[2.5]
II.10 UẤT
ÐA LA MẪU QUỈ SỰ
(UTTARAMAATU PETAVATTHUVA.N.NANAA)
"Một vị Tỳ kheo
mà đã đi để nghỉ trưa". Ðây là Ngạ quỉ sự về mẹ
của Uttara . Ðây là phần giải thích về ý nghĩa của nó.
Khi Hội kiết tập tam
tạng lần thứ nhất đã được tổ chức tại chỗ nhập
Niết bàn của Bậc Ðạo sư, Ðại Ðức Mahaa Kaccaayana đang
ngụ cùng với mười hai vị Tỳ kheo trong một khu rừng nọ
không cách xa thành Kosa.mbi . Lúc bấy giờ, một vị tư tế
quan của vua Udena, là người trước kia đã trông coi những
công việc của vị ấy trong thành phố ấy, đã chết. Bởi
vậy đức vua cho gọi đứa con trai của ông ta đến, là một
chàng thanh niên tên là Uttara, và bổ nhiệm cậu ta vào chức
vụ quản đốc khi nói rằng, "Bây giờ ngươi phải trông
coi những công việc mà trước kia cha của ngươi đã trông
coi". "Thưa vâng", Cậu ta đáp lại. Vào một
hôm nọ, cậu ta đi đến khu rừng, đem theo một số thợ mộc
để kiếm một số gỗ về sửa sang thành phố. Trong khi ở
tại đó, vị ấy đi đến chỗ ngụ của vị Trưởng lão
đáng kính Mahaakacchaayana và trông thấy Trưởng lão đang ngồi
một mình ở đó và đang mặc những chiếc y được làm bằng
vải vụn từ đống rác. Ðầy lòng tịnh tín khi trông thấy
riêng oai nghi này của Ngài, vị ấy đảnh lễ Trưởng lão,
nói lời chào hỏi thân mật, và rồi ngồi xuống ở một
bên. Rồi Trưởng lão thuyết pháp cho vị ấy. Khi đã nghe
qua pháp, vị ấy có đầy lòng tịnh tín đối với Tam bảo
và, khi đã được an trú trong tam qui, bèn mời Trưởng lão,
khi nói rằng, "Bạch Ðại Ðức, xin Ngài hãy bi mẫn mà
nhận lời mời của con đến Ngài và Chư Tăng để đến thọ
thực trong ngày hôm sau".
Trưởng lão nhận lời
bằng cách im lặng. Rồi vị ấy rời khỏi chỗ ấy, đi đến
thành phố và báo tin cho những thiện tín khác biết, khi
nói rằng, "Tôi đã mời Trưởng lão trong ngày hôm sau.
Các bạn cũng nên đến nhà của tôi nơi mà những vật thí
sẽ được cho ra". Vào lúc sáng sớm của ngày hôm sau,
vị ấy sai sửa soạn vật thực loại cứng và loại mềm,
sai công bố rằng đã đến giờ và rồi đi ra để đón tiếp
Trưởng lão khi ngài đang đi đến với mười hai vị Tỳ
kheo. Vị ấy đảnh lễ họ và mời họ vào nhà. Khi Trưởng
lão và các vị Tỳ kheo đã ngồi trên những chỗ ngồi đã
được soạn sẵn với những đồ trải đắc giá và thích
hợp, vị ấy cúng dường đến các Ngài vật thơm, những bông
hoa, hương trầm và đèn nến; và làm thoả mãn các Ngài bằng
đồ ăn và thức uống thượng vị. Ðầy lòng tịnh tín và
với hai tay chấp lại trong thái độ tôn kính, vị ấy lắng
nghe lời tuỳ hỷ của các Ngài.
Khi Trưởng lão đang
đi, sau khi sự phúc chúc cho bửa thọ thực đã được thực
hiện, vị ấy cầm lấy bát Trưởng lão và, khi đi theo các
Ngài, rời khỏi thành phố. sau khi đã thỉnh Trưởng lão
quay lui, vị ấy thỉnh cầu Trưởng lão rằng, "bạch
Ngài, Ngài nên viếng thăm nhà con thường xuyên", và rồi
trở về sau khi biết được Trưởng lão đã nhận lời mời.
Khi hầu hạ Trưởng lão như vậy, vị ấy được an trú
trong giáo giới của Trưởng lão và chứng đắc quả thánh
Tu đà hườn. Vị ấy sai dựng lên một phước xá, khiến
cho tất cả quyến thuộc của vị ấy được tìm thấy đức
tin trong giáo pháp. Tuy nhiên, mẹ của vị ấy, có tâm bị
che mờ bởi lòng bỏn xẻn và hay chửi mắng vị ấy như vầy,
"Cầu cho đồ ăn và thức uống này mà mày đã cho đến
các vị Sa môn như vậy, trái nghịch với ước muốn của
tao, sẽ biến thành máu nhơ cho ngươi trong kiếp sau!"
Tuy nhiên bà ta, đã bỏ ra một cành thoa bằng lông đuôi của
con chim công để dâng cúng nó trong ngày đại nhựt của tịnh
xá ấy. Khi bà ta chết và tái sanh trong cõi Ngạ quỉ và do
quả phước của vật thí bằng cái thoa từ lông đuôi của
con chim công nên tóc của bà ta đen, mướt, xoắn ở đuôi
tóc, mịn và dài. Khi nữ quỉ đi xuống dòng sông Hằng nghĩ
rằng ta sẽ uống nước", thì dòng sông ấy biến thành
máu. Trong năm mươi lăm năm nàng đi lang thang, bị đói và
khát.
Rồi một hôm nọ nàng
trông thấy Trưởng lão Ka.nkhaarevata đang ngồi trên bờ
sông để nghỉ trưa. Nữ quỉ đi đến Trưởng lão trong khi
che mình bằng mái tóc dài và xin Ngài một ít nước. Liên
quan đến điều này, lời nói sau đây được nói đến, hai
câu kệ cuối đã được lồng vào ở đây bởi những vị
kiết tập Tam tạng:
1. "Con Nữ Ngạ quỉ
trông xấu xí và ghê sợ ấy đi đến một vị Tỳ kheo mà
đã đi nghĩ trưa và đang ngồi ở trên bờ sông hằng.
2. Tóc của nàng rất
dài, xõa xuống đến đất. Ðược che phủ bởi tóc của
nàng, nàng nói với vị Sa môn như vầy.
Chú giải:
1. Ở đây, TRÔNG GHÊ SỢ
(Bhiirudassanaa): Trông khủng khiếp, trông rất dữ tợn. Một
cách đọc khác là trông như Rudra (Ruddadassanaa), nghĩa là
trông ghê tởm và tối.
2. TÓC XỎA XUỐNG ÐẤT:
yaava bhummaa valampare= Yaava bhuumitaava alambanti (cách phối hợp
trong thể văn pham hoán chuyển) Trước là "vị Tỳ
kheo" và sau đó là "vị Sa môn" cả hai chữ đều
được nói liên quan đến vị Trưởng lão Ka.nkhaarevata . Nữ
Ngạ quỉ ấy đi đến Trưởng lão và để xin vị ấy nước,
bèn nói lên câu kệ này:
3. Trong năm mươi lăm
năm từ khi tôi chết, tôi không biết là đã ăn hay đã uống
nước như thế nào xin hãy cho tôi một ít nước, thưa Ngài
tôi bị khô khát vì thiếu nước.
Chú giải:
3. Ở đây, TÔI KHÔNG
BIẾT LÀ ÐÃ ĂN (Nàbhijaanaami bhitta.m vaa): Suốt khoảng thời
gian dài ấy tôi không biết là đã ăn hay là đã uống nước,
nghĩa là tôi chưa hề ăn hay uống. Bị khô khát (Asitaa): bị
khát. VÌ THIẾU NƯỚC (Paaniyaaya): "thưa Ngài, xin hãy cho
tôi một ít nước, vì tôi đã đi lang thang để tìm kiếm nước".
Ðây là cách nên được hiểu.
Từ đây trở đi là những
câu kệ nói về cuộc vấn đáp qua lại giữa Trưởng lão
và nữ Ngạ quỉ:
4. "Nước mát của
sông hằng chảy xuống từ Hi mã lạp sơn - ngươi có thể lấy
một ít ở đây mà uống. Tại sao lại xin nước ở nơi
ta?"
5. "Thưa Ngài, nếu
chính tôi lấy nước từ sông hằng thời nó sẽ biến
thành máu dành cho tôi. Ðó là lý do khiến tôi xin nước".
6. "Ác nghiệp nào
được làm bởi ngươi do thân, khẩu hoặc ý? Do kết quả của
ác nghiệp nào khiến nước biến thành máu dành cho ngươi?"
7. "Thưa Ngài, con
trai của tôi là Uttara, có đức tin và là một Thiện nam đã
chống lại ý muốn của tôi, nó ban cho những vị Sa môn những
y phục và những vật thực, những vật dụng và những chỗ
ngụ.
8. Nhưng tôi, bị khuấy
động bởi lòng bỏn sẻn, đã nguyền rủa nó như vầy,
"Cầu cho những chiếc y và vật thực bố thí, những vật
dụng và những chỗ ngụ mà mày ban đến cho những vị Sa môn,
chống lại ý của tao.
9. Cầu cho điều này
hãy biến thành máu dành cho ngươi trong kiếp sau, này
Uttara!" chính do kết quả của nghiệp ấy khiến cho
sông hằng trở thành máu dành cho tôi".
Chú giải:
4. Ở đây, TỪ HIMAALAYA
(Himavantato): Từ vua của các núi có tên gọi là Himalaya vì
những số lượng tuyết bao la của nó (Himassa). CHẢY XUỐNG
(sandati): Ði từ. TỪ ÐÂY (Etto): Từ nơi đây, từ sông hằng
vĩ đại này. TẠI SAO? (kim): Vị ấy chỉ ra rằng, vì lý do
nào khiến ngươi xin nước từ nơi ta? Hãy đi xuống sông hằng
mà uống nhiều chừng nào mà ngươi thích.
5. NÓ BIẾN THÀNH MÁU
DÀNH CHO TÔI (Lohita.m me parivattati): Do bởi ác nghiệp khiến
nước, khi nó chảy, trở thành máu dành cho tôi, trở thành,
hoá thành, biến thành máu. Nước trở thành máu ngay khi
nàng chạm tay vào nó.
7. TRÁI NGHỊCH ƯỚC MUỐN
CỦA TÔI (mayha.m Akaamaaya): Trái nghịch với những ý thích của
tôi. Ban cho (Pavecchati): Bố thí. NHỮNG VẬT DỤNG (Paccaya.m):
Những vật dụng dành cho người bệnh.
9. ÐIỀU NÀY (eta.m):
"Cầu cho những vật dụng này, như y phục v.v... mà ngươi
ban ra, mà ngươi cho đến các vị Sa môn - cầu xin cho điều
này trở thành máu dành cho ngươi trong kiếp sau, này Uttara
ạ!" Chính do kết quả của điều này, do ác nghiệp
được làm bởi lời nguyền rủa này, đây là cách nên được
hiểu.
Rồi Ðại Ðức Revata
đã cho một số nước đến Chư Tăng nhân danh nữ ngạ quỉ,
đi khất thực và lấy vật thực mà vị ấy đã gom được
đem dâng đến chư Tăng. Vị ấy lượm những miếng vải từ
đống rác v.v... rửa sạch chúng rồi kết thành những tấm
nệm và tấm thảm, và cho đến các vị Tỳ kheo. và bằng
cách này, nữ Ngạ quỉ ấy đạt đến sự vinh quang của
chư Thiên. Nàng đi đến Trưởng lão và cho Trưởng lão thấy
sự vinh quang của chư Thiên mà nàng đã đạt được. Trưởng
lão giải thích vấn đề ấy với tứ chúng mà đã đến
trước mặt Trưởng lão và rồi ban ra một thời pháp thoại.
Dân chúng, đầy xúc động, nhờ đó được thoát khởi bợn
nhơ của lòng ích kỷ và lấy làm hoan hỷ trong những thiện
pháp như bố thí v.v...
Quỉ sự này nên được
xem là đã được kết thúc trong bản sưu tập này tại hội
kiết tập lần thứ hai.
-ooOoo-
II.11 TƯ
NGẠ QUỈ SỰ
(SUTTA PETAVATTHUVA.N.NANAA)
"Trong quá khứ tôi
đã cho một vị Tỳ kheo, một người đã xuất gia",
Ðây là Ngạ quỉ sự về sợi chỉ. Câu chuyện đã bắt
nguồn như thế nào?
Tương truyền rằng, trên
bảy trăm năm trước khi Bậc Ðạo Sư của chúng ta ra đời,
ở trong một ngôi làng nọ không cách xa thành (Savatthi), có
một chàng trai nọ đã hộ độ một vị Phật Ðộc Giác.
Khi anh ta đến tuổi Trưởng thành, người mẹ kiếm về cho
anh ta một đứa con gái của một gia đình tốt từ dòng
dõi có địa vị ngang hàng, nhưng chính ngày mà cậu ta sắp
kết hôn thì chàng trai, khi đã đi chung với một số bạn bè
để tắm, bị một con rắn cắn chết. Người ta còn nói rằng
chính vì cậu ta bị một con dạ xoa nhập vào. Dầu cậu ta
đã làm nhiều việc thiện bằng sự hộ độ ấy của cậu
ta đến Ðức Phật Ðộc giác, tuy nhiên, vì cậu ta luyến
ái với cô gái nên phải sanh làm một Vimaanapeta, nhưng có
thần thông và oai lực lớn. Khi muốn đem cô gái vào trong
cung điện của mìmh, vị ấy tự nghĩ rằng. "Bây giờ
bằng cách nào để nàng có thể làm một việc phước, để
sống và hưởng những khoái lạc của tình yêu với ta ở
đây trong chính cuộc sống này? Trong khi vị ấy đang suy xét
cách để nàng có thể sống trong sự vinh quang của ái lạc
thần tiên thì trông thấy một vị Phật Ðộc Giác đang làm
y. Vị ấy đi đến trong hình tướng của con người và đảnh
lễ Ngài, rồi hỏi rằng: "Bạch Ngài, Ngài có cần chỉ
không?" "Chúng ta đang làm những chiếc y, này thiện
nam", Ðức Phật Ðộc giác đáp lại. Vị ấy chỉ về
ngôi nhà của cô gái mà nói rằng, "Thôi được, Ngài
nên đi và xin một ít chỉ ở tại chỗ đó". Ðức Phật
Ðộc giác đi đến đó và đứng ở cửa nhà.
Khi nàng trông thấy Ðức
Phật Ðộc giác đang đứng ở đó, nàng nhận ra rằng Bậc
Ứng cúng đang cần một ít chỉ từ nàng và, với lòng tịnh
tín trong tâm, đã dâng đến Ngài một cuộn chỉ. Rồi vị
chư thiên trong lốt người ấy đi đến nhà của cô gái,
xin phép mẹ của nàng và sống với nàng trong vài ngày. Ðể
giúp đỡ mẹ của nàng, vị ấy bỏ đầy tiền và vàng
trong tất cả những cái hũ trong nhà của họ và viết tên
của vị ấy ở trên tất cả chúng, khi nói rằng, "Của
cải này đã được cho bởi các vị chư thiên thì sẽ
không ai có thể lấy được", rồi dẫn cô gái vào
trong cung điện của vị ấy. Mẹ của nàng, khi đã có được
nhiều của cải này, bèn cho đến những quyến thuộc của
mình, đến những người nghèo khổ và những người vô gia
cư v.v... Và chính bà ta cũng dùng nó. Khi bà ta đang lâm
chung, bà ta nói với những quyến thuộc rằng, "Nếu con
gái của tôi đến thì hãy chỉ cho nó của cải này"
Và rồi chết.
Rồi bảy trăm năm sau
khi Ðức Thế Tôn của chúng ta xuất hiện trong thế gian và
lăn bánh xe chánh pháp, và đến đúng lúc đang trú ngụ ở
Saavatthi, sự bất mãn sanh đến cho người đàn bà đang sống
với vị phi nhân. Nàng nói với vị ấy rằng, "Thưa
lang quân, hãy đem em trở lại với căn nhà của chính
em", và rồi nói lên những câu kệ này:
1. "Trong quá khứ
tôi đã cho đến một vị Tỳ kheo, đến một người xuất
gia, số chỉ mà vị ấy đã đến xin tôi. Do kết quả của
điều ấy, phước báu dồi dào được thọ lãnh và nhiều
Ko.ti y phục đã xuất hiện dành cho tôi.
2. Cung điện của chàng
được trải ra bằng những bông hoa và trông khả ái, nó
có vô số bức tranh và được hầu hạ bởi những người
đàn ông và đàn bà. Tôi xử dụng nó và tự mặc y phục,
tuy nhiên nhiều vật sở hữu vẫn không hết.
3. Do kết quả của việc
phước ấy, hạnh phúc và khoái lạc được thọ lãnh ở đây.
Khi tôi lại đi đến cõi người một lần nữa, tôi sẽ quyết
tâm làm những việc phước. Xin hãy đem tôi đi, thưa lang quân".
Chú giải:
1. Ở đây, ÐẾN MỘT
VỊ TỲ KHƯU, ÐẾN MỘT NGƯỜI ÐÃ XUẤT GIA (pabbajitassa
Bhikkhuno): điều này được nói đến liên quan đến Ðức
Phật Ðộc giác. Vị ấy là người xuất gia trong ý nghĩa
cao tột, vì vị ấy đã từ bỏ những bợn nhơ của dục
trần v. V... trong chính tâm của vị ấy, không dư sót. Vị
ấy xứng đáng được gọi là " Tỳ kheo" vì vị
ấy đã đoạn trừ những phiền não (Bhinnakilesattaa). SỢI
CHỈ (Sutta.m)! chỉ bông gòn. VỊ ẤY ÐÃ ÐẾN (Upagamma): Vị
ấy đi đến nhà của tôi. XIN TÔI (Yaacitaa): Vị ấy xin tôi
bằng cách đi khất thực, khi xử dụng oai nghi về thân, có
thể nhận ra được để gợi cho biết rằng, "Các bậc
thánh đứng chỉ biểu lộ rằng đây là sự xin ăn của những
bậc Thánh". CỦA CẢI ÐÓ (Tassa): của vật thí về cuốn
chỉ ấy. KẾT QUẢ LÀ QUẢ BÁU DỒI DÀO ÐÃ NHẬN ÐƯỢC
(Vipaako vipulapha 'upalabbhati): Kết quả là quả phước dồi dào
về phước điền cao cả nhất, phước điền vĩ đại nhất,
bây giờ đã nhận được. NHIỀU (bahuu): Vô số. Những Koti
y phục: Vattha kotiyo = Vatthaana.m kotiyo (phối hợp cách), nghĩa
là vô số trăm ngàn loại y phục khác nhau.
2. NÓ CÓ VÔ SỐ BỨC
TRANH (Anekacitta.m): Nó có nhiều loại tác phẩm về tranh hoạ
hay nó được trang hoàng bằng vô số châu báu như Ngọc
trai, ngọc thạch v.v... ÐƯỢC HẦU HẠ BỞI NHỮNG NGƯỜI
ÐÀN ÔNG VÀ ÐÀN BÀ (naranaarii sevita.m) được phục vụ bởi
những người đàn ông và đàn bà như là những người hầu.
TÔI DÙNG LẤY NÓ (Saaha.m bhu~njaani): Tôi hưởng dụng cung điện
này. MẶC VÀO MÌNH (Paarupaami): Mặc vào, mang vào, bất cứ
cái gì tôi muốn giữa vô số Koti y phục. NHIỀU CỦA CẢI
(bahuutavittaa) nhiều của cải thuộc về những vật dụng cần
thiết của đời sống, thuộc về của cải lớn và tài sản
lớn. VẪN KHÔNG HẾT (Na ca taava khiiyati): Tuy nhiên, những của
cải ấy, không suy giảm, không kiệt tận.
3. VÌ VẬY, DO KẾT QUẢ
CỦA CHÍNH HÀNH ÐỘNG ẤY (Tass'a eva kammassa vipaaka.m anvayaa).
Do vậy, do bởi, do chính riêng việc phước của vật thí bằng
cuốn chỉ ấy mà hạnh phúc và hỉ lạc đang trổ sanh bao gồm
cái đáng ưa thích, đã thọ lãnh được ở đây, trong cung
điện này. KHI ÐÃ TRỞ LẠI CÕI NGƯỜI MỘT LẦN NỮA
(gantvaa puna-m-eva maanusa.m): khi đã đi đến cõi người lại
một lần nữa, "TÔI QUYẾT TÂM LÀM NHỮNG VIỆC PHƯỚC
(Kaahaami pu~n~naami): tôi sẽ làm những việc phước mà sẽ
đem lại hạnh phúc đặc biệt dành cho tôi, hay những điều
mà từ đó sự vinh quang đạt được bởi tôi - đây là ý
nghĩa. HÃY ÐEM TÔI ÐI, THƯA LANG QUÂN (Nay'eyyaputta ma.m): Nghĩa
là hãy mang tôi đi (Naya= Nehi, thể văn phạm hoán chuyển) đến
cõi người, thưa lang quân.
Khi nghe qua điều này,
vị phi nhân ấy, không muốn đi vì do lòng ái luyến và cũng
thương hại cho nàng, bèn thốt lên câu kệ này:
4. "Ðã bảy trăm
năm từ khi em đến đây. Em sẽ già và tại đó sẽ bịnh
lão, và tất cả những quyến thuộc của em có lẽ đã chết
rồi. Em sẽ làm gì khi từ đây em đi đến chỗ đó?
Chú giải:
4. Ở đây, BẢY
(Satta): đây là một thuộc ngữ có sự lượt bỏ của biến
tố hay một cách nói đặc biệt trong thể công cụ. HẰNG
TRĂM NĂM Vassasataa = vassasatato (thể văn phạm hoán chuyển):
là trên bảy trăm năm từ khi em đến cung điện này, nghĩa
là bảy trăm năm kể từ khi em đến đây. EM SẼ GIÀ VÀ TRỞ
NÊN CAO TUỔI (jji.n.naa ca vu.d.dhaa ca tahim bhavissati): em đã giữ
gìn hình tướng trẻ trung của em trong suốt bấy lâu nay do
năng lực của nghiệp ấy, mà nhờ đó em tồn tại ở đây
bằng vật thực và nhiệt độ của chư Thiên. Nhưng khi em
đã đi khỏi đây, do hết nghiệp ấy và do vật thực và
nhiệt độ của loài người, em sẽ già và tăng cao tuổi
trong cõi ấy. VÀ NHỮNG QUYẾN THUỘC CỦA EM KHI ẤY ÐÃ CHẾT
HẾT RỒI (Sabbe ca te kaalakataa 'va ĩaatakaa): Trong đó, m?t thời
gian dài như vậy đã trôi qua rồi, tất cả những quyến
thuộc của em ắc đã chết hết rồi. Do đó em sẽ làm gì
khi em đi đến chỗ ấy, đi đến cõi người ấy, từ đây,
từ cõi Devaloka này? hãy lại đây, hãy sống cuộc sống
còn lại của em ngay tại đây - đây là ý nghĩa.
Khi vị ấy đã nói như
vậy, nàng bèn nói mà không tin điều mà vị ấy đã nói,
và thốt lên câu kệ này:
5. "Chỉ có bảy năm
kể từ khi đến đây, em có được hạnh phúc thần tiên.
Khi em đã trở lại cõi người một lần nữa, em quyết định
làm những việc phước. Hãy đem em đi, thưa lang quân.
Chú giải:
5. Ở đây, CHỈ CÓ BẢY
NĂM KỂ TỪ KHI EM ÐẾN ÐÂY (Satt'eva vassaani idhaagataaya me)
thưa lang quân, xem ra đối với em chỉ có bảy năm đã trôi
qua kể từ khi em đến đây. Nàng nói theo cách này vì nàng
không nhận biết rằng nhiều thời gian đã trôi qua.
Khi Nàng đã nói như vậy,
vị Vimaanaapeta ấy bèn khuyên nàng bằng nhiều cách, "Em
sẽ không sống ở đó trên bảy ngày kể từ bây giờ. Sẽ
có một số của cải được cho bởi ta và do mẹ em cất.
Hãy cho nửa số của cải này đến các vị sa môn và Bà la
môn với ước muốn rằng, em có thể sanh lên ngay tại đây,"
Khi đã nói điều này, vị ấy bèn nắm lấy tay nàng và đặt
nàng ở giữa ngôi làng của nàng, khi nói cho nàng biết rằng
nàng nên sách tấn những người khác, mà cũng đến đó,
làm những việc phước theo khả năng của họ, và rồi vị
ấy ra đi. Vì lý do này mà có lời nói rằng:
6. Vị ấy cầm chắc
cánh tay của nàng và dẫn nàng về, sắp già và yếu đuối,
khi nói rằng, "Nàng hãy bảo những người khác mà cũng
đến đây rằng, "Hãy làm những việc phước, rồi hạnh
phúc sẽ nhận được".
Chú giải:
6. Ở đây, VỊ ẤY
(So): Vị Vinaamapeta . NÀNG (ta.m): Người đàn bà: NẮM CHẮC
CÁNH TAY (gahetvaana pa sayyha baahaaya.m): Nắm chắc cánh tay của
nàng tựa như dùng sức. DẪN NÀNG VỀ (Paccaanayitvaana): Lại
dẫn nàng đến ngôi làng nơi mà nàng đã sanh ra và đã lớn
lên. SẮP GIÀ (Theri.m): Như một người đàn bà sắp già,
nghĩa là già và lớn tuổi. YẾU ÐUỐI (Sudubbala.m): yếu đuối
vì tuổi tác và tình trạng lụ khụ của nàng. Người ta nói
rằng ngay khi nàng rời khỏi cung điện ấy thì nàng trở
nên già cao tuổi, bị chi phối bởi tuổi già, đã sống qua
thọ mạng của nàng và đã ở cuối kiếp sống của nàng.
NÀNG NÊN NÓI (vajjesi = vaadeyyaasi) (Thể văn phạm hoán chuyển).
Ðể cho nàng thấy điều nào sẽ phải nói, "Những người
khác mà cũng đã đến" v.v... Ðược nói đến. Ðây là
ý nghĩa: "Này em yêu, em nên làm những việc phước và
em nên bảo những người khác, nên sách tấn những người
khác mà đã kéo đến đây để thăm em, rằng, "Thưa các
bạn kính mến, cho dù cái đầu cuả các bạn và y phục của
các bạn bị cháy sáng, các bạn cũng không biết điều này
và hãy làm những việc phước, như bố thí v.v... Vì khi những
việc phước đã được làm rồi, thì hạnh phúc là quả của
chúng chắc chắn sẽ nhận được, đừng sanh tâm nghi ngờ
gì về điều này cả!"
Khi vị ấy đã nói
lên điều này và đã đi khỏi chỗ đó, người đàn bà đi
đến chỗ ngụ của những quyến thuộc của nàng và cho họ
biết nàng. Nàng lấy của cải mà họ dâng đến và, khi cho
những vật thí đến các vị Sa môn và Bà la môn, bèn sách
tấn tất cả mọi người mà đi đến trước mặt nàng, bằng
câu kệ này:
7. "Những Peta và
những con người cũng vậy đã được tôi trông thấy khi họ
đi đến chỗ ưu bi do không làm điều gì tốt đẹp, cũng
như các vị chư thiên và nhân loại là giống loại an trú
trong hạnh phúc, sau khi làm những việc phước mà quả sẽ
được thọ hưởng là hạnh phúc".
Chú giải:
7. Ở đây, DO ÐÃ
KHÔNG LÀM (akatena): do đã không tạo ra, do đã không tự
thân tích lũy. ÐIỀU GÌ TỐT ÐẸP (Saadhunaa): Những nghiệp
thiện. KHI HỌ ÐI ÐẾN ƯU BI (Viha~n~nanti): Khi họ gặp phải
đau khổ. MÀ QUẢ SẼ ÐƯỢC THỌ HƯỞNG LÀ HẠNH PHÚC
(Sukhavedaniiya.m): Những việc phước đem lại kết quả hạnh
phúc ÐỨNG VỮNG TRONG HẠNH PHÚC (sukhe .thitaa): an trú trong hạnh
phúc; một cách đọc khác là: Ðược nuôi dưỡng trong hạnh
phúc". (Sukhedhitaa): Nghĩa là chúng lớn lên và hưng thịnh
theo bởi hạnh phúc. Ðây là ý nghĩa ở chỗ này: cũng như
những Ngạ quỉ, và loài người cũng vậy, được trông thấy
bởi tôi là đang đi đến chỗ ưu bi, gặp phải sự khổ của
đói và khát v.v... Và chịu sự đau khổ lớn do đã không
làm điều gì có tánh chất thiện và do đã làm điều gì
có tánh chất bất thiện, cũng vậy loại chúng sanh thuộc về
chư thiên và nhân loại được tôi trông thấy, đã được
an trú trong hạnh phúc sau khi làm những nghiệp mà quả sẽ
được thọ hưởng là hạnh phúc, do đã làm những thiện
nghiệp và do không làm nghiệp bất thiện. Ðiều này được
trông thấy bởi tôi bằng chính mắt của tôi. Do đó, hãy
chuyên tâm thực hành vào các việc phước, tránh xa những
điều ác.
Khi đã sách tấn họ
như vậy, nàng tổ chức một cuộc bố thí lớn dành cho
các vị Sa môn và Bà la môn, kéo dài trong bảy ngày. Vào
ngày thứ bảy, nàng chết và tái sanh trong cõi Ba mươi ba. Các
vị Tỳ kheo nêu lên vấn đề với đức Thế Tôn. Ðức Thế
Tôn lấy vấn đề ấy làm nguyên nhân cần thiết đã sanh
lên và thuyết giảng chánh pháp cho hội chúng đã hội hợp
ở đó. Ngài đã giải thích chi tiết về lợi ích lớn và
quả báu lớn của những vật thí được dâng đến... Chư
Phật Ðộc Giác. Khi nghe qua Pháp thoại này, họ được thoát
khỏi bợn nhơ của lòng bỏn sẻn và lấy làm thoả thích
trong những việc phước như bố thí v.v...
-ooOoo-
II.12 VÔ
NHĨ KHUYỂN CẨU QUỈ SỰ
(KA.N.NAMU.N.DA PETAVATTHUVA.N.NANAA)
"Những bậc thang của
ngươi bằng vàng". Câu chuyện này được nói đến
trong khi Bậc Ðạo sư đang ngụ ở Saavatthii, liên quan đến
nữ Ngạ quỉ Ka.n.na Mu.n.da .
Tương truyền rằng cách
đây đã lâu, trong thời kỳ của đức Phật Kassapa, tại
kinh đô Kimbilaa có một vị Thiện Nam nọ, là bực thánh Tu
đà huờn và có cùng một đức tin với năm trăm vị Thiện
Nam khác. Vị ấy siêng năng làm những việc phước như trồng
những vườn cây khả ái, đắp đê, làm cầu v.v... Và trong
khi đang ngụ ở đó, v? ấy cho dựng lên một Tinh xá dành
cho chư Tăng và thỉnh thoảng đi với họ đến tinh xá ấy.
Những người vợ của họ cũng là những tín nữ và trong
khi, thỉnh thoảng, đi đến đó trong sự hoà hợp với nhau
và, mang theo những vật thơm, những tràng hoa và dầu xức...
dọc đường họ muốn nghỉ chân ở những khu vườn khả
ái và những nhà nghĩ v.v... trước khi tiếp tục đi. Rồi một
hôm nọ, một số tên lừa đảo đang ngồi với nhau ở một
trong những nhà nghỉ, chú ý đến sắc đẹp của họ khi họ
bỏ đi sau khi đã nghỉ ở đó, và đã đem lòng ái luyến
những nữ nhân ấy. Khi chúng nhận biết rằng những nữ
nhân ấy có giới hạnh, chúng bắt đầu nói chuyện với
nhau khi tự hỏi rằng, "Ai có thể làm nứt rạn giới của
một người nào đó trong nhóm nữ nhân này?" "Tôi
có thể", một người trong bọn chúng nói lên. Chúng đánh
cuộc rằng, "Chúng ta đánh cuộc một ngàn đồng. Nếu
anh không làm được điều ấy thời anh phải nộp cho chúng
tôi một ngàn đồng".
Khi cố gắng bằng vô
số cách, do bởi lòng tham được tiền và sợ thua cuộc,
anh ta chơi đàn vii.na bảy dây, tạo ra những tiếng nhạc du
dương, khi họ đi đến nhà nghỉ. Khi hát những bản nhạc
mang tánh chất khiêu dâm với giọng hát ngọt ngào của anh
ta, bằng âm thanh của bản nhạc ấy, anh ta đã khiến cho một
người đàn bà nọ trong bọn họ làm rạn nứt giới hạnh
của nàng, rồi tà dâm với nàng và được một ngàn đồng
từ những tên lưu manh ấy. Những người mà thua một ngàn
đồng bèn thuật lại vấn đề ấy với chồng của nàng.
Vì không tin họ, nên vị ấy hỏi nàng rằng: "Cô có
làm như những người này nói không?" "Tôi không biết
điều gì như thế cả", nàng phủ nhận. Thấy anh ta
không tin nàng, nàng bèn chỉ về một con chó mà đang đứng
gần đó và thề rằng, "nếu em làm một điều gì ác
như thế này, thì xin cho con chó bị đứt tai ấy ăn thịt của
em ở bất cứ nơi nào mà em sanh ra". Dầu năm trăm nữ
nhân ấy biết rằng nàng là một kẻ tà dâm, khi được hỏi
rằng, "cô ta đã có phạm một ác nghiệp như thế hay
không?" họ nói dối rằng,
"Chúng tôi không biết
như thế đâu", và thề rằng, "Nếu chúng tôi biết
điều này thời xin cho chúng tôi làm những nô lệ của
nàng trong tất cả những kiếp sống mai sau".
Bấy giờ người đàn
bà tà dâm trở nên gầy mòn ốm yếu do bị dằn vặt bởi
lương tâm cắn rứt và, chẳng bao lâu sau thì chết. Nàng
sanh làm một vimaanapetii ? trên bờ hồ Ka.n.namu.n.da, là một
trong bảy cái hồ lớn của núi Himaalaaya, chúa của các
núi, và ở bên ngoài quanh khắp cung điện của nàng có sanh
lên một hồ sen thích hợp để cho nàng hưởng quả của các
nghiệp của nàng. Khi năm trăm nữ nhân còn lại chết, họ
sanh làm những nô lệ của nàng do bởi lời thề của họ.
Do quả của những việc phước được làm trước kia, nàng
thọ hưởng sự vinh quang thần tiên ở đó suốt ngày, nhưng
vào lúc nửa đêm, bị thúc dục bởi những năng lực của
những ác nghiệp của nàng, nàng đứng dậy khỏi chiếc
giường của nàng và đi đến bờ của hồ sen. Khi nàng đi
đến đó, thì một con chó đen có cỡ bằng con voi trẻ, có
hình tướng ghê sợ, hai tai bị đứt, những cái răng nanh dài
lồi ra, nhọn và trông dữ tợn, và đôi mắt của nó mở rộng
và giống như những cục than cháy đỏ của gỗ Acacia, lưỡi
của nó thè ra như một tia chớp không bị đứt đo?n, những
cái móng nhọn và trông dữ tợn, và lông bờm xờm, dài một
cách dị hợm, nhân đó nó đến và vật nàng xuống đất,
hùng hổ xé xác nàng như người bị đói quá mức. Khi nó
đã ăn thịt nàng đến chỉ còn một bộ xương, nó dùng những
cái nanh của nó tha nàng đi và ném nàng vào trong hồ sen rồi
biến mất. Khi bị ném vào trong đó, ngay tức thì nàng trở
lại hình tướng bình thường của nàng, và sau khi trèo đến
cung điện của nàng. nàng lại nằm trên chiếc giừơng. Tuy
nhiên, những người khác thì phải chịu khổ do phải làm
nô lệ cho nàng mà thôi.
Chúng tiếp tục sống
ở đó theo cách này cho đến khi năm trăm mươi năm đã
trôi qua, nhân đó chúng trở nên bất mãn vì chúng tiếp tục
thọ hưởng sự vinh quang của thần tiên như vậy mà không
có sự hiện diện của người đàn ông nào. Bấy giờ, ở
đó có một con sông chảy ra từ hồ Ka.n.namu.n.da và chảy
vào sông Hằng sau khi đi ngang qua một khe núi. Gần chỗ ngụ
của họ là một khu rừng giống như một khu vườn khả ái
được trang điểm bởi nhiều trái cây của chư Thiên, những
cây xoài mít v.v... Chúng suy nghĩ như vầy, "bây giờ, nếu
chúng ném những trái xoài này xuống con sông thì chắc chắn
sẽ có một người nào đó trông thấy nó và đi đến do muốn
được những trái như vậy, và rồi chúng ta có thể vui chơi
với người đàn ông ấy. Và chúng đã làm đúng điều này.
Một số trái xoài mà chúng ném được bắt lấy bởi những
vị Ðạo sĩ, một số bởi những người thợ rừng và một
số dính vào bờ sông. Tuy nhiên có một trái trôi theo dòng
nước của Sông Hằng, và đúng lúc đến tại xứ Ba la nại.
Lúc bấy giờ, vua của
xứ Ba la nại đang tắm ở trong dòng sông Hằng bên trong
vòng đai lưới bằng đồng, và trái ấy, trôi đi theo dòng
nước, đúng lúc trôi đến và dính vào cái lưới bằng đồng
ấy. Khi những quân hầu của Ðức vua trông thấy trái xoài
của chư thiên đồ sộ ấy và có đầy màu sắc, hương vị.
Họ dâng trái xoài ấy đến Ðức vua. Ðức vua lấy một phần
và để thử nó, bèn cho nó đến một tên cướp đang bị
giam ở trong tù, chờ ngày xử trảm, ăn nó. Khi anh ta đã
ăn nó rồi, anh ta bèn nói rằng, "Tâu bệ hạ, trước
kia chưa bao giờ thần được ăn một trái xoài như vậy;
theo thần nghĩ, đây chắc là một trái xoài của chư thiên".
Ðức vua cho anh ta một lát xoài nữa, và khi anh ta đã ăn nó
thì tóc bạc của anh ta và những nét nhăn biến mất, và
anh ta trở nên vô cùng hấp dẫn về sắc tướng, giống
như người vẫn còn trong thời thơ ấu của mình. Khi đức
vua trông thấy điều này, vị ấy đầy ngạc nhiên và tò
mò, ăn trái xoài và được tánh thanh lịch về thân. Vị
ấy hỏi những quân hầu của mình rằng, "những trái
xoài như vậy được tìm thấy ở đâu?" "Người ta
đồn rằng nó ở trên núi Himaalaya, là vua của các núi,
tâu bệ hạ", quân hầu nói và khi được hỏi, "có
thể đi hái chúng đem về được không?" chúng nói rằng,
"Những người thợ rừng chắc biết, tâu bệ hạ".
Ðức vua cho gọi những người thợ rừng đến, nói cho họ
biết vấn đề và rồi hỏi ý kiến của họ. Vị ấy cho một
ngàn Kahaapana đến một người thợ rừng nghèo khổ và sai
anh ta đi khi nói rằng, "Hãy đi nhanh và đem về trái
xoài như thế này cho ta".
Anh ta trao một ngàn
Kahaapana cho vợ và các con, lấy những thứ dự trữ cho chuyến
hành trình và đi ngược dòng sông Hằng, hướng về hồ
Ka.n.namu.n.da . Khi anh ta đã đi khỏi những con đường đi của
loài người, anh ta trông thấy một đạo sĩ ở một chỗ nằm
bên dưới hồ Ka.n.namu.n.da xa sáu chục Do tuần. Khi đi dọc
theo con đường được mô tả bởi vị ấy, anh ta lại
trông thấy một đạo sĩ ở một chỗ xa hơn ba mươi do tuần.
Khi đi dọc theo con đường được mô tả bởi vị đạo sĩ
nầy, anh ta lại trông thấy một Ðạo sĩ nữa ở một chỗ
xa hơn ba mươi do tuần. Khi đi dọc theo con đường được mô
tả bởi vị ấy, anh ta lại trông thấy một Ðạo sĩ khác
ở một chỗ xa mười lăm do tuần và nói cho vị ấy biết
lý do về chuyến đi của mình. Ðạo sĩ khuyên anh ta rằng:
"Từ đây đi tiếp, anh sẽ rời khỏi con sông Hằng to lớn
này và đi theo một con sông nhỏ ngược dòng cho đến khi
anh trông thấy một khe núi, khi đó anh sẽ cầm một cây củi
đang cháy dở và đi vào lúc đêm tối. Khi con sông không chảy
vào lúc đêm tối thì đây là thời gian thích hợp để anh
đi tiếp. Khi anh đã đi được vài do tuần, anh sẽ trông thấy
những trái xoài". Anh ta làm đúng điều này và khi mặt
trời mọc, anh ta đến rừng xoài vô cùng hấp dẫn ấy; ở
đó vang dội những bài ca của những đàn chim thuộc nhiều
loại và được tô điểm bởi những khóm cây và những
nhánh trải ra của chúng oằn xuống dưới thấp do sức nặng
của những trái xoài mà chúng mang. Quang cảnh thật lộng lẫy
với những chùm hào quang của những loại ngọc báu.
Khi những thiếu nữ
phi nhân ấy trông thấy anh ta đang đi đến ở một khoảng
xa, chúng chạy đến anh và nói rằng, "Người đàn ông
này thuộc về của tôi!, người đàn ông này thuộc về của
tôi!". Tuy nhiên khi anh ta trông thấy họ, thì anh ta lấy
làm sợ hãi, vì anh ta không phải là người đã làm những
việc phước để được thọ hưởng sự vinh quang của thần
tiên ở đó với chúng, và khi kêu to, bèn chạy đi và thuật
lại biến cố ấy với Ðức vua sau khi anh ta đi đến Ba la
nại. Khi đức Vua nghe qua điều này thì vị ấy đầy mong
ước được trông thấy mỹ nhân ấy và được ăn những
trái xoài ấy. Bởi vậy, vị ấy giao vương quốc cho những
vị quan cố vấn đặc biệt của mình, và khi lấy cớ là
đi săn, bèn đi theo con đường được chỉ bởi người thợ
rừng. Ðược theo hầu bởi một nhóm tuỳ tùng, vị ấy để
quân hầu của mình ở một chỗ cách xa vài do tuần và tiếp
tục dẫn người thợ săn đi và. Ðến đúng lúc, vị ấy cũng
cho anh ta quay lui từ đó và đi vào khu rừng xoài khi mặt trời
đang mọc lên.
Khi những thiếu nữ
trông thấy vị ấy như một vị chư thiên mới sanh lên, họ
bèn đi ra để đón tiếp vị ấy. Rồi khi nhận ra rằng, đó
là vua, họ khởi lên tình cảm rạc rào và lòng kính trọng.
Họ tắm cho đức vua thật chu đáo và trang điểm cho vị
ấy một cách xinh đẹp bằng những y phục, vật trang sức,
tràng hoa, vật thơm và dầu xức của chư thiên, rồi dẫn vị
ấy lên cung điện của họ. Ở đó, họ cho vị ấy ăn vật
thực của chư thiên có những hương vị hảo hạng, hầu hạ
vị ấy theo những sở thích của vị ấy.
Rồi sau một trăm năm
đã trôi qua, đức vua thức dậy vào lúc nửa đêm và, trong
khi đang ngồi, trông thấy nữ Petii bị nghiệp tà dâm ấy
đang đi đến bờ của hồ sen. Vị ấy đi theo nàng vì muốn
khám phá xem nàng có thể đang đi đâu vào giờ ấy trong đêm,
và trông thấy nàng bị ăn thịt bởi con chó khi nàng đi đến
đó. Vị ấy suy gẫm vấn đề ấy trong ba ngày mà vẫn
không hiểu được chuyện gì, rồi quyết định rằng chắc
đó là kẻ thù của nàng và quyết định giết chết con chó,
bắn nó bằng một cây tên nhọn. Rồi vị ấy nhận chìm
nàng vào trong hồ, khi đó vị ấy trông thấy rằng nàng đã
lấy lại hình tướng xưa cũ của nàng, vị ấy bèn hỏi
nàng về những biến cố ấy bằng những câu kệ này:
1. "Những bậc
thang của ngươi bằng vàng và được rải ra bằng cát
vàng; có những hoa súng trắng ở đó thật khả ái, thơm dịu
dàng và khiến tâm được vui thích;
2. Ðược che mát bằng
nhiều loại cây và tràn ngập bởi tất cả các loại hương
thơm; được che phủ bằng nhiều loại sen, được phủ lên
bằng những sen trắng,
3. đầy mê ly, chúng
thoảng đưa mùi thơm khả ái khắp quanh khi được quạt bởi
làn gió nhẹ; có vang dội những tiếng kêu của loài thiên
Nga và cò, vang dội tiếng kêu của những con ngỗng hồng.
4. Có nhiều đàn chim
xúm lại và đầy những bản nhạc của những đàn chim ấy;
những khóm cây mang nhiều loại trái và những rừng cây
mang nhiều loại hoa.
5. Giống như một thành
phố như thế này thì không tìm thấy được trong nhân loại.
Và nàng có nhiều cung điện được làm bằng bạc và bằng
vàng, làm loé mắt, chúng chiếu sáng khắp bốn hướng.
6. Những người này
mà là những người hầu của nàng, đó là năm trăm nô lệ
của nàng; chúng mang những chiếc vòng tay và vòng đeo cổ,
và đầu của chúng được trang sức bởi những tràng hoa đội
đầu bằng vàng.
7. Có nhiều chiếc giường
của nàng, được làm bằng bạc và bằng vàng, và được
phủ lên những tấm da của non sơn Dương, được khéo trưng
bày và trải bằng những tấm lông cừu dài.
8. Khi nàng đã đi nghỉ
ở trên đó, nàng có dồi dào tất cả gì nàng mong ước,
tuy vậy vào lúc nửa đêm đến, nàng thức dậy khỏi chỗ
đó và đi ra.
9. Nàng đi đến chỗ
khả ái và đứng trên đám cỏ xanh mướt bao quanh toàn thể
hồ sen ấy.
10. Nhân đó có một
con chó bị mất tai cắn xé từng chi thể của nàng, và khi
nó đã ăn thịt nàng, nó khiến cho nàng chỉ còn bộ xương,
rồi nàng chìm vào trong hồ sen và thân của nàng lại giống
y như trước.
11. Rồi với những chi
thể được phục hồi, trông xinh đẹp và diễm kiều, nàng
mặc vào y phục và đi đến trước mặt ta.
12. Bây giờ ác nghiệp
nào được bỏi nàng bằng thân, khẩu, ý? Do kết quả của
nghiệp nào khiến cho con chó không có tai ăn thịt các chi thể
của nàng?"
Chú giải:
1. Ở đây, NHỮNG BẬC
THANG CUẢ NÀNG BẰNG VÀNG (Sova.n.nasopanaphalakaa): Những bậc
thang của nàng được làm bằng vàng. VÀ ÐƯỢC TRẢI BẰNG
CÁT VÀNG (Sova.n.navaalukasanthataa): Ðược trải khắp quanh bằng
cát, được làm bằng vàng. Ở ÐÓ (Tattha): ở hồ sen ấy.
NHỮNG HOA SÚNG TRẮNG Boga.n .dhivaa= soga.n.dhikaa (thể văn phạm
hoán chuyển) YÊU KIỀU (Vagguu), xinh đẹp, lấp lánh. HƯƠNG
THƠM NGỌT NGÀO (Suciga.ndhaa): Với mùi hương khả ái.
2. TRÀN NGẬP BỞI TẤT
CẢ NHỮNG LOẠI HƯƠNG THƠM (Naanaagandhasamiiritaa): tỏa khắp
bởi những làn gió thơm, do bởi nhiều loại hương thơm say
đắm. ÐƯỢC TRẢI LÊN BẰNG NHỮNG SEN TRẮNG
(Pu.n.dariikasamotataa): được phủ lên bằng những sen trắng.
3. LÀM SAY ÐẮM, CHÚNG
THOẢNG ÐƯA HƯƠNG THƠM KHẮP QUANH (Surabhisampavaayanti): khắp
hồ sen có toả ra mùi hương khả ái - đây là ý nghĩa. VANG
DỘI NHỮNG TIẾNG KÊU CỦA LOÀI THIÊN NGA VÀ CÒ (Ha.msakoĩcàbhirudaa):
Ðầy những tiếng kêu của con thiên nga và cò.
4. ÐƯỢC KÉO ÐẾN BỞI
NHỮNG ÐÀN GỒM NHIỀU LOẠI CHIM (Naanaadijaga.naaki.n.naa): Ðầy
những đàn chim đủ loại; VÀ ÐẦY NHỮNG BẢN NHẠC CỦA
ÐÀN CHIM ẤY (Naanaasaraganaayutaa): và đầy sự cộng hưởng
cuả nhiều loại chim khác nhau. NHỮNG CÂY MANG NHIỀU LOẠI
TRÁI (naanaaphaladharaa): Mang nhiều loại trái cây, có những
nhánh bị oằn cong liên tục bởi sức nặng của nhiều
trái. VÀ NHIỀU RỪNG CÂY MANG NHIỀU LOẠI HOA
(Naanaapubbhadharaavanaa) nghĩa là nhiều rừng cây mà cho nhiều
loại hoa đẹp mê say, "những rừng cây" (yanaa) được
nêu ra với sự méo mó về giống tánh.
5. CÁI GIỐNG NHƯ MỘT
THÀNH PHỐ THÌ KHÔNG CÓ TRONG NHÂN LOẠI (na manussesu iidisa.m
nagara.m): cái giống một thành phố như thành phố này của
nàng thì không được tìm thấy trong nhân loại, nghĩa là
nó không được biết đến trong cõi người. ÐƯỢC LÀM BẰNG
BẠC (ruupiyaamayaa): được làm bằng loại đồng xu bằng bạc.
CHÓI LỌI (daddalhamaanaa): Vô cùng rực rỡ, CHÚNG CHIẾU SÁNG
(aabhenti): chúng chiếu sáng ra khắp cả bốn hướng: sama~ntà
caturo disaa= samantato catasso pi disaa (thể văn phạm hoán chuyển).
6. NHỮNG NGƯỜI NÀY
LÀ CỦA NÀNG: yaa temaa = yaa te imaa (phối hợp cách). Những nữ
hầu (paricaarikaa): Những người làm công việc phục vụ.
CHÚNG (tà): Những nữ hầu ấy MANG NHỮNG VÒNG XUYẾN VÀ NHỮNG
VÒNG ÐEO CỔ (kambukaa yuradharaa): được trang sức bởi những
vòng đeo tay và những cái vòng bằng vỏ xa cừ. ÐẦU CỦA
CHÚNG ÐƯỢC TRANG SỨC BẰNG NHỮNG VÒNG HOA BẰNG VÀNG
(ka~ncanaa velabhusitaa): Những búi tóc của chúng được trang
sức bằng những sợi dây thòng bằng vàng.
7. ÐƯỢC CHE PHỦ BẰNG
DA CỦA CON SƠN DƯƠNG KADALÌ (kadalinigasa~nchannaa): Ðược trải
lên trên bằng tấm trải làm bằng da của con sơn dương
kadalii . ÐƯỢC KHÉO SỬA SOẠN: sajjaa=sajjitaa (thể văn phạm
hoán chuyển): Thích hợp để nằm ngủ . ÐƯỢC TRẢI BẰNG
LỚP LÔNG CỪU DÀI (co.nakasanthakaa): được trải bằng tấm
thảm lông cừu dài.
8. Ở TRÊN ÐÓ (yattha):
ở trên chiếc giường ấy. KHI NÀNG ÐÃ ÐI NGHỈ:
Vaasuupagataa=vaasa.mupagataa (Phối hợp cách) nghĩa là khi nàng
đã nằm xuống để ngủ. KHI NỬA ÐÊM ÐẾN (Sampattaaya
a.d.dharattaaya): Khi nửa đêm đã đến. Từ đó (tato) từ chiếc
giường ấy.
9. HỒ SEN ẤY:
pakkhara~n~naa = pokkharaniyaa (thể văn phạm hoán chuyển). LỤC
(harite) Xanh lục. Có đầy cỏ (Saddale): được phủ bằng cỏ
non. TƯƠI SÁNG (subhe): Sạch sẽ hay nói cách khác đó là
cách để xưng hô với nàng, "hỡi nàng rực rỡ của
ta" Nàng đi và đứng, và lưu lại, này cưng, trên bờ cỏ
xanh mà hoàn toàn bao quanh hồ sen ấy - đây là cách nên đuợc
hiểu.
10. KHÔNG CÓ TAI
(ka.n.namu.n.do): Có tai bị rách, có tai bị đứt. NÓ ÐÃ ĂN
THỊT NÀNG: Khaayitaa aasi= Khaaditaa ahosi (thể văn phạm hoán
chuyển). BIẾN NÀNG THÀNH MỘT BỘ XƯƠNG (a.t.thisa.nkhalikaa
kataa) biến nàng thành chỉ còn bộ xương mà thôi. GIỐNG Y
NHƯ TRƯỚC (yathaa pure): Giống như trước khi nàng bị con
chó ăn thịt.
11. Khi ấy (tato): Sau
khi nhận chìm vào trong hồ sen. VỚI CÁC CHI THỂ ÐƯỢC PHỤC
HỒI (angapacca"ngaa): được phục hồi hoàn toàn trong tất
cả các chi thể. ÐẸP (sucaaruu): rất khả ái. Trông kiều
diễm (piyadassanaa): trông dễ thương (ÐI ÐẾN) (yaasi): Ðến.
Khi được hỏi như vậy
bởi đức vua, Petii ?y bèn thốt lên năm câu kệ để kể lại
câu chuyện về nàng cho vị ấy nghe từ đầu:
13. Tại Kimbilaa có một
gia chủ, là một Thiện nam có đức tin; thiếp là vợ của
vị ấy, nhưng lại có ác hạnh và ngoại tình.
14. Chồng của thiếp
nói điều này với thiếp trong khi thiếp thông dâm như vậy,
"Ðiều này không thích hợp cũng không hay". Ðó là
chuyện nàng đã gian dâm phản bội lại ta bằng cách ấy".
15. Thiếp đã nói một
lời dối trá kinh khủng khi thiếp thề rằng, "Em đã
không ngoại tình chống lại anh bằng thân hoặc bởi
ý".
16. Nếu em ngoại tình
chống lại anh hoặc bằng thân hoặc bằng ý, thì xin cho con
chó không có tai ấy ăn thịt các chi thể của em".
17. Chính do kết quả của
ác nghiệp ấy và do bởi sự kiện rằng thiếp đã nói dối,
nên đã bảy trăm năm qua thiếp bị ăn thịt từng chi thể
bởi con chó không có tai ấy.
Chú giải:
13. Ở ÐÂY TẠI
Kimbilaa (Kimbilaaya.m): Trong thành phố có cùng tên ấy. NGOẠI
TÌNH (aticaarinii): Khi một người vợ đã phạm tội đối với
chồng của nàng thì người đàn bà ấy được gọi là ngoại
tình do bởi tánh hạnh của nàng.
14. CHỒNG CỦA TÔI NÓI
ÐIỀU NÀY VỚI TÔI TRONG KHI TÔI ÐANG NGOẠI TÌNH (Ðây là
cách nên được hiểu) "Ðiều này không thích hợp"
v.v... Cho thấy cách mà vị ấy nói ra. Ở ÐÂY, ÐIỀU NÀY
KHÔNG THÍCH HỢP (N'eta.m channa.m): Ðiều này không hợp pháp,
ÐIỀU NÀY KHÔNG NHƯ THẾ (n'eta.m patiruupa.m) chỉ là hình thức
đồng nghĩa với điều này. Bằng cách này (ya.m): bằng
hành động ngoại tình ấy. NGOẠI TÌNH (aticaaraasi= aticarasi)
(thể văn phạm hoán chuyển): Hay nói cách khác, riêng chữ
sau mới đọc mà thôi, nghĩa là nàng đã ngoại tình chống
lại ta theo cách này, sự tà dâm của nàng trong trường hợp
ấy - điều này không thích hợp cũng không hợp lý.
15. KINH KHỦNG (ghora.m):
ghê tởm. LỜI THỀ (sapatha.m): Lời thề. THỀ abhaasissa.m =
abhaasim (thể văn phạm hoán chuyển).
17. CỦA NGHIỆP ẤY
(tassa kammassa): Của ác nghiệp ấy, của nghiệp về ác hạnh
ấy, VÀ DO BỞI SỰ KIỆN RẰNG TÔI ÐÃ NÓI DỐI
(musaavaadassa ca): Và do sự kiện rằng tôi đã nói dối rằng
"Tôi đã không ngoại tình". CẢ HAI (ubhaya.m) do kết
quả của cả hai. TÔI ÐÃ CHỊU (anubhuuta.m): nghĩa là tôi đã
chịu khổ cho đến bây giờ. TỪ KHI (yato): Từ khi tôi làm
ác nghiệp ấy.
16. NẾU TÔI:
Sacaaha.m=sace aha.m (phối hợp cách) CHỐNG LẠI ANH ta.m= tva.m
(thể văn phạm hoán chuyển).
Khi nàng đã nói như vậy,
nàng bèn nói lên hai câu kệ để tán dương sự phục vụ mà
vị ấy đã đem đến cho nàng:
18. Và Ngài, tâu bệ hạ,
đã đến đây vì thiếp và đã giúp đỡ nhiều; thiếp đã
được thoát khỏi con chó không tai ấy và không còn sầu khổ;
chẳng có gì để sợ từ bất cứ hướng nào.
19. Thiếp xin cúi mình
trước bệ hạ, tâu bệ hạ, và chúc bệ hạ. Mãi thọ hưởng
tất cả những dục lạc của phi nhân, tâu bệ hạ, hãy vui
chơi với thiếp".
Chú giải:
19. Ở đây TÂU BỆ HẠ
(deva): nàng đang xưng hô với đức vua. KHỎI CON CHÓ KHÔNG
CÓ TAI: ka.n.namu.n.dassa= ka.n.namu.n.dato (thể văn phạm hoán
chuyển) Ðây là sở hữu cách mang ý nghĩa về cách công cụ.
Rồi đức vua chán cuộc
sống ở đó và cho biết ý định muốn ra đi của vị ấy.
Khi nghe qua điều này petì ấy, do bởi sự luyến ái của
nàng với đức vua, bèn nói lên câu kệ bắt đầu rằng,:
"Thiếp xin cúi mình trước Ngài, tâu bệ hạ", Và
nài nỉ hãy ở lại ngay tại đây. Nhưng đức vua, quyết chí
ra đi, bèn nói câu kệ kết thúc, để công bố ý định của
vị ấy:
20. Ta đã thọ hưởng
những dục lạc này của phi nhân và đã vui chơi với nàng.
Hỡi con người may mắn của ta, ta xin nàng, hãy nhanh chóng
đem ta trở lại.
Chú giải:
20. Ở đây, TA XIN NÀNG
(taaha.m= ta.m aha.m) (phối hợp cách). HỠI CON NGƯỜI MAY MẮN
CỦA TA (subhage): Nàng là người có quan hệ đến sự may mắn.
HÃY ÐEM TA VỀ (patinayaahima.m): Xin hãy đem ta trở lại kinh
đô của ta. Phần còn lại hoàn toàn rõ ràng
Khi Vimaanapetii ấy đã
nghe qua những lời mà đức vua đã phải nói thì nàng không
thể chịu sự chia ly của họ. Với tâm bối rối và đau đớn
vì sầu khổ, thân của nàng run rẩy, cho dù nàng đã nài
xin bằng nhiều cách, nàng cũng không thể thuyết phục Ðức
vua ở lại đó. Nàng đưa đức vua đến kinh đô, mang theo
nhiều châu báu có giá trị và dẫn vị ấy lên cung điện
và, sau khi nàng khóc lóc và ta thán, nàng bèn trở lại chỗ
ngụ riêng của nàng. Bấy giờ đức vua, đã trông thấy điều
này, đầy xúc động, vị ấy thực hành những việc phước
như bố thí v.v.. Và được sanh về thiên giới. Rồi khi Ðức
Thế Tôn của chúng ta đã xuất hiện trong thế gian và lăn
bánh xe chánh pháp và đến lúc đang trú ngụ ở Saavatthi, Ðại
Ðức Moggallaana, vào một hôm nọ khi đi rảo quanh trên những
ngọn núi, trông thấy người đàn bà ấy với tuỳ tùng của
nàng và hỏi nàng về nghiệp mà nàng đã tạo. Nàng bèn kể
lại mọi chuyện với Trưởng lão kể từ đầu. Trưởng lão
nêu lên vấn đề ấy với Ðức Thế Tôn. Ngài lấy vấn đề
ấy làm nguyên nhân cần thiết đã sanh lên và thuyết pháp
đến hội chúng đã hội họp ở đó. Mọi người, sau khi có
được sự xúc động này, bèn từ bỏ những ác nghiệp và
thực hành những việc phước như bố thí v.v... Thoả thích
trong chánh pháp và được sanh về Thiên giới.
-ooOoo-
II.13 UẤT
BA LỢI QUỈ SỰ
(UBBARII PETAVATTHUVA.N.NANAA)
"Này Brammaadatta,
có một vị vua". Bậc Ðạo sư, trong khi đang ngụ ở
Jetavana, đã kể lại quỉ sự Ubbarii này, liên quan đến một
vị Thiện nam nọ.
Tương truyền rằng tại
Saavatthi, có một người chồng của tín nữ nọ đã chết
và nàng, sầu muộn vì nỗi khổ chia ly giữa hai vợ chồng,
thường đi đến chỗ thiêu xác của người chồng và khóc
lóc ta thán cho vị ấy. Khi Ðức Thế Tôn trông thấy rằng
nàng có đủ duyên lành để chứng đắc quả thánh Tu Ðà
Huờn, tâm của Ngài bị kích thích bởi lòng bi mẫn, bèn
đi đến nhà của nàng và ngồi ở chỗ ngồi đã được soạn
sẵn. Nàng tín nữ đi đến Ðức Thế Tôn, đảnh lễ Ngài
và ngồi xuống ở một bên. Rồi Bậc Ðạo sư hỏi nàng rằng,
"Này tín nữ, có phải nàng đang than khóc đó
không?" Khi nàng nói rằng, "Thưa vâng, bạch Ðức Thế
Tôn, con khóc than vì phải chia ly với người con yêu dấu",
Ngài bèn kể lại một biến cố trong quá khứ, khi muốn diệt
trừ ưu bi cho nàng:
Cách đây đã lâu, tại
kinh đô Kapila trong Vương quốc Pa~ncaala, có một vị vua tên
là Cu.lani- brahmadatta . Vị ấy từ bỏ những lối sống lầm
lạc và chuyên tâm làm việc vì lợi ích cho mọi người
trong xứ sở, cai trị vương quốc mà không vi phạm mười
pháp của một vị vua. Vào một dịp nọ, khi muốn nghe điều
gì đang được nói ở trong vương quốc của mình, vị ấy
giả dạng làm một người thợ may, rời khỏi kinh đô mà
không có ai đi theo và đi dạo quanh từ ngôi làng này đến
ngôi làng khác, từ châu quận này đến châu quận khác. Khi
vị ấy trông thấy rằng toàn thể Vương quốc được thoát
khỏi những tên đạo tặc và không bị cưỡng bách, và mọi
người đang sống trong những thời kỳ thân ái - Quả thật
vậy, đến nổi họ để những cánh cửa nhà của họ mở
tung - vị ấy trở về một cách vui sướng.
Khi vị ấy đang
đi đến kinh đô, vị ấy đi vào nhà của một thiếu phụ
mà đã sống một kiếp sống đau khổ trong một ngôi làng nọ.
Khi nàng trông thấy vị ấy, nàng bèn nói rằng, "Này
ông là ai, thưa ông, và ông từ đâu đến?" "Tôi
là một người thợ may, thưa bà, và tôi đang đi rảo quanh
để làm những công việc may vá, để kiếm tiền công. Nếu
bà có công việc may vá nào thời hãy cho tôi một tí vật
thực và một ít tiền thù lao, rồi tôi sẽ làm những công
việc ấy cho bà. "Chúng tôi không có công việc nào cần
làm cả, cũng không có vật thực và tiền thù lao. Ông sẽ
phải làm việc cho một người khác, thưa ông". Bà ta
nói. Trong khi đang sống ở đó trong một vài ngày, vị ấy
trông thấy đứa con gái của bà ta mà có tướng may mắn
trong tương lai và có phước, và hỏi mẹ của nàng, "Ðứa
con gái này đã lấy ai chưa hay vẫn còn độc thân? Nếu
nàng chưa kết hôn với ai thời hãy gả nàng cho tôi, vì
tôi có thể cung cấp cho bà mọi phương tiện của một đời
sống thoải mái". "Tốt lắm, thưa ông", Bà ta
đáp lại và gả đứa con gái của bà ta cho vị ấy. Vị
ấy sống với nàng trong vài ngày và rồi cho nàng một ngàn
Kahaapana, khi nói rằng, "Anh sẽ trở lại chỉ trong vài
ngày, này cưng; đừng tuyệt vọng", và đi về kinh đô.
Ðức vua sai san bằng
và trang hoàng con đường giữa kinh đô dến ngôi làng và rồi
đi đến đó trong vẻ uy nghi vĩ đại của một vị vua. Vị
ấy đặt cô con gái trên đống Kahaapana, tắm cho nàng bằng
nước Vàng và bạc, ban cho nàng cái tên là Ubbarii và đặt
nàng vào địa vị Chánh hậu. Vị ấy cho ngôi làng đến những
quyến thuộc của nàng và dẫn nàng về kinh đô bằng vẻ
uy nghi long trọng của vua chúa. Khi thọ hưởng những khoái
lạc tình yêu với nàng vị ấy trải qua một triều đại
thanh nhàn chừng nào vị ấy còn sống, và rồi khi hết thọ
mạng thì băng hà. Khi đức vua chết và những nghi thức mai
táng vị ấy đã được cử hành, tâm của Hoàng hậu bị
đâm thủng bởi mũi tên của ưu bi, vì sự chia ly của họ,
bèn đi đến chỗ thiêu xác của vị ấy; ở đó, nàng cúng
dường trong nhiều ngày bằng những vật thơm và những
bông hoa v.v... Tán dương những ân đức của Ðức vua và
sau đó đi vòng quanh hoả đài của vị ấy theo chiều bên
phải, khóc lóc và ta thán như người bị điên:
Bấy giờ vào thời ấy,
Ðức Thế Tôn của chúng ta là bồ tát và vị ấy đã xuất
gia, sống cuộc đời của một ẩn sĩ và chứng đắc các
thiền chứng và các thắng trí. Trong khi đang cư ngụ trong một
khu rừng nọ ở một vùng lân cận của Himaalaya, bằng
thiên nhãn của đạo sĩ, đạo sĩ trông thấy ubbarii đang bị
đâm thủng bởi mũi tên của ưu bi. Ðạo sĩ đi xuyên qua hư
không và rồi, khi làm cho mọi người trông thấy mình, đạo
sĩ đứng trong hư không và hỏi mọi người mà đang đứng
rãi rác ở chỗ này chỗ nọ, "đây là hoả đài của
ai? và vì ai mà người đàn bà này khóc, ta thán rằng,
"Hỡi Bramadatta, hỡi Brammmmadatta?" Khi nghe qua điều
này, những người dân bèn nói rằng, "Thưa Ngài, đây
là ubbarii, là vợ của Brahmaadatta, là người mà, từ khi vị
ấy băng hà, đã đi đến hoả đài của vị ấy, khóc than,
ta thán và gọi tên của vị ấy "Brahmaadatta ".
1. Có một vị Vua tên
là Brahmadatta, là chúa của những người đánh xe Pa~ncaala .
Rồi sau nhiều ngày và nhiều đêm, vị vua ấy đã chết.
2. Người vợ Ubbarii của
vị ấy đi đến hoả đài của vị ấy và khóc lóc; vì
không còn trông thấy brahmaadatta ở đâu nữa, nàng khóc than
rằng, "Hỡi brahmaadatta "
3. Bấy giờ có một
ẩn sĩ nọ đi đến đó, là một hiền trí có giới hạnh vẹn
toàn, và ở đó vị ấy hỏi những người mà được gặp
ở đó, rằng,
4. "Ðây là hoả đài
của ai mà tràn ngập tất cả những loại hương thơm như vậy?
Ðây là vợ của ai mà khóc cho một người chồng đã đi xa
khỏi đây, là người, khi không còn trông thấy brahmadatta
ở đâu nữa, khóc lóc rằng, "Hỡi Brahmaddatta?"
5. Và những người mà
có mặt ở đó, những người mà được gặp ở đó, bèn
giải thích rằng, "Thưa bậc hữu phúc, đó là vợ của
Brahmadatta, thưa Ngài."
6. Hoả đài này là của
vị ấy, đang tràn ngập tất cả những loại hương thơm; và
đây là vợ của vị ấy đang khóc lóc cho một người chồng
mà đã đi xa khỏi đây, là người mà không còn trông thấy
Brahmadatta ở đâu nữa, đang khóc lóc rằng, "Hỡi Brahmadatta
"
Chú giải:
1. Ở đây CÓ (Ahu =
Ahosi; thể văn phạm hoán chuyển). CỦA NHỮNG NGƯỜI PA~NCÀLA
(pa~ncaalaana.m): Của những dân cư của vương quốc Pa~ncaala;
hay chỉ là của vương quốc Pa~ncaala vì dầu đó chỉ là một
nước, nó được chỉ rõ bởi cách nói số nhiều "của
những người Pa~ncaala " vì nó mang tên của những vị
hoàng tử thuộc nước ấy. CON BÒ CHÚA CỦA NHỮNG NGƯỜI
ÐÁNH XE (rathesabho): Như một con bò chúa trong những người
đánh xe, nghĩa là người đánh xe vĩ đại:
2. ÐẾN HOẢ ÐÀI CỦA
VỊ ẤY (tassa aa.laahana.m): đến chỗ mà xác của Ðức vua
đã được hoả táng.
3. ẨN S~N (isi): Vị ấy
là một ẩn sĩ do vì vị ấy đã cố gắng (esanaa) để đạt
được những pháp chứng như các tầng thiền v.v... Ở ÐÓ
(tattha): đến chỗ mà Ubbarii đang đứng, nghĩa là đến chỗ
thiêu xác, ÐI ÐẾN: aagacchi= agamaasu (thể văn phạm hoán
chuyển). CÓ GIỚI ÐỨC VẸN TOÀN (sampannacara.no): nghĩa là vị
ấy vẹn toàn về giới đức, vị ấy có và hoàn hảo về
mười lăm pháp chứng này mà được phân loại là thuộc giới
hạnh: Vị ấy đã được thành tựu về giới đức, đã kiểm
soát các căn cuả vị ấy, biết tiết độ trong sự ăn uống,
chuyên cần trong pháp tinh tấn, có bảy pháp thù thắng và
có thể chứng đắc bốn tầng thiền sắc giới. MỘT HIỀN
TRÍ (muni): hiền trí là người thông minh (munaati), là người
biết rõ điều gì đem lại lợi ích cho chính mình và cho những
kẻ khác. VÀ Ở ÐÓ VỊ ẤY HỎI NHỮNG NGƯỜI ẤY (te ca
tattha apucchittha): Vị ấy hỏi những người ở tại chỗ
ấy. LÀ NHỮNG NGƯỜI ÐƯỢC GẶP Ở ÐÓ (ye tattha
susamaagataa): Những người đã đến ở chỗ này chỗ kia
trong nghĩa trang ấy. Su (không được dịch) chỉ là một tiểu
từ không biến đổi. Một cách đọc hoán chuyển là;
"Những người mà được gặp ở đó" (ye
tatthaasu"m samaagataa), LÀ NƠI: aasuô= ahesu.m (văn thể hoán
chuyển).
4. TRÀN NGẬP CÁC LOÀI
HƯƠNG THƠM (Naanaagandhamerita.m): mà được tràn ngập khắp nơi
và thơm ngát nhiều loại hương. TỪ ÐÂY (ito): Từ cõi người.
ÐÃ ÐI XA (Duuragata.m): Vị ấy ám chỉ về sự kiện rằng vị
ấy đã đi sang thế giới bên kia rồi. KHÓC THAN RẰNG,
"HỠI BRAHMAADATTA " (brahmadattaa kandati): Nàng cầu khẩn
vị ấy bằng cách kêu than và công bố tên của vị ấy như
vậy: "Hỡi Brahmadatta".
5. LÀ BRAHMADATTA, THƯA BẬC
HỮU PHƯỚC, LÀ CỦA BRAHMADATTA, THƯA NGÀI (brahmadattassa
bhaddante brahmadattassa maarisa): Hỡi bậc Ðại hiền trí có
thân và tâm tuyệt hảo, đây là hoả đài của vua
Brahmadatta và đây là vợ của vị vua brahmadatta ấy: Cầu
xin cho brahmadatta nhận được phước của Ngài, hỡi bậc hữu
phước, vì chính do sự quan tâm đến những hạnh phúc của
họ từ những vị Ðại ẩn sĩ như Ngài mà có hạnh phúc
và lợi ích cho những người ở thế giới bên kia - Ðây
là ý nghĩa.
Khi Ðạo sĩ nghe qua những
lời của họ, do lòng bi mẫn, vị ấy bỏ đi đến trước
mặt Ubbarii và nói lên câu kệ này với mục đích diệt trừ
ưu bi của nàng:
7. "Tám mươi sáu
ngàn người mang tên Brahmadatta đã được thiêu ở chỗ
thiêu xác này. Vì ai trong những người này mà nàng khóc
than vậy?".
Chú giải:
7. Ở đây, TÁM MƯƠI SÁU
NGÀN cha.laasiitisahassaani: Về số lượng có tám chục cộng
thêm sáu ngàn nữa: CÓ TÊN BRAHMADATTA (Brahmadattassa naamakaa):
có tên Brahmadatta ấy. VÌ NGƯỜI NÀO TRONG NHỮNG NGƯỜI NÀY
KHIẾN NGƯƠI KHÓC? (tesa.m ka.m anusocasi): Vị ấy hỏi,
"vì vị Brahmadatta nào trong tám mươi sáu ngàn vị
Brahmadatta khiến ngươi khóc than? vì người nào khiến ưu bi
của ngươi sanh lên?"
Khi nàng đã được hỏi
như vậy bởi vị ẩn sĩ, Ubbarii bèn nói lên câu kệ nầy
để chỉ rõ vị Brahmadatta mà nàng ám chỉ về:
8. Vị vua mà là con
trai của Cuu.laani, là con bò chúa trong những vị Pa~ncaala vương.
Chính vì vị ấy khiến tôi khóc than, thưa Ngài, chồng của
tôi là người đã ban cho tôi tất cả mọi điều mong ước
của tôi.
Chú giải:
8. Ở đây, ÐỨA CON
TRAI CỦA CUU.LANI (cuu.laniputto): Ðứa con trai của vị vua có
tên ấy: LÀ NGƯỜI ÐÃ BAN CHO TẤT CẢ MỌI ÐIỀU MONG ƯỚC
CỦA TÔI (SABBAKAAMADA.M): là người cho tôi tất cả cái gì
mà tôi muốn; hay nói một cách hoán chuyển, là người mà hằng
cho tất cả chúng sanh điều gì mà họ muốn.
Khi Ubbarii đã nói như
vậy, vị ẩn sĩ lại nói lên hai câu kệ:
9. Tất cả các vị vua
đều có cái tên là Brahmadatta ; tất cả đều là con trai của
cù.lani và là chúa của những người Pa~ncaala vương.
10. Ngươi đã làm
chánh hậu lần lượt của tất cả; tại sao ngươi bỏ những
người trong quá khứ ấy mà chỉ khóc than cho người cuối
cùng này thôi vậy?
Chú giải:
9. Ở đây, TẤT CẢ ÐỀU
LÀ (sabbe'va'hesu.m): Tất cả những người, mà có số lượng
đến tám mươi sáu ngàn, đều là những vị vua có cùng
tên brahmadatta, là những đứa con trai của cù.lani và là những
vị chúa trong số những vị vua Pa~ncaala ; Những điều kiện
sanh làm một vị Vua này đây v.v... trong họ chẳng có gì
khác biệt cả, ngay cả trên một quan điểm.
10. NGƯƠI ÐÃ LÀM
CHÁNH HẬU (Mehesita.m akaarayi): và đối với tất cả họ,
ngươi đã lần lượt giữ địa vị chánh hậu và hoàng hậu,
nghĩa là ngươi đã đạt đến địa vị ấy. TẠI SAO?
(kasmaa): Vị ấy hỏi, trong tất cả những người ấy, không
có người nào trong họ có điểm khác biệt về vai trò làm
chồng của họ hay về những đặc tánh cá nhân của họ, tại
sao, vì lý do gì, ngươi lại bỏ những vị vua quá khứ ấy,
và chỉ khóc than cho vị vua cuối cùng này thôi?
Khi nghe qua điều này,
Ubbarii đầy xúc động, một lần nữa lại nói lên câu kệ
này với vị ẩn sĩ ấy:
11. Thưa Ngài, có phải
chính tôi là người đàn bà trong thời gian lâu dài ấy?
Tôi là người mà Ngài nói đến là đã làm người đàn bà
thường xuyên trong luân hồi chăng?
Chú giải:
11. Ở đây, CHÍNH TÔI:
aatume = attani (thể văn phạm hoán chuyển). CÓ PHẢI TÔI LÀ
NGƯỜI ÐÀN BÀ? (itthibhuutaaya): Có phải tôi đã đi vào kiếp
sống làm một người đàn bà chăng? TRONG THỜI GIAN LÂU DÀI
ẤY: Diigharattaaya= diigharatta.m (thể văn phạm hoán chuyển).
Ðây là ý nghĩa có phải chính tôi là người đàn bà, có
phải chỉ tôi là người đàn bà trong suốt thời gian ấy
hay có phải tôi đã đi vào kiếp sống làm một người đàn
ông chăng? TÔI MÀ NGÀI ÐÃ NÓI VỀ LÀ ÐÃ LÀM MỘT NGƯỜI
ÐÀN BÀ: yassà me itthibhuutaaya = yassaa mayha.m itthibhuutaaya (thể
văn phạm hoán chuyển); Tôi là một người mà Ngài đã nói
về, nghĩa là, Ngài kể lại, thưa Ðại hiền trí, là đã
làm một người đàn bà như vậy, là đã làm chánh hậu thường
xuyên trong vòng luân hồi. Một cách đọc hoán chuyển là
"ồ, chính tôi nhớ lại rằng tôi là một người đàn
baa (Aamo ittbibhuutaaya). Ở đây, TÔI NHỚ RA (aa) là một tiểu
từ chỉ về sự hồi tưởng. CHÍNH TÔI (tumo): Do chính tôi
(saya.m); Ðiều này được nhớ lại, được biết đến bởi
tôi. RẰNG TÔI LÀ MỘT NGƯỜI ÐÀN BÀ (itthibhuutaaya): Rằng
tôi đã đi vào kiếp sống sanh làm một người đàn bà -
có sự sanh lên liên tục như vậy trong một thời gian quá
khứ. Tại sao? bởi vì chính tôi là người mà Ngài nói về,
Thưa đại hiền trí, là đã làm một người đàn bà thường
xuyên trong vòng luân hồi Khi nói rằng, đối với lần lượt
tất cả, ngươi đã làm một chánh hậu- Ðây là cách nên
được hiểu.
Khi nghe qua những lời
này, Ðạo sĩ bèn nói lên câu kệ này, để cho thấy rằng
trong luân hồi không có định luật nào như vậy rằng một
người đàn bà chỉ là một người đàn bà mà thôi và một
người đàn ông chỉ là một người đàn ông mà thôi:
12. Nàng đã làm một
người đàn bà, nàng đã làm một người đàn ông, Nàng cũng
sẽ đi vào bào thai của loài thú. Giới hạn của quá khứ
lâu dài này sẽ không được trông thấy như vậy.
Chú giải:
12. Ở đây, NÀNG ÐÃ
LÀM MỘT NGƯỜI ÐÀN BÀ, NÀNG ÐÃ LÀM MỘT NGƯỜI ÐÀN ÔNG
(ahu itthi ahu puriso): Ðôi khi nàng là một người đàn bà và
đôi khi nàng cũng là một người đàn ông. Nhưng đó không
tuyệt đối là một vấn đề chỉ là một người đàn bà
hay đàn ông không thôi, hơn nữa, bởi nàng cũng đã từng
đi vào bào thai của loài thú, đôi khi nàng cũng sanh làm cầm
thú và nàng cũng đi vào bào thai của những con thú khác. GIỚI
HẠN CỦA QUÁ KHỨ LÂU DÀI NẦY KHÔNG ÐƯỢC TRÔNG THẤY NHƯ
VẬY (eva.m eta.m atiitaana.m pariyanto na dissati: Giới hạn của
quá khứ lâu dài của những kiếp sống - Có kiếp nàng sanh
làm đàn ông, có kiếp làm đàn bà, có kiếp nàng làm thú -
không thấy như vậy được, (cho dù) đối với những người
cố gắng hết sức để nhìn bằng con mắt của trí tuệ.
Nhưng điều này không áp dụng riêng cho ngươi đâu: Quả thật
vậy, giới hạn của các kiếp sống của những chúng sanh
đã trôi lăn trong vòng luân hồi thì không được trông thấy,
không được lột trần ra được. Vì lý do này mà Ðức Thế
Tôn nói rằng, "Này các Tỳ kheo, không thể nhận biết
được đâu là khởi điểm của vòng luân hồi; Ðiểm đầu
tiên nhất không được tỏ lộ về sự trôi lăn, về vòng
luân hồi, về những chúng sanh bị che mờ bởi vô minh và bị
trói buộc bởi ái dục".
Khi nàng đã nghe thời
pháp như vậy, được giảng dạy bởi vị Ðạo Sĩ ấy, mà
trong đó vị ấy làm sáng tỏ ảnh hưởng của những nghiệp
và sự vắng mặt của bất cứ giới hạn nào của vòng
luân hồi, đầy xúc động trong tâm của nàng khi nghe nói về
vòng luân hồi và với lòng tịnh tín trong tâm của nàng đối
với pháp, mũi tên ưu bi của nàng biến mất và nàng nói
lên những câu kệ này để cho biết lòng tịnh tín của
nàng và cõi lòng không ưu bi của nàng:
13. Tôi quả thật bị
cháy nóng, giống như ngọn lửa được châm bằng thục tô;
nhưng bây giờ, tất cả mọi sầu khổ của tôi đã được
dập tắt, tựa như tôi đã được tưới lên người bởi
nước.
14. Quả thật vậy,
mũi tên là ưu bi cho người chồng của tôi mà đã tràn ngập
cõi lòng của tôi.
15. Với mũi tên đã
được rút ra, tôi trở nên an tịnh và mát mẻ; Từ khi nghe
Ngài, thưa Ðại hiền trí, tôi không còn ưu bi hay than khóc
nữa.
Ý nghĩa của những câu
này cũng giống như ý nghĩa đã được nêu ra ở trên. Rồi
Bậc Ðạo sư nói lên bốn câu kệ để cho thấy cách cư xử
của Ubbarii, là người mà (bấy) giờ đã có sự xúc động
trong tâm của nàng:
16. Khi nàng đã nghe qua
những lời này của vị ấy, lời nói khéo thuyết của vị
Sa môn ấy, nàng mang y và bát rồi ra đi sống cuộc đời không
nhà.
17. Và nàng, là người
từ đời sống gia đình, ra đi sống đời không nhà, trau dồi
tâm từ ái dẫn đến tái sanh trong cõi phạm thiên.
18. Khi đi lang thang từ
làng này đến làng nọ, qua các phố chợ và các kinh đô;
Uruvelaa là tên của ngôi làng mà nàng đã chết.
19. Sau khi đã trau dồi
tâm bác ái để được sanh vào cõi phạm thiên và sau khi loại
trừ những ý nghĩ của một nhữ nhân, nàng đi đến cõi
Brahmaloka (Phạm thiên giới).
Chú giải:
16. Ở đây, CỦA VỊ
ẤY (tassa): Của đạo sĩ ấy. Lời nói khéo thuyết giảng
subhaasita.m (thiện ngôn) = Su.t.thu bhaasita.m (phối hợp cách),
nghĩa là giáo Pháp.
17. NGƯỜI ÐÃ XUẤT
GIA (pabbajitaa): Người khoác vào đời sống của kẻ không
nhà. TÂM TỪ ÁI (metta citta.m): Tâm câu hữu với từ. Ngài
nói về các tầng thiền được chứng đắc do bởi tâm từ.
ÐỂ ÐƯỢC SANH VÀO CÕI Brahmaloka (Brahmalok uupapittiyaa): Và
trong việc trau dồi tâm từ ái, nàng đã làm như vậy để
được sanh vào cõi phạm thiên, không nhằm mục đích thành
lập nền tảng cho tuệ quán. Quả thật vậy, trước khi Ðức
Phật xuất hiện, những vị Ðạo sĩ và những người xuất
gia mà trau dồi các tâm brahmavihaara (tứ vô lượng tâm)
v.v.. Ðã làm như vậy chỉ trong chừng mức đạt đến sự
ưu việt của kiếp sống mà thôi.
18. TỪ LÀNG NÀY ÐẾN
LÀNG NỌ (gaamaa gaama.m): Từ ngôi làng này đến ngôi làng
khác.
19. SAU KHI ÐÃ TRAU DỒI
(aabhaavetvaa): Sau khi đã phát triển, sau khi đã làm cho sanh
lên; một số người đọc là Abhaavetvaa, tiếp đầu ngữ A
chỉ là một tiểu từ không biến đổi đối với chúng mà
thôi. SAU KHI LOẠI BỎ NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA NỮ NHÂN
(itthicitta.m viraajetvaa): Sau khi đoạn trừ những tư tưởng,
những khuynh hướng và những ước muốn của phái nữ, tâm
của nàng xa lìa trạng thái của nữ tánh. NÀNG ÐI ÐẾN
CÕI BRAHMALOKA (brahmaalokuupagaa): Nàng là người đã đến cõi
Brahmaloka do sự tái sanh. Phần còn lại tự nó rất rõ ràng
vì đã được giải thích ở trên rồi.
Khi Bậc Ðạo sư đã kể
lại Pháp thoại này và đã diệt trừ ưu bi cho nàng tín nữ
ấy, sau đó Ngài thuyết pháp cho nàng về Tứ đế, và vào
lúc kết thúc của thời pháp ấy, nàng tín nữ được an trú
trong quả Thánh Tu-đà-hườn. Thời pháp ấy đem lại lợi
ích cho hội chúng đã hội họp ở đó.
Phần trình bày về quỉ
sự Ubbarii đã kết thúc - Như vậy phần trình bày ý nghĩa
của phẩm thứ hai, Uất-ba-lợi phẩm mà được tô điểm bởi
mười ba câu chuyện trong những chuyện Ngạ quỉ này của bộ
Khuddaka Nikaaya đã kết thúc.
-ooOoo-
Ðầu
trang | 1.1
| 1.2 | 1.3 | 1.4
| 2.1 | 2.2 | 2.3
| 2.4 | 2.5 | 3.1
| 3.2 | 3.3 | 4.1|
4.2 | 4.3 | 4.4
| Mục lục |