[2.1]
CHƯƠNG
II: UẤT BA LỢI PHẨM (UBBARIIVAGGA)
-ooOoo-
II.1 LY LUÂN
HỒI QUỈ SỰ
(SA.MSAARAMOCAKA PETAVATTHUVA.N.NANAA)
"Người trần truồng
và có hình tướng thô xấu".
Pháp thoại này được Bậc
Ðạo sư thuyết giảng trong khi Ngài đang ngụ ở Trúc Lâm
viên, liên quan đến một nữ Ngạ quỉ nọ trong ngôi làng
tên là I.t.thakaarati, thuộc vương quốc Magadha.
Tương truyền rằng,
trong vương quốc Magadha có hai ngôi làng, I.t.thakaavatii và Diigharaajii,
ở đó có nhiều Ðạo sĩ sa.msaaramocaka trú ngụ. Cách đây đã
lâu, khoảng năm trăm năm về trước, một nữ nhân nọ sanh
trong gia đình samsaaramocaka ngay tại đó ở I.t.thakaavatii, và
do bởi những tà kiến của nàng, nàng đã giết hại nhiều
côn trùng và châu chấu và tái sanh trong cõi Ngạ quỉ; Ở đó,
nàng chịu khổ đói và khổ khát trong năm trăm năm. Rồi khi
Ðức Thế Tôn của chúng ta đã sanh ra trong thế gian và đã lăn
bánh xe diệu pháp, và đến đúng thời kỳ đến trú ngụ tại
trúc lâm viên, gần Raajagaha, nàng lại sanh trở lại trong
cùng gia đình samsaaramocaka ấy trong cùng ngôi làng I.t.thakaavatii
ấy. Rồi một hôm nọ, khi nàng đã được bảy hoặc tám tuổi
và đang mãi vui chơi với những cô gái trên con đường lớn,
Ðại Ðức Trưởng lão Saariputta, khi đang ngụ tại tịnh xá
anuravatii gần ngôi làng ấy, đi qua chính con đường gần cổng
làng ấy, được tháp tùng bởi mười hai vị Tỳ kheo. Ngay lúc
ấy, nhiều cô gái của ngôi làng ấy, sau khi đã rời khỏi
ngôi làng, đang chơi gần cổng làng, theo phong tục của cha mẹ
chúng, chúng bèn nhanh chóng đi đến với tâm Ðạo nhiệt
thành, và đảnh lễ Trưởng lão và những vị Tỳ kheo khác với
năm điểm chạm đất. Tuy nhiên, cô gái trong gia đình của những
người không có đức tin ấy, lại tỏ ra bất kính và thiếu
những tánh tốt của những người có giới đức, lại tỏ
ra vô học. Do nàng đã không tích lũy những thiện nghiệp
trong một thời gian dài, vẫn đứng như người thất học.
Trưởng lão thấy rõ tánh hạnh trong quá khứ của nàng, sự
tái sanh hiện tại của nàng trong gia đình samaaramocaka, và thấy
rằng nàng đáng bị sanh trong địa ngục trong tương lai. Trưởng
lão biết rằng: nếu nàng đảnh lễ Ngài thời nàng sẽ
không tái sanh trong địa địa ngục, dầu nàng có sanh trong
cõi Ngạ quỉ nàng cũng được sự thù thắng do ngài, Trưởng
lão nói với những cô ấy rằng, "các con thì đảnh lễ
những vị Tỳ kheo, nhưng cô gái này thì vẫn đứng như người
không được giáo dục vậy". Rồi những cô gái ấy túm
lấy hai tay của cô gái, kéo nàng tới và bằng sự thúc ép,
khiến nàng đảnh lễ dưới chân của Trưởng lão. Ðến đúng
thời, nàng đến tuổi thanh xuân và được gả cho một chàng
trai nọ thuộc một gia đình Samsaaramocaka trong ngôi làng
Diigharaajii . Khi nàng sắp sanh,thì nàng chết và sanh trong cõi
Ngạ quỉ, trần truồng, và có hình tướng gớm guốc, trông
thật ghê tởm; khi đi lang thang vào lúc đêm tối, nàng hiện
ra trước mặt Trưởng lão Saariputta và rồi đứng ở một bên.
Khi trông thấy nàng, Trưởng lão bèn hỏi nàng bằng câu kệ
này:
1. "Nàng trần truồng
và có hình tướng gớm guốc, gầy mòn với những đường gân
lồ lộ. Nàng là một kẻ gầy ốm, với những xương sườn
lộ ra, bây giờ, nàng là ai mà đứng ở đây?"
Chú giải:
1. VỚI NHỮNG ÐƯỜNG GÂN
LỒ LỘ (Dhamanisanthataa): với tấm thân được phơi bày ra bằng
tấm lưới gân do không có thịt và máu. VỚI NHỮNG XƯƠNG
SƯỜN LỘ RA (Upphaasulike): với những xương sườn lồi ra.
NGƯƠI LÀ NGƯỜI ỖM O (Kisike): ngươi với tấm thân gầy
mòn; Sau khi đã nói ở trên "gầy mòn" Những chữ:
"Ngươi là người ốm o" được lập lại nhằm mục
đích cho thấy sự gầy ốm quá mức của nàng mà trong đó tấm
thân ấy chỉ có da, xương và gân mà thôi.
Khi nghe qua điều này, nữ
Ngạ quỉ ấy nói lên câu kệ này để cho biết về chính
nàng:
2. Thưa Ngài, tôi là một
nữ Ngạ quỉ, đã đi đến cõi Ngạ quỉ trong thế giới của
Yama; Khi đã làm ác nghiệp, tôi đã đi từ đây đến cõi Ngạ
quỉ.
Ðược hỏi thêm một lần
nữa bởi Trưởng lão về nghiệp mà nàng đã làm:
3. "Bây giờ ác nghiệp
nào mà ngươi đã làm bằng thân, khẩu và ý? do kết quả của
nghiệp nào khiến ngươi ra đi từ đây đến cõi của những
Ngạ quỉ?"
Nàng nói lên ba câu kệ
để cho thấy rằng vì đã sống với lòng bỏn sẻn và thiếu
đức bố thí, nàng đã phải sanh trong Ngạ quỉ và chịu nhiều
thống khổ như vậy:
4. "Thưa Ngài, trước
kia tôi không có cha mẹ, hay những quyến thuộc khác, thậm
chí cũng không có những người mà có lòng thương xót tôi,
để khuyên rằng, "Hãy bố thí với tâm đạo nhiệt thành
đến các vị Sa môn, Bà la môn".
5. Từ nay trở đi, trong
năm trăm năm, tôi phải đi lang thang trần truồng như thế này,
bị đốt cháy bởi cơn đói và khát dục. Ðây là quả về
ác nghiệp của tôi.
6. Con xin đảnh lễ Ngài,
thưa bậc ứng cúng, bằng tâm đạo tín thành; xin hãy thương
xót con, hỡi Bậc vĩ Ðại và kiên quyết. Xin hãy bố thí một
cái gì đó và hồi hướng phước thí ấy đến cho con; xin hãy
giải thoát cho con ra khỏi cảnh khổ này, thưa Ngài.
Chú giải:
4. CÓ LÒNG THƯƠNG XÓT
(Anuka.mpakaa): Có lợi đối với hạnh phúc trong kiếp sau của
nàng. BẠCH NGÀI (Bhante): Nàng đang nói với Trưởng lão. LÀ
NHỮNG KẺ HẰNG KHUYẾN KHÍCH CON (ye ma.m niyojeyyu.m): con đã
không có mẹ hay cha hay những người quyến thuộc khác mà có
lòng thương tưởng con, khuyên nhủ con rằng: "Với lòng tịnh
tín, ngươi hãy cho ra những vật thí đến các vị Sa môn hay
Bà la môn" - Ðây là cách nên được hiểu.
5. TỪ NAY TRỞ ÐI TRONG NĂM
TRĂM NĂM NỮA, CON PHẢI ÐI LANG THANG TRẦN TRUỒNG NHƯ THẾ NÀY
(Ito aha.m vassasataani pa~nca ya.m evaruupaa vicaraami naggaa): Sau khi
nhớ lại kiếp sống sanh làm Ngạ quỉ trong kiếp quá khứ của
nàng trước đó hai kiếp, nữ Ngạ quỉ nói điều này để xác
nhận rằng, bây giờ nàng cũng phải đi lang thang theo cách ấy
trong năm trăm năm. Ya.m (không được dịch): = Yasmaa (Hình thức
văn phạm chuyển đổi); Bởi vì con không làm việc phước nào
về Bố thí v.v.. Nên con đã trở thành một Ngạ quỉ trần
truồng như thế này, và từ nay trở đi con phải đi lang thang
trong năm trăm kiếp - Ðây là cách nên được hiểu; BỞI KHÁT
ÁI (Ta.nhaaya): Bởi sự khao khát. BỊ THIÊU ÐỐT: Khajjamaanaa =
Khaadiyamaanaa (hình thức văn phạm chuyển đổi), nghĩa là bị
hành hạ.
6. CON XIN ÐẢNH LỄ
NGÀI, THƯA BẬC ỨNG CÚNG, BẰNG TÂM TỊNH TÍN (vandaami ta.m
ayyapasannacittaa): Với lòng tịnh tín, con xin đảnh lễ Ngài,
thưa Bậc ứng cúng. Ðiều này cho thấy chỉ chút ít phước
mà con có thể làm được bây giờ. XIN HÃY THƯƠNG TƯỞNG ÐẾN
CON (anukampa ma.m): Xin hãy giúp đỡ, xin hãy nhủ lòng bi mẫn
đến con. XIN HÃY BỐ THÍ MỘT CÁI GÌ ÐÓ VÀ HỒI HƯỚNG PHƯỚC
THÍ ẤY ÐẾN CHO CON, (datvaa ca me aadissa ya.m hi ki~nci): Nàng
nói lời khẳng định rằng, khi vị ấy đã bố thí vật nào
đó và đã hồi hướng phước thí ấy đến cho nàng, thời
nhờ đó sẽ có sự giải thoát cho nàng thoát khỏi cõi Ngạ
quỉ ấy. Vì lý do này khiến nàng nói rằng: "Hãy giải
thoát con ra khỏi khổ cảnh này, thưa Ngài".
Ba câu kệ này được nói
bởi những vị kiết tập Tam tạng, để cho thấy tánh cách
mà Trưởng lão thực hiện khi nữ Ngạ quỉ ấy đã nói như
vậy:
7. "Tốt lắm,
"Trưởng lão Saariiputta đồng ý, người có lòng bi mẫn,
và đã cho đến các vị Tỳ kheo một miếng vật thực, một
miếng vải có kích thước một gang tay và một bát nước, và
hồi hướng phước thí này đến cho nàng.
8. Ngay khi vị ấy hồi hướng
phước thí này thì kết quả hiện ra: vật thực, y phục, thức
uống - là kết quả của phước thí này.
9. Nhân đó, nàng được
thanh tịnh, mặc y phục sạch sẽ và tươi sáng, là loại vải
mịn hơn những thứ của xứ Kaasi; Và được trang sức bằng
nhiều loại y phục và vật trang sức, nàng đi đến Trưởng
lão Saariputta .
Chú giải:
7. ÐẾN CÁC VỊ TỲ KHƯU
(Bhikkhuuna.m): Ðến một vị Tỳ kheo: điều này được nói bằng
sự méo mó về số lượng. Một số đọc là: Cho đến một
vị Tỳ kheo một miếng (aalopa.m bhikkhuno datvaa). MỘT MIẾNG
(aalopa.m): Một miếng vật thực, nghĩa là chỉ một miếng vật
thực. Một mảnh vải có kích thước một gang tay
(Paanimatta~nca co.laka.m): Kích thước một bàn tay, nghĩa là một
miếng vải. VÀ MỘT BÁT NƯỚC (Thaalakassa ca paaniiya.m): chỉ một
bát nước.
Phần còn lại cũng giống
như đã được nêu ra ở Ngốc đầu quỉ sự.
Rồi khi Ðại Ðức
Saariputta trông thấy nữ Ngạ quỉ ấy sau khi đã đến trước
mặt Ngài, đứng với các căn đã được làm cho tươi sáng,
có nước da hoàn toàn thuần tịnh và được trang sức bằng
những y phục và những vật trang sức của chư Thiên, và làm
sáng lên mọi thứ quanh nàng bằng hào quang của chính nàng, vị
ấy nói ba câu kệ này khi muốn nàng giải thích kết quả của
những nghiệp mà nàng đang thọ hưởng:
10. Ai mà đứng với sắc
đẹp tuyệt trần, này tiên nữ, chiếu sáng khắp các hướng
như được Vương Tinh.
11. Sắc đẹp của nàng
như vậy là do cái gì? Do cái gì mà điều này được thành tựu
bởi nàng ở đây và có sanh lên bất cứ dục lạc nào mà
nàng ưa thích?
12. Ta hỏi nàng, này Devii
có đại oai lực, việc phước gì mà ngươi đã làm khi ngươi
còn làm người? Do điều gì mà oai lực của ngươi sáng chói
như vậy và sắc đẹp của ngươi chiếu sáng khắp mười
phương?
Chú giải:
10. TUYỆT TRẦN
(abhikkantena): Vô cùng khả ái, nghĩa là rất xinh đẹp. BẰNG
SẮC ÐẸP (va.n.nena): Với nước da. SÁNG RỰC LÊN KHẮP MƯỜI
PHƯƠNG (Obhaasentii disaa sabbaa): Chiếu sáng trong khắp mười
phương với chỉ một vầng ánh sáng. Như thế nào? Vị ấy
nói, "Như được Vương Tinh". Ngôi sao này có cái tên
là (Osadhii), bởi vì hào quang chói lọi (Ussanna) được chứa
(dhiiyati) bởi nó hay là vì nó cho công năng đến các loại
thuốc (Osadhiina.m): Cũng như nó đứng toả ra ánh sáng khắp
quanh nó, cũng vậy ngươi đang đứng chiếu sáng khắp mười
phương - đây là ý nghĩa.
11. DO CÁI GÌ? (Kena): Chữ
cái gì (Ki.m) trong hình thức nghi vấn của nó; Ðây là công cụ
cách có ý nghĩa hỏi về nguyên nhân, nghĩa là do nguyên nhân
nào? CỦA NGƯƠI: te = tava (hình thức văn phạm chuyển đổi).
NHƯ VẬY (Etaadiso): Ðiều này được nói liên quan đến cách
mà nó xuất hiện lúc ấy. ÐIỀU NÀY ÐƯỢC THÀNH TỰU BỞI
NGƯƠI DO BỞI CÁI GÌ Ở ÐÂY? (kena te idha - m - ijjhati): Quả của
thiện sự này là do phước đặc biệt nào mà đang được thọ
lãnh bởi ngươi, được thành tựu, được tạo ra ở đây, tại
chỗ này. SẼ CÓ SANH LÊN (uppajjanti): Sẽ có hiện ra. NHỮNG DỤC
LẠC (Bhogaa): Những vật sở hữu và những phương tiện thù
thắng như y phục và những vật trang sức v.v.. Mà có được
cái tên là "Những dục lạc" (Bhogaa) Vì đáng được
thọ hưởng (Paribhu~njitabbatena). BẤT CỨ CÁI GÌ (Ye keci): Nghĩa
là tất cả những dục lạc được bao gồm, không có cái dư
sót, vì đây là một câu nói bao hàm mọi thứ không có dư sót,
TÂM CỦA NGƯƠI ÁI HẢO (manaso piyaa): Cái được ưa thích, khả
ái với tâm của ngươi, nghĩa là thân ái với tâm của ngươi.
12. TA HỎI (Pucchaami): Ta
đặt câu hỏi, nghĩa là ta muốn biết. Ngươi: ya.m=tva.m (Hình
thức văn phạm chuyển đổi). Devii (Devi): Nàng là một (Devii)
do vì nàng có oai lực của chư Thiên. Vì lý do này mà vị ấy
nói rằng, "Có oai lực lớn". KHI NGƯƠI CÒN LÀ NGƯỜI
(Manussabhuutaa): Khi ngươi sanh trong cõi nhân loại và đạt đến
địa vị làm người. Ðiều này được nói theo đúng với
quy luật chung là: chúng sanh làm những việc phước trong khi họ
ở trong kiếp người. Ðây là ý nghĩa của những câu kệ vắn
tắt thôi. Tuy nhiên, điều ấy nên hiểu đúng như đã nêu ra
đầy đủ chi tiết trong bộ chú giải thiên cung sự, trong phần
giải thích này về ý nghĩa bên trong.
Nữ Ngạ quỉ ấy, khi
được hỏi bởi Trưởng lão, bèn nói lên những câu kệ còn
lại để làm sáng tỏ lý do về cách mà sự thù thắng này của
nàng đã được nhận lãnh:
13. Vị thánh đầy lòng
bi mẫn đối với thế gian trông thấy con đã đi vào kiếp sống
đau khổ - vàng vỏ, gầy ốm, đói khát, trần truồng, với
da nhăn nheo.
14. Vị ấy đã cho đến
các vị Tỳ kheo một miếng vật thực, một mảnh vải có
kích thước một gang tay và một bát nước, và hồi hướng
phước ấy cho con.
15. Hãy xem quả của miếng
cơm ấy: Trong một ngàn năm con đẽ ăn vật thực được gia
vào nhiều gia vị, vui hưởng với tất cả những gì đem lại
sự thỏa mãn cho những ước muốn của con.
16. Hãy xem loại kết quả
có được của một mảnh vải chỉ bằng gang tay: Nhiều y phục
như trong khắp cõi của vua Nanda.
17. Còn hơn thế nữa,
thưa Ngài, là những y phục và những đồ trải bằng lụa và
bằng vải len, vải lanh và vải sợi của con.
18. Chúng có nhiều và đắt
quí - Chúng còn thòng xuống từ bầu trời; Và con chỉ mặc
vào bất cứ cái gì mà con thấy thích.
19. Hãy xem loại kết quả
có được từ một bát nước: những hồ sen được khéo bố
trí ở ngoài và có bốn góc.
20. Với nước trong và
những bờ hồ xinh đẹp, mát và thơm, được phủ lên bằng
những hoa sen và hoa súng, nước đầy những nhụy sen.
21. Và con vui thích, chơi
giỡn và vui sướng, chẳng có gì để sợ từ bất cứ hướng
nào. Bạch Ngài, con đến đây để đảnh lễ Bậc hiền trí
có lòng bi mẫn đối với thế gian.
Chú giải:
13. VÀNG VÕ (uppannuki.m):
Ðã trở nên hơi vàng. BỊ ÐÓI (Chaata.m): muốn ăn, bị cơn
đói hành hạ. VỚI DA NHĂN NHEO (Sampatitacchavi.m): với da nơi
thân của con bị nứt nẻ. ÐỐI VỚI THẾ GIAN (Loke): Ðiều
này cho thấy phạm vi của lòng bi mẫn của người ở đây
được xem là "đầy lòng bi mẫn". CON (Ta.m ma.m): Con
trong điều kiện ấy, con trong một trạng thái mà chắc chắn
cần có lòng bi mẫn như đã được nêu ra ở trên. ÐI ÐẾN
KHỔ CẢNH (Duggata.m): Ðã đi đến trạng thái đau khổ.
14. VỊ ẤY CHO ÐẾN CÁC
VỊ TỲ KHƯU MỘT MIẾNG (Bhikkhuuna.m aalopa.m datvaa): Ðịnh rõ
cách mà Trưởng lão hành động do lòng bi mẫn.
15. VẬT THỰC (Bhatta.m):
Cơm, nghĩa là vật thực của chư Thiên. TRONG MỘT NGÀN NĂM
(Vassasata.m dasa): trong mười lần một trăm năm được xem là
một ngàn năm; đây là đối cách mang ý nghĩa một thời gian
kéo dài liên tục. THÊM NHIỀU HƯƠNG VỊ, KHI THỌ HƯỞNG SỰ
LÀM CHO VỪA LÒNG TẤT CẢ NHỮNG ƯỚC MUỐN CỦA CON (Kaama
kaaminii anekarasa vya~njana.m): Con sẽ ăn vật thực với nhiều
loại hương vị, lại có những dục lạc khác nữa - đây là
cách nên được hiểu.
16. MỘT MẢNH VẢI
(colassa): Ðiều này chỉ rõ việc phước bao gồm sự bố thí
với cái này là vật có tên gọi chung là vật thí. HÃY XEM LOẠI
QUẢ BÁU (Vipaakaampassayaadisa.m): Hãy xem quả, cái được gọi
là kết quả, của vật thí về mảnh vải, thưa Ngài. Trong trường
hợp ấy người nên hỏi cái gì? nữ Ngạ quỉ nói, "Nhiều
y phục như trong khắp cõi của vua Nanda v.v..." Bây giờ về
điều này, vua Nanda là ai?
Tương truyền rằng cách
đây đã lâu, khi thọ mạng của loài người là mười ngàn năm,
một người có của cải, là thường dân của xứ Ba la nại,
trông thấy một vị Phật Ðộc Giác nọ trong khu rừng của
ông ta khi đang đi bộ trong rừng. Ðức Phật Ðộc Giác đang
làm một chiếc y tại đó, nhưng đã gấp nó lại và bắt đầu
đem cất, vì phần nối bị thiếu. Khi người đàn ông có của
cải trông thấy cảnh này, ông ta nói rằng, "Bạch Ngài,
Ngài đang làm gì thế? Dầu Ngài chẳng nói gì do lòng tri túc
của Ngài, ông ta vẫn biết rằng vật liệu làm y bị thiếu,
bèn đặt chiếc áo choàng của ông ta dưới chân của Ðức
Phật Ðộc Giác. Ðức Phật Ðộc Giác nhặt lấy nó và, khi
thêm nó vào chỗ vá, làm thành chiếc y và mặc nó vào. Vào
lúc thân hoại mạng chung, người đàn ông có của cải ấy
chết và tái sanh trong cõi trời Ba mươi ba. Vị ấy thọ hưởng
sự vinh quang của chư Thiên ở đó đến hết thọ mạng của
mình, và khi mạng chung từ cõi ấy, sanh vào trong gia đình của
một vị Tư tế quan trong một ngôi làng nọ cách Ba la nại một
do Tuần. Vào lúc vị ấy đến tuổi thành niên, thì lễ hội
ăn mừng tháng mới được công bố trong ngôi làng đó. Chàng
trai nói với mẹ của mình rằng, "thưa mẹ, hãy cho con một
chiếc áo choàng để con có thể đi dự hội ăn mừng tháng mới".
Bà ta lấy ra một chiếc áo mới và trao cho cậu. "Thưa mẹ,
chiếc áo này thô quá". Chàng trai nói. Bà ta lấy ra một
chiếc áo khác và trao nó cho cậu, nhưng cậu ta cũng từ chối
chiếc áo này. Rồi người mẹ nói với cậu ta rằng,
"này con, từ khi chúng ta sanh vào trong gia đình này, chúng
ta không tạo những phước nào để có những y phục tốt hơn
những thứ này nữa". "con sẽ đi đến một chỗ để
kiếm ra nó, thưa mẹ". "Thế thì hãy đi đi, này con,
mẹ muốn rằng chính ngày hôm nay con có thể có được quyền
cai trị vương quốc Ba la nại này". "Tốt lắm, thưa
mẹ" cậu ta đáp lại. Chàng trai cúi chào mẹ, đi vòng
quanh bà ta về hướng phải và nói rằng, "xin chào mẹ".
"Chào con". Tương truyền rằng ý nghĩ xảy đến với
bà ta rằng, "nó có thể đi đâu? nó chỉ có thể ngồi
chỗ này chỗ kia quanh ngôi nhà này mà thôi". Nhưng bị thôi
thúc bởi những việc phước của mình, cậu ta rời khỏi
ngôi làng và đi đến Ba la nại; ở đó cậu ta nằm xuống
trên một tảng đá có điềm may sau khi che người từ đầu
trở xuống. Lúc bấy giờ là ngày thứ bảy sau khi đức vua
băng hà. Khi những vị quan cố vấn đặc biệt của đức vua
và vị tư tế quan đã làm lễ mai táng rồi, họ ngồi trong
sân triều và bàn luận với nhau rằng, "Có một đứa con
gái của đức vua, nhưng không có đứa con trai nào cả; Một
vương quốc mà không có vua thì không tồn tại được. Chúng
ta phải gởi đi một chiếc xe hoa". Họ thắng ách bốn
con ngựa có màu hoa sen trắng và để vào trong chiếc xe năm
biểu tượng của đức vua, đứng đầu là cái lọng trắng.
Rồi họ cho chiếc xe đi và cho trổi nhạc ở đằng sau. Chiếc
xe đi về cổng đông và hướng về vườn ngự uyển. Một số
người nói rằng, "Chiếc xe đang đi về vườn ngự uyển
theo thói quen, hãy quay nó lui". Nhưng vị tư tế quan nói rằng,
"đừng quay nó lui". Chiếc xe đi vòng quanh chàng trai về
hướng phải và rồi đứng chờ sẵn để người ấy leo lên.
Vị Tư tế quan dỡ lên một góc của tấm chăn, quan sát hai
lòng bàn chân của vị ấy và nói rằng, "Hãy để chàng
trai này làm nơi nương tựa của chúng ta- vị ấy có thể tạo
ra độc nhất một vương quốc gồm cả bốn châu và hai ngàn
đảo vây quanh", và rồi sai trổi nhạc ba lần khi nói rằng,
"Hãy trổi nhạc lên, hãy trổi nhạc lên nữa đi!" chàng
trai mở tấm chăn trên mặt ra, nhìn quanh người của vị ấy
và nói rằng, "này ông bạn, ông đến đây có chuyện gì
thế?" "Tâu bệ hạ, vương quốc đã đến với bệ hạ".
"Vua của các ngươi đâu?" "Vị ấy đã thăng hà
rồi, tâu chúa thượng". "Bao nhiêu ngày rồi?"
"Hôm nay là ngày thứ bảy rồi". "Không có con
trai hay con gái nào à?" "Chỉ có một đứa con gái,
tâu bệ hạ, nhưng không có con trai". "Thôi được, nếu
vậy thì ta sẽ cai trị". Ngay tức thì họ dựng lên một
nhà mát để phong vương cho vị ấy, trang sức cho đứa con gái
của đức vua bằng tất cả những vật trang sức của nàng,
dẫn nàng đến vườn ngự uyển và phong vương cho chàng thanh
niên. Khi vị ấy đã được phong vương, họ dâng đến cho vị
ấy những tấm vải trị giá một trăm ngàn đồng, "Ðây
là cái gì, này các bạn". Vị ấy hỏi, "những chiếc
y của bệ hạ, tâu bệ hạ". "Chúng không thô, phải
không các bạn?" "không có những thứ nào tốt hơn những
thứ này trong bất cứ những y phục nào được dùng bởi
loài người, tâu bệ hạ". "Vua của các ngươi có mặc
giống như thế này không?" "thưa có, tâu bệ hạ".
"Ta không nghĩ rằng vua của các ngươi có phước. Hãy
đem đến cho ta một cái bình nước bằng vàng và ta sẽ kiếm
một số y phục". Họ đem đến cái bình bằng vàng. Vị
ấy đứng lên, rửa tay, súc miệng và, khi cầm một ít nước
trong tay, rảy nó vào hướng đông, nhân đó tám cây như ý rẽ
đất mọc lên. Vị ấy lại lấy một ít nước và rảy nó
vào hướng nam, hướng tây và hướng bắc, khi rảy nước
như vậy vào các hướng, thời mỗi nơi trong tất cả các hướng
ấy vị ấy đã tạo ra tám cây để có ba mươi hai cây như
ý mọc lên tất cả. Một số người nói rằng trong mỗi hướng,
vị ấy tạo ra mười sáu cây để có tất cả sáu mươi bốn
cây. Chàng trai mặc vào một chiếc của chư Thiên, đắp quanh
người và nói rằng, "hãy cho đánh trống rao truyền rằng
trong mỗi lãnh thổ của vua Nanda, người đàn bà làm nghề xe
chỉ không cần xe chỉ nữa".
Vị ấy bảo họ trương
lên chiếc lọng và, khi đã mặc y phục, trang sức và cỡi
trên con voi oai phong nhất, đi vào thành phố, đi lên cung điện
và thọ hưởng sự vinh quang vĩ đại.
Thắm thoát một thời
gian, đến một hôm nọ, hoàng hậu khi trông thấy sự vinh
quang của đức vua, đã tỏ tình thương của nàng bằng cách
nói rằng, "chắc chắn bệ hạ cần tỏ nhiều tiết chế
hơn". Khi được hỏi, "nàng muốn ám chỉ gì, này ái
khanh?" nàng bèn nói rằng, "Ngài có sự vinh quang tột
độ, tâu bệ hạ. Có một thời nào đó trong quá khứ, chắc
bệ hạ đã làm những việc thiện, nhưng bây giờ, bệ hạ
không làm những việc thiện vì hạnh phúc trong tương lai của
bệ hạ". "Chúng ta có thể bố thí đến cho ai? không
có những bậc giới đức". "Tâu bệ hạ, cõi
Jambudiipa này không thiếu những vị A la hán. Bệ hạ chỉ cần
sửa soạn những vật thực và thiếp sẽ thỉnh những vị A
la hán", nàng nói. Vào ngày hôm sau, đức vua sai sửa soạn
một cuộc bố thí vĩ đại. Hoàng Hậu khấn nguyện rằng,
"nếu có những vị A la hán trong hướng này, thì xin các
Ngài hãy đến đây và thọ lãnh những vật thí từ chúng
con!" và nằm sấp xoay mặt về hướng bắc. Ngay khi hoàng
hậu đang nằm thì Ðức Phật Ðộc Giác Paduma, là vị cao hạ
nhất trong năm trăm vị Phật Ðộc Giác, là những đứa con
trai của hoàng hậu Padumavatii và đang trú ngụ trong vùng Hy
Mã Lạp Sơn, nói với huynh đệ của vị ấy: "Vua Nanda
đang thỉnh các tôn giả, thưa chư tôn giả - chư tôn giả
nên nhận lời của vị ấy". Họ đồng ý và ngay tức
thì đi xuyên qua hư không và đáp xuống ở cổng bắc. Dân
chúng báo tin với đức vua rằng, "Tâu bệ hạ, năm trăm
vị Phật Ðộc Giác đã đến". Ðức vua đi cùng với
hoàng hậu ra đảnh lễ các Ngài, lãnh bát của các Ngài và mời
các Ngài vào trong hoàng cung; Ở đó, vị ấy cúng dường những
vật thí đến các Ngài. Khi bữa ăn đã kết thúc, họ bèn
quì xuống, đức vua ở dưới chân của vị cao hạ nhất và
hoàng hậu ở dưới chân của những vị nhỏ hạ hơn, họ bạch
rằng, "Các bậc ứng cúng sẽ sống không thiếu những vật
dụng; Những việc phước của chúng con sẽ không suy giảm.
Xin hãy cho chúng con lời đồng ý của các Ngài mà ở lại đây".
Khi đã được sự đồng ý của các Ngài, vị ấy sai dựng
lên những chỗ ngụ trong vườn ngự uyển và hầu hạ chư Phật
Ðộc Giác suốt cuộc đời còn lại của họ. Khi các Ngài nhập
Niết bàn, đức vua sai tổ chức những buổi lễ thiêng và tổ
chức những nghi lễ mai táng bằng gỗ chiên đàn và những thứ
khác, và rồi lấy xá lợi của các Ngài và tôn trí những
xá lợi ấy trong một bảo tháp. Ðầy xúc động khi nghĩ rằng,
"nếu cái phải đến với ngay cả những vị ẩn sĩ có
đại oai lực này, thì có lời nào có thể được nói về những
người như ta?" Vị ấy phong vương cho đứa con trai đầu
của mình, rồi chính vị ấy ra đi, sống đời không nhà của
một vị ẩn sĩ. Hoàng hậu, khi tự hỏi nàng có thể làm gì
khi xét thấy đức vua đã xuất gia rồi, cũng đi xuất gia.
Khi trú ngụ trong vườn ngự uyển, hai vị đạo sĩ này đã
khiến cho những tầng thiền sanh lên và trải qua thời gian của
họ trong pháp an lạc của thiền định. Vào lúc kết thúc thọ
mạng của họ, họ sanh trong cõi phạm thiên. Tương truyền rằng
Trưởng lão Mahaakassapa, một đại Thinh văn của Bậc Ðạo sư
của chúng ta, là đức vua Nanda ấy; và Bhaddaa Kapilaanii là
hoàng hậu của vị ấy. Trong mười ngàn năm, chính vua Nanda
này đã mặc những y phục của chư Thiên, vị ấy đã khiến
cho toàn thể lãnh thổ của vị ấy giống như Uttarakuru và đã
bố thí những y phục của chư Thiên đến các bậc ứng
cúng. Bấy giờ khi đề cấp đến sự vinh quang này, Nữ Petii
nói rằng, "có nhiều y phục như trong khắp lãnh thổ của
vua Nanda ".
Ở đây, TRONG LÃNH THỔ
(Vijitassmi.m): Trong vương quốc. Y PHỤC (Paticchadaa): Vải vóc
vatthaani: Chúng được gọi là, "y phục" pa.ticchadaa
vì người ta mặc (Pa.ticchaadenti) chúng.
Bấy giờ để cho thấy
sự vinh quang của nàng lúc bấy giờ còn lớn hơn sự vinh
quang của vua (Nanda); nữ (Petii) bèn nói rằng, "Còn nhiều
hơn thế nữa, thưa Ngài, là những y phục và những đồ trải
giường của con v.v..."
17. HƠN THẾ NỮA (Tato):
Còn nhiều hơn những y phục của vua Nanda là những y phục của
con. NHỮNG TÂM VẢI VÀ NHỮNG TẤM KHĂN TRẢI GIƯỜNG
(Vatthaani'cchaadanaani): những áo choàng và những chiếc y lót.
BẰNG LỤA VÀ LEN: Koseyyaka.mbaliyaani = ko seyyaani c'eva Kambalaani
ca (Phối hợp cách). VẢI LANH VÀ VẢI SỢI (Khomakappaa sikaani
ca): Những y phục làm bằng vải lanh và vải sợi.
18. NHIỀU (vipulaa): Nhiều
và to lớn về bề dài và bề rộng. ÐẮT GIÁ (Mahaggahaa): Có
giá trị rất to lớn vì đắt giá. THÒNG XUỐNG TỪ BẦU TRỜI
(aakaase'vala.mbare): Nằm thòng xuống trong bầu trời. BẤT CỨ
CÁI GÌ CON THÍCH (ya.m ya.m hi manaso piya.m): Và con chỉ lấy bất
cứ cái nào mà con thích để mặc nó và đắp quanh người của
con - Ðây là cách nên được hiểu.
19. HÃY XEM LOẠI KẾT QUẢ
CÓ ÐƯỢC TỪ MỘT BÁT NƯỚC (thaalakassa ca paaniiya.m Vipaaka.m
Passa Yaadisa.m): Hãy xem loại và tánh chất vĩ đại về kết
quả của điều này, chỉ một bát nước được cho ra và
được tuỳ hỉ. Ðể chỉ rõ điều này, nàng nói rằng,
"Sâu, có bốn góc" v.v... Ở đây SÂU (Ga.mbhiiraa): Khó
dò. CÓ BỐN GÓC (Caturassaa): có hình chữ nhật. NHỮNG HỒ SEN
Pokkhara~n~no= pokkharaniyo (Hình thức văn phạm chuyển đổi). KHÉO
HIỆN RA. (Sunimmitaa): khéo hiện ra theo đúng với nghiệp của
nàng.
20. CÓ NƯỚC TRONG:
setodakaa =seta-Udakaa, (Phối hợp cách); và được trãi bằng
cát trắng. VỚI NHỮNG BỜ HỒ XINH ÐẸP (Supatitthaa): Với những
chỗ tắm xinh đẹp. MÁT (siitaa): với nước mát. THƠM NGÁT
(Appa.tigandhiyaa): Với hương thơm làm mê mẫn, không có mùi
hôi khó chịu. MẶT NƯỚC ÐẦY NHỮNG NHỊ SEN
(vaariki~njakkhapuuritaa): nước được phủ bằng những nhụy
sen lăn tăng và những nhị của hoa súng xanh v.v..
21. CON: Saaha.m= Sà aha.m
(Phối hợp cách). Vui chơi (Namati): thấy vui thích. CHƠI
(Ki.laami): làm thoả mãn các căn của con. KHOÁI CẢM (Modaami):
Vui thích với sự vinh quang về ái lạc của con. CHẲNG CÓ GÌ
ÐỂ SỢ TỪ BẤT CỨ HƯƠNG NÀO (akutobhayaa): Con sống thoải
mái và thỏa thích mà chẳng có sợ hãi từ bất cứ hướng
nào. BẠCH NGÀI, CON ÐẾN ÐỂ ÐẢNH LỄ NGÀI (bhante vanditum
aagataa): Bạch Ngài, con đã đến để đảnh lễ Ngài, vì
Ngài là phương tiện để con đạt đến sự vinh quang thần
tiên này.
Cái mà không được phân
tích ở đây về ý nghĩa của nó thì đã được nêu ra ở chỗ
khác. Khi điều này được nói bởi nữ Petii ?y, Ðại đức
Saariputta bèn kể lại đầy đủ chi tiết của câu chuyện đến
mọi người - là những dân cư của hai ngôi làng itthakaavatii
và diigharaajii mà đã đến yết kiến trưởng lão - đã khiến
cho họ xúc động và diệt trừ tà kiến Samsaaramocaka của họ,
và rồi an trú họ thành những thiện tín. Vấn đề này được
các vị Tỳ kheo biết đến và họ nêu lên vấn đề ấy với
Ðức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn lấy vấn đề ấy làm nguyên
nhân cần thiết đã sanh lên và thuyết Pháp đến hội chúng
đã hội họp ở đó. Thời Pháp đem lại lợi ích cho nhiều
Người ở đó.
-ooOoo-
II.2 XÁ LỢI
PHẬT MẪU QUỶ SỰ
(SAARIPUTTATHERAMAATU PETAVATTHUVA.N.NAN)
"Người trần truồng
và có hình tướng ghê tởm".
Pháp thoại này được Bậc
Ðạo sư thuyết giảng trong khi Ngài đang ngụ ở Trúc Lâm
viên, liên quan đến một Nữ Ngạ quỉ mà đã từng làm Mẹ
của Trưởng lão Saariiputta trong bốn kiếp về trước.
Một hôm Ðại Ðức
Saariiputta, Ðại Ðức Moggallaana, Ðại Ðức Anurudha và Ðại
Ðức Kappina đang trú ngụ ở một khu rừng nọ không cách xa
thành Vương Xá. Lúc bấy giờ, tại Ba-la-nại có một vị
Bà-la-môn có của cải lớn, đầy những kho chứa vàng và bạc.
Ông ta là người hay bố thí đồ ăn, thức uống, y phục, và
giường nằm và những thứ khác đến các vị Sa môn,
Bà-la-môn, những người nghèo khổ, người lang thang, người
đi đường xa và người ăn xin, như một cái giếng cho nước
vậy. Vị ấy bố thí đến các vị A-la-hán theo đúng nhu cầu
của các ngài, cung cấp mọi vật thí cần được cho ra như
nước để rửa chân, những loại dầu xức để thoa chân
v.v... Cũng như chăm sóc các vị Sa môn hết mức bằng đồ
ăn và thức uống v.v... cho bữa phạn thực của các Ngài. Khi
đi đến những vùng khác, ông ta thường nói với vợ rằng
"Này hiên thê, hãy tiếp tục chăm lo hình thức bố thí vật
thực này như tôi đã sắp xếp nó, đừng để cho nó suy giảm."
"Tốt lắm", bà ta đồng ý, nhưng khi ông ta đã đi khỏi
rồi thì bà ta chấm dứt hình thức bố thí mà ông ta đã sắp
xếp cho các vị Tỳ kheo. Bà ta thường chỉ cho những người
đi đường xa, đến để xin chỗ trú ngụ, một cái láng cũ
kỹ đã bị bỏ đi ở sau hè nhà, khi nói rằng, "Các ngươi
có thể ở đây". Ðối với những người khách lữ hành
đi đến đó để xin vật thực và thức uống v.v.. thì bà ta
lại nói rằng, "Hãy ăn phẩn, uống nước đái, uống
máu; Hãy ăn óc não của mẹ các ngươi!" và nguyền rủa
họ bằng tên của bất cứ cái gì nhơ nhuốc và bất tịnh.
Ðến đúng thời kì, bà
ta chết và bị kéo đi bởi nghiệp lực của bà ta, bà ta tái
sanh trong cõi Ngạ quỉ, chịu sự thống khổ tương ứng với
ác hạnh về lời nói của bà ta. Khi nhớ đến mối liên quan
của chúng trong kiếp trước và muốn đi đến yết kiến Ðại
Ðức Saariiputta, nữ ngạ quỷ đi đến tinh xá của vị ấy,
nhưng vị chư Thiên bảo vệ của tinh xá ấy không chịu cho
nàng vào tịnh xá. Tương truyền rằng nàng đã từng làm mẹ
của Trưởng lão trong kiếp quá khứ cách bốn kiếp về trước.
Do đó, nàng bèn nói rằng, "trong kiếp quá khứ của tôi,
tôi là mẹ của Trưởng lão Cao quí Saariputta ; xin hãy cho
phép tôi đi qua cổng để thăm Trưởng lão." khi nghe qua lời
này, những vị chư Thiên bèn cho phép nàng. Khi nàng đã đi vào,
đứng ở cuối của con đường kinh hành và hiện ra trước mặt
Trưởng lão. Trưởng lão trông thấy nàng, tâm của vị ấy vị
rung động bởi lòng bi mẫn và hỏi nàng bằng câu kệ này:
1. "Người trần truồng
và có hình tướng ghê tởm, gầy ốm với những đường gân
lộ ra. Ngươi là con người gầy ốm, với những xương sườn
lồi ra. Bây giờ ngươi là ai, ngươi là ai mà đứng ở đây?
Khi được hỏi bởi Trưởng
lão, nàng bèn nói năm câu kệ này để đáp lại:
2. "Tôi chính là mẹ
của Ngài trong những kiếp quá khứ khác, nhưng bây giờ tôi
đã sanh trong cõi Ngạ quỷ, bị đói và khát.
3. Những thứ quăng bỏ,
những đồ khạt nhổ, nước dãi, nước mũi, đờm, mỡ của
những xác người đang bị đốt cháy và máu của những người
đàn bà đẻ,
4. Và máu từ những vết
thương và từ những cái mũi và đầu bị cắt: Do bị đói,
tôi đã ăn cái gì dính theo những đàn ông và đàn bà.
5. Tôi ăn mủ máu của
gia súc và của loài người, lại không có vật che thân và
nhà cửa, phải nằm trên cái giường than.
6. Này con thân, hãy cho
giùm mẹ một vật thí, và khi con đã cho rồi, hãy hồi hướng
nó đến cho mẹ- chắc vậy, khi ấy mẹ sẽ được tự do, không
còn ăn máu và mủ nữa.
Chú giải:
2. Tôi chính là mẹ của
Ngài (Ahan te sakiyaa maataa): Tôi chính là mẹ của Ngài, là kẻ
đã sanh ra Ngài. TRONG NHỮNG KIẾP QUÁ KHỨ(Pubbe a~n~naasu
jaatisu): dầu là mẹ của Ngài nhưng không phải trong kiếp
này, mà trong những kiếp quá khứ, trong kiếp trước cách đây
bốn kiếp. Ðây là cách nên được hiểu, NHƯNG BÂY GIỜ TÔI
ÐÃ SANH TRONG CÕI NGẠ QUỶ (Uppannà pettivisaya.m): Nhưng bây giờ
tôi đã đi đến cõi Ngạ quỷ do sự tái sanh . CHỊU ÐÓI VÀ
KHÁT (Khuppipaasaasamappitaa):bị hành hạ. bởi cơn đói và
khát, nghĩa là bị dày vò bởi ước muốn được ăn và uống
không nguôi.
3. ÐỒ ÐƯỢC NÉM RA
(Ka.nika.m cha.d.dita.m): đồ được nhổ ra, nôn ra, có nghĩa là
đồ ói mửa. ÐỒ KHẠT NHỔ (Khipita.m): Những đồ nhơ uế,
đi ra từ cái miệng, bằng sự khạt nhổ. NƯỚC MIẾNG
(Khela.m): Nước dãi, NƯỚC MŨI (Siíghaa.nika.m): Những đồ
nhơ uế rời khỏi mũi sau khi chảy xuống từ não. ÐỜM:
Silesuma.m = Semha.m (thể văn phạm chuyển đổi). MỠ CỦA NHỮNG
KẺ BỊ ÐỐT CHÁY:(Vasa~n ca deyhamaanaana.m): Mỡ và dầu của
những xác chết đang bị đốt cháy ở trên giàn hoả. VÀ
MÁU CỦA ÐÀN BÀ ÐẺ (Vijitaana~n ca lohita.m).:Máu của những
người đàn bà đã sanh đẻ, những chất nhơ của cái bào
thai được bao gồm bởi chữ "Và"
6. TỪ NHỮNG VẾT THƯƠNG
(Vanitaana.m): từ những vết thương mà đã sanh lên. CÁI ÐÓ
(Ya.m): Máu - Ðây là chữ mà có liên quan đến. TỪ NHỮNG CÁI
MŨI VÀ CÁI ÐẦU BỊ CẮT (Ghaana siisacchinna.m): Tôi ăn máu từ
những cái mũi và cái đầu bị cắt; Vì tôi cũng ăn máu từ
những cánh tay và chân bị cắt v.v..., máu từ những cái nầy
cũng được xem là được bao gồm bởi những câu nói "từ
những vết thương". BỊ GIÀY VÒ BỞI CƠN ÐÓI
(Khudarapataa): bị chế ngự bởi ước muốn được ăn. CÁI
GÌ DÍNH THEO NHỮNG NGƯỜI ÐÀN ÔNG VÀ NHỮNG NGƯỜI ÐÀN BÀ
(Itthipurisanissita.m): Ðiều này định rõ rằng nàng ăn cái gì
dính theo những thân xác của người đàn ông và của những
đàn bà và những vật khác như da, thịt, gân, mủ vv....
5. CỦA SÚC VẬT
(Pasuuna.m): của những con dê (Bò, trâu v.v...) KHÔNG CÓ CHỖ
CHE THÂN (alenaa): Không có chỗ nương náu. KHÔNG CÓ NHÀ CỬA
(Anagaaraa): Không có chỗ trú ngụ. NẰM TRÊN CHIẾC GIƯỜNG
ÐEN (nìlama~ncaparaayanaa) nằm trên chiếc giường chứa những
vật nhơ bẩn mà đã bị bỏ đi ở bãi tha ma. Hay, nói cách
khác, "đen" (Nìla): chỉ về bãi tha ma có nhiều tro
và than cháy đỏ, nghĩa là nằm trên những cái này tựa như
là chiếc giường.
6. HÃY HỒI HƯỚNG ÐẾN
CHO MẸ (anvaadisaahi me): Hãy cho vật thí rồi hồi hướng nó,
bằng cách như vậy, sẽ đem lại lợi ích cho mẹ. CHẮC VẬY,
KHI ẤY MẸ SẼ ÐƯỢC THOÁT KHỎI SỰ ĂN MÁU VÀ MỦ (App'eva
mama mu~njeyya.m pubbalohitabho janaa): Chắc mẹ sẽ được thoát
khỏi kiếp sống sanh làm Ngạ quỉ này, không còn ăn máu và
mủ nhờ sự hồi hướng của con.
Khi đã nghe qua điều này,
vào ngày hôm sau, Ðại đức Saariputta bàn bạt với ba vị Trưởng
lão, là Trưởng lão Mahaamoggallaana v.v... Và khi đang đi chung với
họ đến thành Vương xá để khất thực, bèn đi đến chỗ
ngụ của vua Bimbisaara . Khi đức vua trông thấy Trưởng lão,
vua đảnh lễ Trưởng lão và hỏi Trưởng lão về lý do của
chuyến viếng thăm: "Bạch Ðại Ðức, Ngài đến đây có
mục đích gì?" Ðại đức Mahaamoggallaana báo tin cho đức
vua biết về biến cố ấy. Ðức vua nói rằng, "Trẫm cho
phép Ngài", và rồi tiễn đưa các vị Trưởng lão ra về.
Ðức vua bảo vị quan của mình lo mọi chuyện và truyền lệnh
rằng, "Hãy xây dựng bốn cái cốc gần thành phố, trong
một khu rừng, có bóng mát và có nước". Vị ấy chia nhóm
thợ trong nội thành ra ba nhóm theo đúng với nghề nghiệp
chuyên môn của họ, sai che mái trên Phước xá, rồi tự thân
đi đến đó và làm điều gì cần phải làm. Khi những ẩn
xá đã hoàn thành, vị ấy sai sửa soạn tất cả những vật
thí cúng dường và tất cả những vật dụng thích hợp như
vậy, những thức uống và y phục v.v... Cũng sai chuẩn bị sẳn
để mời chư Tăng có Ðức Phật dẫn đầu và rồi trao tất
cả phần việc này cho Ðại Ðức Saariputta. Rồi Ðại Ðức
Saariputta bố thí những thứ này nhân danh Ngạ quỉ ấy, đến
chư Tăng từ bốn phương có đức Phật dẫn đầu. Nữ Ngạ
quỉ ấy bày tỏ tuỳ hỉ của nàng đến vị ấy và được
sanh trong cõi Devaloka (Cõi chư Thiên), có đầy đủ tất cả
những gì mà nàng muốn. Vào ngày sau, nàng đi đến Trưởng lão
Maahmoggallaana, đảnh lễ Ngài và rồi đứng yên trong khi Trưởng
lão hỏi nàng. Nàng bèn kể cho Trưởng lão nghe đầy đủ chi
tiếc về cách mà nàng đã sanh làm một Nữ Ngạ quỷ và làm
một vị Nữ thần. Vì lý do này có lời nói rằng:
7. "Khi vị ấy đã
nghe qua những lời mà mẹ của vị ấy đã phải nói,
Upatissa, đầy lòng thương xót, bèn hỏi ý kiến Moggallaana,
Anuruddha vaa Kappinà.
8. Vị ấy dựng lên bốn
phước xá, rồi cho những phước xá ấy cùng vật thực và
thức uống đến Tứ phương Tăng, rồi hồi hướng phước thí
ấy đến cho mẹ của Ngài.
9. Ngay khi vị ấy hồi hướng
phước thí này thì kết quả hiện ra: vật thực, thức uống
và y phục, là quả của Phước thí này.
10. Nhân đó, nàng trở
nên thanh tịnh, mặc những y phục tươi sáng và sạch sẽ, mặc
những thứ còn mịn hơn vải lụa Kaasi, và được trang sức
bằng nhiều loại y phục và những vật trang sức, Nàng đi đến
Kolita ."
Chú giải:
8. VỊ ẤY CHO TỨ PHƯƠNG
TĂNG: Sa"nghe caatuddise adaa= Caatuddisassa Sa"nghassa adaasi
(Thể văn phạm chuyển đổi), nghĩa là vị ấy trao đến cho
họ.
Phần còn lại có ý nghĩa
đúng như đã được giải rõ rồi.
Rồi Ðại Ðức
Moggallaana hỏi Pèti đó rằng:
11. "Ngươi là người
đang đứng với sắc đẹp tuyệt trần, này Devataa, sáng rực
lên khắp các hướng như Dược Vương Tinh.
12. Sắc đẹp của
ngươi như vậy là do cái gì? Do cái gì mà điều này được
thành tựu bởi ngươi ở đây? Và có sanh lên bất cứ dục lạc
nào mà ngươi ưa thích?
13. Ta hỏi ngươi, này
devì có oai lực lớn, ngươi đã làm việc phước nào khi ngươi
còn làm người? do cái gì khiến oai lực của ngươi chiếu sáng
như vậy và sắc đẹp của ngươi chói lọi trong các hướng?
Rồi nàng trả lời, khi
nói rằng, "Con là mẹ của Saariputta v.v...
Phần còn lại có ý nghĩa
đã được giải rõ rồi.
Rồi Ðại Ðức
Moggalaana nêu vấn đề ấy với Ðức Thế Tôn Ðức Thế Tôn
lấy vấn đề ấy làm nguyên nhân cần thiết đã sanh lên và
thuyết pháp đến hội chúng đã hội họp ở đó. Thời pháp
ấy đem lại lợi ích cho những người ấy.
-ooOoo-
Ðầu
trang | 1.1
| 1.2 | 1.3 | 1.4
| 2.1 | 2.2 | 2.3
| 2.4 | 2.5 | 3.1
| 3.2 | 3.3 | 4.1|
4.2 | 4.3 | 4.4
| Mục lục |