[11]
CHƯƠNG
PHÁP TRÊN MƯỜI CHI
-ooOoo-
[422] Mười hai xứ, hay nhập
(āyatana).
1. Sáu nội xứ (ajjhatikāyatana).
Xem đoạn [285].
2. Sáu ngoại xứ (bāhirāyatana). Xem đoạn [304].
Vbh. 70.
[423] Mười hai loại nghiệp
(kamma).
Hành động tạo quả dị thục,
còn gọi là nghiệp dị thời (nānākhaṇikakamma).
Mười hai loại nghiệp này
trong chú giải phân thành ba nhóm, mỗi nhóm có 4 thứ nghiệp.
A. Nghiệp theo chức năng (kiccavasena)
1. Sanh nghiệp (janakakamma),
nghiệp tạo quả tái sanh.
2. Trì nghiệp (upatthambhakakamma), nghiệp có mãnh lực nâng đỡ
trợ giúp sanh nghiệp.
3. Chướng nghiệp (upapīḷakakamma), nghiệp ngăn chận hay là
hãm bớt mãnh lực của sanh nghiệp, làm cho sanh nghiệp giảm
hiệu quả.
4. Ðoạn nghiệp (upaghātakamma), nghiệp có khả năng làm mất
hiệu lực trổ quả của sanh nghiệp và hiệu lực kế thừa
của trì nghiệp.
B. Nghiệp theo trình tự trổ
quả (pākadānapa-riyāyena).
1. Trọng nghiệp
(garukakamma), là loại nghiệp cực nặng mà những nghiệp
khác không thể ngăn trở được hiệu lực trổ quả; nghiệp
này chắc chắn trổ quả. Ðó là 8 thiền chứng và 5 tội
vô gián.
2. Thường nghiệp
(bahukakamma hay āciṇṇa-kamma), nghiệp thành tập quán do thường
làm, và dể bị chi phối đến; nghiệp này có hiệu quả
cũng khá chắc chắn, chỉ sau trọng nghiệp thôi.
3. Cận tử nghiệp (āsannakamma),là
nghiệp khởi lên lúc sắp lâm chung; khi gần chết, người
ấy có thể huân tập thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp
để hướng đến một sanh hữu mới. Nếu không bị chi phối
bởi hai loại trọng nghiệp và thường nghiệp, thì cận tử
nghiệp sẽ trổ quả dẫn tái sanh.
4. Khinh tác nghiệp (katattādhamma),
là nghiệp tạo với tư niệm yếu ớt hoặc khi hành động
không chủ ý như vậy mà lại xảy ra sự kiện như vậy.
Khinh tác nghiệp không tạo quả chắc chắn, và sẽ tạo
quả khi không có trọng nghiệp, thường nghiệp và cận tử
nghiệp.
C. Nghiệp theo thời gian trổ quả (pākakāla-vasena):
1. Hiện báo nghiệp (diṭṭhadhammavedanīya-kamma),
là nghiệp có mãnh lực tạo quả ngay sau khi làm còn ở
trong đời hiện tại.
2. Sanh báo nghiệp
(upapajjavedanīyakam-ma), là nghiệp có mãnh lực trổ quả
trong đời sống sau, kế kiếp hiện tại này.
3. Hậu báo nghiệp (aparāpariyavedanīyakam-ma),
là nghiệp có mãnh lực trổ quả trong những kiếp sau sau nữa,
tức là từ kiếp thứ ba, kể từ đây.
4. Vô hiệu nghiệp
(ahosikamma), là nghiệp không trổ quả, tức là sự mất hiệu
lực của hiện báo nghiệp, của sanh báo nghiệp, của hậu
báo nghiệp.
Mười hai loại nghiệp này
không có trong chánh tạng, chỉ có trong các sớ giải do các
vị A Xà lê viết ra dựa theo Phật ngôn rải rác trong các bộ
kinh.
Vism. 601; Comp. 144.
[424] Mười hai phận sự của
vị Chuyển Luân Vương (cakkavattivatta):
1. Quan tâm giúp đỡ người
trong nội cung và quân đội (antojanasmiṃ balakāyasmiṃ).
2. Quan tâm giúp đỡ các vua chư hầu quân đội
(khattiyesu).
3. Quan tâm giúp đỡ đến các hoàng thân và kẻ tùy tùng
quân đội (anuyantesu).
4. Bảo vệ các bà la môn và gia chủ (brāhma-nagahapatikesu).
5. Bảo vệ toàn thể dân chúng quốc độ
(nega-majānapadesu).
6. Bảo vệ các sa môn, Bà la môn (samaṇa-brāhmaṇesu).
7. Bảo vệ các loài chim cầm. Muông thú (migapakkhīsu).
8. Ngăn chận các việc làm phi pháp (adham-makārapaṭikkhepo).
9. San sẻ tài sản cho nhưng kẻ nghèo (adha-nānaṃ
dhanānuppadānaṃ).
10. Tới lui thăm viếng học hỏi nơi các Sa môn Bà la môn
(samaṇabrāhmaṇe upasaṅkamitvā pañhā pucchanaṃ).
11. Ðoạn trừ ái tham phi pháp (adhamma-rāgassa pahānaṃ).
12. Ðoạn trừ sự ham muốn thái quá (visama-lobhassa pahānaṃ).
D. III.61.
[425] Mười hai pháp y tương
sinh (Paṭiccasamuppāda):
1. Vô minh (avijjā) sự tối
tăm, dốt nát, không hiểu pháp đáng biết. Xem [159, 346].
2. Hành sanh khởi do duyên
vô minh (avijjā-paccayā saṅkhārā). Hành có ba loại. Xem
[78].
3. Thức sanh khởi do duyên
hành (saṅkhāra-paccayā viññāṇaṃ). Thức là thức uẩn,
sự biết cảnh. Sáu thức, xem [306].
4. Danh sắc có mặt do
duyên thức (viññā-ṇapaccayā nāmarūpaṃ). Danh sắc ở đây
đến ba danh uẩn tâm sở và sắc uẩn. Xem [262].
5. Lục nhập có mặt do
duyên danh sắc (nā-marūpapaccayā saḷāyatanaṃ). Lục nhập
tức là sáu nội xứ, xem [285].
6. Xúc có mặt do duyên lục
nhập (saḷāyata-napaccayā phasso). Xúc là sự gặp gỡ của
căn + cảnh + thức. Có sáu xúc, Xem [313].
7. Thọ có mặt do duyên
xúc (phassapaccayā vedanā). Thọ là cảm cảm nhận đối tượng.
Có sáu thọ, xem [308].
8. Ái có mặt do duyên thọ
(vedanāpaccayā taṇhā). Ái là sự luyến cảnh. Có ba ái hoặc
sáu ái, xem [87] và [294].
9. Thủ có mặt do duyên ái
(taṇhāpaccayā upādānaṃ). Thủ là chấp giữ, bám níu cảnh.
Có bốn thủ, xem [164].
10. Hữu có mặt do duyên thủ
(upādāna paccayā bhavo). Hữu là nghiệp hữu (kammabhava) đồng
nghĩa với hành (abhisaṅkhāra); xem [78].
11. Sanh có mặt do duyên Hữu
(bhavapacca-yā jāti). Sanh tức là sanh hữu (uppattibhava), là
sự hiện khởi các uẩn xứ trong một kiếp sống. Xem ba hữu
[117].
12. Lão-tử-sầu-bi-khổ-ưu-ai
có mặt do duyên sanh (jātipaccayā jaramaraṇaṃ
sokaparidevadukkha-domanassupādāyāsā sambhavanti). Vì có sự
sanh ra nên thân này mới già chết, mới có buồn rầu đau
khổ.
Cả mười hai chi này trợ
duyên lẫn nhau, xoay quanh thành vòng tròn, không có điểm đầu,
không có điểm cuối, gọi là hữu luân (bhavacakka); và bánh
xe luân hồi ấy nên hiểu rõ 6 khía cạnh của nó như sau:
A. BA THỜI (Addhā):
1. Quá khứ: vô minh, hành.
2. Hiện tại: Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ,
hữu.
3. Vị lai: sanh-lão-tử-sầu-bi-khổ-ưu-ai.
B. BỐN YẾU LƯỢC (Saṅkhepa):
1. Nhân quá khứ: vô minh,
hành.
2. Quả hiện tại: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ.
3. Nhân hiện tại: ái, thủ, hữu.
4. Quả vị lai; sanh-lão tử... ưu-ai.
C. BA TỤC ÐOAN (Sandhi).
1. Nối nhân quá khứ quả
hiện tại: Hành duyên thức.
2. Nối quả hiện tại nhân hiện tại: thọ duyên ái.
3. Nối nhân hiện tại quả vị lai: Hữu duyên sanh...
D. HAI MƯƠI HÀNH TƯỚNG
(Ākāsa):
a) 5 nhân quá khứ: vô minh,
hành, ái, thủ, hữu.
b) 5 quả hiện tại: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ.
c) 5 nhân hiện tại: vô minh, hành, ái, thủ, hữu.
d) 5 quả vị lai: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ.
E. BA LUÂN (Vaṭṭa):
1. Phiền não luân: vô minh,
ái, thủ.
2. Nghiệp luân: hành và hữu.
3. Quả luân: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, sanh
và lão tử.
F. HAI CĂN (Mūla):
1. Nguồn gốc duyên sinh thuộc
quá khứ: vô minh (avijjā).
2. Nguồn gốc duyên sinh thuộc hiện tại: ái (taṇhā).
Việc trình bày mười hai duyên
sinh, bánh xe luân hồi (bhavacakka), theo 6 khía cạnh: thời, yếu
lược, tục đoan, hành tướng, luân, căn đều là sự giải
thích trong sách chú giải về sau, như bộ Abhidhammatthasaṅgaha.
Mặt khác, cách trình bày
pháp y tương sinh được thuyết theo 2 cách: thuận chiều
liên quan tương sinh (anulomapaṭiccasamuppāda) và nghịch chiều
liên quan tương sinh (paṭilomapaṭiccasamuppāda).
Cách thuận chiều Liên quan tương
sinh là trình bày cho thấy sự khởi sanh của các pháp là do
nương vào nhau. Như là "avijjāpaccayā saṅkhāra...jātipaccayā
jarāmaranaṃ". Cách thuyết này để giải thích lý khổ
tập khởi hay tập thánh đế.
Cách nghịch chiều liên quan
tương sinh là trình bày cho thấy sự đoạn diệt của các
pháp bởi dựa vào sự diệt của duyên tương quan. Như là:
"avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhanirodho...
jātiniro-dhā jarāmaraṇaṃ soka paridevadukkhadomassupā-yāsā
nirujjhanti". Cách thuyết này để giải thích khổ diệt
hay diệt thánh đế.
Pháp y tương sinh này, còn
có ba tên gọi nữa: Idappaccatā pháp có cái này làm duyên;
Dhamma-niyāma, pháp qui luật paccayākāra; pháp duyên hành tướng
(tên gọi này rất thường được đề cập đến trong tạng
vi diệu pháp và chú giải).
Vin. I.1; S. II.1; Vbh. 135;
Vism. 517; Comp. 188.
[426] Mười ba pháp đầu đà,
pháp tẩy trừ phiền não (Dhutaṅga):
1. Hạnh mặc y phấn tảo
(paṃsukūlikaṅga) tức là chỉ mặc y may bằng vải bỏ
ở nơi bẩn thỉu như đống rác... vị thọ hạnh đầu đà
này phát nguyện rằng: "gahapaticīvaraṃ paṭikkhipāmi,
paṃsukūlikaṅ-gaṃ samādiyāmi", nghĩa là tôi xin khước
từ y của gia chủ, tôi xin thọ trì hạnh mặc phấn tảo
y.
2. Hạnh mặc tam y (tecīvarikaṅga)
tức là chỉ giữ mặc 3 y mà Ðức Phật cho phép. Vị thọ
hạnh này phát nguyện rằng: "catutthacīvaraṃ paṭikkhipāmi,
tecīvarikaṅgaṃ samādiyāmi", nghĩa là tôi xin khước từ
chiếc y thứ tư, tôi xin thọ trì hạnh mặc tam y.
3. Hạnh đi khất thực (piṇḍipātikaṅga)
tức là chỉ sống bằng cách cầm bát đi xin ăn lời nguyện
thọ hạnh đầu đà này như vầy: "atirekalābhaṃ paṭikkhi-pāmi.
Piṇḍapātikaṅgaṃ samādiyāmi", nghĩa là tôi xin khước
từ lợi lộc ngoại lệ, tôi xin thọ trì hạnh đi khất
thực.
4. Hạnh thứ lớp khất thực
(sapadānacārikaṅ-ga) tức là đứng khất thực theo từng
nhà, không bỏ qua. Lời nguyện thọ hạnh đầu đà này như
sau: "Lo-huppacāraṃ paṭikkhipāmi, sapadānacārikaṅgaṃ
sa-mādiyāmi", nghĩa là tôi xin khước từ việc đi theo
ý muốn, tôi xin thọ trì hạnh thứ lớp khất thực.
5. Hạnh chỉ ăn tại một
chỗ ngồi (ekāsani-kaṅga) tức là một ngày ăn chỉ một
bữa, khi đứng lên không ăn nữa. Lời nguyện thọ hạnh
đầu đà này như sau: "nānāsanabhojanaṃ paṭikkhipāmi,
ekāsani kaṅ-gaṃ samādiyāmi" nghĩa là tôi xin khước từ
bữa ăn tại chỗ khác, tôi xin thọ trì hạnh ăn tại một
chỗ.
6. Hạnh ăn vật thực trong
bát (pattapiṇḍikaṅ-ga), tức là vật thực có trong bát
bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu, chớ không ăn thêm vật thực
ngoài ra đó. Lời nguyện thọ hạnh đầu đà này như sau:
"dutiyabhā-janaṃ paṭikkhipāmi, pattapiṇḍikaṅgaṃ
samādi-yāmi", nghĩa là tôi xin khước từ bát đựng thứ
hai, tôi xin thọ trì hạnh ăn vật thực trong một bát.
7. Hạnh không ăn hậu thời
(khalupacchābhat-tikaṅgaṃ), tức là khi đã dừng bữa ăn rồi
không nhận ăn vật thực cúng dường sau đó. Lời nguyện
thọ hạnh đầu đà này như sau: "atirittabhojanaṃ paṭikkhi-pāmi,
khalupacchābhattikaṅga", nghĩa là tôi xin khước từ tàn
thực, tôi xin thọ trì hạnh không ăn hậu thời.
8. Hạnh trú ở rừng (āraññikaṅga),
tức là không trú ngụ trong làng, thị trấn. Lời nguyện
thọ hạnh đầu đà này như sau: "gāmantasenāsanaṃ pa-ṭikkhipāmi,
āraññikaṅgaṃ samādiyāmi", nghĩa là tôi xin khước từ
trú xứ ở xóm làng, tôi xin thọ trì hạnh trú ở rừng.
9. Hạnh cư ngụ gốc cây
(rukkhamūlikaṅga), tức là chỉ ở dưới tàn cây, không
ở trong chỗ che lợp, tịnh thất, tịnh xá... lời nguyện
thọ hạnh đầu đà này như sau: "channaṃ paṭikkhipāmi,
rukkhamūlikaṅ-gaṃ samādiyāmi ", nghĩa là tôi xin khước
từ chỗ che lợp, tôi xin thọ trì hạnh cư ngụ gốc cây.
10. Hạnh cư ngụ chỗ trống
(abbhokāsikaṅga), tức là không trú ở chỗ mái che và
luôn cả bóng mát tàn cây, chỉ ngụ nơi khoảng trống trải.
Lời nguyện thọ hạnh đầu đà này như sau: "channañca
rukkha-mūlañca paṭikkhipāmi, abbhokālikaṅgaṃ
samādi-yāmi", nghĩa là tôi xin khước từ chỗ che lợp
và gốc cây, tôi xin thọ trì hạnh cư ngụ chỗ trống.
11. Hạnh cư ngụ mộ địa
(sosānikaṅga) tức là chỉ sống nơi đất chôn xác hoặc
nơi thiêu xác chết. Lời nguyện thọ hạnh đầu đà này
như sau: "asusānaṃ paṭikkhipāmi sosānikaṅgaṃ
samādiyā-mi", nghĩa là tôi xin khước từ chỗ ở ngoại
mộ địa, tôi xin thọ trì hạnh cư ngụ mộ địa.
12. Hạnh chấp nhận trú xứ
chỉ định (yathā santhatikaṅga), tức là vui lòng với bất
cứ chỗ ở nào mà tăng chỉ định, không kén chọn. Lời
nguyện thọ hạnh đầu đà này như sau:
"senāsanaloluppaṃ paṭik-khipāmi, yathāsanthatikaṅgaṃ
samādiyāmi", nghĩa là tôi xin khước từ sự mong muốn
trú xứ, tôi xin thọ trì hạnh chấp nhận trú xứ chỉ định.
13. Hạnh thân ngồi
(nesajjikaṅga), tức là giữ thân dựng lên, hay chỉ ở với
3 oai nghi đi, đứng, ngồi; không nằm xuống. Lời nguyện
thọ hạnh đầu đà này như sau: "seyyaṃ paṭikkhipāmi,
nesajjikaṅgaṃ samā-diyāmi" nghĩa là tôi xin ngăn oai
nghi nằm, tôi xin thọ trì hạnh thân ngồi".
Pháp đầu đà có những vấn
đề phải biết:
A. NÓI TỔNG QUÁT, đầu đà
gồm 8 chi.
- Ba chi đầu đà tiêu biểu:
hạnh thứ lớp khất thực (tiêu biểu luôn cho hạnh đi khất
thực): hạnh ăn tại một chỗ ngồi (tiêu biểu luôn cho hạnh
ăn vật thực trong bát và hạnh không ăn hậu thời); hạnh
cư ngụ chỗ trống (tiêu biểu luôn cho hạnh cư ngụ gốc
cây, và hạnh chấp nhận trú xứ chỉ định. Vì một người
ngụ chỗ trống thì không cần nguyện ở gốc cây và cũng
không cần sự chỉ định trú xứ).
- Năm chi cá biệt: hạnh
trú ở rừng, hạnh mặc y phấn tảo, hạnh mặc tam y, hạnh
thân ngồi, và hạnh cư ngụ mộ địa.
B. NÓI THEO ÐIỂM TỰA, pháp
đầu đà có 2 chỗ nương:
- Nương vật dụng
(paccayanissita) gồm 12 chi.
- Nương tinh tấn (viriyanissita) chỉ có 1 chi là hạnh thân
ngồi.
C. PHÂN NHÓM LIÊN HỆ, gồm
có 4 nhóm:...
- Nhóm liên hệ y phục (cīvarapaṭisaṃyuttā)
gồm chi 1, chi 2.
- Nhóm liên hệ vật thực (piṇḍapātapaṭisaṃ-yuttā) gồm
chi 3, chi 4, chi 5, chi 6 và chi 7.
- Nhóm liên hệ trú xứ (senāsanapaṭisaṃyut-tā) gồm chi
8, chi 9, chi 10, chi 11 và chi 12.
- Nhóm liên hệ tinh cần (viriyapaṭisaṃyuttā) chỉ có chi
13.
D. PHÂN HẠNG NGƯỜI THỌ TRÌ.
Mỗi hạng người nào thọ pháp đầu đà nào:
- Tỳ khưu, thọ được cả
13 hạnh đầu đà.
- Tỳ khưu ni, thọ được 8 hạnh đầu đà ngoại trừ năm
hạnh là không ăn hậu thời, trú ở rừng, ngụ dưới gốc
cây, cư ngụ chỗ trống, cư ngụ mộ địa.
- Sa di, thọ được 12 hạnh đầu đà ngoại trừ hạnh mặc
tam y.
- Học nữ và sa di ni, thọ được 7 hạnh đầu đà như hạnh
của tỳ khưu ni chỉ trừ hạnh mặc tam y.
- Cận sự nam và cận sự nữ, thọ được 2 hạnh đầu
đà là hạnh ăn tại một chỗ và hạnh ăn vật thực
trong bát.
E. THỨ BẬC ÐẦU ÐÀ, mỗi
hạnh có 3 bậc:
- Bậc thượng, sự thọ trì
tuân thủ nghiêm khắc.
- Bậc trung, sự thọ trì tương đối nghiêm khắc, có một
chút gì thoải mái trong sự thực hành.
- Bậc hạ, sự thọ trì pháp hành tương đối thoải mái,
không bị bó buộc lắm.
F. KHUÔN KHỔ THỜI GIAN.
- 2 hạnh đầu đà: ngụ
ở gốc cây, và ngụ ở chỗ trống, chỉ được thọ trì
8 tháng trong năm trừ mùa mưa, vì luật ấn định phải an
cư mùa mưa tại trú xứ che lợp.
-10 hạnh khác được thọ trì không giới hạn thời gian.
G. TÍNH CÁCH THỰC HÀNH. Pháp
đầu đà này không phải là luật chế định, chỉ do tình
nguyện thực hành. Có 4 tính cách như sau:
- Nếu thọ đầu đà mà
giúp cho án xứ thiền tiến triển hoặc làm cho thiện
pháp tăng, bất thiện pháp giảm thì nên thọ trì.
- Nếu thọ đầu đà mà
không giúp cho tiến triển án xứ thiền, trái lại còn
làm cho thiện pháp bị giảm, bất thiện pháp tăng trưởng
thì không nên thọ trì.
- Nếu thọ đầu đà với
tác ý để gieo duyên lành cho kiếp sau thì cũng nên.
- Các bậc thánh đã giải
thoát phiền não như A-la-hán cũng thọ trì hạnh đầu đà,
nhưng các ngài tác ý để làm gương cho người khác.
H. XUẤT XỨ. 13 pháp đầu đà
này có xuất xứ trong chánh tạng nhưng không đầy đủ một
chỗ.
- M. III.40 có 9 chi là
1, 3, 5, 8, 9, 10, 11, 12, 13.
- A. V.219 có 10 chi là
1, 5, 6, 7, 8. 9. 10, 11, 12, 13.
- Nd1 188, có 8 chi là
1, 2, 3, 4, 7, 8, 12, 13.
- Vin. V.31, 198 (luật
Parivāra) thì có đầy đủ 13 chi, nhưng chỉ nêu đầu đề.
- Phần giải thích các
pháp đầu đà nên xem trong bộ Thanh tịnh đạo.
Vism. 59-83
[427] Mười bốn phận sự của
thức (viññā-ṇakicca):
1. Sự tục sinh (paṭisandhi),
tâm làm việc nối tiếp kiếp sống mới. Tâm tục sinh có
19 thứ là 2 tâm thẩm tấn xả thọ, 8 tâm đại quả 5 tâm
quả sắc giới, 4 tâm quả vô sắc.
2. Sự hộ kiếp, hữu phần
(bhavaṅga), tâm làm việc bảo trì kiếp sống. Tâm hộ kiếp
cũng có 19 thứ như tâm tục sinh. Tâm nào làm việc tục
sinh cho người ấy thì tâm đó cũng làm việc hộ kiếp
cho người ấy.
3. Sự khai môn (āvajjana), tâm
làm việc hướng đến cảnh mới và khai mở lộ tâm
khách quan. Có hai tâm khai môn là tâm khai ngũ môn và tâm
khai ý môn.
4. Sự thấy (dassana), tâm
biết cảnh sắc. Có 2 thứ tâm là 2 tâm nhãn thức.
5. Sự nghe (savana), tâm biết
cảnh thinh. Có 2 thứ là 2 tâm nhĩ thức.
6. Sự ngửi (ghāyana), tâm
biết cảnh khí. Có 2 thứ là 2 tâm tỷ thức.
7. Sự nếm (sāyana), tâm biết
cảnh thinh. Có 2 thứ là 2 tâm nhĩ thức.
8. Sự đụng (phusana), tâm
biết cảnh xúc. Có 2 thứ là 2 tâm thân thức.
9. Sự tiếp thâu (sampaṭicchana),
tâm làm việc tiếp nhận năm cảnh ngoại vào cho ý thức.
Có 2 thứ là 2 tâm tiếp thâu.
10. Sự quan sát (santīrana),
tâm làm việc nhận xét năm cảnh được đưa vào ý thức
có 3 thứ là 3 tâm thẩm tấn.
11. Sự phân đoán (voṭṭhapana),
là tâm làm việc xác định đối tượng cảnh ngũ. Có 1
thứ là tâm khai ý môn (tâm khai ý môn này làm việc khai
môn cho lộ tâm ý môn, và làm việc phân đoán cho lộ tâm
ngũ môn).
12. Sự đổng lực (javana),
là tâm thọ dụng cảnh bằng tốc lực; chính tâm đổng lực
này sẽ tạo nghiệp, nếu là thiện hiệp thế hay bất thiện.
Có 55 tâm làm việc động lực là 12 tâm bất thiện, 21
tâm thiện (tính rộng 37), 18 tâm tố (trừ 2 khai môn), 4
tâm quả siêu thế.
13. Sự na cảnh (tadālambana),
tâm làm việc hưởng cảnh dư của tâm đổng lực. Có 11
tâm làm việc na cảnh là 8 tâm đại quả và 3 tâm thẩm tấn.
14. Sự tử (cuti), tâm làm
việc chấm dứt kiếp sống hiện tại. Có 19 tâm làm việc
tử, 19 tâm này giống như tâm tục sinh (tâm nào làm việc
tục sinh cho kiếp sống đó, cũng làm việc hộ kiếp và
việc tử cho kiếp sống đó).
Mười bốn sự này trong
thanh tịnh đạo gọi là viññānapavatti hay viññāṇapavattiākāra
(thể trạng thức bình nhật).
Mười bốn sự này xếp theo
sở hay vị trí (ṭhā-na) trong dòng tâm thức thì có 10, vì
5 sự là thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng chung một sở (một
sát na lộ tâm, vị trí sau khai môn trước tiếp thâu) gọi
sở này là (pañcaviññāṇaṭhāna) - sở ngũ thức tâm.
Vism. 457; Comp. 114.
[428] Mười lăm hạnh, pháp
hành để đắc Níp-bàn (Caraṇa): Ðức Phật là bậc có đủ
15 hạnh (minh hạnh túc) vì trước đó nhờ có 15 hạnh này
mà Ngài đã đắc quả giải thoát.
1. Cụ túc giới (sīlasampadā).
2. Thu thúc lục căn (indriyasaṃvara)
3. Tiết độ ẩm thực (bhojanemattaññutā)
4. Tỉnh thức luôn khi (jagariyānuyogo)
5. Có đức tin (saddho hoti)
6. Có lòng tàm (hirimā hoti)
7. Có lòng quý (ottappī hoti)
8. Ða văn (bahussuto hoti)
9. Tinh cần (āraddhaviriyo hoti)
10. Niệm an trú (upaṭṭhitasati hoti)
11. Có trí tuệ (paññavā hoti)
12. Trú sơ thiền (paṭhamajjhāna)
13. Trú nhị thiền (dutiyajjhāna)
14. Trú tam thiền (tatiyajjhāna)
15. Trú tứ thiền (catutthajjhāna)
Trong 15 hạnh này, điều
2-3-4 gom chung gọi là 3 pháp hành bất vạy (apaṇṇakapaṭipadā):
điều 5-6-7-8-9-10-11 gom chung gọi là 7 diệu pháp (saddhamma):
điều 12-13-14-15 gom chung gọi là 4 thiền sắc giới (rūpajhāna).
15 hạnh này trong kinh gọi
là sekhapaṭipadā (Hữu học hạnh).
M. I.354.
[429] Mười sáu cấu uế tâm
(Upakilesa, cittu-pakilesa):
1. Tham lam (abhijjhā,
visamalobha)
2. Sân hận (byāpāda, dosa)
3. Nóng giận (kodha)
4. Oán thù (upanāha)
5. Phản phúc (makkha)
6. Hiểm độc (palāsa)
7. Ganh tỵ (issā)
8. Bỏn xẻn (macchariya)
9. Man trá (māyā)
10. Xảo quyệt (sātheyya)
11. Cương ngạnh (thambha)
12. Tranh đua (sārambha)
13. Ngã mạn (māna)
14. Quá mạn (atimāna)
15. Kiêu hãnh (mada)
16. Phóng đãng (pamāda).
M. I.36.
[430] Mười sáu tuệ quán (soḷasañāṇa):
1. Tuệ phân biệt danh sắc
(nāmarūpaparic-chedañāṇa), tức là trí biết rằng mọi vật
không ngoài danh và sắc, đồng thời phân định rõ cái
gì là danh pháp và cái gì là sắc pháp.
2. Tuệ nắm bắt duyên khởi
(paccayaparig-gahañāṇa), tức là trí biết rõ duyên sanh ra
danh sắc, biết rõ danh sắc sanh khởi theo liên quan tương
sinh, hoặc theo qui luật của nghiệp, hoặc theo ba luân
duyên sinh.
3. Tuệ thẩm sát tam tướng
(sammasanañā-ṇa), tức là trí biết rõ hiện trạng của
danh sắc đều bị vô thường khổ đau và vô ngã: hoặc
tuệ thấy danh sắc theo ba tướng.
4-12. Xem lại chín tuệ
quán [378].
13. Tuệ chuyển tộc
(gotrabhūñāṇa), tức là loại trí thuộc phàm tuệ nhưng
là giao điểm giữa phàm tánh và thánh tánh.
14. Tuệ đạo (maggañāṇa),
tức là trí sát trừ phiền não, thấy rõ Níp-bàn.
15. Tuệ quả (phalañāṇa),
tức là trí sát định phiền não đã đoạn trừ, chứng
ngộ Níp-bàn.
16. Tuệ phản khán
(paccavekkhanañāṇa), tức là trí của bậc đã đắc đạo
quả xét lại các chi phần đạo quả, phản khán Níp-bàn,
phản khán phiền não đã đoạn trừ.
Trong 16 tuệ quán, 2 tuệ là
tuệ đạo và tuệ quả, thuộc pháp siêu thế; 14 tuệ khác
thuộc pháp hiệp thế.
Việc trình bày 16 tuệ quán,
đặt tên gọi và xếp thứ tự, như thế không có xuất xứ
trong chánh tạng, mà do các vị A xà lê chuyên thiền quán đã
truyền dạy bằng cách thu thập từ bộ Paṭisambhidāmagga và
Visuddhimagga.
Ps. 1; Vism. 587-678.
[431] Mười tám giới, bản
chất (dhātu):
1. Nhãn giới (cakkhudhātu),
là thần kinh nhãn, mắt.
2. Sắc giới (rūpadhātu), là
cảnh sắc, hình dáng màu sắc.
3. Nhãn thức giới
(cakkhuviññāṇadhātu) là 2 tâm nhãn thức.
4. Nhĩ giới (sotadhātu), là
thần kinh nhĩ, lỗ tai.
5. Thinh giới (saddadhātu), là
cảnh thinh, âm thanh.
6. Nhĩ thức giới (sotaviññāṇadhātu)
là 2 tâm nhĩ thức.
7. Tỷ giới (ghānadhātu), là
thần kinh tỷ, mũi.
8. Khí giới (gandhadhātu), là
cảnh khí, hơi mùi.
9. Tỷ thức giới (ghānaviññāṇadhātu)
là 2 tâm tỷ thức.
10. Thiệt giới (jivhādhātu),
là thần kinh thiệt, lưỡi
11. Vị giới (rasadhātu), là
cảnh vị, chất nếm.
12. Thiệt thức giới (jivhāviññāṇadhātu)
là 2 tâm thiệt thức.
13. Thân giới (kāyadhātu),
là thần kinh thân, nhục thể.
14. Xúc giới (Phoṭṭhabbadhātu),
là cảnh xúc, tính chất sự vật cảm xúc được.
15. Thân thức giới (kāyaviññāṇadhātu)
là 2 tâm thân thức.
16. Ý giới (manodhātu), là
tâm môi giới cho ý thức, gồm 3 tâm là 2 tâm tiếp thâu
và 1 tâm khai ngũ môn.
17. Pháp giới (dhammadhātu),
là những thực tính pháp có bản chất vi tế và riêng biệt,
gồm 52 tâm sở, 16 sắc tế và Níp-bàn. pháp giới giống
như pháp xứ (dhammāyatana), nhưng không giống cảnh pháp
(dhammārammaṇa) vì không lấy chi pháp tâm, sắc thô và chế
định.
18. Ý thức giới (manoviññāṇadhātu),
là tâm biết được cảnh pháp. Gồm 108 tâm ngoài ra ngũ
song thức và 3 tâm ý giới.
Vbh. 87; Vism. 484; Comp. 183.
[432] Hai mươi hai quyền
(indriya):
Quyền là pháp có khả năng,
có đặc tính riêng trong lĩnh vực làm việc hay biểu hiện.
1. Nhãn quyền (cakkhundriya),
thần kinh nhãn, đặc tính bắt cảnh sắc.
2. Nhĩ quyền (sotindriya), thần
kinh nhĩ, đặc tính bắt c?nh thinh.
3. Tỷ quyền (ghānindriya), thần kinh tỷ, đặc
tính bắt cảnh khí.
4. Thiệt quyền (jivhindriya), thần kinh thiệt,
đặc tính bắt cảnh vị.
5. Thân quyền (kāyindriya),
thần kinh thân, đặc tính bắt cảnh xúc.
6. Ý quyền (manindriya), tất cả tâm, đặc tính
biết cảnh hay nhận thức đối tượng.
7. Nữ quyền (itthindriya), sắc nữ tính, thể
hiện dáng điệu tính nết giống cái.
8. Nam quyền (purisindriya), sắc nam tính, thể
hiện dáng điệu tính nết giống đực.
9. Mạng quyền
(jīvitindriya), tâm sở mạng quyền, đặc tính làm sống
còn danh pháp đồng sanh; sắc mạng quyền, đặc tính làm
sống còn sắc nghiệp.
10. Lạc quyền (sukhindriya),
thọ lạc tâm sở, đặc tính làm cho pháp đồng sanh với
thân thức được thoái mái.
11. Khổ quyền
(dukkhindriya), thọ khổ tâm sở, đặc tính làm cho pháp đồng
sanh với thân thức bị bức xúc.
12. Hỷ quyền
(somanassindriya), thọ hỷ tâm sở, đặc tính làm cho pháp
đồng sanh được tươi tắn.
13. Ưu quyền
(domanassindriya), thọ lạc tâm sở, đặc tính làm cho pháp
đồng sanh bị héo xào.
14. Xả quyền
(upekkhindriya), thọ xả tâm sở, đặc tính làm cho pháp đồng
sanh lạnh cảm với cảnh.
15. Tín quyền (saddhindriya),
tín tâm sở, đặc tính làm cho pháp đồng sanh trong sáng,
vững tin, không nghi ngờ.
16. Tấn quyền
(viriyindriya), cần tâm sở, đặc tính làm cho pháp đồng
sanh có sức mạnh, có sự năng nổ.
17. Niệm quyền (satindriya),
niệm tâm sở, đặc tính làm cho pháp đồng sanh bén nhạy
trong việc ghi nhận đối tượng, không xao lãng.
18. Ðịnh quyền (samādhindriya),
định tâm sở, đặc tính giúp pháp đồng sanh trụ yên
trên đối tượng, tập trung vào cảnh.
19. Tuệ quyền
(paññindriya), tuệ tâm sở, đặc tính sáng suốt, hiểu biết
đối tượng.
20. Tri vị tri quyền (anaññataññassāmītin-driya)
cũng là tuệ tâm sở, mà có nghĩa là trí hiểu thấu điều
chưa từng biết, đó là trí tuệ sơ đạo.
21. Dĩ tri quyền (aññindriya),
cũng là tuệ tâm sở, nghĩa là trí hiểu biết càng rõ điều
đã biết, đó là trí tuệ sơ quả cho đến trí tuệ tứ
đạo.
22. Tri cụ tri quyền (aññātāvindriya),
cũng là tuệ tâm sở, nghĩa là trí tuệ liễu tri toàn diện,
viên mãn, trên phương diện giải thoát. Ở đây chỉ về
trí tuệ tứ quả, tuệ A-la-hán quả.
22 quyền này trong kinh tạng
không có chỗ trình bày đầy đủ cả, chỉ đề cập rải
rác, thậm chí trong S.v.193-234 có nói đến nhiều (phẩm
Tương ưng Quyền - indriyasampayutta) cũng chỉ từng nhóm
pháp. Trong Vi diệu pháp, bộ Vibhaṅga và chú giải
Visuddhimagga cùng Abhidhammatthasaṅgaha mới nêu đầy đủ chi
pháp luôn cả lời giải.
22 quyền này phân ra có 8 chi
thuộc về sắc pháp (từ 1-5, 4, 8, 9) có 15 chi thuộc về
danh pháp (6, 9, 10 đến 22). Chi mạng quyền gồm cả danh mạng
quyền và sắc mạng quyền.
Vbh. 122: Vism. 491: Comp. 175.
[433] Hai mươi tám sắc pháp
(Rūpa):
Gồm 4 sắc đại hiển
(mahābhūtarūpa) xem [208], và 24 sắc y sinh (upādārūpa).
24 sắc y sinh:
1. Nhãn (cakkhu)
2. Nhĩ (sota)
3. Tỷ (ghāna)
4. Thiệt (jivhā)
5. Thân (kāya)
(5 sắc này gọi là pasādarūpa
-- sắc thần kinh)
6. Cảnh sắc (rūpa)
7. Cảnh thinh (sadda)
8. Cảnh khí (gandha)
9. Cảnh vị (rasa)
(4 sắc này cùng cảnh xúc
(phoṭṭhabba): đất, lửa, gió-gọi là gocararūpa hay
visayarūpa-sắc cảnh giới).
10. Sắc nữ tánh (itthatta)
11. Sắc nam tánh (purisatta)
(2 sắc này gọi là bhāvarūpa
-- sắc tính)
12. Sắc ý vật
(hadayavatthu) - (Sắc này cũng gọi là hadayarūpa-sắc trái
tim: sắc này trong chánh tạng không thấy gọi tên đó,
trong bộ paṭṭhāna chỉ dùng là "vatthu").
13. Sắc mạng quyền (jīvitindriya)
- (sắc này còn gọi là jīvitarūpa -- sắc mạng).
14. Sắc đoàn thực (kabaliṅkārāhāra)
- (sắc này gọi là āhārarūpa -- sắc vật thực).
15. Sắc hư không giới (ākāsadhātu)
- (sắc này gọi là paricchedarūpa -- sắc giao giới).
16. Sắc thân biểu tri (kāyaviññatti)
17. Sắc khẩu biểu tri (vacīviññatti)
(2 sắc này gọi chung là
viññattirūpa -- sắc biểu tri).
18. Sắc khinh (lahutā)
19. Sắc nhu (mudutā)
20. Sắc thích sự (kammaññatā)
(3 sắc này gọi chung là
vikārarūpa-sắc uyển chuyển, quyền biến, hay tính chất
làm đặc biệt)
21. Sắc sinh, tính tập
(upacaya)
22. Sắc tiến, thừa kế (santati)
23. Sắc dị, lão mại (jaratā)
24. Sắc diệt, vô thường (aniccatā)
(4 sắc này gọi chung là
lakkhanarūpa -- sắc tướng, hiện trạng, trạng thái)
Trong 28 sắc pháp, từ sắc tứ
đại cho đến sắc đoàn thực (y sinh thứ 14), gọi là 18 thứ
sắc thành tựu hay sắc rõ (nipphannarūpa): từ sắc hư không
cho đến sắc diệt gọi là 10 sắc phi thành tựu, sắc
không rõ (anipphannarūpa)
Vism. 443; Comp. 154, 155.
[434] Ba mươi mốt cõi (bhūmi):
1. Cõi địa ngục (niraya)
2. Cõi bàng sanh (tiracchānayoni)
3. Cõi ngạ quỉ (pittivisaya)
4. Cõi A tu la (asurakāya)
(Bốn cõi này gọi chung là
"cõi đọa, apāya-bhūmi" hay "cõi khổ,
duggati").
5. Cõi Nhân loại (manussa)
6. Cõi Tứ đại thiên vương (catummahārājika)
7. Cõi Ðạo lợi (tāvatiṃsa, tettiṃsā)
8. Cõi Dạ ma (yāmā)
9. Cõi Ðâu suất (tusita)
10. Cõi Hóa lạc (nimmānaratī)
11. Cõi Tha hóa tự tại (paranimmitavasavattī).
(Bảy cõi này gọi chung là
"cõi vui dục giới, kāmasugatibhūmi").
(4 cõi khổ và 7 cõi vui dục
giới gọi là 11 cõi dục giới, kāmāvacarabhūmi).
12. Cõi Phạm chúng thiên
(brahmapārisajjā)
13. Cõi Phạm phụ thiên (brahmapurohitaà)
14. Cõi Ðại phạm thiên (mahābrahmā)
(Ba cõi này gọi là 3 cõi sơ
thiền, paṭhamaj-jhānabhūmi).
15. Cõi thiểu quang thiên
(parittābhā)
16. Cõi vô lượng quang thiên (appamāṇābhā)
17. Cõi quang âm thiên (ābhassarā)
(Ba cõi này gọi là 3 cõi
nhị thiền, (dutiyaj-jhānabhūmi)
18. Cõi thiểu tịnh thiên
(parittasubhā)
19. Cõi vô lượng tịnh thiên (appamāṇasubhā)
20. Cõi biến tịnh thiên (subhakiṇhaà)
(Ba cõi này gọi là 3 cõi
tam thiền, (tatiyaj-jhānabhūmi).
21. Cõi quảng quả thiên
(vehapphalā)
22. Cõi vô tưởng thiên (asaññīsatta)
23. Cõi vô phiền thiên (avihā)
24. Cõi vô nhiệt thiên (atappā)
25. Cõi thiện kiến thiên (sudassā)
26. Cõi thiện hiện thiên (sudassī)
27. Cõi vô tưởng thiên (akaniṭṭhā)
(Bảy cõi này gọi là 7
cõi tứ thiền, catutthaj-jhānabhūmi. Riêng 5 cõi vô phiền
thiên đến sắc cứu cánh thiên còn gọi là cõi tịnh cư
suddhāvāsa, là 5 cõi bậc A-na-hàm).
(Ba cõi sơ thiền, ba cõi nhị
thiền, ba cõi tam thiền và bảy cõi tứ thiền được gọi
chung là 16 cõi sắc giới, Rūpāvācarabhūmi).
28. Cõi Không vô biên xứ (ākāsānañcāyata-nabhūmi).
29. Cõi Thức vô biên xứ (viññāṇañcāyatana-bhūmi).
30. Cõi vô sở hữu xứ (ākiñcaññāyatanabhūmi)
31. Cõi phi tưởng phi phi tưởng xứ (nevasañ-ñānāsaññāyatanabhūmi).
(Bốn cõi này gọi chung là
4 cõi vô sắc giới, arūpāvacarabhūmi).
Hạng phàm phu, bậc Dự lưu
và bậc Nhất lai không có mặt trong cõi tịnh cư. Các bậc
Thánh không có mặt trong cõi vô tưởng và cõi khổ. Ngoài
cõi đặc biệt ấy, các cõi còn lại phàm phu và Thánh nhân
đều có mặt được.
Trong trường bộ kinh trình
bày sanh vức của loài hữu tình có 5 là là địa ngục, bàng
sanh, ngạ quỉ, nhân loại và chư thiên (chư thiên ở đây
là 26 cõi trời từ cõi Tứ đại thiên vương trở lên đến
cõi phi tưởng phi phi tưởng). Như vậy 31 cõi gồm trong 5
sanh vức, chỉ thiếu Atula (theo chú giải của Itivuttaka, nói
rằng A tu la kể chung vào loại ngạ quỉ, và trong 5 sanh vức
ấy 3 sanh vức đầu là khổ cảnh, 2 sanh vức sau là nhàn cảnh.
Comp. 137.
[435] Ba mươi bảy bồ-đề phẩm
(Bodhipak-khiyadhamma): pháp trợ giác ngộ.
37 pháp này xếp thành 7
nhóm. Xem [332].
[436] Ba mươi tám điều kiết
tường (Maṅgala) pháp đưa đến an lành, đưa đến hạnh phúc:
còn gọi là uttamamaṅgala hay maṅgalamuttama nghĩa là điều lành
cao thượng.
38 điều kiết tường Ðức
Phật đã thuyết thành 10 bài kệ (gāthā) trong kinh Maṅgalasutta
(Hạnh phúc kinh):
* Bài kệ 1
1. Không thân cận kẻ ngu
(asevanā ca balānaṃ)
2. Thân cận bậc hiền trí (paṇḍitānaṃ ca sevanā)
3. Cúng dường bậc nên cúng (pūjā ca pūjani-yānaṃ)
* Bài kệ 2
4. Cư trú chỗ thích đáng
(paṭirūpadesavāso)
5. Ðã từng tạo phước báu (pubbe ca katapuñ-ñatā)
6. Tự lập trường chân chánh (attasammāpa-nidhi).
* Bài kệ 3
7. Nghe nhiều học hỏi rộng
(bāhusaccañca)
8. Có nghề nghiệp tinh thục (sippañca)
9. Khéo thi hành luật lệ (vinayo ca susikkhito)
10. Nói những lời thiện ngôn (subhāsitā ca yā vācā).
* Bài kệ 4
11. Phụng dưỡng mẹ cha
(mātāpitu upaṭṭhānaṃ)
12. Tiếp độ con (puttassa saṅgaho)
13. Tiếp độ vợ (dārassa saṅgaho)
14. Làm việc không tắc trách (anākulā ca kammantā).
* Bài kệ 5
15. Bố thí (dānañca)
16. hành pháp (dhammacariyā)
17. Tiếp độ quyến thuộc (ñātakānañca saṅgaho)
18. Tạo nghiệp vô tội (anavajjāni kammāni)
* Bài kệ 6
19. Kiêng tránh điều ác (āratī
viratī pāpā)
20. Cai bỏ uống rượu (majjapaṇā ca saññamo)
21. Không dể duôi các pháp (appamādo ca dhammesu)
* Bài kệ 7
22. Kính trọng (gāravo ca)
23. Khiêm nhượng (nivāto ca)
24. Tri túc (santuṭṭhī ca)
25. Tri ân (kataññū)
26. Tùy thời nghe pháp (kālena dhammassa-vanaṃ).
* Bài kệ 8
27. Kham nhẫn (khantī ca)
28. Dễ dạy (sovacassatā)
29. Yết kiến các bậc sa môn (samanānañca dassanaṃ)
30. Tùy thời luận pháp (kālena dhammasā- kacchā).
* Bài kệ 9
31. Thiêu đốt phiền não
(tapo ca)
32. Sống phạm hạnh (brahmacariyañca)
33. Tỏ ngộ thánh đế (ariyasaccāna dassanaṃ)
34. Tác chứng Níp-bàn (nibbānasacchikiriyā ca)
* Bài kệ 10
35. Tâm không xao động khi
chạm pháp đời (phuṭṭhassa lokadhammehi cittaṃ yassa na
kampati)
36. Tâm không sầu muộn (asokaṃ)
37. Tâm vô nhiễm (virāgaṃ)
38. Tâm an ổn (khemaṃ)
Sau khi thuyết xong 38 điều
kiết tường này Ðức Phật đã kết luận rằng: khi trời
người hành theo những pháp kiết tường đó, sẽ thắng
hóa trong khắp nơi và sẽ đạt đến an lành trong mọi nơi,
đâu là pháp kiết tường của chúng sanh.
Kh. V.3:Sn. 259-268.
[437] Bốn mươi nghiệp xứ
(kammaṭṭhāna), đề mục hay án xứ tu thiền.
- 10 đề mục biến xứ (kasina), xem [393].
- 10 đề mục bất tịnh (asubha), xem [389].
- 10 đề mục tùy niệm
(anussati), xem [385].
- 4 đề mục vô lượng tâm(appamaññā),
xem [199].
- 1 đề mục tưởng nhàm
chán vật thực (āhāre paṭikūlasaññā).
- 1 đề mục phân định bốn
nguyên chất (catu-dhātuvavaṭṭhāna)
- 4 đề mục vô sắc (arūpa),
xem [158] sự giải thích đề mục nào đạt đến định và
định ở bậc nào, xin xem [118] ba sự tu tiến: và đề mục
nào hội với tính nết nào, xem [293] sáu cá tính.
Vism. 110; Comp. 204.
[438] Năm mươi hai tâm sở (Cetasika):
Tâm sở hay sở hữu tâm là
thành phần phụ tùng của tâm-citta, và tạo nên tâm, tương
ưng với tâm.
1. Xúc (phassa)
2. Thọ (vedanā)
3. Tưởng (saññā)
4. Tư (cetanā)
5. Nhất hành (ekaggatā)
6. Mạng quyền (jīvitindriya)
7. Tác ý (manasikāra)
(Bảy tâm sở này gọi
chung là tâm sở biến hành, sabbacittasādhāraṇacetasika)
8. Tầm (vitakka)
9. Tứ (vicāra)
10. Thắng giải (adhimokkha)
11. Cần (viriya)
12. Hỷ (pīti)
13. Dục (chanda)
(Sáu tâm sở này gọi chung
là tâm sở biệt cảnh, pakiṇṇakacetasika)
(Bảy tâm sở biến hành
và 6 tâm sở biệt cảnh gồm lại là 13 tâm sở tợ tha,
aññasamānacetasika).
14. Si (moha)
15. Vô tàm (ahirika)
16. Vô quý (anottappa)
17. Phóng dật (uddhacca)
(Bốn tâm sở này gọi
chung là tâm sở bất thiện biến hành, sabbākusalasādhāraṇacetasika)
18. Tham (lobha)
19. Tà kiến (diṭṭhi)
20. Ngã mạn (māna)
21. Sân (dosa)
22. Tật (issā)
23. Lận (macchariya)
24. Hối (kukkucca)
25. Hôn trầm (thīna)
26. Thụy miên (middha)
27. Hoài nghi (vicikicchā)
(Mười tâm sở này gọi
chung là tâm sở bất thiện biệt cảnh, pakiṇṇakākusalacetasika).
(4 tâm sở bất thiện biến
hành và 10 tâm sở bất thiện biệt cảnh gồm lại gọi
là 14 tâm sở bất thiện, akusalacetasika).
28. Tín (saddhā)
29. Niệm (sati)
30. Tàm (hiri)
31. Quý (ottappa)
32. Vô tham (alobha)
33. Vô sân (adosa)
34. Trung hòa (tatramajjhattatā)
35. Tịnh thân (kāyapassaddhi)
36. Tịnh tâm (cittapassaddhi)
37. Khinh thân (kāyalahutā)
38. Khinh tâm (cittalahutā)
39. Nhu thân (kāyamudutā)
40. Nhu tâm (cittamudutā)
41. Thích thân (kāyakammaññatā)
42. Thích tâm (cittakammaññatā)
43. Thuần thân (kāyapāguññatā)
44. Thuần tâm (cittapāguññataà)
45. Chánh thân (kāyujukatā)
46. Chánh tâm (cittujukatā)
(19 tâm sở này gọi chung
là tâm sở tịnh hảo biến hành, sobhaṇasādhāraṇacetasika)
47. Chánh ngữ (sammāvācā)
48. Chánh nghiệp (sammākammanta)
49. Chánh mạng (sammā- ājīva)
(3 tâm sở này gọi chung
là tâm sở ngăn trừ hay giới phần, viratīcetasika)
50. Bi (karuṇā)
51. Tùy hỷ (muditā)
(2 tâm sở này gọi chung
là tâm sở vô lượng phần, appamaññācetasika).
52. Tuệ quyền (paññindriya)
hay vô si (amoha)
(Tâm sở này thường gọi
là tâm sở trí tuệ, paññācetasika).
(19 tâm sở tịnh hảo biến
hành, 3 tâm sở giới phần, 2 tâm sở vô lượng phần và
tâm sở trí tuệ gồm lại gọi là 25 tâm sở tịnh hảo,
sobhaṇacetasika).
Comp. 44
[439] 89 hoặc 121 tâm (Citta).
Tâm là sự biết cảnh, nhận
thức đối tượng; tâm là một tổng hợp của 4 danh uẩn
(thọ, tưởng, hành, thức).
Có nhiều danh từ gọi thay
thế cũng để chỉ về Tâm. Như mano (ý), manā (ý xứ)
manindriya (ý quyền), viññāṇa (thức), mānasa (tâm địa),
hadaya (tâm tạng), paṇḍara (bạch tịnh)... Tùy theo chỗ mà
dùng tên gọi.
Tâm là một thành phần trong
4 pháp chơn đế (paramatthasacca), xem [189] bốn pháp siêu lý.
Tâm là thành phần thức uẩn trong 5 uẩn (khandha), xem [262] năm
uẩn.
Các nhà chú giải vi diệu
pháp đã thu thập các chỗ trong tạng vi diệu pháp trình
bày về tâm, rồi sắp xếp, hệ thống hóa các tâm ấy lại
gồm có 89 tâm (nói hẹp) hoặc121 tâm (nói rộng). Phần
thành 23 nhóm:
A. Tám tâm tham căn
(lobhamūlacitta):
1. Tâm câu hành hỷ tương
ưng tà kiến vô trợ (Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayut-
taṃ asaṅkhārikaṃ).
2. Tâm câu hành hỷ tương
ưng tà kiến hữu trợ. (Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayut-
taṃ sasaṅkhārikaṃ).
3. Tâm câu hành hỷ bất tương
ưng tà kiến vô trợ. (Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayut-
taṃ asaṅkhārikaṃ).
4. Tâm câu hành hỷ bất tương
ưng tà kiến hữu trợ. (Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayut-
taṃ sasaṅkhārikaṃ).
5. Tâm câu hành xả tương
ưng tà kiến vô trợ. (Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayut-
taṃ asaṅkhārikaṃ).
6. Tâm câu hành xả tương
ưng tà kiến hữu trợ. (Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ
sasaṅkhārikaṃ).
7. Tâm câu hành xả bất tương
ưng tà kiến vô trợ. (Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ
asaṅkhārikaṃ).
8. Tâm câu hành xả bất tương
ưng tà kiến hữu trợ. (Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ
sasaṅkhārikaṃ).
B. Hai tâm sân căn (dosamūlacitta):
1. Tâm câu hành ưu tương
ưng phẫn vô trợ. (Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ
asaṅkhārikaṃ).
2. Tâm câu hành ưu tương
ưng phẫn hữu trợ. (Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ
sasaṅkhārikaṃ).
C. Hai tâm si căn (mohamūlacitta):
1. Tâm câu hành xả tương
ưng hoài nghi (Upekkhāsahagataṃ vicikicchāsampayuttaṃ)
2. Tâm câu hành xả tương
ưng phóng dật (Upekkhāsahagataṃ uddhaccasampayuttaṃ)
(Các nhóm tâm A, B, C, gom
chung gọi là 12 tâm bất thiện, akusalacitta)
D. Bảy tâm quả bất thiện:
1. Nhãn thức câu hành xả
(upekkhāsahaga-taṃ cakkhuviññāṇaṃ).
2. Nhĩ thức câu hành xả
(upekkhāsahagataṃ sotaviññāṇaṃ).
3. Tỷ thức câu hành xả
(upekkhāsahagataṃ ghānaviññāṇaṃ).
4. Thiệt thức câu hành xả
(upekkhāsahaga-taṃ jivhāviññāṇaṃ).
5. Thân thức câu hành khổ
(dukkhasahaga-taṃ kāyaviññāṇaṃ).
6. Tâm tiếp thâu câu hành
xả (upekkhāsaha-gataṃ sampaṭicchanacittaṃ).
7. Thẩm tấn câu hành xả
(upekkhāsahaga-taṃ santīraṇacittaṃ).
E. Tám tâm vô nhân quả thiện
(kusalavipāka ahetukacitta):
1. Nhãn thức câu hành xả
(upekkhāsahaga-taṃ cakkhuviññāṇaṃ).
2. Nhĩ thức câu hành xả
(upekkhāsahagataṃ sotaviññāṇaṃ).
3. Tỷ thức câu hành xả
(upekkhāsahagataṃ ghānaviññāṇaṃ).
4. Thiệt thức câu hành xả
(upekkhāsahaga-taṃ jivhāviññāṇaṃ).
5. Thân thức câu hành lạc
(sukhasahagataṃ kāyaviññāṇaṃ).
6. Tâm tiếp thâu câu hành
xả (upekkhāsaha-gataṃ sampaṭicchanacittaṃ).
7. Thẩm tấn câu hành xả
(upekkhāsahaga-taṃ santīraṇacittaṃ).
8. Thẩm tấn câu hành hỷ
(somanassasahaga-taṃ santīraṇacittaṃ).
F. Ba tâm tố vô nhân
(ahetukakiriyācitta):
1. Tâm khai ngũ môn câu
hành xả (upekkhā sahagataṃ pañcadvārāvajjanacittaṃ).
2. Tâm khai ý môn câu hành
xả (upekkhā sahagataṃ manodvārāvajjanacittaṃ).
3. Tâm sinh tiếu câu hành hỷ
(somanassasa-hagataṃ hasituppādacittaṃ).
(các nhóm tâm D, E, F gồm
chung gọi là 18 tâm vô nhân, Ahetukacitta).
(12 tâm bất thiện và 18 tâm
vô nhân gọi chung là 30 tâm vô tịnh hảo, asobhanacitta).
G. Tám tâm đại thiện
(mahākusalacitta) hay tâm thiện dục giới hữu nhân (sahetukakāmāvaca-rakusalacitta):
1. Tâm câu hành hỷ tương
ưng trí vô trợ (so-manassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhāri-kaṃ).
2. Tâm câu hành hỷ tương
ưng trí hữu trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhā-rikaṃ).
3. Tâm câu hành hỷ bất tương
ưng trí vô trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhāri-kaṃ).
4. Tâm câu hành hỷ bất tương
ưng trí hữu trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ).
5. Tâm câu hành xả tương
ưng trí vô trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ).
6. Tâm câu hành xả tương
ưng trí hữu trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ).
7. Tâm câu hành xả bất tương
ưng trí vô trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ).
8. Tâm câu hành xả bất tương
ưng trí hữu trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ).
H. Tám tâm đại quả
(mahāvipākacitta) hay tâm quả dục giới hữu nhân (sahetuka kāmāvaca-ravipākacitta):
1. Tâm câu hành hỷ tương
ưng trí vô trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhāri-kaṃ)
... Ðều giống như 8 tâm
đại thiện...
8. Tâm câu hành xả bất tương
ưng trí hữu trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhāri-kaṃ).
I. Tám tâm đại tố
(mahākiriyācitta) hay tâm tố dục giới hữu nhân (sahetukakāmāvacarakiri-yācitta):
1. Tâm câu hành hỷ tương
ưng trí vô trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhāri-kaṃ).
... Ðều giống như 8 tâm
đại thiện...
8. Tâm câu hành xả bất tương
ưng trí hữu trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhāri-kaṃ).
(Ba nhóm tâm G, H, I gồm chung
gọi là 24 tâm tịnh hảo dục giới kāmāvacarasobhanacitta).
(30 tâm vô tịnh hảo và 24
tâm tịnh hảo dục giới, gồm chung gọi là 54 tâm dục giới,
kāmāvaca-racitta).
J. Năm tâm thiện sắc giới (rūpāvacarakusala-citta).
1. Tâm thiện sơ thiền câu hữu tầm-tứ-hỷ-lạc-định
(vitakkavicārapītisukhekaggatāsahitaṃ paṭha-majjhānakusalacittaṃ).
2. Tâm thiện nhị thiền câu hữu tứ-hỷ-lạc-định
(vicārapītisukhekaggatāsahitaṃ dutiyajjhānakusala-cittaṃ).
3. Tâm thiện tam thiền câu hữu hỷ-lạc-định
(pītisukhekaggatāsahitaṃ tatiyajjhānakusalacittaṃ).
4. Tâm thiện tứ thiền câu
hữu lạc-định (su-khekaggatāsahitaṃ catutthajjhānakusalacittaṃ).
5. Tâm thiện ngũ thiền câu
hữu xả-định (upekkhekaggatāsahitaṃ pañcamajjhānakusalacittaṃ).
K. Năm tâm quả sắc giới (rūpāvacaravipāka-citta).
1. Tâm quả sơ thiền câu hữu tầm-tứ-hỷ-lạc-định
(vitakkavicārapītisukhekaggatāsahitaṃ paṭha-majjhānavipākacittaṃ).
... giống như tâm thiện sắc giới, chỉ đổi
tâm quả.
5. Tâm quả ngũ thiền câu hữu
xả-định (upekkhekaggatāsahitaṃ pañcamajjhānavipākacittaṃ).
L. Năm tâm sắc giới (rūpāvacarakiriyācitta).
1. Tâm tố sơ thiền câu hữu
tầm-tứ-hỷ-lạc-định (vitakkavicārapītisukhekaggatāsahitaṃ
paṭha-majjhānakiriyācittaṃ).
... giống như tâm thiện sắc giới, chỉ đổi
tâm tố.
5. Tâm tố ngũ thiền câu hữu
xả-định (upekkhekaggatāsahitaṃ pañcamajjhānakiriyācittaṃ).
(Ba nhóm tâm J, K, L gồm chung
gọi là 15 tâm sắc giới, rūpāvacaracitta).
M. Bốn tâm thiện vô sắc giới
(arūpāvacaraku-sala citta).
1. Tâm không vô biên xứ (ākāsānañcā
yatana- kusalacittaṃ).
2. Tâm thiện thức vô biên
xứ (viññāṇañcā- yatanakusalacittaṃ).
3. Tâm thiện vô sở hữu xứ
(ākiñcaññāyata-nakusalacittaṃ).
4. Tâm thiện phi tưởng phi
phi tưởng xứ (nevasaññānāsaññāyatanakusalacittaṃ).
N. Bốn tâm quả vô sắc giới
(arūpāvacaravipā kacitta).
1. Tâm quả không vô biên xứ
(ākāsānañcā yatanavipākacittaṃ).
2. Tâm quả thức vô biên xứ
(viññāṇañcāya-tanavipākacittaṃ).
3. Tâm quả vô sở hữu xứ
(ākiñcaññāyata-navipākacittaṃ).
4. Tâm quả phi tưởng phi
phi tưởng xứ (neva-saññānāsaññāyatanavipākacittaṃ).
O. Bốn tâm tố vô sắc giới
(arūpāvacaraki-riyācitta).
1. Tâm tố không vô biên xứ
(ākāsaànañcā yatanakiriyācittaṃ).
2. Tâm tố thức vô biên xứ
(viññāṇañcāyata-nakiriyācittaṃ).
3. Tâm tố vô sở hữu xứ
(ākiñcaññā yata-nakiriyācittaṃ).
4. Tâm tố phi tưởng phi
phi tưởng xứ (neva-saññānāsaññāyatanakiriyācittaṃ).
(Ba nhóm tâm M, N, O gọi chung
là 12 tâm vô sắc giới, arūpāvacaracitta).
(15 tâm sắc giới và 12 tâm
vô sắc giới gồm chung gọi là 27 tâm đáo đại,
mahaggatacitta).
(54 tâm dục giới và 27 tâm
đáo đại gồm chung gọi là 81 tâm hiệp thế, lokiyacitta).
P. Bốn hoặc 20 tâm đạo
(maggacitta).
1. Tâm đạo dự lưu
(sotāpattimaggacittaṃ) hay sơ đạo. Nếu tính theo 5 bậc thiền
thì có 5 tâm sơ đạo là sơ đạo sơ thiền, sơ đạo nhị
thiền, sơ đạo tam thiền, sơ đạo tứ thiền và sơ đạo
ngũ thiền.
2. Tâm đạo Nhất lai
(sakadāgāmimaggacit-taṃ) hay nhị đạo. Nếu tính theo bậc
thiền thì có 5 tâm nhị đạo là nhị đạo sơ thiền
v.v...
3. Tâm đạo Bất lai
(anāgāmimaggacittaṃ) hay Tam đạo. Nếu tính theo bậc thiền
thì có 5 tâm tam đạo là tam đạo sơ thiền v.v...
4. Tâm đạo A-la-hán
(arahattamaggacittaṃ) hay tứ đạo. Nếu tính theo bậc thiền
thì có 5 tâm tứ đạo là tứ đạo sơ thiền v.v...
4 hoặc 20 tâm đạo này còn
gọi là tâm thiện siêu thế (Lokuttarakusalacitta).
S. Bốn hoặc 20 tâm quả
(phalacitta):
1. Tâm quả Dự lưu
(sotāpattiphalacittaṃ) hay sơ quả. Nếu tính theo bậc thiền
thì có 5 tâm sơ quả là sơ quả sơ thiền v.v...
2. Tâm quả Nhất lai (sakadāgāmiphalacittaṃ)
hay nhị quả. Nếu tính theo bậc thiền thì có 5 tâm nhị
quả là nhị quả sơ thiền v.v...
3. Tâm quả Bất lai (anāgāmiphalacittaṃ)
hay tam quả. Nếu tính theo bậc thiền thì có 5 tâm tam quả
là tam quả sơ thiền v.v...
4. Tâm quả A-la-hán
(arahattaphalacittaṃ) hay tứ quả. Nếu tính theo bậc thiền
thì có 5 tâm tứ quả là tứ quả sơ thiền v.v...
4 hoặc 20 tâm quả này còn gọi
là tâm quả siêu thế (lokuttaravipākacitta).
(4 hoặc 20 tâm thiện siêu thế
và 4 hoặc 20 tâm quả siêu thế gồm chung gọi là 8 hoặc 40
tâm siêu thế, lokuttaravipākacitta).
(Tâm hiệp thế có 81 và tâm
siêu thế có 8 hoặc 40. Như vậy Tâm có 89 hoặc 121 thứ).
Comp. 81-93.
[440] 108 Ái (Taṇhā)
Sáu ái được nêu trong Vbh.
Ðoạn 994, gọi là thân ái (taṇhākāya), tức sắc ái,
thinh ái, hương ái, vị ái, xúc ái và pháp ái.
Sáu ái đó, mỗi thứ được
kể tùy theo cách sanh khởi, có 3 cách là dục ái, hữu ái
và phi hữu ái (kāmataṇhā bhavataṇhā vibhavataṇhā). Khi thân
ái sanh khởi và thích thú theo kiểu tham dục thì gọi là dục
ái; nhưng thân ái ấy sanh khởi kèm theo thường kiến thì gọi
là hữu ái; nếu thân ái ấy sanh khởi kèm theo đoạn kiến
thì gọi là phi hữu ái. Như vậy 6 x 3 thành 18 ái.
Mười tám ái này lại tính
đối với tự thân (nội phần,ajjhattika) và người khác
(ngoại phần, bahid-dhā), thì thành 36 ái.
Ba mươi sáu ái này lại
tính theo thời quá khứ, hiện tại và vị lai, thành ra 36 x
3 = 108 ái.
108 ái, có thể tính theo
cách khác nữa, tức là lấy 18 ái do nương nội uẩn (taṇhāvicaritāni
ajjgatti-kassa upādāya) và 18 ái do nương ngoại uẩn (tại-hāvicaritāni
bāhirassa upādāya) -- Vbh. 393 -- thành ra 36 ái nhân theo
3 thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) mới có được 108
ái.
Ðầu
trang | Mục
lục |
Một Pháp: 1-11 | Hai Pháp:
12-67 | Ba Pháp: 68-146 | Bốn
Pháp: 147-232 | Năm Pháp: 233-284 |
Sáu Pháp: 285-315 | Bảy
Pháp: 316-342 | Tám Pháp: 343-364 | Chín
Pháp: 365-383 | Mười Pháp: 384-421 |
Trên Mười Pháp: 422-440 | Phụ Lục:
441-442 |