[05]
CHƯƠNG
PHÁP NĂM CHI
-ooOoo-
[233] Năm thứ nghiệp vô gián (anantariya-kamma),
thứ trọng ác nghiệp mà nhất định trổ quả trong đời
kế tiếp, không thoát khỏi tái sanh địa ngục:
1. Giết mẹ (mātughāta)
2. Giết cha (pitughāta)
3. Giết vị A-la-hán (arahantaghāta)
4. Làm chảy máu Phật (lohituppāda)
5. Chia rẽ tăng (saṅghabheda)
A. III.146.
[234] Năm hạng bất lai (Anāgāmī):
1. Trung bang Níp-bàn (antarāparinibbāyī) là
bậc Bất lai sau khi sanh vào một trong năm cõi tịnh cư
rồi đắc A-la-hán và viên tịch trong khoảng từ nữa đời
trở lại dù tuổi thọ chưa hết.
2. Sanh bang Níp-bàn (upahaccaparinibbāyī) là
bậc sanh lên tịnh cư đến quá nữa đời, sắp mãn tuổi
thọ mới chứng tứ quả và viên tịch.
3. Vô hành bang Níp-bàn (asaṅkhāraparinib-bāyī)
là bậc A-na-hàm không cần rán sức nỗ lực cũng đắc
A-la-hán dễ dàng.
4. Hữu hành bang Níp-bàn (sasaṅkhārapari-nibbāyī)
là bậc A-na-hàm phải cần rán sức nỗ lực mới đắc
A-la-hán và viên tịch.
5. Thượng lưu sắc cứu cánh (uddhaṃsotāka-niṭṭhagāmī)
là bậc A-na-hàm đi tuần tự hết cõi tịnh cư sanh đến
sắc cứu cánh thiên mới chứng A-la-hán và viên tịch.
Sở dĩ có sự phân hạng như vậy là do sự
mạnh yếu của năm quyền.
A. I.233; A. IV.14, 70, 380; A.V.120; Pug. 16.
[235] Năm tuần tự pháp thoại (anupubbi-kathā),
pháp môn thứ lớp thuyết giảng:
1. Thuyết về bố thí (dānakathā)
2. Thuyết về trì giới (sīlakathā)
3. Thuyết về cõi trời (saggakathā) là nói
về sự an lạc cõi trời do quả báo thiện nghiệp như
bố thí, trì giới v.v..
4. Thuyết về khổ nguy của dục lạc (kāmādī-navakathā),
là nói về sự nguy hiểm của lòng đam mê các trần dục.
5. Thuyết về lợi ích xuất ly (nekkhammānisaṃ-sakathā),
là nói đến quả vị của sự xuất gia, sự ly dục.
Thông thường, Ðức Phật khi thuyết pháp đến
người cư sĩ có căn duyên chứng ngộ pháp thượng nhân, thì
Ngài thuyết tuần tự pháp thoại này trước rồi thuyết pháp
tứ đế, như vậy sẽ làm cho tâm người nghe sẵn sàng, nhu
nhuyến, dễ đón nhận, dễ lãnh hội như vải sạch sẽ
dễ ăn màu nhuộm.
Vin. I.15; D.I.148.
[236] Năm pháp cần thắng tri (abhiññeyya-dhamma):
tức là năm giải thoát xứ (vimuttāya-tana) nghĩa là năm
yếu tố đưa đến thâm nhập lý pháp khiến hân hoan phấn
chấn, tâm vui, thân an, phát sanh lạc thọ và đạt đến định
tĩnh:
1. Nhờ nghe pháp (dhammassavanaṃ)
2. Nhờ thuyết pháp (dhammadesanaṃ)
3. Nhờ học pháp (dhammasajjhāyanā)
4. Nhờ suy nghiệm pháp (dhammānuvitakka)
5. Nhờ khéo trì tướng định (samādhinimitta-suggahita).
D. III.241.
[237] Năm điều nên thường quán tưởng
(abhiṇhapaccavekkhaṇa), đây là pháp quán tưởng chung cho
mọi giới nam hay nữ, tại gia hay xuất gia:
1. Tình trạng già, (jarādhammatā) phải luôn
quán sát rằng "Ta phải già, không thoát khỏi sự già."
2. Tình trạng bệnh (byādhidhammatā), phải luôn
quán sát rằng "Ta phải bệnh, không thoát khỏi sự
bệnh".
3. Tình trạng chết (maraṇadhammatā), phải luôn
quán sát rằng "Ta phải chết, không thoát khỏi sự
chết".
4. Tình trạng sanh ly tử biệt (piyavinābhāvatā),
phải luôn quán sát rằng "Mọi nhơn vật khả ái khả
ý của ta sẽ phải đổi khác, sẽ phải biến diệt".
5. Tình trạng nghiệp sở hữu (kammassakatā),
phải luôn quán sát rằng "Ta là chủ nhân của
nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp, ta sẽ lãnh hậu quả tùy
theo nghiệp thiện hoặc nghiệp ác đã làm".
Năm điều quán tưởng này nhằm mục đích
từ bỏ các nhân bất thiện như đam mê, luyến ái, kiêu
mạn, là điều khiến cho chúng sanh rơi vào dể duôi và làm
ác hạnh, Ðức Phật dạy quán tưởng điều một để từ
bỏ hay giảm thiểu sự kiêu mạn tuổi trẻ; quán tưởng điều
hai để từ bỏ hay giảm thiểu sự kiêu mạn sức khỏe; quán
tưởng điều ba để từ bỏ hay giảm thiểu sự kiêu mạn
thọ mạng; quán tưởng điều bốn để từ bỏ hay giảm
thiểu lòng tham ái đối với nhơn vật yêu thích; quán tưởng
điều năm để từ bỏ hay giảm thiểu các ác hạnh. Pháp
quán tưởng này thực hành thường xuyên có thể sẽ phát
sanh tuệ quán, nếu đủ duyên lành sẽ chứng đạt đạo
quả Níp-bàn chấm dứt sanh tử.
A. III.71.
[238] Năm bậc A-la-hán (Arahanta):
1. Bậc tuệ giải thoát (paññāvimutta), bậc
A-la-hán chỉ có tuệ quán mà không có thiền hiệp thế. Còn
được gọi là bậc can quán (sukkhavipassako) [153]
2. Bậc câu phần giải thoát (ubhatobhāgavimut-ta),
bậc A-la-hán chứng cả tâm giải thoát thiền hiệp thế
-- và tuệ giải thoát.
3. Bậc tam minh (tevijja)
4. Bậc lục thông (chaḷabhiññā)
5. Bậc đạt tuệ phân tích
(paṭisambhidapatta).
Thật ra hai bậc tam minh và lục thông cũng là
bậc câu phần giải thoát, nhưng sở dĩ nói ra bậc câu
phần giải thoát, bậc tam minh và bậc lục thông, vì có
hạng đắc câu phần giải thoát mà không đạt được minh
hiệp thế và thông hiệp thế, có hạng câu phần giải thoát
đạt được minh hiệp thế, có hạng đạt được thông
hiệp thế; Riêng về hạng tuệ phân tích dù không phải là
câu phần giải thoát nhưng vẫn có khả năng đặc biệt hơn
bậc tuệ giải thoát can quán giả, vì bậc đắc tuệ phân
tích là bậc thuần thục 4 tuệ với các yếu tố là học,
nghe và thẩm nghiệm.
Vism. 710
[239] Năm pháp thánh tăng thịnh (ariyāvaḍ-ḍhi):
1. Ðức tin (saddhā)
2. Giới hạnh (sīla)
3. Ða văn (suta)
4. Xả thí (cāga)
5. Trí tuệ (paññā)
A. III.80.
[240] Năm pháp gia tăng tuổi thọ (āyussa-dhamma):
1. Làm việc thích hợp (sappāyakārī)
2. Tiết độ thích hợp (sappāye mattaññū)
3. Ăn đồ dễ tiêu hóa (pariṇatabhojī)
4. Hành vi đúng thời (kālacārī)
5. Sống phạm hạnh (brahmacārī)
Cũng có năm pháp gia tăng tuổi thọ khác nữa,
nhưng đổi 2 chi cuối là:
4. Có giới hạnh (sīlavā)
5. Có bạn lành (kalyānamitta)
A. III.145.
[241] Năm pháp của vị thường trú (āvāsika-dhamma)
đáng nêu gương:
1. Chu toàn phận sự (ākappavattasampanna),
biết cách cư xử.
2. Nghe nhiều học rộng (bahussuta)
3. Sống tĩnh lặng (paṭisallekhitā)
4. Nói lời hiền thiện (kalyāṇavācā)
5. Có trí tuệ (paññavā).
A. III.261
[242] Năm pháp của vị thường trú (āvāsika-dhamma)
đáng được ái kính:
1. Có giới hạnh (sīlavā)
2. Ða văn (bahussutā)
3. Có thiện ngôn (kalyāṇavācā)
4. Ðắc thiền định (jhānalābhī)
5. Ðạt đến vô lậu tâm giải thoát và tuệ giải thoát
(anāsavacetovimittipaññāvimuti).
A. III.262.
[243] Năm pháp của vị thường trú (āvāsika-dhamma)
làm chói sáng địa phương:
1. Có giới, thu thúc trong các học giới (sīlavā).
2. Ða văn, nghe nhiều học rộng (bahussuta).
3. Có thiện ngôn, nói lời tao nhã (kalyānavā cā)
4. Có khả năng khích lệ sách tấn người khác bằng pháp
thoại (dhammikathāya sandassanā).
5. Chứng đắc các thiền (jhānalābhī).
A. III.262.
[244] Năm pháp của vị thường trú (āvāsika-dhamma)
hữu ích cho địa phương:
1. Có giới hạnh (sīlavā)
2. Ða văn (bahussuta)
3. Biết tu sửa vật hư hỏng
(khaṇḍaphullapaṭi-saṅkharaka)
4. Biết kêu gọi làm phước đến tăng (puñña-karaṇāy'
ārocaka).
5. Chứng đắc thiền định (jhānalābhī).
A. III.263.
[245] Năm pháp của vị thường trú (āvāsika-dhamma)
có lòng bi mẫn với các gia chủ:
1. Sách tấn tu tập tăng thượng giới (adhisīle
samādapaka).
2. Hướng dẫn sống theo gương chánh pháp (dhammadassane
nivesaka).
3. Trợ niệm cho người bệnh (gilānasatup-pādaka).
4. Kêu gọi làm phước đến Tăng (puññakara-ṇāy' ārocaka).
5. Không làm thiệt hại của tín thí (saddhādey-yāvinipātaka).
A. III.263.
[246] Năm pháp của vị thường trú (āvāsika-dhamma)
đáng được sanh cõi trời:
1. Thẩm xét kỹ mới chỉ trích người đáng
chỉ trích.
2. Thẩm xét kỹ mới tán thán người đáng tán thán.
3. Thẩm xét kỹ mới không đặt lòng tin nơi không đáng
đặt lòng tin.
4. Thẩm xét kỹ mới đặt lòng tin nơi đáng đặt lòng
tin.
5. Không làm tổn thất của tín thí.
A. III. 264.
[247] Năm pháp của vị thường trú (āvāsika-dhamma)
cũng đáng được sanh cõi trời:
1. Thẩm xét kỹ mới chỉ trích (anuviccāvaṇṇa-bhāsaka).
2. Thẩm xét kỹ mới tán thán (anuviccavaṇṇa-bhāsaka).
3. Không bỏn xẻn trú xứ (na āvāsamaccharī).
4. Không bỏn xẻn gia đình (na kulamaccharī).
5. Không bỏn xẻn lợi lộc (na lābhamaccharī).
Ngoài ra còn có ba nhóm năm pháp khác của vị
thường trú xứng đáng được sanh cõi trời, có sai khác
với nhóm trên đôi chút:
1. Thẩm xét kỹ mới chỉ trích
2. Thẩm xét kỹ mới tán thán
3. Không bỏn xẻn trú xứ
4. Không bỏn xẻn gia đình.
5. Không làm tổn thất của tín thí.
1. Không xan tham tán thán
2. Không bỏn xẻn trú xứ.
3. Không bỏn xẻn gia đình
4. Không bỏn xẻn lợi lộc
5. Không bỏn xẻn dung sắc (sự khen tụng)
1. Không bỏn xẻn trú xứ
2. Không bỏn xẻn gia đình
3. Không bỏn xẻn lợi lộc
4. Không bỏn xẻn dung sắc
5. Không bỏn xẻn pháp.
A. III. 264.
[248] Năm pháp quyền (indriya), năm khả năng
thiện pháp; pháp trọng yếu để phát triển thiện pháp; pháp
trấn áp các tính bất thiện:
1. Tín quyền (saddhindriya), đức tin là sở trường
thiện pháp trấn áp sự hoài nghi.
2. Tấn quyền (viriyindriya), tinh tấn là sở trường thiện
pháp trấn áp sự tiêu cực biếng nhác.
3. Niệm quyền (satindriya), chánh niệm là sở trường
thiện pháp trấn áp sự dể duôi.
4. Ðịnh quyền (samādhindriya), trụ tâm là sở trường
thiện pháp trấn áp sự phóng dật.
5. Tuệ quyền (paññindriya), trí tuệ minh sát là sở trường
thiện pháp trấn áp sự si mê.
Năm pháp quyền này còn gọi là lực (bala) nghĩa
là sức mạnh, mãnh lực phá trừ ác pháp; năm quyền hay năm
lực chính là pháp căn bản của sự tu tập để đạt đến
giải thoát.
D. III.39; A. III.10; Vbh. 342.
[249] Năm pháp của người cận sự Tam bảo (upāsakadhamma),
đức lành của người thiện tín:
1. Có lòng tin chân chánh
2. Có giới hạnh
3. Không tin bói toán, không tin điềm hên xui, chỉ tin ở
nghiệp quả.
4. Không tìm người đáng tôn trọng cúng dường ngoài tăng
chúng.
5. Phục vụ trước đối với Tăng chúng.
A. III.206.
[250] Năm pháp cần được sanh khởi (uppā-detabbadhamma),
tức là năm chánh định trí (pañ-cañāṇiko sammāsamādhi):
1. Biết rõ định hiện tại lạc, tương lai
quả lạc (samādhi paccuppannasukha āyatiṃsukhavipāko' ti ñānaṃ).
2. Biết rõ định cao thượng ly vật chất
(samādhi ariyo nirāmiso' ti ñānạṃ).
3. Biết rõ định chỉ có quí nhân thực hành
(samādhi akāpurisasevito' ti ñāṇaṃ)
4. Biết rõ định vắng lặng, tinh lương,
tịnh đắc, đạt nhất tâm, không phải hữu trợ bị
chống đối bị thất bại (samādhi santo paṇīto
paṭippassaddhaladdho na sasaṅkhāraniggayhavāritavato' ti ñāṇaṃ).
5. Biết rõ tự mình đang chánh niệm nhập định
và đang chánh niệm xuất định (so' haṃ imaṃ samā dhiṃ
sato va samāpajjāmi sato vuṭṭhahāmī' ti ñā-ṇaṃ).
D. III Dasuttara sutta.
[251] Năm dục trưởng dưỡng (kāmaguṇa), thứ
vật chất khả ái khả hỷ làm tăng trưởng phiền não
dục:
1. Cảnh sắc (rūpa) thứ khả ái
2. Cảnh thinh (sadda) thứ khả ái
3. Cảnh khí (gandha) thứ khả ái
4. Cảnh vị (rasa) thứ khả ái
5. Cảnh xúc (phoṭṭhabba) thứ khả ái.
Năm cảnh này nếu là cảnh tốt hấp dẫn thì
mới gọi là dục trưởng dưỡng (kāmaguṇa), nếu cảnh
xấu hoặc thường thì không gọi là dục trưởng dưỡng; năm
dục trưởng dưỡng còn gọi là ngủ trần.
M. I.85, 173.
[252] Năm thứ mắt của Ðức Phật (cakkhu):
1. Nhục nhãn (maṃsacakkhu), mắt thịt; Ðức
Phật có đôi mắt đẹp, thị lực tốt, rất tinh, và nhìn
thấy xa.
2. Thiên nhãn (dibbacakkhu), mắt thần thông, Ðức
Phật có nhãn thông sanh tử minh, thấy rõ chúng sanh lạc
khổ... tùy theo duyên nghiệp của họ.
3. Tuệ nhãn (paññācakkhu), mắt trí tuệ, Ðức
Phật có trí thù thắng, liễu tri tứ thánh đế.
4. Phật nhãn (buddhacakkhu), mắt chánh giác, Ðức
Phật có tuệ lực tức Thượng hạ căn trí và cơ tánh trí,
nhờ vậy Ngài biết được căn tánh trình độ của chúng
sanh để chỉ dạy dắt dẫn cho chứng đạt thượng nhân
pháp.
5. Biến nhãn (samantacakkhu), tức là Ngài có
toàn giác trí, nhứt thiết chủng trí, thông suốt tam
giới pháp.
Nd2 235.
[253] Năm pháp khó thể nhập
(duppaṭi-vijjhadhamma); tức là năm xuất ly giới (nissāra-nīyā
dhātuyo):
1. Sự xuất ly các dục (kāmānaṃ
nissaraṇaṃ)
2. Sự xuất ly phẫn nộ (vyāpādassa nissaraṇaṃ)
3. Sự xuất ly não hại (vihesāya nissaraṇaṃ)
4. Sự xuất ly các sắc (rūpānaṃ nissaraṇaṃ)
5. Sự xuất ly thân kiến (sakkāyanissaraṇaṃ)
D. III: Dasuttara sutta.
[254] Năm thiên xứ (devadūta), năm hiện tượng
cảnh báo, sự kiện làm cho động tâm thức tỉnh:
1. Trẻ sơ sinh (darara, mandukumāra)
2. Người già (jiṇṇa)
3. Người bệnh (byādhita, ābādhika)
4. Người bị hình tội, bị xử tội (kammakāranap-patta).
5. Người chết (mata)
M. III.179.
[255] Năm pháp uẩn (dhammakkhandha); sự tổng
hợp pháp:
1. Giới uẩn (sīlakhandha), sự tổng hợp pháp
vào phần giới, như là pháp cung kính, phục vụ, biệt
giải thoát thu thúc, thân thiện hạnh, chánh ngữ, chánh
nghiệp, chánh mạng...
2. Ðịnh uẩn (samādhikhandha), sự tổng hợp
pháp vào phần định, như dục, cần, tâm, chánh cần, chánh
niệm, chánh định...
3. Tuệ uẩn (paññākhandha) sự tổng hợp pháp
vào phần tuệ, như trạch pháp, thẩm, đạt tri, chánh
kiến, chánh tư duy...
4. Giải thoát uẩn (vimuttikhandha) sự tổng
hợp pháp vào phần giải thoát, như đoạn trừ, ly tham,
giải thoát, thanh tịnh, tịch tịnh, đoạn diệt, Nip bàn...
5. Giải thoát tri kiến uẩn (vimuttiñāṇadassa-nakhandha)
sự tổng hợp pháp liên hệ đến phương tiện giải thoát,
như đạo tuệ, quả tuệ, phản khán tuệ.
Bốn pháp đầu còn gọi là pháp lõi (sāra).
D. III.279; A. III.134; A. II.140.
[256] Năm đức tính pháp sư (dhammadesa-kadhamma),
chi phần của vị pháp sư tốt:
1. Thuyết tuần tự thứ lớp, có ý nghĩa
từ thấp đến cao (anupubbīkathaṃ).
2. Thuyết y cứ pháp môn, chú trọng vào pháp (pariyāyadassāvī).
3. Thuyết vì lòng từ mẫn, muốn cho người khác được
lợi ích (anudayataṃ paṭicca).
4. Thuyết không vì lợi lộc, không phải muốn được
lợi hay được đền đáp (na āmisantaro).
5. Thuyết không đụng chạm mình và người khác, tức là
chỉ thuyết thuần túy pháp, không cố ý châm chích, khen mình
chê người (attānañca parañca anupahacca).
A. III.184.
[257] Năm lợi ích của sự thính pháp
(dham-massavanānisaṃsa):
1. Nghe được điều chưa từng nghe (assutaṃ
suṇāti).
2. Thông suốt điều đã nghe (sutaṃ pariyoda-peti).
3. Ðoạn trừ được nghi hoặc (kaṅkhaṃ viha-nati).
4. Làm cho tri kiến ngay thẳng (diṭṭhī ujuṃ karoti).
5. Nội tâm trong sáng (cittam-assa pasīdati).
A. III.248.
[258] Năm pháp tân tỳ kheo (navakabhik-khudhamma):
1. Thu thúc trong biệt giải thoát giới (pāṭi-mokkhasaṃvara).
2. Thu thúc căn quyền (indriyasaṃvara).
3. Hạn chế nói chuyện (bhassapariyanta).
4. Sống thân viễn ly (kāyavūpakāsa).
5. Học tri kiến chân chánh (sammādassana).
A. III.138.
[259] Năm định luật (niyāma); qui luật tự nhiên;
pháp cố nhiên:
1. Mùa tiết cố nhiên (utuniyāma), do sự vận
hành của quả đất, mặt trăng, mặt trời, tạo ra thời
tiết mùa màng.
2. Chủng tử cố nhiên (bījaniyāma), qui luật
tự nhiên về giống loại của thảo mộc hoa trái...
3. Tâm cố nhiên (cittaniyāma), qui luật tự
nhiên về tâm thức; phản ứng của căn cảnh thì thức
tri sanh khởi.
4. Nghiệp cố nhiên (kammaniyāma), qui luật
tự nhiên về nghiệp báo nhân quả, có nhân thiện hay ác
tất có phản ứng hậu quả tốt xấu.
5. Pháp cố nhiên (dhammaniyāma), qui luật tự
nhiên về mối liên quan tương sinh của vạn pháp vạn
vật.
D.A. II.432; Dhs.A. 272
[260] Năm sự đoạn diệt (nirodha), sự diệt
trừ phiền não:
1. Chế ngự đoạn diệt (vikkhambhananirodha),
tức là sự đoạn diệt phiền não bằng cách chế ngự
hay đè nén, như vị hành giả đã chứng thiền thì trong
suốt thời gian trú trong thiền sẽ chế ngự được
phiền não triền cái.
2. Bỉ phần đoạn diệt (tadaṅganirodha),
tức là sự đoạn diệt phiền não bằng cách khởi pháp
đối trị, như dùng trí phân tích danh sắc để diệt thân
kiến, nhưng trường hợp này chỉ đoạn diệt phiền não
nhất thời.
3. Tuyệt trừ đoạn diệt (samucchedanirodha)
tức là sự đoạn diệt phiền não bằng trí đạo, khi tâm
đạo sanh khởi thì phiền não lập tức bị tuyệt trừ.
4. Tịnh chỉ đoạn diệt
(paṭipassaddhinirodha), tức là cách đoạn diệt phiền não
của tâm quả siêu thế; phiền não đã được tuyệt trừ
vào sát na tâm đạo, nên khi tâm quả siêu thế sanh khởi
thì đã vắng lặng phiền não.
5. Xuất ly đoạn diệt (nissaraṇanirodha),
tức là sự xuất ly phiền não của trạng thái Níp-bàn
(nib-bāna), sự đoạn diệt hoàn toàn các phiền não do đã
giải thoát.
Năm sự đoạn trừ (pahāna), năm sự giải thoát
(vimuti), năm sự viễn ly (vivekha), năm sự ly tham (virāga), năm
sự xả khí (vossagga) đều giống như năm sự đoạn diệt
(nirodha).
Ps. I.27, 220-221; Vism. 410.
[261] Năm triền cái (nīvaraṇa), pháp ngăn che,
pháp trở ngại sự chứng đắc pháp thượng nhân, làm trí
tuệ yếu ớt:
1. Dục dục cái (kāmachandanīvaraṇa), sự
khao khát dục lạc.
2. Sân độc cái (byāpādanīvaraṇa), sự sân hận, ác ý.
3. Hôn thụy cái (thīnamiddhanīvaraṇa), sự dã dượi và mê
ngủ,
4. Trạo hối cái (uddhaccakukkuccanīvaraṇa). xao động và lo
lắng.
5. Hoài nghi cái (vicikicchānīvaraṇa), sự ngờ vực hoang
mang.
A. III.62; Vbh. 378.
[262] Năm uẩn, ngũ uẩn (pañcakhandha): sự tập
hợp của danh và sắc, nhóm pháp tạo thành cái gọi là chúng
sanh:
1. Sắc uẩn (rūpakkhandha), nhóm thành phần
vật chất, thuộc sắc pháp, dù quá khứ hiện tại, vị
lai...
2. Thọ uẩn (vedanākkhandha), nhóm cảm giác,
thọ cảm các cảnh; gồm thọ khổ, thọ lạc, thọ phi
khổ phi lạc, có quá khứ, hiện tại, vị lai...
3. Tưởng uẩn (saññākkhandha), nhóm tưởng
tri cảnh qua hình dáng màu sắc v.v... có quá khứ hiện
tại vị lai...
4. Hành uẩn (saṅkhārakkhandha), nhóm thành
phần tạo tác của tâm dù quá khứ hiện tại vị lai...
5. Thức uẩn (viññānakkhandha), nhóm tâm
biết cảnh duyên theo sáu xứ: mắt, tai v.v... dù thuộc quá
khứ hiện tại vị lai...
Năm uẩn này gom thành hai yếu tố là danh và
sắc, danh là 4 uẩn: thọ, tưởng, hành thức; sắc là sắc
uẩn. Nếu phân theo pháp chơn đế thì gọi là tâm (thức
uẩn), sở hữu tâm (thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn),
sắc pháp (sắc uẩn). Còn Níp-bàn là ngoại uẩn.
S. III.47; Vbh. 1.
[263] Năm đức tính, năm hảo pháp (pañca-dhamma
hay pañcakalyānadhamma), năm pháp hỗ trợ cho trì ngũ giới:
1. Có từ bi (mettākaruṇā), tính hài hòa và
trắc ẩn với mọi loài; đây là đức tính hỗ trợ
giới thứ nhất.
2. Chánh mạng (sammā-ājīva), sinh kế chân chính
đúng pháp; đây là đức tính hỗ trợ giới thứ hai.
3. Dục phòng hộ (kāmasaṃvara), kềm chế tình
dục; đây là đức tính hỗ trợ giới thứ ba.
4. Chân thật (sacca), trung thực trong lời nói;
đây là pháp hỗ trợ giới thứ tư.
5. Chánh niệm tỉnh giác (satisampajañña) chú
ý và nhận thức; đây là pháp hỗ trợ giới thứ năm.
Chi thứ hai có chỗ ghi là dāna (bố thí) chi
thứ ba có chỗ ghi là sadārasantosa (mãn nguyện với vợ mình,
biết đủ vợ nhà), chi thứ năm có chỗ ghi là appamāda (không
dể duôi).
Năm pháp này do các vị đời sau soạn kết, nên
mới có sự khác nhau; nếu nói về xuất xứ thì phần lớn
tổng hợp từ thiện nghiệp đạo.
[264] Ngũ giới (pañcasīla) năm điều răn căn
bản của đạo đức, năm điều làm cho thân và khẩu được
chân chính:
1. Kiêng sát sanh (pāṇātipātā veramaṇī)
2. Kiêng trộm cướp (adinnādānā veramaṇī)
3. Kiêng dục tà hạnh (kāmamicchācārā vera-maṇī)
4. Kiêng nói dối (musāvādā veramaṇī)
5. Kiêng uống rượu (surāmerayamajjapamā daṭṭhānā
veramaṇī).
Pañcasīla, ngũ giới này có ghi trong Tiểu bộ
kinh, tập Apadāna và Buddhavaṃsa. Về sau còn có tên gọi
nữa là Niccasīla (thường giới, giới mà cư sĩ thường xuyên
thọ trì); cũng có tên gọi là Manussa-dhamma (nhân đạo, pháp
làm người, đạo đức của con người).
D. III.235; A. III.203; Vbh. 285.
[265] Năm pháp cần biến tri (pariññeyya-dhamma),
tức là ngũ thủ uẩn (pañc' upādānak-khandha):
1. Sắc thủ uẩn (rūpūpādānakkhandho)
2. Thọ thủ uẩn (vedanūpādānakkhandho)
3. Tưởng thủ uẩn (saññūpādānakkhandho)
4. Hành thủ uẩn (saṅkhārūpādānakkhandho)
5. Thức thủ uẩn (viññāṇūpādānakkhandho)
Xem [261] Ngũ uẩn-pañcakkhandha.
Gọi là thủ uẩn (upādānakkhandha), tức là nhóm
sắc, thọ, tưởng, hành, thức, mà bị tạo bởi nghiệp
thủ (ái và tà kiến), do đó có pháp là uẩn (khandha). Nhưng
không phải là thủ uẩn (upādānak-khandha), như tâm pháp siêu
thế chẳng hạn.
D. III: Dasuttara sutta.
[266] Năm pháp cần đoạn trừ (pahātabba-dhamma),
tức là năm triền cái (nīvaraṇa). Xem [261].
D. III: Dasuttara sutta.
[267] Năm hỷ lạc (pīti), cũng gọi là phỉ
lạc, sự no vui do thiền định đem lại:
1. Tiểu hỷ (khuddakā pīti), phỉ lạc cảm giác
nhẹ, như rởn lông tóc hay ứa nước mắt v.v...
2. Ðản hỷ (khanikā pīti), phỉ lạc cảm giác thoáng qua.
3. Ba hỷ (okkantikāpīti), phỉ lạc cảm giác dào dạt như
sóng nước ập vào.
4. Khinh hỷ (ubbegapīti), phỉ lạc cảm giác lâng lâng như
bay bổng.
5. Sẩm hỷ (pharanapīti), phỉ lạc cảm giác tràn ngập,
biến mãn toàn thân mát lạnh.
Vism. 143
[268] Năm lực, năm sức mạnh tinh thần (bala):
1. Tín lực (saddhābala)
2. Tấn lực (viriyabala)
3. Niệm lực (satibala)
4. Ðịnh lực (samādhibala)
5. Tuệ lực (paññābala)
Xem Năm pháp quyền - Indriya [248]
D. III.239; A. II.10; Vbh. 342.
[269] Năm sức mạnh của vị vua, nhà lãnh đạo
(bala):
1. Sức mạnh về thân (kāyabala) hay sức
mạnh cánh tay (bāhābala), tức là có sức khỏe tốt, có
khả năng sử dụng các binh khí.
2. Sức mạnh về tài sản (bhogabala), tức là
có kinh tế dồi dào để nuôi người và thực hiện công
việc.
3. Sức mạnh về triều thần (amaccabala),
tức là có nhiều quan chức bộ hạ hay người tùy tùng tài
giỏi đủ khả năng đảm trách công tác.
4. Sức mạnh về dòng tộc (abhijaccabala),
tức là xuất thân trong gia đình giai cấp cao quí và được
học tập, được huấn luyện tốt.
5. Sức mạnh về trí tuệ (paññābala), tức
là có sự thông thái, có sự hiểu biết đúng đắn, có
sự cân nhắc trong việc làm.
Trong năm sức mạnh của vị vua, có sức mạnh
trí tuệ là thù thắng, là chủ yếu, vì sức mạnh này sẽ
dẫn dắt các sức mạnh khác.
J. V.120
[270] Năm pháp đa tác dụng (bahukāra-dhamma),
tức là năm cần chi, năm chi phần tạo tinh tấn (padhāniyaṅga):
1. Có đức tin (saddho)
2. Ít bệnh tật (appābādho)
3. Không gian trá (asaṭho)
4. Chăm chỉ siêng năng (āraddhaviriyo)
5. Có trí tuệ (paññavā).
D. III: Dasuttara sutta.
[271] Năm chi phần đa văn (bahussutaṅga) điều
kiện để trở thành bậc đa văn:
1. Nghe nhiều (bahusutā)
2. Ghi nhớ điều đã nghe đã học (dhatā)
3. Tụng đọc làu làu (vacasā paricitā)
4. Suy luận điều đã học (manasānupekkhitā)
5. Khéo thể nhập tri kiến (diṭṭhiyā supaṭivid-dhā)
A. III.112.
[272] Năm pháp cần tu tập (bhāvetabba-dhamma),
tức là năm chi phần chánh định (pañ-caṅgiko sammāsamādhi):
1. Hỷ biến mãn (pītipharaṇatā), tức là
tuệ biến mãn trong nhị thiền; định nhị thiền.
2. Lạc biến mãn (sukhapharaṇatā), tức là tuệ biến mãn
trong tam thiền; định tam thiền.
3. Tâm biến mãn (cetopharaṇatā) tức là tuệ biến mãn
biết tâm người khác; tha tâm thông.
4. Quang biến mãn (ālokapharaṇatā) tức là tuệ trong thiên
nhãn; thiên nhãn thông.
5. Phản khán tướng (paccavekkhaṇanimittaṃ) tức là trí
phản khán.
D. III: Dasuttara sutta.
[273] Năm cách thọ dụng tài sản (bhoga-ādiya)
năm điều an lạc khi vị thánh đệ tử có được tài sản
thu hoạch một cách hợp pháp:
1. Tự nuôi dưỡng và làm an lạc cho mình,
cha mẹ, vợ con, người phục dịch và làm công.
2. Làm an lạc cho các bạn bè thân hữu.
3. Làm chận đứng các tai họa từ lửa, từ nước...
4. Làm các sự hiến cúng (balī) như giúp đỡ quyến
thuộc, đãi đằng khách khứa, siêu độ vong linh, đóng
thuế vua, hiến tế chư thiên.
5. Cúng dường hộ độ các vị Sa-môn, Bà-la- môn phạm
hạnh.
Khi dùng tài sản làm lợi ích như thế, dù tài
sản tiêu hao cũng hoan hỷ vì nghĩ rằng đã sử dụng tài
sản hợp lý; nếu tài sản được tăng trưởng thì càng
hoan hỷ, cả hai trường hợp đều không bị sầu não.
A. III.45.
[274] Năm sự bỏn xẻn ích kỷ (macchariya):
1. Bỏn xẻn chỗ ở (āvāsamacchariya), không
muốn cho người khác ở nhờ, tạm ngụ.
2. Bỏn xẻn gia đình (kulamacchariya), không
muốn cho người khác quan hệ.
3. Bỏn xẻn lợi lộc (lābhamacchariya), không
muốn cho người khác được phát sanh lợi lộc, không
muốn chia lợi lộc đến người khác.
4. Bỏn xẻn dung sắc (vaṇṇamacchariya), không
muốn người khác được tốt đẹp về thân tướng, về
đức hạnh, về tài nghệ; tức là không muốn tán thán
khen ngợi ai.
5. Bỏn xẻn pháp (dhammamacchariya), không muốn
dạy người khác biết kiến thức, vì ngại rằng người
khác sẽ giỏi hơn hoặc bằng mình.
D. III.234; A. III.271; Vbh. 357
[275] Ngũ ma, năm thứ ma (māra):
1. Phiền não ma (kilesamāra), phiền não là ma
vì nó tiêu diệt và gây chướng ngại cho thiện pháp,
khiến cho chúng sanh bị tàn hại cả đời này lẫn đời
sau.
2. Ngũ uẩn ma (khandhamāra), ngũ uẩn là ma vì
thực tính của nó luôn bị biến hoại vô thường sanh
diệt, và sự sanh già bệnh chết đau khổ luôn bao vây.
3. Pháp hành ma (abhisaṅkhāramāra), pháp hành
là ma vì nó tạo tác để dẫn đến luân hồi và cuốn
quay chúng sanh vào vòng đau khổ.
4. Thiên ma (devaputtamāra), vị chư thiên có
quyền lực cao tột cõi dục giới, gọi là ma vì là hiện
thân của sự chướng ngại, chờ dịp kéo níu cản trở
không cho người thoát khỏi vòng kiềm tỏa của mình.
5. Tử thần ma (maccumāra), sự chết là ma vì
nó cắt đứt mạng sống và làm đổi đời.
Vism. 211; Thag A. II. 16, 46
[276] Năm cách thương mãi trái đạo của người
cư sĩ (vaṇijjā):
1. Buôn bán vũ khí (satthavaṇijjā)
2. Buôn bán người (sattavaṇijjā)
3. Buôn bán thịt thú (maṃsavaṇijjā), theo tập sớ
Atthakathā giải điều này có nghĩa là nuôi thú vật bán.
4. Buôn bán chất say (majjavaṇijjā)
5. Buôn bán thuốc độc (visavaṇijjā).
A. III.207
[277] Năm pháp cao quí (vara), điều tốt đẹp mà
ai cũng mong mỏi:
1. Tuổi thọ (āyu)
2. Dung sắc (vaṇṇa)
3. An lạc (sukha)
4. Tài sản (bhoga)
5. Thế lực (bala)
Ðối với vị Tỳ kheo phải nên trau dồi cho
thành tựu năm pháp cao quí này, có nghĩa như sau:
1. Tuổi thọ, ám chỉ năng lượng để nuôi
dưỡng sinh mạng cho duy trì lâu dài, đó là tứ Như ý túc
(iddhipāda).
2. Dung sắc, ám chỉ sự trong sáng xinh đẹp
khả ái khả kính, đó là giới hạnh (sīla).
3. An lạc, ám chỉ sự hạnh phúc an vui tinh
thần, đó là bốn thiền (jhāna).
4. Tài sản, ám chỉ pháp lành hỗ trợ sự
an lạc tu tập, đó là bốn phạm trú (brahmavihāra).
5. Thế lực, tức là sự dỏng mảnh, sức
mạnh áp chế được ác ma phiền não, làm cho thoát khỏi
sự bức bách của khổ đau, đó là sự giải thoát
(vimutti) hay quả A-la-hán (arahattaphala).
D. III.77; S. V.147
Danh từ Vara dùng theo ý nghĩa trên còn được
gọi là Ṭhāna.
Pháp Vara thông thường được sử dụng theo ý
nghĩa pháp chúc mừng, chúc tụng, vì những điều cao quí ưu
đãi này ai cũng mong mỏi thích thú.
Pháp chúc mừng (Vara), có chỗ nói 4 điều, có
chỗ nói 5 điều, có chỗ nói 6 điều, 7 điều:
- 4 điều vara: āyu,
vaṇṇa, sukha, bala. (Dh. 109; A. II.63).
- 5 điều: āyu, vaṇṇa, sukha, bala, paṭibhāva - biện tài (A.
III.42)
- 5 điều: āyu, vaṇṇa, yasa - danh vọng sukha, ādhipacca -
địa vị (Bv. 308).
- 6 điều vara: āyu, vaṇṇa, yasa, kitti - tiếng tăm, sukha,
bala (A. II.35: A.III. 36; It. 89).
- 7 điều vara: āyu, vaṇṇa, yasa, sukha, yada, kitti, sagga - cõi
trời, uccākulīnatā - gia thế cao sang (A. III.48).
[278] Năm pháp thuộc phần thù thắng (visesa-bhāyiyadhamma).
Tức là năm pháp quyền (pañcindriya) [248]
[279] Năm thọ (vedanā), cảm giác của tâm khi xúc
cảnh:
1. Lạc (sukha), cảm giác thoải mái của thân.
2. Khổ dukkha, cảm giác khó chịu của thân.
3. Hỷ (somanassa), cảm giác vui mừng của tâm.
4. Ưu (domanassa), cảm giác buồn bực của tâm.
5. Xả (upekkhā), cảm giác bình thản của tâm.
Năm thọ này còn được xếp theo quyền
(indriya) thành 5 danh quyền như lạc quyền, khổ quyền v.v...
S. IV.232.
[280] Năm pháp tạo can đảm (vesārajjakaraṇa
dhamma), pháp làm cho không sợ, pháp vô úy:
1. Ðức tin (saddhā), tin lý nhân quả...
2. Giới hạnh (sīla), có nếp sống đạo đức.
3. Ða văn (bāhusaccaṃ), nghe nhiều học rộng.
4. Tinh cần (viriyārambha), siêng năng công việc.
5. Trí tuệ (paññā), có trí hiểu biết nhân quả, điều
tốt xấu, điều lợi bất lợi...
A. III.127.
[281] Năm hạng Nhất lai Tư-đà-hàm (sakadā-gāmi):
1. Bậc chứng đắc trong cõi này rồi Níp-bàn
cõi này.
2. Bậc chứng đắc trong cõi này rồi Níp-bàn trong thiên
giới.
3. Bậc chứng đắc trong thiên giới rồi Níp-bàn tại thiên
giới.
4. Bậc chứng đắc trong thiên giới rồi sanh xuống cõi này
mới Níp-bàn.
5. Bậc chứng đắc trong cõi này sanh lên thiên giới rồi
sanh lại cõi này mới Níp-bàn.
Trong cuốn Paramatthañjusā (Kh.
A.182) phân 5 hạng nhất lai như vậy, chứ trong chánh
tạng không phân ra, chỉ lấy một hạng thứ năm.
Còn trong cuốn Paramatthajotikā (chú giải) thì
chỉ phân thành 3 hạng là hạng chứng quả Nhất lai trong cõi
dục, hạng chứng quả Nhất lai trong cõi sắc, hạng chứng
quả Nhất lai trong cõi vô sắc.
Ngoài ra, có chỗ còn phân thành 4 hạng, thành
12 hạng, ở đây không cần nêu ra.
[282] Năm pháp cần tác chứng (sacchikātab-badhamma).
Tức là năm pháp uẩn (dhammak-khandha): giới
uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát
tri kiến uẩn. Xem [254].
D. III Dasuttara sutta.
[283] Năm pháp thu thúc (saṃvara), pháp thúc
liểm, phòng hộ; ngăn chận ác bất thiện:
1. Biệt giải thoát thu thúc (pāṭimokkhasaṃ-vara),
sự thu thúc theo giới bổn ba-la-đề-mộc xoa, tức là
giữ nghiêm trang các điều học mà Ðức Phật đã chế định.
Cũng gọi là sīlasaṃvara.
2. Niệm thu thúc (saṭisaṃvara), sự thu thúc
bằng chánh niệm, tức là phòng hộ lục căn như mắt, tai
v.v... khi thấy hoặc nghe v.v... cũng gọi là Indriyasaṃvara.
3. Trí thu thúc (ñāṇasaṃvara) sự thu thúc
ngăn chận phiền não bằng cách dùng trí tuệ quán xét, quán
tưởng khi thọ dụng các vật dụng. Ðây gọi là
paccayapaccavekkhaṇa.
4. Nhẫn thu thúc (khantisaṃvara), sự thu thúc
ngăn chận phiền não bằng cách nhẫn nại, tức chịu đựng
sự nóng, lạnh, đói, khát, lời chửi mắng và các khổ
thọ, mà không biểu lộ thái độ.
5. Cần thu thúc (viriyasaṃvara), sự thu thúc
ngăn chận phiền não bằng cách tinh tấn, cố gắng đoạn
trừ tư duy bất thiện; từ bỏ tà mạng, tinh cần sống
theo chánh mạng. Ðây gọi là ājīvaparisuddhi.
Năm pháp thu thúc này còn
được gọi là saṃ-varavinaya (Luật thu thúc): kể song song
với pahāna-vinaya (Luật đoạn trừ) (Sn.A. 8; Dhs.A. 351).
Vism. 7; Ps. A. 14, 447; Vbh. A. 330.
[284] Năm pháp thuộc phần hạ liệt (hānabhāgi-yadhamma):
Ðó là năm tâm hoang vu (cetokhila):
1. Hoài nghi bậc Ðạo Sư (satthari kaṅkhati)
2. Hoài nghi Giáo pháp (dhamme kaṅkhati)
3. Hoài nghi Tăng chúng (saṅghe kaṅkhati)
4. Hoài nghi học giới (sikkhāya kaṅkhati)
5. Phẫn nộ với bạn đồng phạm hạnh (sabrah-macārīsu
kupito hoti).
M. I.: Cetokhila sutta; D. III: Dasuttara sutta.
Ðầu
trang | Mục
lục |
Một Pháp: 1-11 | Hai Pháp:
12-67 | Ba Pháp: 68-146 | Bốn
Pháp: 147-232 | Năm Pháp: 233-284 |
Sáu Pháp: 285-315 | Bảy
Pháp: 316-342 | Tám Pháp: 343-364 | Chín
Pháp: 365-383 | Mười Pháp: 384-421 |
Trên Mười Pháp: 422-440 | Phụ
Lục: 441-442 |