BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode CN-Times font


KHO TÀNG PHÁP HỌC

BODHISĪLA BHIKKHU
(Tỳ Khưu GIÁC GIỚI)


Lưu ý: Cần có phông UnicodeViệt-Phạn CN-Times cài vào máy để đọc các chữ Pàli.

[10]

CHƯƠNG PHÁP MƯỜI CHI

 -ooOoo-

[384] Mười bất thiện nghiệp đạo (akusala-kammapatha):

1. Sát sanh (pāṇātipāta).
2. Trộm cắp (adinnādāna).
3. Tà hạnh dục lạc (kāmesu micchācārā).

Ba điều này thuộc thân nghiệp (kāyakamma), gọi là thân ác hạnh (kāyaduccarita).

4. Nói dối (musāvāda)
5. Nói ly gián (pisuṇāvācā)
6. Nói độc ác (pharusavācā)
7. Nói phù phiếm (samphappalāpa)

Bốn điều này thuộc khẩu nghiệp (vacīkam-ma), gọi là khẩu ác hạnh (vacīduccarita).

8. Tham lam (abhijjhā)
9. Sân hận (byāpāda)
10. Tà kiến (micchādiṭṭhi)

Ba điều này thuộc ý nghiệp (manokamma), gọi là ý ác hạnh (manoduccarita).

D. III.269, 290: A. V. 264

[385] Mười tùy niệm (anussati):

Mười đề tài suy niệm, tu tập để củng cố tâm, giúp tâm an trú trong cận định:

1. Tùy niệm Phật (buddhānussati), niệm tưởng mười ân đức của Phật.

2. Tùy niệm Pháp (dhammānussati), niệm tưởng sáu ân đức của giáo pháp.

3. Tùy niệm Tăng (saṅghānussati), tưởng chín ân đức của Tăng chúng.

4. Tùy niệm Giới (sīlānussati), niệm tưởng giới thanh tịnh của mình.

5. Tùy niệm Thí (cāgānussati), niệm tưởng hạnh bố thí xả tài của mình.

6. Tùy niệm Thiên (devatānussati), niệm tưởng các công hạnh tác thành chư thiên và xét lại công hạnh mình có.

7. Niệm chết (maraṇasati), suy niệm sự chết đã, đang và sẽ đến với chúng sanh luôn cả ta, đ? làm cho tâm không dể duôi.

8. Niệm thân hành (kāyagatāsati), suy niệm thân này cho thấy rằng bất tịnh, uế trược, ổ bệnh tật, khả ố, thực tính thân này là như vậy... để từ bỏ sự luyến ái.

9. Niệm hơi thở (ānāpānāsati), niệm thấy hơi thở vô, hơi thở ra, để trừ sự phóng tâm.

10. Niệm tịch tịnh (upasamānussati), tức là suy niệm trạng thái Níp-bàn, nơi không còn phiền não và đau khổ, một trạng thái vắng lặng tuyệt đối.

A. I.30.41; Vism. 197.

[386] Mười kiến biên chấp, kết luận kiến (antaggāhikadiṭṭhi).

1. Luận "thế giới là thường còn" (sassatoloko).
2. Luận "thế giới là không thường còn" (as-sassatoloko).
3. Luận "thế giới là hữu chung" (antavā loko).
4. Luận "thế giới là vô chung" (anantavā loko).
5. Luận "sinh mạng và thân thể là một" (taṃ jīvaṃ taṃ sarīraṃ).
6. Luận "sinh mạng là khác, thân thể là khác" (aññaṃ jīvaṃ aññaṃ sarīraṃ).
7. Luận "Như Lai còn sau khi chết" (hoti ta-thāgato parammaraṇā).
8. Luận "Như Lai không còn sau khi chết" (na hoti tathāgato parammaraṇā).
9. Luận "Như Lai còn và không còn sau khi chết" (hoti ca na ca hoti tathāgato parammaraṇā).
10. Luận "Như Lai không còn cũng chẳng phải không còn sau khi chết" (n' eva hoti na na hoti tathāgato parammaraṇā).

Danh từ "Như Lai" (tathāgato) ở đây theo chú giải nói là "chúng sanh" (satta); từ Ṅhư lai" có chỗ nói là "bản ngã" (atta), có chỗ dùng để chỉ Ðức Phật (Buddha).

Mười luận kiến này, Ðức Phật gát qua, bỏ lại một bên, không trả lời, dù có người hỏi đến.

M. I.426; S. IV.392; A. V.193; Ps. I.151; Vbh. 392.

[387] Mười pháp cần thắng tri (abhiññeyya-dhamma).

Ðó là mười sự thể tiêu trừ (nijjaravatthūni):

1. Khi có chánh kiến, tà kiến và các ác bất thiện pháp do tà kiến sanh bị tiêu trừ (sammādiṭṭhis-sa micchādiṭṭhi nijjiṇṇā hoti ye ca micchādiṭṭhipac-cayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te c' assa nijjiṇṇā honti).

2. Khi có chánh tư duy, tà tư duy và các ác bất thiện pháp do tà tư duy sanh bị tiêu trừ (sammā saṅkappasa micchāsaṅkappo nijjiṇṇo hoti ye ca mic-chāsaṅkappapaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te c' assa nijjiṇṇā honti).

3. Khi có chánh ngữ, tà ngữ và các ác bất thiện pháp do tà ngữ sanh bị tiêu trừ (sammā vācas-sa micchāvācā nijjiṇṇā hoti ye ca micchāvācāpaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te c'assa nijjiṇṇā honti).

4. Khi có chánh nghiệp, tà nghiệp và các ác bất thiện pháp do tà nghiệp sanh bị tiêu trừ (sam-mākammamtassa micchākammanto nijjiṇṇo hoti ye ca micchākammantapaccayā aneke pāpakā akusalā dham -mā sambhavanti te c'assa nijjiṇṇā honti).

5. Khi có chánh mạng, tà mạng và các ác bất thiện pháp do tà mạng sanh bị tiêu trừ (sammā ājī-vassa micchā-ājīvo nijjiṇṇo hoti ye ca micchā-ājīvapaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambha-vanti te c'assa nijjiṇṇā honti).

6. Khi có chánh tinh tấn, tà tinh tấn, và các ác bất thiện pháp do tà tinh tấn sanh bị tiêu trừ (sam-māvāyāmassa micchāvāyāmo nijjiṇṇo hoti ye ca mic-chāvāyāmapaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te c'assa nijjiṇṇā honti).

7. Khi có chánh niệm, tà niệm và các ác bất thiện pháp do tà niệm sanh bị tiêu trừ (sammāsatissa micchāsati nijjiṇṇā hoti ye ca micchāsatipaccayā ane-ke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te c'assa nij-jiṇṇā honti).

8. Khi có chánh định, tà định và các ác bất thiện pháp do tà định sanh bị tiêu trừ (sammāsamā-dhissa micchāsamādhi nijjiṇṇo hoti ye ca micchā sa-mādhipaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sam-bhavanti te c'assa nijjiṇṇā honti).

9. Khi có chánh trí, tà trí và các ác bất thiện pháp do tà trí sanh bị tiêu trừ (sammāñāṇassa mic-chāñāṇaṃ nijjiṇṇaṃ hoti ye ca micchāñāṇapaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te c'assa nijjiṇṇā honti).

10. Khi có chánh giải thoát, tà giải thoát và các ác bất thiện pháp do tà giải thoát sanh bị tiêu trừ (sammāvimuttissa micchāvimutti nijjiṇṇā hoti ye ca micchāvimuttipaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te c'assa nijjiṇṇā honti).

D. III.291 Dasuttara sutta.

[388] Mười pháp luôn phản tỉnh (Abhiṇha-paccavekkhana) của bậc xuất gia. Cũng còn gọi là pabbajita-abhiṇṇapacavekkhana.

1. Bậc xuất gia nên thường phản tỉnh rằng: "ta có tướng mạo khác với người cư sĩ" (vevaṇṇi-yamhi ajjhūpagato' ti pabbajitena abhiṇhaṃ pacca-vekkhitabbaṃ).

Ðiều này, tiếng Pāli "vevaṇṇiya" vừa có nghĩa là hình dạng khác, như tóc râu cạo bỏ, mặc y casa..., vừa có nghĩa là sự không có giai cấp trong xã hội.

Theo chú giải, phản tỉnh điều này để dứt trừ kiêu mạn.

2. Bậc xuất gia nên thường phản tỉnh rằng: "sự nuôi mạng của ta tùy thuộc vào người khác" (parappaṭibaddhā me jīvikā' ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).

Mục đích phản tỉnh điều này là để tự nhắc nhở mình phải sống chánh mạng và sống xứng đáng với vật dụng của người dâng cúng.

3. Bậc xuất gia nên thường phản tỉnh rằng: "hành vi của ta phải làm khác hơn kẻ thế" (añño me ākappo karaṇīyo' ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavek-khitabbaṃ).

Mục đích phản tỉnh điều này là để tự nhắc nhở mình phải làm cho đẹp các oai nghi cử chỉ, thu thúc và không buông thả.

4. Bậc xuất gia nên thường phản tỉnh rằng: "ta không tự chê trách giới hạnh của mình chứ?" (kacci nu kho me attā sīlato na upavadatī' ti pab-bajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).

Mục đích phản tỉnh điều này là để tự kiểm điểm lỗi lầm và sanh tâm hổ thẹn.

5. Bậc xuất gia nên thường phản tỉnh rằng: "các vị đồng phạm hạnh trí thức khi tìm hiểu về ta sẽ không chê trách ta về giới hạnh chứ?" (kacci nu kho maṃ anuvicca viññū sabrahmacārī sīlato na upava-datī' ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).

Mục đích phản tỉnh điều này là để sanh tâm ghê sợ tội lỗi và thu thúc trong giới hạnh.

6. Bậc xuất gia nên thường phản tỉnh rằng: "ta cũng phải sanh ly tử biệt với tất cả người thân yêu" (sabbehi me piyehi manāpehi nānābhāvo vinā-bhāvo' ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).

Mục đích phản tỉnh điều này là để không cho sanh ái luyến vật vừa lòng và để tạo điều kiện cho việc tu tập niệm chết.

7. Bậc xuất gia nên thường phản tỉnh rằng: "ta có nghiệp là sở hữu, ta thừa hưởng quả nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là chỗ y cứ, ta tạo nghiệp tốt hay xấu gì thì sẽ thừa hưởng quả nghiệp ấy" (kammassako' mhi kammadā-yādo kammayoni kammabandhu kammappaṭisaraṇo yaṃ kammaṃ karissāmi kalyānaṃ vā pāpakaṃ vā tassa dāyādo bhavissāmī' ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).

Mục đích phản tỉnh điều này để biết sợ tội lỗi và ngăn chận không làm các ác hạnh.

8. Bậc xuất gia nên thường phản tỉnh rằng: "ngày đêm trôi qua ta đã như thế nào?" (kathaṃ bhūtassa me rattindivā vītivattantī ' ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).

Mục đích phản tỉnh điều này để tinh tấn n? lực bổ túc pháp tu còn thiếu sót.

9. Bậc xuất gia nên thường phản tỉnh rằng: "ta có ưa thích ở nơi thanh vắng chăng?" (kacci nu kho' haṃ suññāgāre abhiramāmī' ti pabbajitena abhiṇ -haṃ paccavekkhitabbaṃ).

Mục đích phản tỉnh điều này để nhắc nhở mình hạnh sống viễn ly.

10. Bậc xuất gia nên thường phản tỉnh rằng: "ta có chứng đạt pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng của bậc thánh hay chưa? đề lúc lâm chung các bạn đồng phạm hạnh hỏi đến, ta sẽ không hổ thẹn". (atthi nu kho me uttarimanussadhammo ala-mariyañāṇadassanaviseso adhigato so' haṃ pacchime kāle sabrahmacārīhi puṭṭho na maṅku bhavissāmī' ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).

Mục đích phản tỉnh điều này là để nhắc nhở mình không là người chết vô vị.

A. V.87; Netti. 185.

[389] Mười đề mục bất tịnh, hay bất mỹ (asu-bha), 10 thể trạng của tử thi; thuộc về chỉ nghiệp xứ -- samathakammaṭṭhāna.

1. Tử thi sình trương (uddhumātaka).
2. Tử thi biến sắc xanh (vinīlaka).
3. Tử thi chảy nước vàng (vipubbaka).
4. Tử thi bị chặt đứt nửa thân (vicchiddaka)
5. Tử thi bị thú cắn xé (vikkhāyitaka)
6. Tử thi rời rã chi thể (vikkhittaka)
7. Tử thi bị cắt đoạn (hatavikkhittaka)
8. Tử thi bị thương tích máu me (lohitaka)
9. Tử thi bị dòi đục ăn (puḷuvaka)
10. Tử thi còn xương cốt (aṭṭhika).

Xem [436], Bốn mươi Kammaṭṭhāna.

Vism. 178.

[390] Mười pháp bậc vô học (asekhadham-ma), cũng gọi là mười chánh tánh (sammatta):

1. Chánh kiến (sammādiṭṭhi).
2. Chánh tư duy (sammāsaṅkappo).
3. Chánh ngữ (sammāvācā).
4. Chánh nghiệp (sammākammanto).
5. Chánh mạng (sammā-ājīvo).
6. Chánh tinh tấn (sammāvāyāmo).
7. Chánh niệm (sammāsati)
8. Chánh định (sammāsamādhi)
9. Chánh trí (sammāñāṇa) tức là quả trí (pha-lañāṇa) và 19 phản khán trí (paccavekkhaṇañāṇa).
10.Chánh giải thoát (sammāvimutti) tức là A-la-hán quả (arahattaphala).

D. III.271, 292; M. I.42; A. V.212.

[391] Mười pháp cần sanh khởi (uppādetab-badhamma); tức là mười pháp tưởng (dasa saññā):

1. Tưởng bất tịnh (asubhasaññā).
2. Tưởng sự chết (maraṇasaññā).
3. Tưởng sự nhờm gớm vật thực (ahaàre pa-ṭikkūlasaññā).
4. Tưởng bất lạc trong cõi đời (sabbaloke ana-bhiratisaññā).
5. Tưởng vô thường (aniccasaññā).
6. Tưởng khổ trong vô thường (anicce duk-khasaññā).
7. Tưởng vô ngã trong khổ (dukkhe anat-tasaññā).
8. Tưởng từ bỏ (pahānasaññā).
9. Tưởng ly tham (virāgasaññaà).
10. Tưởng đoạn di?t (nirodhasaññaà).

D. III.291 Dasuttara sutta.

[392] Mười đề tài thảo luận (Kathāvatthu):

1. Câu chuyện về thiểu dục (appicchakathā).
2. Câu chuyện về tri túc (santuṭṭhikathā).
3. Câu chuyện về viễn ly (pavivekakathā).
4. Câu chuyện về độc cư (asaṃsaggakathā).
5. Câu chuyện về tinh tấn (viriyārambhakathā).
6. Câu chuyện về giới (sīlakathā).
7. Câu chuyện về định (samādhikathā).
8. Câu chuyện về tuệ (paññākathā).
9. Câu chuyện về giải thoát (vimuttikathā).
10. Câu chuyện về giải thoát tri kiến (vimut-tiñāṇadassanakathā).

M. I; III.113; A. V.129.

[393] Mười biến xứ, hay đề mục hoàn tịnh (Kasiṇa):

1. Biến xứ đất (paṭhavīkasiṇa).
2. Biến xứ nước (āpokasiṇa).
3. Biến xứ lửa (tejokasiṇa).
4. Biến xứ gió (vāyokasiṇa).
5. Biến xứ xanh (nīlakasiṇa).
6. Biến xứ vàng (pītakasiṇa).
7. Biến xứ đỏ (lohitakasiṇa).
8. Biến xứ trắng (odātakasiṇa).
9. Biến xứ ánh sáng (ālokakasiṇa).
10. Biến xứ hư không (ākāsakasiṇa).

Trong chánh tạng,Aṅguttaranikāya, cũng có 10 kasiṇa nhưng không có loại ālokakasiṇa (biến xứ ánh sáng), mà thay vào đó là viññāṇakasiṇa (biến xứ thức).

Vism. 118-169.

[394] Mười hạng người hưởng dục (Kāma-bhogī); tức là hạng cư sĩ, thế tục:

1. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách phi pháp và thủ đoạn (adhammena bhoge pariyesati sāhasena), khi tìm được tài sản như vậy rồi, người ấy không làm cho mình an vui no đủ, không chia sẻ, không tạo phước báu (na attānaṃ sukheti pineti na saṃvibhajati na puññāni karoti).

2. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách phi pháp và thủ đoạn, khi tìm được tài sản như vậy rồi, người ấy tự làm cho mình an vui no đủ, nhưng không chia sẻ, không tạo phước báu (attānaṃ sukheti pine-ti na saṃvibhajati na puññāni karoti).

3. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách phi pháp và thủ đoạn, khi tìm được tài sản như vậy rồi, người ấy tự làm cho mình an vui no đủ, biết chia sẻ, và tạo phước báu (attānaṃ sukheti pineti saṃvibha-jati puññāni karoti).

4. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách vừa đúng pháp vừa phi pháp, và vừa thủ đoạn, vừa không thủ đoạn (dhammādhammena bhoge pariye-sati sāhasenapi asāhasenapi), khi tìm được tài sản như vậy rồi, người ấy không làm cho mình an vui no đủ, không chia sẻ, không tạo phước báu.

5. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách vừa đúng pháp vừa phi pháp, và vừa thủ đoạn, vừa không thủ đoạn, khi tìm được tài sản như vậy rồi, người ấy tự làm cho mình an vui no đủ, nhưng không chia sẻ, không tạo phước báu.

6. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách vừa đúng pháp vừa phi pháp, và vừa thủ đoạn, vừa không thủ đoạn, khi tìm được tài sản như vậy rồi, người ấy tự làm cho mình an vui no đủ, biết chia sẻ, và tạo phước báu.

7. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách đúng pháp và không thủ đoạn, (dhammena bhoge pariye-sati asāhasena), khi tìm được tài sản như vậy rồi người ấy không làm cho mình an vui no đủ, không chia sẻ, không tạo phước báu.

8. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách đúng pháp và không thủ đoạn khi tìm được tài sản như vậy rồi, người ấy tự làm cho mình an vui no đủ, nhưng không chia sẻ, không tạo phước báu.

9. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách đúng pháp và không thủ đoạn, khi tìm đuợc tài sản như vậy rồi người ấy tự làm cho mình an vui no đủ, biết chia sẻ, tạo phước báu; nhưng người ấy thọ dụng tài sản, tham đắm, đam mê, nhiễm trước, không thấy sự nguy hiểm, không có trí tuệ xuất ly (te ca bhoge ga-dhito mucchito ajjhāpanno anādīnavadassāvī anissa-raṇapañño paribhuñjati).

10. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách đúng pháp và không thủ đoạn, khi tìm được tài sản như vậy rồi người ấy tự làm cho mình an vui no đủ, biết chia sẻ, tạo các phước báu; và người ấy thọ dụng tài sản, không tham đắm, không tham đam mê, không tham nhiễm trước, thấy được nguy hiểm, có trí tuệ xuất ly (te ca bhoge agadhito amucchito anajjhāpanno anādīnavadassāvī nissaraṇapañño paribhuñjati).

Mười hạng cư sĩ này được chia làm 4 nhóm:

- Nhóm thấp, gồm 3 hạng tìm tài sản phi pháp và thủ đoạn. Trong ba hạng này có điểm đáng khen (pasaṃso), có điểm đáng chê (gārayho).

- Nhóm vừa, gồm 3 hạng tìm tài sản vừa đúng pháp vừa phi pháp, và vừa thủ đoạn vừa không thủ đoạn. Trong ba hạng ấy có điểm đáng khen, có điểm đáng chê.

- Nhóm cao, gồm 3 hạng tìm tài sản đúng pháp và không thủ đoạn. Trong ba hạng ấy có điểm đáng khen, cũng có điểm đáng chê.

- Hạng tối thắng là hạng cư sĩ có đủ các điểm đáng khen, tức là tìm tài sản bằng cách đúng pháp không thủ đoạn, tự làm cho mình an vui no đủ, biết chia sẻ và làm các phước báu, thọ dụng không tham đắm đam mê nhiễm trước -- thấy được nguy hiểm -- có trí tuệ xuất ly.

S. IV.331; A. V.176.

[395] Mười cơ sở nên xét lại, không vội tin, mà đức Phật đã thuyết cho dân kālāma (kālāma-sutta kaṅkhāniyaṭṭhāna):

1. Chớ tin bởi lời tuyên bố (mā anussavena).
2. Chớ tin bởi lời truyền thống (mā parampa-rāya).
3. Chớ tin bởi lời đồn đãi (mā itikirāya).
4. Chớ tin bởi kinh điển truyền tụng (mā piṭa-kasampadānena).
5. Chớ tin vì nhân lý luận (mā takkahetu).
6. Chớ tin vì nhân theo một lập trường (mā nayahetu).
7. Chớ tin vì kết luận một sự kiện (mā ākāra-parivikkena).
8. Chớ tin vì phù hợp định kiến (mā diṭṭhinij-jhanakkhantiyā).
9. Chớ tin vì xuất phát nơi có uy quyền (mā bhabbarūpatāya).
10. Chớ tin vì nghĩ rằng vị Sa-môn là thầy của ta (mā samaṇo no garū' ti).

Cho đến khi nào tự mình biết rõ rằng: pháp này là bất thiện, là có tội, bị người trí chỉ trích, pháp này nếu hành trì sẽ đưa đến bất hạnh đau khổ; thì như vậy hãy từ bỏ những điều ấy.

Và đến khi nào tự mình biết rõ rằng; pháp này là thiện, là không có tội, không bị người trí chỉ trích, pháp này nếu hành trì sẽ đưa đến hạnh phúc an lạc; thì như vậy hãy chứng đạt và an trú.

A. I.189

[396] Mười phiền não (Kilesa), pháp làm uế nhiễm tinh thần.

1. Tham (lobha)
2. Sân (dosa)
3. Si (moha
4. Mạn (māna)
5. Tà kiến (diṭṭhi)
6. Hoài nghi (vicikicchā)
7. Hôn trầm (thīna)
8. Trạo cử (uddhacca)
9. Vô tàm (ahirika)
10. Vô quý (anottappa).

Mười pháp này nói theo Pāli cho đủ còn gọi là kilesavatthu (tông phiền não).

Vbh. 391.

[397] Mười thiện nghiệp đạo (Kusalakam-mapatha):

1. Kiêng tránh sát sanh (pāṇātipātā veramaṇī).
2. Kiêng tránh trộm cắp (adinnādānā vera-maṇī).
3. Kiêng tránh tà hạnh dục lạc (kāmesu mic-chācārā veramaṇī).

Ba điều này thuộc về thân nghiệp (kāyakamma).

4. Kiêng tránh nói dối (musāvādā veramaṇī).
5. Kiêng tránh nói ly gián (pisuṇāya vācāya veramaṇī).
6. Kiêng tránh nói độc ác (pharusāya vācāya veramaṇī).
7. Kiêng tránh nói phù phiếm (samphappalā-pā veramaṇī).

Bốn điều này thuộc về khẩu nghiệp (vacī-kamma).

8. Không tham lam (abhijjhā).
9. Không sân hận (abyāpāda).
10. Chánh kiến (sammādiṭṭhi).

Ba điều này thuộc về ý nghiệp (manokam-ma).

D. III.269,290.

[398] Mười thiện nghiệp đạo (Kusalakam-mapatha) với nội dung lý giải:

Ba thân nghiệp (kāyakamma):

1. Từ bỏ việc sát sanh, não hại, có tâm bi mẫn, thương xót đến tất cả loài hữu tình (pāṇāti-pātaṃ pahāya.pe. sabbapāṇabhūtahitānukampī hoti).

2. Từ bỏ việc trộm cắp, tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không lấy trộm vật chưa được cho (adinnādānaṃ pahāya.pe. adinnaṃ theyyasaṅ-khātaṃ anādātā hoti).

3. Từ bỏ việc tà hạnh dục lạc, không phạm hành vi sái quấy trong dục lạc (kāmesumicchācāraṃ pahāya.pe. na cāritaṃ āpajjitā hoti).

Bốn khẩu nghiệp (vacīkamma):

4. Từ bỏ nói dối, không có lời nói cố ý vọng ngữ vì mình hay vì người hay vì nhân quyền lợi chi (musāvādaṃ pahāya.pe. āmisakiñcikkhahetu vā na sampajānamūsā bhāsitā hoti).

5. Từ bỏ lời nói ly gián, nói những lời nói đưa đến hòa hợp (pisuṇaṃ vācaṃ pahāya.pe. samagga-karaṇiṃ vācaṃ bhāsitā hoti).

6. Từ bỏ lời nói độc ác, nói lời nói vui lòng nhiều người (pharusaṃ vācaṃ pahāya.pe. bahujana-manāpā tathārūpiṃ vācaṃ bhāsitā hoti).

7. Từ bỏ phiếm luận, nói hợp thời, nói đúng lý, nói hữu ích, nói về pháp, nói về luật, nói lời nói đáng lưu giữ (samphappalāpaṃ pahāya.pe. kalavādī bhūtavādī atthavādī dhammavādī vinayavādī nidhā -navatiṃ vācaṃ bhāsitā).

Ba ý nghiệp (manokamma):

8. Không tham lam tài vật của người khác (yaṃ taṃ parassa paravittupakaraṇaṃ taṃ n' ābhij-jhātā hoti).

9. Không có sân tâm, mong cho chúng sanh tự bảo trọng an vui (abyāpannacitto kho pana hoti.pe. sukhī attānaṃ pariharantū' ti).

10. Có chánh kiến, có tri kiến không tà vạy (sammādiṭṭhi kho pana hoti aviparīta dassano).

Nhóm 10 thiện nghiệp đạo này, trong kinh tạng còn gọi nhiều tên như dhammacariyā (chánh pháp hành), soceyya (tịnh pháp), ariyadhamma (thánh pháp), ariyamagga (thánh đạo), saddhamma (diệu pháp), sappurisadhamma (pháp bậc chân nhân).

M. I.287; A. V.266, 275, 278.

[399] Mười pháp trưởng lão, mười đặc tánh bậc trưởng lão (Theradhamma):

1. Kinh nghiệm lâu năm (rattaññū).
2. Có giới hạnh (sīlavā).
3. Là bậc đa văn (bahussuto).
4. Thông thuộc giới bổn (svāgatapāṭimokkho).
5. Thiện xảo việc hòa giải các vụ tranh tụng khởi lên (adhikaraṇasamuppādavūpasamakusalo).
6. Thích cầu pháp (dhammakāmo).
7. Sống tri túc (santuṭṭho).
8. Lịch sự đoan trang (pāsādiko).
9. Chứng đắc thiền định (jhānalābhī).
10. Thành tựu vô lậu tâm giải thoát và tuệ giải thoát ngay trong hiện tại (anāsavacetovimutti-paññāvimutti).

A. V.201

[400] Mười trí lực (dasabalañāṇa), hay thập lực Như lai trí (Tathāgatabāñāṇa):

1. Trí hiểu nguyên lý và phi lý (ṭhānāthāna-ñāṇa), đức Như lai biết rõ qui trình của vạn vật, cái gì có thể xảy ra, cái gì không thể xảy ra.

2. Trí biết quả nghiệp (kammavipākañāṇa), đức Như lai biết rõ các nghiệp thiện và bất thiện sẽ trổ quả hay không trổ quả và trổ như thế nào.

3. Trí biết hành lộ mọi sanh thú (sabbattha-gāminīpaṭipadāñāṇa), đức Như Lai biết rõ pháp hành dẫn đến tái sanh trong mọi cõi vui và cõi khổ, pháp hành đưa đến lợi ích hiện tại lợi ích tương lai và lợi ích tối thượng.

4. Trí biết bản chất dị biệt (nānādhātuñāṇa), đức Như Lai biết rõ bản chất khác biệt của các pháp hành bị thủ và pháp hành bất bị thủ (upādinnaka-saṅkhārā,anupādinnakasaṅkhā), tức là Ngài biết rõ uẩn dị biệt, xứ dị biệt và giới dị biệt.

5. Trí biết khuynh hướng dị biệt (nānādhi-muttikañāṇa), đức Như Lai biết rõ có những chúng sanh khuynh hướng hạ liệt, có những chúng sanh khuynh hướng cao thượng, cả trong quá khứ và trong thời hiện tại.

6. Trí biết thượng hạ căn (indriyaparopariyat-tañāṇa), đức Như lai biết rõ căn cơ của chúng sanh cao thấp, biết rõ sở chấp của chúng sanh, sở hành, sở tiềm miên, lợi căn độn căn, dị giáo, nan giáo, chúng sanh có phiền não hay nhiều phiền não, có khả năng giác ngộ hay không thể giác ngộ.

7. Trí biết sự thể pháp thượng nhân (jhānādi-saṅkilesadiñāṇa), đức Như lai biết rõ sự ô nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất ly của thiền định, của sự giải thoát, của định và nhập định.

8. Trí biết tiền kiếp (pubbenivāsānussatiñāṇa), đức Như Lai có trí về ký ức nhớ lại đa dạng đời sống trước với nét đại cương và chi tiết.

9. Trí biết sự sanh tử (cutūpapātañāna), đức Như lai với thiên nhãn thanh tịnh đã thấy rõ sự sống và sự chết của chúng sanh; chúng sanh này tùy theo hạnh nghiệp như vậy, như vậy, mà đi đ?n chỗ hèn hạ hoặc cao sang, xấu xí hay xinh tốt, lạc hoặc khổ...

10. Trí đoạn tận (āsavakkhayañāṇa), đ?c Như lai tự mình thắng tri vô lậu tâm giải thoát, đoạn tận các lậu hoặc. Ngài biết rõ sự đoạn tận các lậu hoặc như vậy.

M. I.69; A. V.33; Vbh. 336.

[401] Mười giới hạnh, thập giới (dasasīla):

1-6. giống như trong bát giới [344].

7. Kiêng tránh việc múa hát, thổi kèn đờn, xem múa hát, nghe đàn nhạc (naccagītavāditavisū-kadassanā veramaṇī).

8. Kiêng tránh việc trang điểm thoa hương phấn và đeo tràng hoa (mālāgandhavilepanadhāra-namaṇḍanavibhūsanaṭṭhānā veramaṇī).

9. Kiêng tránh việc sử dụng sàng tọa cao rộng (uccāsayanamahāsayanā veramaṇī).

10. Kiêng tránh sự thọ nhận vàng bạc (jāta-rūparajatapaṭiggahaṇā veramaṇī).

Mười điều học này là giới của sadi và sadi nì thọ trì; đối với người cư sĩ tinh cần trong việc tu tập, thọ trì thập giới cũng được.

Kh. I.1.

[402] Mười pháp khó thể nhập (Duppaṭivij-jhadhamma ); đó là mười thánh cư (ariyavāsa):

1. Vị tỳ kheo đoạn trừ năm chi phần (bhik-khu pañcaṅgavippahīno hoti), tức là đoạn tận năm triền cái: dục dục, sân hận, hôn thụy, trạo hối, hoài nghi. Xem [261].

2. Vị tỳ kheo hội đủ sáu chi phần (bhikkhu chaḷaṅgasamannāgato hoti), tức là có chánh niệm tỉnh giác khi thấy sắc, chánh niệm tỉnh giác khi nghe tiếng, chánh niệm tỉnh giác khi ngửi mùi, chánh niệm tỉnh giác khi nếm vị, chánh niệm tỉnh giác khi xúc chạm, chánh niệm tỉnh giác khi suy nghĩ sự kiện (dhamma, cảnh pháp).

3. Vị tỳ kheo giữ gìn một pháp (bhikkhu ekā-rakkho hoti), tức là thành tựu với tâm giữ chánh niệm.

4. Vị tỳ kheo có bốn điểm tựa (bhikkhu catu-rāpasseno hoti), tức là ứng xử theo bốn sự kiện: suy xét thọ dụng, suy xét kham nhẫn, suy xét né tránh, suy xét khử trừ. Xem [149].

5. Vị tỳ kheo loại bỏ giáo điều (bhikkhu pa-nunnapaccekasacco hoti), tức là đối với vị tỳ kheo, tất cả giáo điều thông thường của các sa-môn bà la môn phàm tục đều được loại bỏ, gác bỏ, quăng bỏ, từ bỏ, xả bỏ.

6. Vị tỳ kheo tuyệt vọng (bhikkhu samava-yasaṭṭhesano hoti), tức là đối với vị tỳ kheo, sự ước muốn các dục lạc đã được từ bỏ, sự ước muốn sanh hữu đã được chấm dứt, chỉ có sự mong cầu phạm hạnh đang được toàn tâm.

7. Vị tỳ kheo tư duy không khuấy động (bhik-khu anāvilasaṅkappo hoti), tức là đối với vị tỳ kheo, dục tư duy được đoạn trừ, sân tư duy được đoạn trừ, hại tư duy được đoạn trừ.

8. Vị tỳ kheo thân hành khinh an (bhikkhu passaddhakāyasaṅkhāro hoti), tức là vị tỳ kheo chứng và trú tứ thiền một trạng thái bất khổ bất lạc, xả niệm thanh tịnh.

9. Vị tỳ kheo tâm giải thoát (bhikkhu suvimut-tacitto hoti), tức là đối với vị tỳ kheo, tâm giải thoát khỏi tham, tâm giải thoát khỏi sân, tâm giải thoát khỏi si.

10. Vị tỳ kheo tuệ khéo giải thoát (bhikkhu suvimuttapañño hoti), tức là vị tỳ kheo biết rõ: "ở ta đã được đoạn tận, được cắt tận gốc rễ, không có nữa, không sanh khởi trong tương lai"; biết rõ: "ở ta sân đã được đoạn tận, được cắt tận gốc rễ, không có nữa, không sanh khởi trong tương lai"; biết rõ: "ở ta si đã được đoạn tận, được cắt tận gốc rễ, không có nữa, không sanh khởi trong tương lai".

D. III.269,291.

[403] Mười pháp tạo thành chỗ nương tựa (Nāthakaraṇadhamma):

1. Thọ trì giới luật (sīla), thu thúc trong giới bổn, đầy đủ oai nghi tế hạnh, nuôi mạng thanh tịnh.

2. Ða văn (bāhusacca), học tập và nghe nhiều, thọ trì những gì đã nghe, khéo suy xét ý nghĩa và thể nhập với chánh kiến.

3. Có bạn lành (kalyāṇamittatā), thân cận giao du với các bậc thiện trí thức, bạn tốt.

4. Khéo léo trong phận sự (kiṅkaraṇīyesu dakkhatā), biết cân nhắc hành động cho thành tựu mỹ mãn công việc.

5. Dễ dạy (sovacassatā), biết chịu đựng và khéo chấp nhận lời giáo giới.

6. Thính cầu pháp (dhammakāmatā), hoan hỷ học hỏi, ưa thích luận bàn, vui sống trong pháp và luật.

7. Chuyên cần (viriyārambha), siêng năng tinh tấn đoạn trừ các ác bất thiện pháp và làm tăng trưởng các thiện pháp, kiên trì không thối chuyển.

8. Biết đủ (santuṭṭhī), biết đủ với các vật dụng nhận được bằng sự siêng năng hợp pháp.

9. Chánh niệm (sati), sống không dể duôi quên mình, thành tựu ức niệm trong mọi hành động.

10. Trí tuệ (paññā), khéo quán xét nhân quả, khéo tác ý mọi sự vật, thể nhập và hướng đến con đường đoạn tận khổ đau.

Mười pháp này còn được gọi là pháp đa tác dụng -- bahukāradhamma.

D. III. 266, 290; A. V.23.

[404] Mười pháp cần biến tri (Pariññeyya-dhamma); tức là mười xứ hay nhập (dasa āyata-nāni):

1. Nhãn xứ (cakkhāyatanaṃ).
2. Sắc xứ (rūpāyatanaṃ).
3. Nhĩ xứ (sotāyatanaṃ).
4. Thinh xứ (saddāyatanaṃ).
5. Tỷ xứ (ghānāyatanaṃ).
6. Khí xứ (gandhāyatanaṃ).
7. Thiệt xứ (jivhāyatanaṃ).
8. Vị xứ (rasāyatanaṃ).
9. Thân xứ (kāyāyatanaṃ).
10. Xúc xứ (phoṭṭhabbāyatanaṃ).

Mười xứ này gọi là xứ thô (oḷārikāyatanaṃ), vì đó là 12 sắc pháp thô.

D. III.290.

[405] Mười pháp cần đoạn trừ (pahātabba-dhamma); tức là mười pháp tà tánh (micchatta):

1. Tà kiến (micchādiṭṭhi). xem [25, 92].
2. Tà tư duy (micchāsaṅkappo), tức ba b?t thiện tầm. Xem [69].
3. Tà ngữ (micchāvācā), tức bốn khẩu ác hạnh. Xem [384].
4. Tà nghiệp (micchākammanto). Tức ba thân ác hạnh. Xem [384].
5. Tà mạng (micchā-ājīvo), tức nuôi mạng bằng ác hạnh. Xem [94].
6. Tà tinh tấn (micchāvāyāmo).
7. Tà niệm (micchāsati).
8. Tà định (micchāsamādhi).
9. Tà trí (micchāñāṇa).
10. Tà giải thoát (micchāvimutti), nghĩa là những quan niệm sai về sự giải thoát, nói rõ hơn tức là sự giải thoát do ngộ nhận, không phải giải thoát nhưng cho rằng là giải thoát.

D. III.290; M. I.42; A. V.212.

[406] Mười pháp ba la mật, pháp đáo bỉ ngạn, pháp đưa đến bờ giác (pāramī):

1. Bố thí (dāna), dứt bỏ, xả tài.

2. Trì giới (sīla), giữ thân hành, khẩu hành nghiêm tịnh.

3. Xuất ly (nekkhamma), xuất gia, ly dục.

4. Trí tuệ (paññā), hiểu rõ nhân quả, biết rõ thực tính của mọi sự vật.

5. Tinh tấn (viriya), nỗ lực cố gắng, tiến tới không lui sụt, không bỏ rơi phận sự.

6. Nhẫn nại (khanti), chịu đựng mọi nghịch cảnh, chấp nhận thử thách, không để bất thiện pháp sanh khởi.

7. Chân thật (sacca), có thân hành khẩu hành và ý hành chánh trực, không sai trái.

8. Chí nguyện (adhiṭṭhāna), có sự quyết định, giữ lập trường, quyết theo mục đích.

9. Từ mẫn (mettā) có lòng bác ái, tâm mát mẻ với mọi loài.

10. Hành xả (upekkhā), giữ tâm bình thản, không để tâm dao động vui buồn thương ghét với mọi sự vật ở đời.

Pháp ba-la-mật này là pháp hành của vị bồ tát (Bodhisatta), sự thực hành ba-la-mật có bậc:

a) Ba-la-mật bậc thường (pāramī), bồ tát bậc này khi hành pháp, bất chấp, hy sinh vật ngoại thân như tài sản...

b) Ba-la-mật bậc trung (upapāramī), bồ tát bậc này bất chấp, hy sinh đến cả tứ chi, vật liên quan thân thể như mắt, mũi... để hành pháp.

c) Ba-la-mật bậc thượng (paramatthapāramī) bồ tát bậc này bất chấp, hy sinh cả đến sinh mạng để hành pháp.

Bv. 6

[407] Mười loại sắc khả ái khả ý (piyarūpa-sātarūpa):

1. Lục nội xứ (ajjhattikāyatana). Xem [285].
2. Lục ngoại xứ (bāhirāyatana). Xem [304].
3. Lục thức (viññāna). Xem [306].
4. Lục xúc (samphassa). Xem [313].
5. Lục thọ (vedanā). Xem [308].
6. Lục tưởng (saññā). Xem [312].
7. Lục tư (sañcetanā). Xem [311].
8. Lục ái (taṇhā). Xem [294].
9. Lục tầm (vitakka). Tức là sắc tầm, thinh tầm, khí tầm, vị tầm, xúc tầm và pháp tầm.
10. Lục tứ (vicāra). Tức là sắc tứ, thinh tứ, khí tứ, vị tứ, xúc tứ và pháp tứ.

Nhóm sắc khả ái khả ý (piyarūpasātatūpa), này, là gọi theo chế định chớ không phải là nói đến sắc pháp (rūpadhamma) trong pháp thực tính. Bởi thế, thọ, tưởng, tư v.v... là danh pháp mà vẫn gọi đó là những nhóm sắc khả ái.

D. II.308; M. I.62

[408] Mười phúc hành tông, công hạnh để tạo phước (puññakiriyavatthu):

1. Tạo phước bằng việc bố thí (dānamaya).
2. Tạo phước bằng việc trì giới (sīlamaya).
3. Tạo phước bằng việc tu tiến (bhāvanāmaya).
4. Tạo phước bằng việc cung kính (apacāya-namaya).
5. Tạo phước bằng việc phục vụ (veyyāvacca-maya).
6. Tạo phước bằng việc hồi hướng công đức đến người khác (pattidānamaya).
7. Tạo phước bằng việc tùy hỷ công đức của người khác (pattānumodanāmaya).
8. Tạo phước bằng việc thính pháp (dham-massavanamaya).
9. Tạo phước bằng việc thuyết pháp (dham-madesanāmaya).
10. Tạo phước bằng việc cải chánh kiến thức (diṭṭhujukamma).

Trong chánh tạng, Ngài thuyết phúc hành tông chỉ có 3 điều là bố thí (tạo phước vật), trì giới (tạo phước đức), tu tiến (tạp phước trí). Trong chú giải, thêm 7 điều nữa thành 10 phúc hành tông; ở đây điều cung kính và điều phục vụ, tạo phước đức như điều trì giới; điều hồi hướng công đức và điều tùy hỷ công đức, tạo phước vật như điều bố thí; điều thính pháp và điều thuyết pháp, tạo phước trí cũng như điều tu tiến; Riêng về điều cải chánh kiến thức thì tạo cả ba loại phước vật, phước đức và phước trí. Vì nếu có chánh kiến trong bố thí, trì giới và tu tiến thì mới thanh tịnh và tạo quả lớn.

D.A. III.999; Comp. 146.

[409] Mười pháp đa tác dụng (Bahukāra-dhamma).

Tức là mười pháp tạo thành chỗ nương tựa (nāthakaraṇadhamma). Xem [403].

[410] Mười pháp cần tu tập (Bhāvetabba-dhamma).

Tức là mười biến xứ (kasiṇāyatana):

1. Tưởng tri biến xứ đất, trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng (paṭhavīkasiṇaṃ sañjānāti).

2. Tưởng tri biến xứ nước, trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng (āpokasiṇaṃ sañjānāti.pe.).

3. Tưởng tri biến xứ lửa, trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng (tejokasiṇaṃ sañjānāti.pe.).

4. Tưởng tri biến xứ gió, trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng (vāyokasiṇaṃ sañjānāti.pe.).

5. Tưởng tri biến xứ xanh, trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng (nīlakasiṇaṃ sañjānāti.pe.).

6. Tưởng tri biến xứ vàng, trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng (pītakasiṇaṃ sañjānāti.pe.).

7. Tưởng tri biến xứ đỏ, trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng (lohitakasiṇaṃ sañjānāti.pe.).

8. Tưởng tri biến xứ vàng, trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng (pītakasiṇaṃ sañjānāti.pe.).

9. Tưởng tri biến xứ hư không, trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng (ākāsakasiṇaṃ sañjānāti.pe.).

10. Tưởng tri biến xứ thức, trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng (viññāṇakasiṇaṃ sañjānāti.pe.).

D. III.268,290.

[411] Mười pháp tà tánh (Micchatta). Xem mười pháp cần đoạn trừ [405].

[412] Mười vương pháp, pháp chân chánh của vị vua (Rājadhamma):

1. Bố thí (dāna), có tâm xả tài, giúp đỡ quần chúng.

2. Có giới hạnh (sīla), sống theo thiện hạnh, biết chế ngự điều ác, thu thúc thân khẩu.

3. Xả kỷ (pariccāga), có tâm dứt bỏ tư lợi, biết hy sinh vì lợi ích cho dân chúng.

4. Chánh trực (ajjava), có tâm ngay thẳng, liêm chính, không tham nhũng dân chúng.

5. Nhu hòa (maddava), có sự mềm mỏng hòa nhã, từ tốn trong mọi hành động và lời nói.

6. Khắc chế (tapa),biết chế ngự phiền não bằng sự nỗ lực, khắc phục lỗi lầm, không để tâm bị chi phối bởi những dục vọng thấp hèn.

7. Không thịnh nộ (akkodha), không nói giận trong mọi trường hợp, hành động luôn luôn mát mẻ hiền từ.

8. Không não hại (avihiṃsā), không có tâm tàn ác, áp bức, gia hình, làm cho dân chúng đau khổ.

9. Kham nhẫn (khanti), có sức chịu đựng mọi nghịch cảnh, không thối thất nản lòng dù gặp thất bại.

10. Không sai lệch (avirodhana), nghĩa là giữ đúng pháp, giữ đúng truyền thống tốt đẹp, không làm sai lệch nguyên tắc dù có một lý do nào, hoặc là lời khen chê, hay danh lợi.

J. V.378.

[413] Mười tùy phiền não của thiền quán (vi-passanūpakilesa).

Hành giả thiền tuệ, khi tuệ quán còn yếu có thể bị ngộ nhận chứng đắc đạo quả do mười cảnh pháp phát sanh; mười cảnh pháp ấy là nhân trở ngại để tiến đến những tuệ quán cao, nên mới gọi là tùy phiền não (upakilesa), kỳ thật những pháp này không phải là chi pháp phiền não.

Mười tùy phiền não là:

1. Ánh sáng (obhāsa)
2. Trí linh mẫn (ñāṇa)
3. Phỉ lạc (pīti).
4. Khinh an (passaddhi)
5. An vui (sukha)
6. Thắng tín (adhimokkha), tin mãnh liệt.
7. Cần dõng (paggāha),tinh tấn dũng mãnh.
8. Niệm nhạy bén (upaṭṭhāna)
9. Xả tâm (upekkhā), tâm bình thản tự tại.
10. Vọng móng (nikanti), thỏa mãn với các tùy phiền não khác.

Vism. 633.

[414] Mười pháp thuộc phần thù thắng (Vise-sabhāgiyadhamma).

Xem Mười pháp thiện nghiệp đạo [397]

[415] Mười pháp cần tác chứng (Sacchikā-tabbadhamma).

Xem Mười pháp bậc vô học [390].

[416] Mười pháp tưởng (Saññā) theo kinh gi-rimānanda:

1. Tưởng vô thường đối với ngũ uẩn (anicca-saññā).
2. Tưởng vô ngã đối với các pháp (anatta-saññā).
3. Tưởng bất tịnh trên thân (asubhasaññā).
4. Tưởng nguy hại trên thân (ādīnavasaññā).
5. Tưởng đoạn trừ ba bất thiện tầm và các ác bất thiện pháp (pahānasaññā).
6. Tưởng vô nhiễm là đặc tính thù diệu của Níp-bàn (virāgasaññā).
7. Tưởng đoạn diệt pháp hành là đặc tính thù diệu của Níp-bàn (nirodhasaññā).
8. Tưởng bất lạc thế giới (sabbaloke ana-bhiratasaññā).
9. Tưởng yếm ly trong tất cả hành (sabba-saṅkhāresu aniṭṭhasaññā).
10. Niệm hơi thở (ānāpānasati).

D. III.291; A. V.109.

[417] Mười Diệu pháp hay chánh pháp (saddhamma):

1-9. Chín pháp siêu thế (lokuttadhamma), tức là 4 đạo, 4 quả và Níp-bàn. Xem [377, 205, 196, 36]

10. Pháp học (pariyattidhamma), tất cả lời dạy của Ðức Phật, cần phải học tập.

Saṅgaha. Tīkā.65.

[418] Mười kiết sử (saṃyojana), cũng gọi là pháp triền hay triền phược. Ở đây nói về kiết sử theo kinh tạng:

A. Năm hạ phần kiết sử (orambhāgiya):

1. Thân kiến (sakkāyadiṭṭhi), tức là thấy sai rằng sắc, thọ, tưởng, hành, thức liên hệ bản ngã.
2. Hoài nghi (vicikicchā), ngờ vực ân đức tam bảo, ngờ vực sự hiện hữu tam thế, ngờ vực nguyên lý liên quan tương sinh.
3. Giới cấm thủ (sīlabbataparāmāsa), chấp thủ sai lầm những hình thức tu hành tín ngưỡng.
4. Dục ái (kāmarāga), tham muốn trong năm dục lạc sắc, thinh, hương, vị, xúc.
5. Sân hận (paṭigha), sự phẫn nộ, tức giận, b?c phiền, lo âu.

B. Năm thượng phần kiết sử (uddhambhāgiya)

6. Sắc ái (rūparāga), tham muốn trong cảnh thiền hữu sắc, ái luyến trong cõi sắc giới.
7. Vô sắc ái (arūparāga), tham muốn trong cảnh thiền vô sắc, ái luyến trong cõi vô sắc giới.
8. Ngã mạn (māna), tự cao tự mãn.
9. Phóng dật (uddhacca), tâm phóng túng tán loạn.
10. Vô minh (avijjā), si mê, dốt nát, không hiểu biết pháp đáng hiểu biết.

Mười kiết sử này, trong vài bài kinh có sự khác biệt dùng từ ngữ ở điều 4, điều 5: kāmachanda (tham dục), byāpāda (sân độc). Dù khác từ ngữ nhưng ý nghĩa vẫn giống nhau.

S. V.61; A. V.13; Vbh. 377.

[419] Mười kiết sử, triền, triền phược (Saṃyojana, saññojana). Mười triền này nói theo tạng Vi diệu pháp:

1. Dục ái (kāmarāga).
2. Phẫn nộ (paṭigha).
3. Ngã mạn (māna).
4. Tà kiến (diṭṭhi).
5. Hoài nghi (vicikicchā)
6. Giới cấm thủ (sīlabbataparāmāsa)
7. Hữu ái (bhavarāga)
8. Tật đố (issā).
9. Lận sắt (macchariya).
10. Vô minh (avijjā).

Vbh. 391.

[420] Mười mục đích của việc chế định học giới (sikkhāpadapaññatti-atthavasa).

Ðức Phật chế định giới luật cho chư tăng vì người mục đích:

1. Ðể đem lại tốt đẹp cho tăng chúng (saṅgha-hasuṭṭhutāya).
2. Ðể đem lại an vui cho tăng chúng (saṅgha-haphāsutāya).
3. Ðể răn dạy những người khó dạy (dum-maṅkūmaṃ puggalānaṃ niggahāya).
4. Ðể lạc trú cho những tỳ kheo đức độ (pesa-lānaṃ bhikkhūnaṃ phāsuvihārāya).
5. Ðể chế ngự các lậu hoặc trong hiện tại (diṭṭhadhammikānaṃ āsavānaṃ saṃvarāya).
6. Ðể ngăn ngừa các lậu hoặc trong tương lai (samparāyikānaṃ āsavānaṃ paṭighātāya).
7. Ðể tạo niềm tin cho những người chưa tín ngưỡng (appasannānaṃ pasādāya).
8. Ðể làm tăng thêm niềm tin cho những người đã tin (pasannānaṃ bhiyyobhāvāya).
9. Ðể duy trì chánh pháp (saddhammaṭṭhitiyā).
10. Ðể nâng đỡ luật tạng (vinayānuggahāya).

Vin. III, 20; A. V.70.

[421] Mười pháp thuộc phần hạ liệt (hāna-bhāgiyadhamma).

Tức là mười pháp bất thiện nghiệp đạo. Xem [384].


Ðầu trang | Mục lục |
Một Pháp: 1-11 | Hai Pháp: 12-67 | Ba Pháp: 68-146 | Bốn Pháp: 147-232 | Năm Pháp: 233-284 |
Sáu Pháp: 285-315 | Bảy Pháp: 316-342 | Tám Pháp: 343-364 | Chín Pháp: 365-383 | Mười Pháp: 384-421 |
Trên Mười Pháp: 422-440 | Phụ Lục: 441-442

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Giác Giới và Tỳ kheo Thiện Minh đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 06-2002)


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 03-06-2002