dòng sông Hằng; khi vị ấy trông thấy con Ngạ quỉ ấy đang đi đến trong trạng thái ấy, bèn nói lên câu kệ này để dò hỏi:

1. "Ngươi đang đi ở đây mà không làm rẽ nước của sông Hằng; Người trần truồng, tuy nhiên nửa phần trước của ngươi thì không giống một Peta, có trang sức, mang những tràng hoa. Này Peta, ngươi đang đi đâu, và chỗ ngụ của ngươi sẽ ở nơi đâu?"

Chú giải:

1. Ở đây, MÀ KHÔNG LÀM RẼ NƯỚC (abhijjamaane), làm cho liền lạc với nhau mà không làm rẽ ra ở chỗ để bàn chân xuống. NƯỚC CỦA SÔNG HẰNG (Vaarimhi ga"ngaaya): nước của con sông Hằng. Ở ÐÂY (Idha): Tại chỗ này, TUY NHIÊN PHẦN TRƯỚC CỦA NGƯƠI THÌ KHÔNG GIỐNG NHƯ PETA . (pubbaddhapeto'va): nửa phần trước của người thì không giống như con Ngạ quỉ - Nó giống như của một chư thiên không thuộc cõi Ngạ quỉ, tại sao? CÓ TRANG SỨC, MANG NHỮNG TRÀNG HOA (maalaadhaarii ala"nkato): (Ðỉnh đầu) của ngươi có trang sức, được trang sức bằng những tràng hoa. CHỖ NGỤ CỦA NGƯƠI SẼ NẰM NƠI ÐÂU? (Kattha vaaso bhavissati): ở ngôi làng nào hay nơi nào sẽ là chỗ ngụ của ngươi, nghĩa là hãy nói cho ta biết rõ điều này.

Bấy giờ, để cho thấy điều được nói ra vào lúc bấy giờ bởi Ngạ quỉ và bởi Koliya, những người kiết tập Tam Tạng đã nói lên những câu kệ này:

2.... "Tôi đang đi đến Cunda.t.tthila ", Ngạ quỉ nói, "ở chính giữa của ngôi làng Vaasabha, trong vùng lân cận của Ba la nại".

3. Và khi trông thấy nó, vị quan đại thần, là vị Koliya nổi tiếng, bèn cho Peta một bữa cơm lúa mạch, vật thực cùng một bộ y phục màu vàng.

4. Khi chiếc thuyền của vị ấy dừng lại, vị ấy bèn bảo người cho những thứ ấy đến người thợ cạo; khi chúng đã được cho đến người thợ cạo ngay tức thì chúng ta được trông thấy ở trên thân của ngạ qủi.

5. Nhân đó, nó được mặc vào những y phục tốt, được trang sức, và mang những tràng hoa; khi đã tin chắc rằng vật thí có lợi ích cho Ngạ quỉ ấy, do vậy người nên cho ra nhiều lần vì lòng thương tưởng đến những Ngạ quỉ".

Chú giải:

2. Ở đây, đến Cunda.t.thila (Cunda.t.thila.m): đến ngôi làng có tên ấy. Ở CHÍNH GIỮA CỦA NGÔI LÀNG VAASABHA . TRONG VÙNG LÂN CẬN CỦA BA LA NẠI (antare vaasabha gaa.ma.m baaraanasiyaa santike): nằm nửa đường giữa ngôi làng Vaasabha và Ba la Nại.

3. VỊ KOLIYA NỔI TIẾNG (Koliya iti vissuto): bằng cái tên Koliya nổi tiếng. BỮA ĂN BẰNG LÚA MẠCH VÀ VẬT THỰC: Sattu bhatta~nca= Sattu~n c'eva bhatta~n ca (phối hợp cách). CHO.... VÀ MỘT CẶP MÀU VÀNG(Piitaka~nca yuga.m adaa): và một cặp áo quần vàng, có màu sắc vàng kim. Trong trường hợp ấy nó nên được hỏi là, " Vị ấy đã cho cái này vào lúc nào?"

4. KHI CHIẾC THUYỀN CỦA VỊ ẤY DỪNG LẠI, VỊ ẤY SAI CHO CHÚNG ÐẾN MƯỜI THỢ CẠO (Naavaaya ti.t.thamaanaaya kappakassa adaapayi): Vị ấy cho dừng lại chiếc thuyền đang di chuyển của vị ấy và tại đó vị ấy đã trang điểm cho người hầu lo việc tắm rữa, là một Thiện Nam; Khi bộ áo quần đã được cho ra - đây là cách nên được hiểu. NGAY TỨC THÌ .Thaane = .thaanaso (thể văn phạm hoán chuyển), Ngay chính lúc ấy. CHÚNG ÐƯỢC TRÔNG THẤY THUỘC VỀ NGẠ QUỈ ẤY (petaassa dissa.tha): chúng được nhận biết là ở trên thân của Ngạ quỉ. Chiếc khố ở dưới và chiếc áo khoác hiện ra cho nó. Vì lý do này mà vị ấy nói rằng:

5. NHÂN ÐÓ, NÓ ÐƯỢC MẶC VÀO NHỮNG Y PHỤC TỐT ÐẸP, ÐƯỢC TRANG SỨC, MANG NHỮNG TRÀNG HOA (Tato suva.t.thavasanomaalaadhaarii ala~nkato): Ðược mặc vào những y phục tốt đẹp và được trang sức xinh đẹp bằng những tràng hoa mà vị ấy mang. ÐỨNG TRONG ĐỊAVỊ CHO THẤY VẬT THÍ CÓ LỢI ÍCH CHO NGẠ QUỈ ẤY (.thaane .thitassa petassa dakkhi.naa upakappatha): tuy nhiên vật thí ấy ở trong vị trí của người xứng đáng thọ lãnh những vật thí, bởi vì nó đem lại lợi ích cho Ngạ quỉ ấy, bởi vì nó sanh đến cho Ngạ quỉ dùng. DO ÐÓ, NGƯỜI NÊN CHO RA VỚI LÒNG BI MẪN DÀNH CHO NHỮNG NGẠ QUỈ THƯỜNG XUYÊN (Tasmaa dajjetha petaana.m anuka.mpakaa punappuna.m): Nghĩa là người nên cho những vật thí do lòng bị mẫn đối với những Ngạ quỉ, nhân danh những Ngạ quỉ, cho nhiều lần lập đi lập lại.

Bấy giờ vị quan đại thần Koliya, khi cảm thấy thương hại cho Ngạ quỉ ấy, đã tạo ra hình thức bố thí ấy và rồi đi xuống dòng sông và đến Ba la nại vào lúc mặt mọc. Ðức Thế Tôn, khi đã đi xuyên qua hư không để tiếp độ cho họ, đang đứng ở trên bờ sông Hằng. Vị quan đại thần Koliya xuống thuyền và, rất vui sướng, thỉnh mời đức Thế Tôn khi nói rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn cầu xin đức Thế Tôn vì lòng bi mẫn mà nhận lời mời của con để thọ thực ngày hôm nay. Ðức Thế Tôn im lặng nhận lời. Ngay tức thì vị ấy dựng lên ở một chỗ đất khả ái một nhà mát bằng những cành cây, có trang hoàng ở bên trên và có nhiều màu sắc,và rồi dâng đến đức Thế Tôn chỗ ngồi mà vị ấy đã sửa soạn ở trong đó. Ðức Thế Tôn ngồi vào chỗ ngồi đã được soạn sẵn. Rồi vị quan đại thần đi đến đức Thế Tôn, cúng dường ngài những vật thơm và những bông hoa v.v..., đảnh lễ ngài và ngồi xuống ở một bên, kể lại với đức Thế Tôn những điều mà vị ấy đã nói và câu đáp lại của Ngạ quỉ như đã được nêu ra ở trên. Ðức Thế Tôn chú nguyện rằng, "chúng Tỳ kheo hãy đến đây!" Ngay khi ngài chú nguyện câu này thì chúng Tỳ kheo, bị thúc dục bởi oai lực của Ðức Phật, đến vây quanh vị Pháp vương, như một đàn thiên Nga vàng vây quanh thiên Nga chúa Dhata ratha là chúa của những thiên Nga vàng. Ngay tức thì dân chúng kéo đến vì nghĩ rằng, "sắp có một thời thuyết pháp lớn". Khi trông thấy cảnh này, vị quan đại thần, với lòng tịnh tín trong tâm, làm thoả mãn chúng Tỳ kheo, có đức Phật dẫn đầu, bằng thức uống và những đồ ăn gồm cả loại cứng và loại mềm. Khi Ngài đã thọ thực xong thì đức Phật, vì lòng bi mẫn đối với dân chúng, bèn tập trung vào ý nghĩ "Hãy để những ai trú ngụ trong vùng gần Ba la nại đến hội họp ở đậy". Và tất cả các hạng người ấy, do sức mạnh về năng lực thần thông của Ngài đã kéo đến đó.

Rồi ngài khiến cho số lượng đông đảo những Ngạ quỉ hiện ra, và dân chúng nhận biết chúng bằng chính mắt của họ. Một số trong bọn chúng thì mang những tấm vải rách rưới và bị xé thành những mảnh rất nhỏ; một số thì có cái gọi là xấu hổ, được che phủ chỉ bằng tóc của chính chúng mà thôi; trong khi một số khác thì trần truồng như ngày chúng sanh ra, bị đói và khát, với da và những tấm thân của chúng teo tóp đến nỗi chỉ còn xương, đi vất vưởng chỗ này chỗ kia. Rồi đức Thế Tôn thị hiện những năng lực thần thông của Ngài để tất cả Ngạ quỉ hội họp trong cùng một chỗ, và công bố với dân chúng những ác nghiệp mà chúng tạo nên:

Những vị kiết tập Tam Tạng nói lên câu kệ này để giải thích vấn đề:

6. "Những Ngạ quỉ, một số mặc những giẻ rách, số khác che người bằng tóc của chúng, khi đi khắp để kiếm thực phẩm, ra đi các hướng.

7. Một số chạy đi cách xa nhưng đã quay lại vì không kiểm được gì, đói, một lả, bước đi lảo đảo và chìm xuống trong đất.

8. Và một số mà ngã qụy xuống ở đó, khi chìm xuống trong đất, bị hành hạ tựa như bởi ngọn lửa vì đã không làm việc phước nào trong quá khứ, chúng nói rằng:

9. "Trong quá khứ, chúng ta là những người vợ và những người mẹ trong những gia đình tốt, nhưng lại có tánh ác; dầu những vật thí ở trong tầm tay, nhưng chúng ta đã không làm chỗ nương tựa cho chính chúng ta.

10. Dầu có nhiều đồ ăn và thức uống, nhiều đến nỗi nó bị quăng đi, tuy nhiên chúng ta chẳng cho gì đến những người mà đã chứng đạt Pháp cao tột, đến những bậc đã xuất gia.

11. Chỉ muốn làm điều gì mà không nên làm, lười biếng, muốn những cái ngọt ngào và tham ăn, chúng ta là những người cho những miếng, những cục và mắng nhiếc những người thọ lãnh.

12. Những căn nhà, những người hầu ấy và những vật trang sức ấy của chúng ta - bây giờ những thứ này được thọ hưởng bởi những người khác, trong khi số phận của chúng ta là đau khổ".

13. Họ sẽ là những người làm thúng mà bị coi khinh và những người làm xe quỉ quyệt, họ sẽ là những chiên đà la chịu khó khăn lớn, và thỉnh thoảng làm những người hầu tắm.

14. Bất cứ gia đình nào thấp kém và chịu khó khăn lớn - chỉ riêng trong số những người này họ sẽ sanh vào, đây là số phận của những người bỏn sẻn.

15. Trong khi những người bố thí, không bỏn sẻn, trong quá khứ đã làm những việc thiện, sẽ làm sung mãn thiên giới và làm sáng rực Nandana.

16. Khi họ đã vui chơi trong cung điện Vejayanta và làm hài lòng tất cả những ước muốn của họ, họ sẽ sanh lên có địa vị cao trong những gia đình giàu có khi họ mạng chung ở cõi ấy.

17. Trong căn nhà có tháp nhọn và trong các cung điện, trên chiếc giường được trải bằng lông cừu dài, với những chi thể của họ được quạt bởi những người cầm chiếc quạt bằng lông của con chim công, họ sanh đến một gia đình như vậy, biết rõ tất cả những tiện nghi của họ.

18. Ðược trang điểm, họ sống trong vòng tay của nhiều người, mang những tràng hoa; những vú nuôi hầu hạ họ vào buổi sáng và buổi chiều, cố gắng làm cho họ thư thái.

19. Nandana thanh bình và hấp dẫn này là khu vườn lớn của cõi Ba mươi ba, chỉ dành riêng cho những người đã làm những việc phước, không phải dành cho những người mà chưa làm những việc phước.

20. Ðối với những người mà chưa làm những việc phước thì không có hạnh phúc trong đời này và đời sau; trong khi đó, đối với những người mà đã làm những việc phước thí thì có hạnh phúc ngay tại đây và cả mai sau nữa.

21. Nhiều việc thiện nên làm đối với những người muốn thân cận với họ, vì những người làm những việc phước sẽ được của cải và sự vui sướng trong cõi chư thiên.

Chú giải:

6. MẶC VÀO NHỮNG MẢNH VẢI RÁCH (Saahundavaasino): Mặc vào những miếng giẻ rách và sờn. MỘT SỐ: (Eke = ekacce) (thể văn phạm hoán chuyển). CHE PHỦ BẰNG TÓC CỦA HỌ (Kesanivaasino): che lên cái gọilà xấu hổ chỉ bằng tóc của họ. ÐI TÌM KIẾM VẬT THỰC (Bhattaaya gacchanti): Bất cứ chỗ nào mà chúng đi đến, chúng đều bỏ đi để tìm kiếm vật thực khi nghĩ rằng, "Có lẽ khi chúng đã đi khỏi đây thời chúng ta có thể kiếm ở chỗ này hay chỗ kia một ít vật thực mà đã được quăng đi hay mửa ra, hay những vật bất tịnh dính theo lúc sanh con v.v.... TẢN ÐI KHẮP CÁC HƯỚNG (pakkamanti diso disa.m): tản đi từ hướng này đến hướng khác, đến một chỗ tại khoảng giữa của vô số do tuần.

7. CÁCH XA (Duure): Ðến một chỗ ở cách xa. MỘT SỐ (Eke): Một số Ngạ quỉ. CHẠY (Padhaavitvaa): Chạy để tìm kiếm vật thực. NHƯNG LẠI QUAY LẠI VÌ KHÔNG TÌM ÐƯỢC CÁI GÌ (Aladdhaa ca nivattare): Nhưng quay lại mà không kiếm được hoặc là đồ ăn hay thức uống. MỆT LẢ (Pamucchitaa): Chúng ở trong tình trạng mệt lả do bởi khổ đói và khổ khát v.v.... LẢO ÐẢO (Bhantaa): Quay cuồng lảo đảo. CHÌM XUỐNG ÐẤT (Bhuumiya.m patisumbhitaa): Chúng đứng lên trong trạng thái mệt lả ấy và té xuống đất bị héo khô như cục đất sét bị quăng bỏ.

8. Ở ÐÓ (Tattha): Chỗ mà chúng đã đi. CHÌM XUỐNG ÐẤT (Bhaamiya.m pa.tisumbhitaa): chúng té xuống đất tựa như đang rơi xuống một vực sâu vì không thể đứng được do bởi nổi khổ đói v.v... Nói cách khác ý nghĩa là chúng thất vọng, do vì chúng không kiếm được đồ ăn v.v.... Ở đó, tại chỗ mà chúng đã đi đ?n, và chúng té (pa.tisumbhitaa) xuống đất tựa như có một người đối nghịch nào đó (patimukha.m) đã đá chúng ngã xuống (Sumbhitaa), đánh ngã chúng, DO ÐÃ KHÔNG LÀM NHỮNG VIỆC THIỆN NÀO TRONG QUÁ KHỨ(pubbe akatalyaanaa): Do không làm những việc thiện nào trong kiếp quá khứ. BỊ HÀNH HẠ TỰA NHƯ BỊ THIÊU ÐỐT BỞI NGỌN LỬA (Aggidaddhaa vaa aatape): Tựa như bị thiêu đốt ngọn lửa ở một chỗ nào đó, bị hành hạ bởi mặt trời của mùa hạ, nghĩa là chúng chịu đau khổ lớn vì bị thiêu đốt bởi ngọn lửa đói và khát.

9. TRONG QUÁ KHỨ (pubbe): trong đời sống quá khứ. CÓ TÁNH ÁC (paapadhammaa): có tánh ti tiện hèn hạ do ganh tỵ và bần tiện. NHỮNG VỢ NHÀ (Gharanii): Nữ gia chủ. NHỮNG NGƯỜI MẸ CỦA GIA ÐÌNH TỐT (Kulamaataro): Những người mẹ của những đứa con trong gia đình tốt, hay những người mẹ của những người thuộc gia đình tốt. CHỖ NƯƠNG TỰA (diipa.m): chỗ chống đỡ, nghĩa là những việc phước. Chúng được gọi là chỗ nâng đỡ vì là chỗ nâng đỡ cho chúng sanh trong những cõi hạnh phúc. CHÚNG TA ÐÃ KHÔNG LÀM (Naakamha= na karimha)(thể văn phạm hoán chuyển).

10. NHIỀU (Pahuuta.m): nhiều. Ðồ ăn và thức uống: annapaanam pi = anna~n ca paana~n ca (phối hợp cách), rất nhiều đến nỗi nó bị quăng đi (api ssu avakiriyati) ssu (không được dịch) chỉ là một tiểu từ không biến đổi. Rất nhiều đến nỗi nó bị quăng đi (Api avikariiyati): dư thừa đến nỗi phải quăng đi: nghĩa là nó bị bỏ đi. ÐẾN NHỮNG NGƯỜI MÀ ÐÃ ÐẠT ÐẾN ÐỈNH CAO NHẤT (Sammaggate): đến những người mà đã bước lên một cách chân chánh, ÐẾN NHỮNG NGƯỜI MÀ ÐÃ ÐI XUẤT GIA: Pabbajite = pabba jitaaya . Ðây là vị trí cách trong tặng cách; Hay nói cách khác, nếu là vị trí cách thực sự thì ý nghĩa sẽ là "Dầu những người mà đã đạt đến đỉnh cao, những người mà đã xuất gia, ở trong tầm tay, có sẵn. TUY NHIÊN CHÚNG TA CHẲNG CHO CÁI GÌ (Na ki~nci adamhase): Bị chế ngự bởi lòng ân hận hối tiếc nên chúng nói rằng chúng đã không cho cái gì ngay một vật thí nào.

11. MUỐN LÀM ÐIỀU KHÔNG NÊN LÀM (Akammakaamaa): Muốn làm điều gì không nên làm là muốn làm những điều ác mà không nên làm bởi những người có giới đ?c, nghĩa là không có sự cố gắng chân chánh đối với các thiện pháp. THAM ĂN (Mahagghasaa): ăn nhiều. Cả hai câu nói đều chỉ cho thấy rằng dầu chúng có được vật thực thù thắng và ngọt ngào, chúng cũng chẳng cho gì đến những người cần đến và riêng mình chúng thọ hưởng nó. CHÚNG TA LÀ NHỮNG NGƯỜI CHO NHỮNG MIẾNG VÀ NHỮNG CỤC (aalopapi.n.dadaataaro): chúng ta là những người mà cho ra những cục cơm không lớn hơn một miếng. NHỮNG NGƯỜI THỌ LÃNH (patiggahe): Những người thọ lãnh nó. MẮNG NHIẾC (parivaasimhase) Chúng ta nói để cho thấy lòng sân hận, nghĩa là chúng ta gièm pha và nhạo báng.

12. NHỮNG CĂN NHÀ ẤY (Te gharaa): Nơi mà trước kia chúng ta làm chủ khi nghĩ rằng, "Căn nhà này là của chúng ta", những căn nhà ấy tiếp tục đứng y như cũ, nhưng bây giờ chúng không có lợi ích cho chúng ta chút nào nữa - Ðây là ý nghĩa. VÀ NHỮNG NGƯỜI HẦU ẤY VÀ NHỮNG VẬT TRANG SỨC ẤY CỦA TA (taa ca daasiyo taan'evabha ranaani no) điều như thế sẽ được áp dụng ở đây. Ở đây chúng ta: No = a.mhaaka.m (thể văn phạm hoán chuyển); NHỮNG THỨ NÀY (Te): Những căn nhà này v.v... BÂY GIỜ ÐƯỢC HƯỞNG BỞI NHỮNG NGƯỜI KHÁC (a~n~ne paricaarenti) nghĩa là đang được thọ hưởng v.v... TRONG KHI SỐ PHẬN CỦA CHÚNG TA LÀ ÐAU KHỔ (maya.m dukkhassa - bhaagino): chúng nói bằng tự chê trách mình, khi nói rằng, "Trước kia chúng ta hoàn toàn quen thói đeo đuổi theo những trò chơi, vì không biết rằng những của cải ấy phải bị bỏ lại khi đi tiếp qua một cuộc sống mới và chúng ta sẽ làm điều mà sẽ đi theo chúng ta ở trong kiếp sau; Và bây giờ số phận của chúng ta là nỗi khổ v.v... Bây giờ bởi vì chúng sanh, dầu tái sanh trong nhân loại Sau khi mạng chung ở cõi Ngạ quỉ, theo qui luật thì, thuộc dòng thấp kém và sống một cuộc đời rất khổ nhọc do bởi dư báo nghiệp cũ ấy. Hai câu kệ bắt đầu bằng: "chúng sẽ là những người làm thúng giỏ" được nói như vậy để chứng minh vấn đề ấy.

13. Ở đây, NHỮNG NGƯỜI ÐAN GIỎ MÀ (Venii vaa): Những người đan giỏ do sự sanh, nghĩa là chúng sẽ làm những người đan tre, những người làm trúc sậy. Chữ mà (vaa) có ý nghĩa về liên hệ đại danh từ. BỊ XEM THƯỜNG (Ava~n~naa): Ðáng bị xem thường, ý nghĩa là đê tiện, một cách đọc là Ðáng khinh (Va.m bhanaa), nghĩa là những người mà bị ép uổng bởi những người khác. NHỮNG NGƯỜI LÀM XE (ratthakaarii): Những người làm yên cương và áo giáp. QUỈ QUYỆT (Dubbhikaa): quỉ quyệt đối với bạn bè của chúng, là những người đi ép uổng bạn bè của chúng CHIÊN ÐÀ LÀ (Ca.n.daalii): sanh làm những người Chiên Ðà la: CHỊU VẤT VÃ LỚN (Kapa.naa) nghèo khổ, là những người đạt đến trạng thái cực kì bi thương. NHỮNG NGƯỜI HẦU TẮM (Nahaamilii): sanh làm những người thợ cạo; Chúng sẽ làm như vậy nhiều lần lập đi lập lại trong tất cả các chỗ. Ðây là cách nên được hiểu; nghĩa là chúng sẽ sanh vào trong những gia đình thấp hèn trong những kiếp liên tục.

14. CHỈ RIÊNG TRONG NHỮNG NGƯỜI NÀY CHÚNG SẼ SANH VÀO (Tesu tesveva jaayanti): Bất cứ gia đình nào khác, như là những người thợ săn và những người hốt rác v.v... Mà chịu sự vất vả lớn, và bị khinh rẻ thậm tệ, là những số phận thống khổ vô cùng, chính trong những gia đình thấp hèn này, chúng, là những kẻ mà đã sanh trong cõi Ngạ quỉ do bởi bợn nhơ của lòng bỏn sẻn, phải sanh vào khi chung mạng chung ở đó. Vì lý do này mà vị ấy nói rằng, "Ðây là số phận của những kẻ bỏn sẻn,", số phận của những người mà đã không làm những việc phước sau khi đã được cho thấy như vậy, bảy câu kệ bắt đầu bằng, "Trong khi những người bố thí không có lòng bỏn sẻn, là những người trong quá khứ đã làm những việc thiện". Ðược nói đến để cho thấy số phận của những người mà đã làm những việc phước.

15. Ở đây, SẼ LÀM SUNG MÃN THIÊN GIỚI (Saggan te paripuurenti): những người bố thí ấy là những người mà trong quá khứ, trong kiếp sống quá khứ của họ, đã làm những việc thiện, thoả thích trong những việc phước như bố thí v.v... Sẽ làm đầy, sẽ làm sung mãn thiên giới, cõi Devaloka, có sự thù thắng về sắc đẹp của họ, và có sự thù thắng về tuỳ tùng của họ. VÀ LÀM SÁNG RỰC Nandana (Obhaasenti ca Nandana.m) tuy nhiên họ không hoàn toàn làm đầy hết thảy nó vì có cây như ý v.v... Cũng chiếu sáng bằng hào quang riêng của chúng; nhưng chúng sáng chói hơn và lấn áp hào quang này bởi sự rực rỡ về y phục và những vật trang sức của chúng và do bởi hào quang từ chính thân của chúng, và làm sáng chói khu rừng Nandana .

16. LÀM HÀI LÒNG NHỮNG MONG ƯỚC CỦA CHÚNG (kaamakaamino): tự chúng thọ hưởng đ?n thoả thích trong các dục lạc theo sự chọn lựa của riêng chúng. TRONG NHỮNG GIA ÐÌNH CÓ ĐỊAVỊ CAO (Uccaakukesu): trong những gia đình có địa vị cao như sát đế lỵ v.v... GIÀU CÓ (Sabhoge su): có của cải lớn. KHI CHÚNG MẠNG CHUNG TỪ ÐÓ (tato cutaa): Khi chúng mạng chung từ cõi ấy, từ cõi chư thiên ấy.

17. TRONG MỘT NGÔI NHÀ CÓ THÁP NHỌN VÀ TRONG CUNG ÐIỆN (Kuu.taagaare ca paasaade): cả trong ngôi nhà có tháp nhọn và trong cung điện nữa. VỚI CÁC CHỖ TRÊN THÂN CỦA CHÚNG ÐƯỢC QUẠT (Viijita"ngaa): Với những tấm thân của chúng được quạt. BỞI NHỮNG NGƯỜI CẦM QUẠT BẰNG LÔNG ÐUÔI CỦA CON CHIM CÔNG. (Marohatthehi): Bởi những người cầm những chiếc quạt được trang sức bằng lông đuôi của con chim công. KHI BIẾT TẤT CẢ NHỮNG TIỆN NGHI CỦA ÐỜI SỐNG (Yasassino): có những đoàn tuỳ tùng, chúng vui chơi thoả thích - đây là ý nghĩa.

18. CHÚNG ÐI TỪ VÒNG TAY NÀY ÐẾN VÒNG TAY KHÁC (A"nkato a"nka.m gacchanti): Ngay trong thời thơ ấu của chúng được bồng ẫm từ vòng tay này đến vòng tay khác của những quyến thuộc và những vú nuôi của chúng, không phải bò lết trên mặt đất - đây là ý nghĩa. HẦU HẠ CHÚNG (upatitthanti); Chăm sóc chúng. CỐ GẮNG CHÌU THEO NHỮNG TIỆN NGHI CỦA CHÚNG (Sukhesino): muốn cho chúng được thanh nhàn; họ hầu hạ chúng; che chở cho chúng tránh khỏi những điều bất tiện nhỏ nhặt nhất, khi tự hỏi, "có phải quá lạnh không? có phải quá nóng không? - Ðây là ý nghĩa.

19. KHÔNG PHẢI DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI MÀ CHƯA LÀM NHỮNG VIỆC PHƯỚC (Nay ida.m akatapu~n~naana.m): Không có những điều gây ra sự sầu muộn, khu rừng Nandana này, thảnh thơi, hấp dẫn và khả ái, là một công viên lớn của cõi Ba mươi ba, của những vị chư thiên trong cõi Ba mươi ba, thường xuyên dành cho những người mà đã làm những việc phước, không phải dành cho những người mà chưa làm những việc phước, nghĩa là nó không thể có được bởi chúng.

20. Ở ÐÂY (idha): Ðiều này được nói đến liên quan đến sự kiện rằng, đặc biệt trong cõi người mới có thể làm những việc phước, hay nói cách khác, ở đây (idha) trong chính đời sống này, SAU NÀY (Parattha): trong kiếp sống kế tiếp.

21. CỦA CHÚNG (Tesa.m): với những vị chư thiên đã được nêu ra ở trên. CỦA NHỮNG NGƯỜI THÍCH KẾT HỢP (Sahayakaamaana.m): Bởi những người muốn sống chung với họ. ÐƯỢC CUNG CẤP BỞI NHỮNG CỦA CẢI (Bhoga sama"ngimo): có những của cải, nghĩa là chúng vui thích với năm dục lạc chư thiên của chúng, là của cải của chúng.

Phần còn lại tự nó đã rõ ràng.

Khi những Ngạ quỉ ấy đã cho biết chung chung như vậy về số phận của những nghiệp được làm bởi chúng và số phận của những việc phước, đức Thế Tôn bèn thuyết pháp một cách chi tiết, thích hợp với những căn tánh của những người đã hội họp ở đó, dẫn đầu là vị quan đại thần Koliya, có tâm đã được làm xúc động nhờ thời pháp ấy. Vào lúc kết thúc của thời pháp này, tuệ quán sanh lên trong Tám mươi bốn ngàn chúng sanh.

-ooOoo-

III.2 QUỈ SỰ VỀ SAANUVAASI
(SAANUVAASI PETAVATTHUVA.N.NANAA)

"Vị Trưởng lão của thành phố Ku.n.di ". Pháp thoại này được thuyết giảng khi Bậc Ðạo sư đang ngụ ở Ve.luvana, liên quan đến những quyến thuộc quá vãng của Trưởng lão đáng kính Saanuvaasi

Tương truyền rằng đã lâu trong quá khứ, tại Ba la nại, đứa con trai của vua Kitava đang trở về sau khi vui chơi ở một chỗ vui chơi nọ trong vườn ngự uyển, khi ấy vị ấy trông thấy vị Phật Ðộc Giác Sunetta đang rời khỏi thành phố sau khi đã khất thực trở về. Say sưa với ngã mạn về uy quyền và bị ô nhiễm trong tâm, vị ấy suy nghĩ, "làm sao mà tên đầu trọc ấy dám đi qua mà không chào ta!" Hoàng tử xuống khỏi lưng voi và, khi vị ấy nói với Ngài rằng, "Ta tự hỏi không biết ngươi có kiếm vật thực gì không?" Vị ấy giựt cái bát khỏi tay của ngài, ném nó xuống đất và làm vỡ nó. Rồi trêu chọc Ngài khi Ngài đứng như thế nhìn với lòng thanh tịnh, mắt nhìn xuống, thanh thoát, an nhàn và tràn ngập lòng bi mẫn, không bị nhiễu loạn vì đã đạt đến pháp chứng như thực trong tất c? mọi tình huống. Hắn bỏ đi và nói lời hiểm độc do tánh độc ác được đặt không đúng chỗ của hắn, "cái gì ngươi không biết rằng ta là con trai của vua Kitava chăng? Ngươi có thể làm gì đến ta mà chỉ đứng nhìn như thế?" Nhưng ngay khi hắn đang bỏ đi thì một sức nóng mãnh liệt phát lên trong người của hắn giống như sức nóng của ngọn lửa địa ngục. Với thân bị hành hạ dữ dội, bị những cảm thọ đau đớn cùng cực, hắn chết và sanh trong Ðại Ðịa ngục Aviiji . Ở đó, hắn bị luộc trong tám mươi bốn ngàn năm khi hắn đứng quay quanh trong nhiều cách, khi thì xoay bên phải, khi thì xoay về bên trái, khi thì ngẩn mặt lên và cúi mặt xuống. Rồi khi hắn mạng chung ở cõi đó, hắn lại chịu khổ đói và khát v.v... trong thời gian vô hạn định ở cõi Ngạ quỉ. Khi hắn mạng chung từ cõi ấy, hắn lại tái sanh trong ngôi làng của những người chài lưới gần thành phố Ku.n.di trong suốt thời gian của đức Phật này. Có sanh đến cho hắn khả năng nhớ lại những kiếp quá khứ. Khi nhớ lại bằng phương tiện này về nỗi thống khổ mà trước kia hắn đã chịu trong quá khứ thì hắn thường không đi, do sợ những ác nghiệp là bắt cá chung với những quyến thuộc của hắn, cho dù hắn đã trưởng thành. Khi họ đang đi thì hắn lại trốn vì không muốn giết cá. Trong khi hắn đi thì hắn làm hư những cái lưới hoặc nắm lấy những con cá còn sống và thả chúng xuống nước. Những quyến thuộc của hắn, không tán thành những hành động của hắn, đã tống cổ hắn ra khỏi nhà của họ. Tuy nhiên, một người anh của hắn lại đem lòng thương hại hắn. Bấy giờ vào thời ấy, Ðại Ðức aananda đang ngụ ở trên núi Saanuvaasin gần thành phố Ku.n.di và đứa con trai của người chài lưới ấy mà đã bị phủ nhận bởi những quyến thuộc của anh ta, đang đi rảo quanh ở chỗ này chỗ nọ, rồi đến tại chỗ ấy và đi đến Trưởng lão vào lúc Ngài đang thọ thực. Khi Trưởng lão hỏi anh ta, thì Ngài nhận ra rằng anh ta cần vật thực, bèn cho anh ta một bữa ăn và, khi bữa ăn đã xong, Trưởng lão biết ra toàn thể vấn đề. Khi Trưởng lão biết rằng, chỉ cần một thời Pháp mà anh ta đã có lòng tịnh tín trong tâm, bèn hỏi rằng, "anh có muốn xuất gia không, này anh bạn?" Anh ta bèn đáp lại rằng, "Vâng, thưa Ngài, con muốn xuất gia". Khi Trưởng lão đã cho anh ta xuất gia thì Ngài đi với anh ta đến trước mặt Bậc Ðạo sư. Rồi Bậc Ðạo sư nói với Trưởng lão rằng: "Này Ànanda, ngươi có lòng thương tưởng đối với vị sadi này". Bởi vì vị sadi chưa làm việc thiện nào nên vị ấy sẽ nhận được ít ỏi vật thực; bởi vậy, Bậc Ðạo sư, để giúp đỡ anh ta, bèn khuyên anh ta hãy châm đầy những hũ nước để chư Tăng dùng. Khi trông thấy điều này thì thiện tín bèn cung cấp thường xuyên cho anh ta nhiều vật thực. Ðến đúng lúc anh ta thọ Ðại giới và chứng đắc đạo quả A la hán và sau khi trở thành một vị Trưởng lão, trú ngụ ở trên núi Saanuvaasim cùng với mười hai vị Tỳ kheo. Dầu có đến năm trăm quyến thuộc của anh ta, do không tích lũy những thiện nghiệp và chỉ tích lũy những ác nghiệp như lòng bỏn sẻn v.v..., họ đã chết và tái sanh trong cõi Ngạ quỉ. Tuy nhiên, mẹ và cha của anh ta lại không chịu đi đến trưởng lão, bởi vì họ lúng túng khi nghĩ rằng, "Ðây là người mà trước kia chúng ta đã quăng ra khỏi nhà của chúng ta", bèn sai người anh đi - là người mà đã có lòng thương tưởng saanuvaasin . Người kia hiện ra cho thấy khi Trưởng lão đi vào làng khất thực; khi quì bằng đầu gối phải ở trên đất và chấp tay đảnh lễ, Ngạ quỉ nói những câu kệ bắt đầu bằng, "Bạch Ngài, cha mẹ của Ngài". Tuy nhiên năm câu kệ bắt đầu bằng "vị Trưởng lão của thành phố Ku.n.di v.v..." được lồng vào bởi những vị kiết tập Tam tạng, với mục đích cho thấy văn cảnh của chúng:

1. "Vị Trưởng lão của thành phố Ku.n.di, là người sống ở trên núi Saanuvasin tên là Po.t.thapaada là một vị Sa môn, các căn đã được tu tập.

2. Mẹ, cha và anh của vị ấy đã đi đến kiếp sống đau khổ trong cõi Yama (Diêm vương). Khi đã làm những ác nghiệp, họ đi từ đây đến cõi Ngạ quỉ.

3. Rơi vào kiếp sống đau khổ, bị kim chích vào mình, mệt mỏi, trần truồng và gầy ốm, kinh sợ, ở trong tình trạng khiếp đảm lớn và có bàn tay dính đầy máu, chúng thường không để lộ chính mình.

4. Người anh của vị ấy, sửng sờ, trần truồng và một mình ở trong một con hẻm, cong xuống đất ở cả bốn chỗ, lộ hình ra ở trước mặt của Trưởng lão.

5. Nhưng Trưởng lão không quan tâm và đi qua trong im lặng; bởi vậy, nó báo cho Trưởng lão biết rằng, "Tôi là anh của Ngài, đã sanh làm một Ngạ quỉ.

6. Thưa Ngài, mẹ và cha của Ngài đã đi vào kiếp sống đau khổ của yama . Khi đã làm những ác nghiệp, họ đã đi khỏi đây và đến cõi của những Ngạ quỉ.

7. Khi đã đi đến kiếp sống đau khổ, bị kim chích mệt mỏi, trần truồng và gầy ốm, kinh sợ, bị kinh hãi lớn và có bàn tay dính máu, họ không chịu hiện ra.

8. Ngài có lòng thương xót, hãy thương xót. Khi Ngài đã bố thí, hãy hồi hướng cho chúng tôi; vì chính do những vật thí đã được cho ra bởi Ngài mà những bàn dính máu được nuôi sống".

Chú giải:

1. Ở đây VỊ TRƯỞNG LÃO CỦA THÀNH PHỐ Ku.n.di (Ku.n.dinagariyo thero): Vì Trưởng lão đã sanh ra và lớn lên trong thành phố có cùng tên âý. Một cách đọc khác là Ku.n.dikanaagaro thero, nhưng nó có nghĩa tương tự. LÀ NGƯỜI TRÚ NGỤ Ở TRÊN NÚI SAANUVAASI.N (SAANUVASINIVASINO): là người ngụ ở núi mang tên ấy. TÊN LÀ PO.T.THAPAADA (PO.T.THAPAADO TI NAMENA): Ðược biết đến bởi cái tên Po.t.thapaada . MỘT VỊ SA MÔN (Sama.no): đã làm vắng lặng tất cả điều ác. VỚI CÁC CĂN ÐÃ ÐƯỢC PHÁT TRIỂN (Bhaavitindriyo). với các căn như Tín căn v.v... đã được tu tập qua sự trao đổi bằng thánh đạo, nghĩa là một vị A la hán.

2. CỦA VỊ ẤY (Tassa): của Trưởng lão Saanuvaasi.n ấy. ÐÃ ÐI ÐẾN KIẾP SỐNG ÐAU KHỔ (Duggataa): đã đi đến một trạng thái đau khổ.

3. BỊ KIM CHÍCH (suucik'a.t.taa): bị đau đớn, bị hành hạ bởi những tấm thân thối tha, xấu xí. Một cách đọc khác là đã đi đến cây kim" (Sucigataa): Chúng bị giáng xuống, bị bức bách bởi cơn đói và cơn khát khiến có cái tên là "Cây kim" (Suucikaa), mang ý nghĩa rằng chúng bị đâm chích. Một số người khác đọc là "có cuống họng như cây kim" (suucika.n.thaa), nghĩa là miệng của chúng mở ra như những cái lỗ xâu kim. MỆT MỎI (Kilantaa): Mệt mỏi về thân và tâm. TRẦN TRUỒNG (Naggino): không mặc quần áo, hình tướng trần truồng. GẦY ỐM (Kisaa): với những tấm thân gầy ốm, bởi vì chúng mang những tấm thân chỉ còn da và xương mà thôi. BỊ KHIẾP ÐẢM (uttasantaa) do bởi nỗi sợ hãi bị chê trách, khi nghĩ rằng, "Vị Sa môn này là con trai của chúng ta". TRONG NỖI SỢ HÃI LỚN (Mahaataasaa): chúng đầy sợ hãi bởi vì những nghiệp được làm bởi chúng trong quá khứ. CHẲNG DÁM ÐỂ LỘ RA (Na dassenti) chúng không dám để lộ chính mình, không dám đi và đối diện với vị ấy. CÓ BÀN TAY MÁU (Kuruurino): có hành động tàn bạo.

4. ANH CỦA VỊ ẤY (Tassabhaataa) Anh của Trưởng lão Saanuvaasi.n . SỮNG SỜ: Vitaritvaa = Viti.n.no (thể văn phạm hoán chuyển), nghĩa là đầy nỗi sợ hãi và run rẩy vì nỗi sợ bị chê trách. Một cách đọc hoán chuyển là vội vã (vituritvaa): trong sự vội vã, nghĩa là đang vội vã. TRÊN MỘT CON HẺM (Ekapathe): Trên một con đường nhỏ vắng. MỘT MÌNH (Ekako): một mình, không có ai đi chung. CONG XUỐNG Ở BỐN CHỖ (catuku.n.diko bhaavitvaana): vị ấy di chuyển thân mình quanh quẩn bằng tứ chi được cong xuống. - tựa và đi ngang ở trên hai bàn tay và hai đầu gối, nghĩa là khi đã trở thành như thế, nó hành động theo cách này để cho cái đáng xấu hổ được che phủ từ đằng trước. HIỆN HÌNH CHO TRƯỞNG LÃO TRÔNG THẤY (Therassa dassayii'tuma.m): làm cho chính hắn có thể trông thấy được, để cho người hắn được trông thấy, đối với Trưởng lão.

5. CHẲNG QUAN TÂM (Amanasikatvaa): không chú ý (amanasikaritvaa, thể văn phạm hoán chuyển), không chú ý, xem kẻ kia như thế nào. Bởi vậy nó (So ca): Bởi vậy con Ngạ quỉ ấy. TÔI LÀ ANH CỦA NGÀI, ÐÃ SANH LÀM MỘT NGẠ QUỈ (bhaataa petaagato aha.m) Hắn báo tin cho Trưởng lão biết rằng, "tôi là anh của Ngài, trong kiếp quá khứ. Bây giờ tôi đến đây là một Ngạ quỉ rồi." Ðây là cách nên được hiểu. Ba câu kệ bắt đầu bằng "mẹ và cha của Ngài" Ðược nói đến để cho thấy cách mà hắn báo cho Trưởng lão biết về điều này.

6. Ở đây MẸ VÀ CHA CỦA NGÀI: Maataa pitaa ca te = tava maataa pitaa ca (thể văn phạm hoán chuyển).

8. XIN HÃY NHỦ LÒNG BI MẪN (Anukampasssu): Xin hãy giúp đỡ chúng con, xin hãy ân cần đến. HỒI HƯỚNG PHƯỚC ẤY CHO (anvaadisaahi): Chuyển phước ấy. Ðến chúng tôi: No = a.mhaaka.m (thể văn phạm hoán chuyển). ÐƯỢC CHO BỞI NGÀI: Tava dinnena= tayaa dinnena (thể văn phạm hoán chuyển).

Rồi những vị kiết tập Tam Tạng đọc những câu kệ này để cho thấy cách hành động được thực hiện bởi Trưởng lão, khi vị ấy nghe qua điều này:

9. "Khi Trưởng lão và mười hai vị Tỳ kheo đã đi khất thực, họ hội họp ở cùng một chỗ với mục đích san sẽ bữa ăn.

10. Trưởng lão nói với tất cả họ rằng, "Hãy cho đến tôi cái đã được thọ lãnh; tôi sẽ đổi nó thành bữa ăn cho chư Tăng vì lòng bi mẫn đối với quyến thuộc của tôi."

11. Họ trao nó cho Trưởng lão và Trưởng lão mời chư Tăng. Khi đã cho ra, Trưởng lão bèn hồi hướng phước thí ấy đến cho mẹ, cha và anh của Ngài khi nói rằng, "xin cho phước thí nầy dành cho những quyến thuộc của tôi, xin những quyến thuộc của tôi được hạnh phúc".

12. Ngay khi vị ấy hồi hướng phước thí này thì vật thực hiện ra, sạch sẽ, hảo hạng, được khéo sửa soạn, và được thêm gia vị bằng nhiều loại hương vị, nhân đó người anh của vị ấy hiện ra, đẹp trai, mạnh khoẻ và an vui, khi nói rằng, "vật thực này có nhiều, thưa ngài, nhưng xem ra chúng tôi vẫn còn trần truồng. Thưa Ngài, xin hãy tự mình cố gắng bằng cách nào đó để chúng tôi có thể có được những y phục".

14. Trưởng lão lượm về tất cả những miếng vải từ những đống rác. Khi vị ấy đã biến những miếng vải thành một chiếc y, vị ấy cho nó đến chư Tăng từ bốn phương.

15. Khi đã cho rồi, Trưởng lão bèn hồi hướng nó cho mẹ, cha anh của Trưởng lão, khi nói rằng, "Xin cho phước thí này thấu đến những quyến thuộc của tôi. Xin cho những quyến thuộc của tôi được hạnh phúc."

16. Ngay khi vị ấy hồi hướng những phước thí này thì những y phục hiện ra, nhân đó người anh của vị ấy, ăn mặc những y phục xinh đẹp, hiện ra trước mặt Trưởng lão. Khi nói rằng:

17. "Nhiều y phục như ở trong toàn cõi của Vua Nanda - Còn nhiều hơn thế nữa thưa Ngài, là những y phục và những đồ trải của chúng tôi.

18. Bằng vải lụa và vải len, vải lanh và vải chỉ. Chúng có nhiều và đắt giá, chúng còn thòng xuống từ trên trời.

19. Và chúng tôi chỉ mặc vào cái chúng tôi ưa thích. Xin hãy tự cố gắng, thưa Ngài, bằng cách nào đó để chúng tôi có thể có được nhà ở.

20. Khi Trưởng lão đã dựng lên một thảo am, vị ấy dâng nó đến tứ phương Tăng. Khi đã cho rồi, Trưởng lão hồi hướng phước ấy cho mẹ, cha và anh của Ngài khi nói rằng: "Xin cho những phước thí này thấuu đến những quyến thuộc của tôi. Xin cho những quyến thuộc của tôi được hạnh phúc!"

21. "Ngay khi vị ấy hồi hướng phước thí này thì những căn nhà hiện ra - những nhà ở có tháp nhọn được chia ra thành những ngăn đều nhau.

22. Cái giống như những căn nhà của chúng tôi ở đây thì không được tìm thấy trong nhân loại; những căn nhà như của chúng tôi ở đây giống như những căn nhà được tìm thấy trong cõi chư thiên.

23. Chói lọi, chúng chiếu sáng khắp bốn hướng. Xin hãy tự mình cố gắng, thưa Ngài, bằng cách nào đó để chúng tôi có thể có được nước".

24. Khi Trưởng lão đã chăm đầy một lu nước, Ngài cho nó đến Tứ phương Tăng. Khi đã cho rồi, Trưởng lão bèn hồi hướng nó đến mẹ, cha và anh của Ngài khi nói rằng "Xin cho phước thí này thấu đến quyến thuộc của tôi! Xin cho những quyến thuộc của tôi được hạnh phúc!"

25. Ngay khi vị ấy hồi hướng phước thí này, thì nước hiện ra - những hồ sen khéo hiện bày sâu và có bốn góc, khéo hiện bày

26. Với nước trong vắc và những bờ hồ xinh đẹp, mát và thơm ngát, được che phủ bằng hoa sen và hoa súng, nước có đầy những phấn sen.

27. Khi họ đã tắm và uống nước trong đó, họ lại hiện ra trước mặt của Trưởng lão, khi nói rằng, "Nước này có nhiều, thưa Ngài, nhưng những bàn chân của chúng tôi bị nứt nẻ đau đớn.

28. Khi dạo đi đây đó, chúng tôi đi khập khiểng trên sỏi và trên cỏ Kusa có gai nhọn. Xin hãy tự mình cố gắng, thưa Ngài, bằng cách nào đó để chúng tôi có thể có đủ phương tiện đi lại".

29. Khi Trưởng lão đã có được một đôi giày, vị ấy bèn dâng nó đến Tứ phương Tăng. Khi đã cho rồi, Trưởng lão bèn hồi hướng phước thí này đến cha mẹ và anh của vị ấy khi nói rằng, "Xin cho phước thí này đến những quyến thuộc của tôi! Xin cho những quyến thuộc của tôi được hạnh phúc!"

30. Ngay khi vị ấy hồi hướng phước thí này thì những Ngạ quỉ đi đến bằng xe kéo, khi nói rằng, "Thưa Ngài, Ngài đã thể hiện lòng bi mẫn bằng vật thực và y phục này,

31. Nhà này và vật thí về nước uống - cả những cái này và vật thí về xe này. Thưa Ngài, chúng tôi đã đến để đảnh lễ bậc hiền trí có lòng bi mẫn đối với Thế gian".

Chú giải:

9. Ở đây KHI TRƯỞNG LÃO ÐÃ KHẤT THỰC RỒI (Thero caritvaa pi.n.daaya): Trưởng lão đã đi khất thực. VÀ MƯỜI HAI VỊ TỲ KHƯU KHÁC (Bhikkhuu A~n~ne, ca dvaadasa): và mười hai vị Tỳ kheo khác mà đang sống chung với Trưởng lão, hội họp lại trong cùng một chỗ. Nếu Có người hỏi rằng, "Với mục đích gì?" Với mục đích ăn chung. (Bhattavissaggakaara.naa): Với mục đích độ thực, để ăn vật thực.

10. ÐẾN HỌ (te): Ðến những vị Tỳ kheo ấy. KHI ÐÃ ÐƯỢC THỌ LÃNH (Yathaa laddha.m): bất cứ cái gì thọ lãnh được. HÃY CHO: dadaadha = dedha (thể văn phạm hoán chuyển).

11. HỌ TRAO ÐẾN (Niiyaatayi.msu): Họ cho. THỈNH MỜI CHƯ TĂNG (Sa.ngha.m nimantayi): Mời mười hai vị Tỳ kheo để cho vật thực ấy bằng lối phân biệt nó là dành cho Chư Tăng. HỒI HƯỚNG (anvaadisi): chỉ định; chỉ đến người mà vị ấy hồi hướng phước thí ấy trong trường hợp ấy, Ðến me, cha và anh của vị ấy khi nói rằng, "Xin cho cái này thấu đến những quyến thuộc của tôi! Xin cho những quyến thuộc của tôi được hạnh phúc" Ðược nói đến.

12. NGAY KHI VỊ ẤY ÐÃ HỒI HƯỚNG CÁI NÀY: Samanantaraanuddi.t.the= Uddi.t.tha samanantara.m eva (phối hợp cách): VẬT THỰC HIỆN RA (Bhojana.m uppajjhatha) Vật thực hiện ra dành cho những Ngạ quỉ ấy. Thuộc loại nào? Chúng nói, "Sạch sẽ" v.v... ÐƯỢC GIA THÊM NHIỀU HƯƠNG VỊ (Ane Karasaya~njana.m): Ðược sửa soạn bằng những món cà ri có nhiều loại hương vị; hay nói cách khác, có nhiều hương vị và có nhiều món cà ri. NHÂN ÐÓ (tato): sau khi thọ lãnh được vật thực. ANH CỦA VỊ ẤY HIỆN RÕ RA (Uddassayii bhaataa): Ngạ quỉ mà đã từng làm anh của vị ấy hiện ra trước mặt Trưởng lão. ÐẸP TRAI, MẠNH KHOẺ VÀ AN VUI (Va.n.navaabalavaa sukhii): Nhờ nhận được vật thực ấy bằng cách ấy, ngay tức thì nó trở nên có sắc đẹp, có sức mạnh và hạnh phúc.

13. NHIỀU VẬT THỰC, THƯA NGÀI (Pahuuta.m bhojana.m bhante): Do oai lực về vật thí của Ngài, thưa Ngài, nhiều vật thực được thọ lãnh bởi chúng tôi. NHƯNG HÃY XEM CHÚNG TÔI VẪN CÒN TRẦN TRUỒNG (passa naggaamhase ): Tuy nhiên, hãy quan sát rằng chúng tôi vẫn còn trần truồng. DO ÐÓ THƯA NGÀI, XIN NGÀI HÃY TỰ MÌNH CỐ GẮNG HÀNH ÐỘNG BẰNG CÁCH NÀO ÐÓ ÐỂ CHÚNG TÔI CÓ THỂ ÐÓ ÐƯỢC NHỮNG Y PHỤC. (Yaathaa vattha.m labhaamhase): Hãy tự mình cố gắng hành động như thế nào để chúng tôi có thể có được những y phục, nghĩa là xin hãy nhiệt tâm theo cách này.

14. TỪ ÐỐNG RÁC (Sa.nkaarakuu.tato): từ đống rác này và đống rác nọ. LƯỢM (Uccinitvaana): Ði tìm lượm. NHỮNG MIẾNG GIẺ (Nantake): Những mảnh giẻ bị quăng bỏ mà đã bị rách ở các viền; Chúng được gọi là những mảnh giẻ bởi vì chúng bao gồm những miếng nhỏ. Bấy giờ, Trưởng lão làm một chiếc y bằng những thứ này và cho nó đến chư Tăng. Vì lý do này mà người ta nói rằng, "Khi vị ấy đã biến những miếng giẻ thành một chiếc y, vị ấy cho đến tứ phương Tăng". Ở ÐÂY VỊ ẤY CHO NÓ ÐẾN TỨ PHƯƠNG TĂNG (sa"nghe catuddise adaa); vị ấy cho nó đến hàng chư tăng từ bốn hướng đến. Ðây là vị trí cách trong ý nghĩa của tặng cách.

17. CHÚNG LÀ NHỮNG Y PHỤC (Pa.ticchadaa) Bởi vì trong trường hợp này Ngạ quỉ đã mặc vào người (pa.ticcchaadayati) những y phục ấy.

21. NHỮNG CHỖ NGỤ LÀ NHÀ CÓ NÓC NHỌN (Ku.taagaarani vesana): Những chỗ ngụ là những căn nhà có tháp nhọn và những căn nhà mà khác với những căn nhà này được biết đến là những chỗ ngụ. Ðiều này được nêu ra với sự méo mó về giống tánh. ÐƯỢC CHIA RA (vibhattaa): chia thành những hình thể có tính chất đều đặn, hình chữ nhật, dài, đường vòng v.v... THÀNH NHỮNG PHẦN BẰNG NHAU (Bhaagaso mitaa): Thành những phần đã được đo sẵn.

22. Của chúng tôi: No = A.mhaaka.m (thể văn phạm hoán chuyển. + Ở ÐÂY (idha): trong cõi của Ngạ quỉ này. TRONG SỐ NHỮNG VỊ CHƯ THIÊN (apidibbesu): Api (Không được dịch) chỉ là một tiểu từ không biến đổi. Trong những lãnh thổ của những vị chư Thiên, nghĩa là trong những cõi chư Thiên.

24. CÁI LU NƯỚC (Karaka.m) Một cái lu bình thường. ÐỔ ÐẦY (puuretvaa): Ðổ đầy nước.

26. NƯỚC ÐẦY NHỮNG PHẤN SEN (Vaariki~njakkhapuuritaa) Ðầy trên mặt nước ấy được phủ đầy khắp bằng những sợi tơ nhụy của những hoa sen và những bông hoa súng v.v....

27. Bị Nứt Nẻ (phalanti): chúng loét ra, nghĩa là những mé của những gót chân của chúng bị nứt ra.

28. ÐI LANG THANG ÐÂY ÐÓ (aahi.n.damaanaa): đi lang thang đây đó. CHÚNG TÔI ÐI KHẬP KHIỂNG (Kha~njaama): chúng tôi đi trong dáng điệu cà nhót ở chỗ này chỗ kia. TRÊN SỎI VÀ TRÊN CỎ KUSA CÓ GAI NHỌN (Sakkhare kusalanthake): trên những mảnh đất đầy những viên sỏi và cỏ Kusa có gai nhọn, nghĩa là giẫm lên sỏi và cỏ kusa có gai nhọn. MỘT CHIẾC XE (yaana.m): bất cứ loại phương tiện chuyên chở nào như xe kéo hay kiệu võng v.v...

29. Một chiếc giày (Sipaa.tika.m): Một chiếc giày một đế.

30. ÐI ÐẾN BẰNG XE KÉO (Rathena - m - aagamu"m = Rathena aagacchi.msu (thể văn phạm hoán chuyển); Những chữ đọc nối tiếp cho xuôi tai bởi chữ ma.

31. CẢ HAI (ubhaya.m): Bởi cả hai vật thí - Bởi vật thí bằng bốn món vật dụng gồm vật thực v.v... Và bởi cùng vật thí này gồm xe thuyền. Vật thí gồm những loại thuốc chữa bệnh cũng bao gồm trong vật thí về nước ở đây. Phần còn lại hoàn toàn tự rõ ràng rồi vì nó đã được nêu ra ở trên rồi.

Trưởng lão nêu lên vấn đề ấy với đức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn lấy vấn đề làm nguyên nhân cần thiết đã sanh lên khi nói rằng, "cũng giống như những Ngạ quỉ ở đây, cũng vậy trong kiếp sống ngay trước của ngươi, ngươi cũng đã làm một Ngạ quỉ chịu nhiều thống khổ", và khi được thỉnh cầu bởi Trưởng lão, Ngài bèn kể lại quỉ sự sợi chỉ và thuyết giảng chánh pháp cho hội chúng đã hội họp ở đó. Khi đã nghe qua thời pháp này, dân chúng, đầy xúc động, trở nên có những xu hướng về những việc phước như bố thí v.v...

-ooOoo-

Ðầu trang | 1.1 | 1.2 | 1.3 | 1.4 | 2.1 | 2.2 | 2.3 | 2.4 | 2.5 | 3.1 | 3.2 | 3.3 | 4.1| 4.2 | 4.3 | 4.4 | Mục lục

Chân thành cám ơn Đại đức Giác Đồng đã gửi tặng phiên bản vi tính
(Bình Anson, tháng 08-2001)


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 17-08-2001