[04]
CHƯƠNG
PHÁP BỐN CHI
-ooOoo-
[147] Bốn pháp thiên vị (agati), sự cư xử thiên
lệch:
1. Thiên vị vì thương (chandāgati)
2. Thiên vị vì ghét (dosāgati)
3. Thiên vị vì dốt nát (mohāgati)
4. Thiên vị vì sợ (bhayāgati)
D. III.182, 228; A. II.18.
[148] Bốn pháp tâm quyết (adhiṭṭhānadham-ma):
1. Trí tuệ (paññā), sự biết rõ nhân quả,
thấu triệt bản thể thật của mọi sự vật. Ðể đạt
được trí tuệ, người cần phải không xao lảng việc sử
dụng trí, "paññaṃ nappamajjeyya".
2. chân thật (sacca), tính thật thà trung thực,
từ lời nói đến chân lý đều thể hiện. Muốn đạt đến
đức tính này phải nên bảo vệ sự thật, "saccaṃ
anurak-kheyya"
3. Xả ly (cāga), tính hào phóng; xả bỏ cố
chấp, cố tật, thói xấu, xả bỏ tư hữu, từ việc xả
bỏ tài vật bố thí cho đến việc xả bỏ phiền não. Muốn
đạt đến đ?c tính này cần phải bồi dưỡng tính hào
phóng, "cāgaṃ anubrūheyya".
4. An tịnh (upasama), sự lắng tâm tịnh lòng,
làm cho tâm vắng lặng phiền não chướng ngại. Ðể đạt
đến trạng thái này cần phải tu tập tịnh chỉ,
"santiṃ sikkheyya".
D. III.229; M. III.243.
[149] Bốn cứ pháp (apassenadhamma), điểm tựa
để tu tập, pháp nương nhờ để hành trì:
1. Có trường hợp suy xét rồi thọ dụng,
(saṅkhāy' ekaṃ paṭiseveti), đó là trường hợp tứ sự
như y phục, vật thực, trú xứ, thuốc trị bệnh, nên thọ
dụng sau khi đã quán tưởng.
2. Có trường hợp suy xét rồi kham nhẫn (saṅkhāy'
ekaṃ adhivāseti), như là cảnh nghịch khổ thọ hay thời
tiết nóng, lạnh... sau khi suy xét hãy kham nhẫn chịu đựng.
3. Có trường hợp suy xét rồi né tránh (saṅkhāy'
ekaṃ parivajjeti), như là nhân gây nguy hại cho thân tâm, chẳng
hạn thú dữ, bạn ác... phải né tránh khi đã suy xét.
4. Có trường hợp suy xét rồi khử trừ (saṅkhāy'
ekaṃ paṭivinodeti), như là điều tội lỗi tức tất cả
điều ác bất thiện pháp đã sanh... phải khử trừ khi đã
suy xét.
Bốn pháp apassena này còn gọi là bốn y chỉ
pháp (upanissaya). Khi quán xét thực hành bốn cứ pháp hay y
chỉ pháp với trí tuệ sẽ là nhân khiến cho các ác bất
thiện pháp chưa sanh sẽ không sanh; đã sanh được đoạn trừ;
và các thiện pháp chưa sanh sẽ sanh khởi; đã sanh được
tăng trư?ng.
Vị tỳ-khưu đầy đủ với bốn cứ pháp và
năm pháp: tín, tàm, úy, cần, tuệ. Ðức Phật gọi là người
y chỉ cụ túc (nissayasampanna).
D. III.224, 270; A. IV.354; A. V.30.
[150] Bốn đọa xứ (apāya), cõi khổ lụy
không có sự tiến hóa:
1. Ðịa ngục (niraya), cõi mất hẳn sự an lạc,
cõi khổ đau nhiệt não.
2. Bàng sanh (tiracchānayoni), cõi của loài si mê u ám.
3. Ngạ quỉ (pittivisaya), cảnh giới của ma đói khát.
4. A-tu-la (asurakāya), loài ma nhát dọa, loài hung hăng tuyệt
vọng.
Xem [204], [434], cõi.
It. 93
[151] Bốn ngõ suy sụp (apāyamukha), cửa ngõ dẫn
đến tán gia bại sản:
1. Mê đàng điếm (itthīdhutta), hay mê gái.
2. Nghiện rượu (surādhutta).
3. Ham cờ bạc (akkhadhutta).
4. Kết bạn xấu (pāpamitta).
Trong điều kiện sinh hoạt đem lại lợi ích
hiện tại (diṭṭhadhammikatthasaṃvattanika), người cư sĩ phải
có nếp sống cân bằng không hoang phí tiêu pha tài sản...
muốn vậy phải tránh xa bốn ngõ suy sụp này.
A. IV.283.
[152] Bốn pháp cần thắng tri
(abhiññeyya-dhamma).
Tức là Bốn thánh đế (ariyasaccāni), xem tiếp
[156].
[153] Bốn bậc A-la-hán (arahanta):
1. A-la-hán can quán (sukkhavipassako).
2. A-la-hán tam minh (tevijjo)
3. A-la-hán lục thông (chaḷabhiññā)
4. A-la-hán đắc đạt thông (paṭisambhidap-patto)
Vism. 710.
[154] Bốn hạng thánh nhân (ariyapuggala):
1. Bậc Dự-lưu (sotāpanna), vị đã chứng quả
Tu-đà- huờn, vị ṅhập vào dòng thánh".
2. Bậc Nhất Lai (sakadāgāmi), vị đã chứng quả Tư-đà-hàm,
vị "trở lại một lần".
3. Bậc Bất Lai (anāgāmī), vị đã chứng quả A-na-hàm, vị
"không trở lại nữa".
4. Bậc Ưng Cúng (arahanta), vị đã chứng quả A-la-hán, vị
"xứng đáng".
Xem thêm [205] Magga; [418] Saṃyojana.
D. I.156.
[155] Bốn truyền thống bậc thánh (ariya-vaṃsa):
1. Tri túc với y phục (cīvarasantosa)
2. Tri túc với vật thực (piṇḍapātasantosa)
3. Tri túc với trú xứ (senāsanasantosa)
4. Vui thích tu tập thiện pháp và đoạn trừ ác pháp (bhāvanāpahānārāmatā).
Trong bốn pháp truyền thống này, đối với các
món vật dụng thì nên tri túc, còn đối với đức tính tu
tập thì không nên biết đủ. Biết đủ trong vật dụng
nghĩa là tiết độ khi thọ dùng, tán thán lợi ích của vật
dụng, không tìm cầu bất chánh, không được cũng không phiền
muộn, khi được rồi thọ dụng không đam mê.
Trong Cūlaniddesa, thì trình bày truyền thống bậc
Thánh của chư Phật Ðộc Giác có khác đôi chút, tức là
điều bốn đổi thành "tri túc với thuốc trị bệnh".
D. III.224; A. III.27; Nd2 107.
[156] Bốn thánh đế (ariyasacca), sự thật cao
quí, chân lý mà bậc Thánh giác ngộ, chân lý mà người thể
nhập sẽ là bậc Thánh:
1. Khổ (dukkha), thực chất bức bách, bức
xúc, khó chịu đựng, mâu thuẫn, khiếm khuyết, bất toại
nguyện, đó là sanh- già -- chết-ghét phải gần, thương
phải xa, cầu mong không được. Tóm lại ngũ thủ uẩn là
khổ.
2. Khổ tập (dukkhasamudaya), thực chất về
nhân sanh khổ, đó là ba ái: dục ái, hữu ái, phi hữu
ái.
3. Khổ diệt (dukkhanirodha), thực chất về sự
diệt khổ, đó là Níp-bàn, một trạng thái dập tắt ái
dục, dứt vô minh, không chấp thủ, vô nhiễm, an tịnh và
giải thoát.
4. Khổ diệt đạo lộ (dukkhanirodhagāminīpaṭipadā),
thực chất về con đường dẫn đến sự diệt khổ, đó
là bát chánh đạo, tóm lại là tam học giới-định-tuệ.
Ðây là con đường trung đạo.
Tứ thánh đế: khổ, tập,
diệt, đạo này, khi Ðức Phật thuyết thành bài pháp, bài
pháp ấy có tên gọi đặc biệt là sāmukakaṃsikādhammadesanā
(như trong A. Atthakathà 23/102/190) có nghĩa là pháp thoại
mà Ðức Phật tuyên thuyết do khả năng tuệ giác ngộ của
chính Ngài, khả năng này không phổ cập mọi người; pháp
thoại này cũng có nghĩa là pháp đỉnh cao, vì khi thuyết tuần
tự pháp (anupubbikathā) như bố thí, trì giới, cõi trời, sự
nguy hiểm của dục lạc, quả báo xuất ly, cuối cùng Ngài
đã thuyết nhấn mạnh đến bốn Thánh đế.
Vin. I.9; S. V.421; Vbh. 99.
[157] Bốn phận sự trong tứ đế (ariyasaccesu
kiccāni), việc cần phải làm đối với tứ thánh đế:
1. Sự biến tri (pariññā), đây là phận sự
đối với khổ đế, khổ thánh đ? cần phải biến tri
(dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyyaṃ), nghĩa là cần phải hiểu
biết như thật rằng thế gian là đau khổ.
2. Sự đoạn trừ (pahāna), đây là phận sự
đối với tập đế, khổ tập thánh đế cần được đoạn
trừ (dukkhasamudayo ariyasaccaṃ pahātabbaṃ), nghĩa là cần
phải đoạn trừ chặt đứt nguồn cội ái dục là nhân
sanh khổ.
3. Sự tác chứng (sacchikiriyā), đây là phận
sự đối với diệt đế, khổ diệt thánh đế cần phải
tác chứng (dukkhanirodho ariyasaccaṃ sacchikātabbaṃ), nghĩa là
cần phải chứng đạt giác ngộ Níp-bàn là pháp diệt khổ.
4. Sự tu tập (bhāvanā), đây là phận sự đối
với đạo đế, khổ diệt đạo lộ cần phải tu tập
(dukkhani-rodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabbaṃ),
nghĩa là cần phải tu tiến bát chánh đạo là con đường
dẫn đến Níp-bàn.
Vin. I.10; S. V.422.
[158] Bốn thiền vô sắc (arūpa, āruppa); một
loại thiền có đề mục vô sắc; cũng là nói đến bốn cảnh
giới phạm thiên vô sắc:
1. Không vô biên xứ (ākāsānañcāyatana) cảnh
giới thiền có đề mục là niệm "hư không vô bờ
mé", người thể nhập thiền này sẽ sanh vào cõi phạm
thiên không vô biên.
2. Thức vô biên xứ (viññānañcāyatana) cảnh
giới thiền có đề mục niệm "tâm thức không bờ
mé", người thể nhập thiền này sẽ sanh vào cõi phạm
thiên Thức vô biên.
3. Vô sở hữu xứ (ākiñcaññāyatana) cảnh
thiền có đề mục niệm là "không có chi cả" người
chứng đạt thiền này sẽ sanh vào cõi phạm thiên vô sở
hữu".
4. Phi tưởng phi phi tưởng (Nevasaññānāsañ-ñāyatana)
cảnh thiền có đề mục niệm là "không phải tưởng
cũng không phải không có tưởng", cũng là một trạng
thái thiền vi tế dường như không có tâm nhưng chẳng phải
là không có tâm; người chứng đạt thiền này sẽ sanh
cõi phi tưởng phi phi tưởng.
D. III.224, IV.227.
[159] Bốn sự vô minh (avijjā), sự si mê dốt
nát:
1. Bất tri khổ (dukkhe aññāṇaṃ).
2. Bất tri khổ tập (dukkhasamudaye aññāṇaṃ)
3. Bất tri khổ diệt (dukkhanirodhe aññāṇaṃ)
4. Bất tri khổ diệt đạo lộ (dukkhanirodhagāmi-niyā paṭipadāya
aññāṇaṃ).
Nói tóm lại vô minh là sự không hiểu thấu tứ
đế.
S. II.4; S. IV.256; Vbh. 135.
[160] Bốn vị thầy, giáo thọ (ācariya):
1. Thầy độ xuất gia (pabbajjācariya) tức là
thầy truyền giới buổi đầu.
2. Thầy tác thành cụ túc giới (upasampadā) tức là thầy
yết-ma tuyên ngôn cho thọ tỳ-kheo.
3. Thầy y chỉ (nissayācariya) tức là vị thầy mà mình nương
nhờ trong thời gian mình còn non kinh nghiệm tu tập.
4. Thầy giáo hóa (uddesācariya, dhammāca-riya), tức là thầy
giảng dạy kiến thức giáo lý.
Có chỗ còn thêm một bậc thầy nữa là Thầy
huấn từ (ovādācariya), tức là người nhắc nhở bảo ban,
khích lệ tinh thần. Nếu thêm vào thì có đến năm bậc thầy.
Vism. 94; Vin. A. V.1085, VII.1397.
[161] Bốn pháp lậu hoặc (āsava), phiền não
ngâm tẩm chúng sanh trong luân hồi; rỉ thấm cấu uế nội
tâm:
1. Dục lậu (kāmāsava)
2. Hữu lậu (bhavāsava)
3. Kiến lậu (diṭṭhāsava)
4. Vô minh lậu (avijjāsava)
Phần lớn trong kinh tạng chỉ trình bày có ba
loại āsava, vì ghép kiến lậu vào chung với hữu lậu (M.A.
1/93).
Vbh. 373.
[162] Bốn loại vật thực (āhāra), pháp làm
duyên nâng đỡ nuôi dưỡng sắc pháp và danh pháp, duy trì
sanh mạng và khiến cho được phát triển, tăng trưởng:
1. Ðoàn Thực (kabaliṅkārāhāra), tức là vật
thực thông thường mà ta ăn, uống, nhai, nếm vào nuôi dưỡng
thân thể. Khi liễu tri đoàn thực cũng sẽ liễu tri tham
phát sanh từ ngũ dục.
2. Xúc thực (phassāhāra), tức là xúc sự hội
họp của nội ngoại xứ và thức -- sẽ làm duyên cho
phát sanh thọ cùng các sở hữu tâm đồng sanh. Khi liễu
tri xúc thực cũng sẽ liễu tri tam thọ.
3. Tư niệm thực (manosañcetanāhāra), tức là
sự cố ý làm duyên của hành động, lời nói, suy nghĩ, mà
được gọi là nghiệp, sẽ làm nhân cho tái tục trong các
hữu. Khi đạt tri được Tư niệm thực cũng sẽ đạt tri
ba Ái.
4. Thức thực (viññāṇāhāra), tức là Thức
làm duyên sanh danh sắc, khi đạt tri thức thực cũng sẽ
đạt tri danh sắc.
D. III.228; M. I.48; S. II.101; Vbh. 401.
[163] Bốn thần túc hay như ý túc (iddhi-pāda),
pháp dẫn đến sự thành tựu, nhân cho kết quả như ý:
1. Hoài bão (chanda), "dục như ý
túc". tức là sự ước muốn, sự mong mỏi, lý tưởng
thuộc thiện tánh.
2. Chuyên cần (viriya), "cần như ý
túc", tức là sự cố gắng, rán sức, siêng năng làm
việc, không nhủn chí, không rời bỏ phận sự.
3. Chủ ý, (citta), "tâm như ý túc", tức
là tâm nhận biết công việc đang làm và làm với sự
chú ý, không tán động.
4. Thẩm sát (vimaṃsā), "Thẩm như ý
túc", tức là trí tuệ sáng suốt, tỉnh giác, hiểu
rõ phương pháp làm.
D. III.221; Vbh. 216.
[164] Bốn pháp thủ (upādāna), sự cố chấp,
phiền não khiến chúng sanh chấp thủ:
1. Dục thủ (kāmupādāna), sự mê luyến ngũ
dục, sự chấp thủ dục lạc.
2. Kiến thủ (diṭṭhupādāna), sự chấp thủ
tà kiến, sự ôm ấp tri kiến sai lầm.
3. Giới cấm thủ (sīlabbatupādāna), sự cố
chấp về giới hạnh sai lạc không chơn chánh, chấp theo
nghi thức tập tục truyền thống...
4. Ngã chấp thủ (attavādupādāna), chấp bản
ngã, chấp ta, chấp rằng sắc là ta, ta là sắc, trong sắc
có ta, trong ta có sắc...
D. III.230; M. I66; Vbh. 375.
[165] Bốn pháp cần sanh khởi (uppāde-tabba):
Ðó là bốn loại trí:
1. Pháp trí (dhammañāṇa), tức là tuệ trong
bốn đạo bốn quả.
2. Tùy hành trí (anvayañāṇa), tức là tuệ hướng
về quá khứ vị lai, biết rõ sự hòa nhập tri kiến ngộ
tứ đế của các vị giải thoát.
3. Tha tâm trí (pariccañāṇa), tức là tuệ hiểu
biết tâm tư của người khác.
4. Ước định trí (sammatiñāṇa), tức là tuệ
thông thường, tuệ ngoài ra ba loại trí.
D. III: Dasuttara sutta.
[166] Bốn bộc lưu (ogha), dòng nước lũ, pháp
phiền não nhận chìm hay cuốn trôi chúng sanh:
1. Dục bộc lưu (kāmogha)
2. Hữu bộc lưu (bhavogha)
3. Kiến bộc lưu (diṭṭhogha)
4. Vô minh bộc lưu (avijjogha)
D. III. 230, 276; S. V.59; Vbh. 374.
[167] Bốn nghiệp phiền não (kammakilesa), hành
động ô nhiễm, việc làm cấu uế:
1. Sát sanh (pāṇātipāta), giết sinh vật.
2. Trộm cắp (adinnādāna), lấy vật chưa cho.
3. Tà dâm (kāmesumicchācāra), dâm dục trái phép.
4. Nói dối (musāvāda), nói không đúng sự thật.
D. III.181.
[168] Bốn gia thịnh pháp (kulaciraṭṭhiti-
dhamma), yếu tố duy trì gia đình thịnh vượng lâu dài:
1. Biết tìm lại cái đã mất (naṭṭhagavesanā)
2. Biết sửa chữa cái đã hư cũ (jiṇṇapaṭisaṅ-kharanā).
3. Biết độ lượng trong việc ăn xài (parimi-tapānabhojanā).
4. Ðặt người đạo đức làm chủ gia đình (adhi-paccasīlavantaṭhapanā).
Ngược lại bốn pháp này, sẽ làm cho gia đình
chóng suy tàn.
A. II.249.
[169] Bốn điều an vui của cư sĩ (gihisukha):
1. An vui vì sở hữu (atthisukha), sự an lạc
do có được tài sản thu hoạch hợp pháp, bằng sự tháo
vát, bằng công sức của mình.
2. An vui vì hưởng thụ (bhogasukha), sự an lạc
khi thọ dụng tài sản của chính mình để nuôi mạng,
nuôi gia đình, làm các công đức...
3. An vui vì không nợ nần (Anaṇasukha), sự
an lạc do tâm thư thái không thiếu nợ ai.
4. An vui vì không tội lỗi (anavajjasukha), sự
an lạc do hành thiện không hành ác, không sợ ai chỉ
trích mình về đạo đức, về hành vi thân khẩu ý.
Trong bốn điều an vui này, điều an vui do không
tội lỗi, là có giá trị cao nhất.
A. II.69.
[170] Bốn pháp người tại gia
(gharāvāsa-dhamma):
1. Chân thật (sacca), tức là nói thật, làm
thật, suy nghĩ thật.
2. Tự hóa (dama), biết dạy tâm, kềm chế
hành động, lời nói và tư tưởng; cải tạo mình cho được
tiến hóa bằng niệm và tuệ.
3. Kham nhẫn (khanti), chịu đựng, kiên quyết
việc làm bằng sự tinh tấn nỗ lực, bất thối với mục
đích.
4. Dứt bỏ (cāga), xả bỏ lòng ích kỷ hẹp
hòi, hằng ban bố cứu giúp người khác, tức là bố thí.
Ðây là bốn pháp đạo đức căn bản của
người tại gia, cũng là pháp hỗ trợ đạo hạnh của người
cư sĩ.
S. I.215; Sn. 189.
[171] Bốn pháp luân xa (cakka), pháp đưa cuộc sống
đến chỗ tiến hóa tươi sáng, ví như bánh xe đưa chiếc
xe đi đến mục đích:
1. Cư trú xứ thích đáng (paṭirūpadesavāsa)
2. Thân cận bậc chân nhân (sappurisūpassaya)
3. Tự lập trường chân chánh (attasammāpanidhi).
4. Ðã từng làm thiện phước (pubbekatapuññatā).
A. II.32; D. III.276.
[172] Bốn phận sự của vị chuyển luân vương
(cakkavattivatta):
1. Lấy pháp làm trọng điểm
(dhammādhipa-teyya), tức là lấy pháp làm căn bản, lấy pháp
làm hướng đạo; tôn trọng pháp, cúng dường và hộ trì
pháp; hết lòng quan tâm chăm sóc và cư xử thích hợp đối
với những người trong hoàng cung, đối với quân lính, đối
với hoàng tộc, đối với tùy tùng, đối với các
Bà-la-môn gia chủ, đối với các Sa-môn; đối với dân
chúng và đối với các loài thú cần được bảo vệ.
2. Ngăn không cho làm điều phi pháp trong toàn
quốc độ (mā adhammakāra).
3. Hằng bố thí chẩn bần (dhanānuppadāna),
san sẻ tài sản giúp cho những người nghèo trong lãnh thổ,
để không có người đói nghèo.
4. Hằng học hỏi với các bậc Sa-môn,
Bà-la- môn (samaṇabrahmaṇaparipucchā), hằng tới thăm viếng
các bậc tu hành chân chính đức hạnh để học hỏi điều
nên thực hành và điều không nên thực hành, điều nào
an lạc và điều nào dẫn đến đau khổ... và luôn luôn tịnh
tín hộ độ cho các vị ấy.
Nhóm chi pháp này xuất xứ trong kinh chuyển
luân vương (cakkavattisutta), theo chánh tạng chỉ có 4 chi phần
và các tiểu mục, nhưng trong chú giải của kinh này (DA.3/46),
đã trình bày như sau:
1. Antojanasmiṃ balakāyasmiṃ, quan tâm giúp đỡ
người nội cung và quân đội.
2. Khattiyesu, quan tâm giúp đỡ các tiểu vương quốc.
3. Anuyantesu, quan tâm giúp đỡ các hoàng thân và tùy tùng.
4. Brahmaṇagahapatikesu, bảo vệ các gia chủ Bà la môn.
5. Negamajānapadesu, bảo vệ toàn thể dân chúng các quốc
độ.
6. Samaṇabrahmaṇesu, bảo vệ các sa môn bà la môn.
7. Migapakkhīsu, bảo v? mọi loài cầm thú.
8. Adhammakārapaṭikkhepo, ngăn chặn không cho các hành động
phi pháp phát khởi.
9. Adhanānaṃ dhanānuppadānaṃ, cứu tế chẩn bần những
người nghèo khổ.
10. Samaṇabrahmaṇe upasaṅkamitvā pañha-pucchanaṃ, lui tới
viếng thăm và học hỏi ở các Sa môn bà la môn chân
chính.
11. Adhammarāgassa pahānaṃ, đoạn trừ ái tham phi pháp.
12. Visamalobhassa pahānaṃ, đoạn trừ những ham muốn bất
chính.
Xem thêm [411]: Rājadhamma.
D. III. 61.
[173] Bốn loại tháp thờ (cetiya):
1. Xá lợi tháp (dhātucetiya) tháp thờ xương
cốt của Ðức Phật.
2. Vật dụng tháp (paribhogacetiya), tháp thờ
các di vật mà Ðức Phật thường dùng như, y, bát, tọa cụ...
hoặc vật có liên hệ đến Ngài như cây bồ đề, bốn
chỗ động tâm.
3. Giáo lý tháp (dhammacetiya), tức là tháp
tôn thờ kinh điển có ghi Phật ngôn.
4. Tượng tháp (uddesikacetiya), nơi tôn trí tượng
hay ảnh Phật.
Kh. A.222; J. IV.228.
[174] Bốn bậc thiền (jhāna), chỉ nói đến
thiền sắc giới (rūpajhāna):
1. Sơ thiền (paṭhamajhāna), thiền có năm chi
là tầm, tứ, hỷ, lạc và định.
2. Nhị thiền (dutiyajhāna), thiền có ba chi là hỷ, lạc
và định.
3. Tam thiền (tatiyajhāna), thiền có hai chi là lạc và định.
4. Tứ thiền (catutthajhāna), thiền có hai chi là xả và định.
Theo Abhidhamma, phân định thiền sắc này thành
năm bậc thiền (jhānapañcaka). Ở đây Nhị thiền có bốn
chi: tứ, hỷ, lạc và định; tam thiền có ba chi: hỷ, lạc
và định; tứ thiền có hai chi là lạc và định; ngũ thiền
(pañcamajhāna) có 2 chi là xả và định.
M. I.40.
[175] Bốn hạng người đáng được lập tháp
thờ (thūpārahapuggala):
1. Ðức Như Lai A-la-hán Chánh Ðẳng Giác
(Tathāgata arahanta sammāsambuddhassa).
2. Ðức Ðộc-giác (paccekabuddha)
3. Bậc A-la-hán Thinh Văn (Tathāgatasāvaka)
4. Vị Chuyển Luân Vương (cakkavatti)
Vì những bậc này có đức hạnh đặc biệt,
thanh tịnh, nên xứng đáng được t?o tháp thờ.
S. II.142
[176] Bốn sự thanh tịnh cúng dường (dakkhi-ṇāvisuddhi):
1. Một sự cúng dường, thanh tịnh ở người
cho nhưng không thanh tịnh ở người nhận; tức là người
cho có giới có thiện pháp nhưng người nhận ác giới ác
hạnh.
2. Một sự cúng dường, không thanh tịnh ở
người cho nhưng thanh tịnh ở người nhận, nghĩa là người
cho là ác giới ác hạnh nhưng người nhận có giới có
thiện pháp.
3. Một sự cúng dường, không thanh tịnh cả
người cho lẫn người nhận, nghĩa là cả hai đều ác giới
ác hạnh.
4. Một sự cúng dường, thanh tịnh cả người
cho lẫn người nhận, nghĩa là cả hai đều có giới có
pháp thiện.
D. III. 231; M. III. 256; A. II. 80; Kvu. 557
[177] Bốn pháp dẫn đến lợi ích hiện tại
(diṭ-ṭhadhammikatthasaṃvattanikadhamma), pháp thực hành để
có lợi ích ngay hiện tại:
1. Ðầy đủ sự nỗ lực (uṭṭhānasampadā),
tức là tinh tấn tháo vát trong việc sinh kế chân chính,
thông thạo phương pháp làm việc có hiệu quả cao.
2. Ðầy đủ sự bảo quản (ārakkhasampadā),
tức là biết gìn giữ tài sản và sản phẩm đã tạo ra
không để bị phá hủy mất mát.
3. Chơi bạn tốt (kalyānamittatā), tức là chọn
lựa bạn hiền, bạn tốt mà giao du thân cận.
4. Sống cuộc sống thăng bằng (samajīvitā),
tức là biết sử dụng thích đáng với tài sản để nuôi
mạng, sống chừng mực không bón rít keo kiết cũng không
phung phí tiêu xa.
A. IV.281.
[178] Bốn pháp khó thể nhập (duppaṭivijjha-dhamma):
Bốn pháp khó thể nhập là 4 loại định
(sa-mādhi):
1. Thối phần định (hānabhāgiyasamādhi) tức
là Ðịnh của người đắc sơ thiền mà bị chi phối bởi
tác ý tưởng câu hành dục (luyến chấp).
2. Trụ phần định (ṭhitibhāgiyasamādhi) tức
là Ðịnh trong sơ thiền khi đang trú niệm đề mục.
3. Thắng phần định (visesabhāgiyasamādhi) tức
là Ðịnh có tác ý tưởng vô tầm, hay định trong nhị
thiền trở lên.
4. Quyết trạch phần định
(nibbedhabhāgiya-samādhi), tức là Ðịnh sanh chung tuệ quán,
có mãnh lực thấu triệt danh sắc, diệt trừ phiền não.
D. III: Dasuttara sutta.
[179] Bốn cách thuyết giáo lý của Ðức Phật
(Desanāvidhī):
1. Giải thích (sandassanā), trình bày cho thấy
rõ, tức là Ðức Phật khi thuyết pháp cho người nghe, Ngài
đều giải thích và phân tích nhân quả rõ ràng để người
nghe thấy rõ hiểu rõ pháp.
2. Thuyết phục (samādapanā), dẫn cho người
tâm phục, tức là Ðức Phật thuyết hợp lý khiến cho người
nghe thấy rõ giá trị pháp phải thực hành và họ tín thọ
lời Ngài.
3. Sách tấn (samuttejanā), cổ vũ tinh thần tu
tập, khiến cho khởi nhiệt tâm tinh cần quyết định thực
hành pháp.
4. Khích lệ (sampahaṃsanā), làm cho tâm hân
hoan, phấn khích tinh thần.
Trong chú giải, giải thích thêm rằng: chi thứ
nhất giúp cởi bỏ si mê; chi thứ hai giúp bỏ tâm dể
duôi; chi thứ ba giúp bỏ sự lười biếng; chi thứ tư giúp
thành tựu việc thực hành pháp.
D. I.126; D. A. II.473; Ud. A. 242, 361, 384
[180] Bốn sự hành trì pháp (dhammasa-mādāna), hành
động và hiệu quả, nguyên nhân và hậu quả:
1. Pháp hành trì hiện tại khổ tương lai quả
khổ,(dhammasamādānaṃ paccuppannadukkhañc' eva āyatiñca
dukkhavipākaṃ), như việc thực hành khổ hạnh của các du
sĩ ngoại đạo hoặc những người sống ác giới, tạo
ác pháp ác hạnh.
2. Pháp hành trì hiện tại lạc tương lai quả
khổ, (dhammasamādānaṃ paccuppannasukhaṃ āyatiṃ
sukkhavipākaṃ), như những người đang sống lợi dưỡng,
trụy lạc, sống vô tàm vô quý, tham lợi trước mắt.
3. Pháp hành trì hiện tại khổ tương lai quả
lạc (dhammasamādānaṃ paccuppannadukkhaṃ āyatiṃ sukhavipākaṃ),
như những người nghèo khổ, làm công, làm nghề kiếm sống
mặc dù vất vả nhưng họ có niềm tin, biết bố thí giữ
giới làm lành; hoặc như các bậc xuất gia trì hạnh đầu
đà, nhưng vị ấy nhiệt tâm nỗ lực đào thải phiền
não ác pháp.
4. Pháp hành trì hiện tại lạc tương lai quả
lạc (dhammasamādānaṃ paccuppannasukhañceva āya-tiñca sukhavipākaṃ),
như người hữu phúc sanh ra và lớn lên sống trong đầy
đủ vật chất, họ lại hiền thiện, biết bố thí, có
trì giới, tạo thiện nghiệp, tránh ác nghiệp.
D. III.229; M. I.305, 316.
[181] Bốn yếu tố vật chất (dhātu) nguyên chất
cấu tạo sắc pháp, là pháp tự nhiên không ai tạo tác, vô
ngã, vô mạng quyền:
1. Ðịa giới (paṭhavīdhātu): nguyên tố đất.
2. Thủy giới (āpodhātu): nguyên tố nước.
3. Hỏa giới (tejodhātu): nguyên tố lửa.
4. Phong giới (vāyodhātu): nguyên tố gió.
Bốn giới này còn gọi là sắc đại hiển.
xem Mahābhūta [208]
[182] Bốn giới nghiệp xứ (dhātukammaṭ-ṭhāna),
nghiệp xứ lấy bốn chất làm cảnh, tức là xác định bộ
phận thân thể theo bốn nguyên chất:
1. Ðịa giới (paṭhavīdhātu), tức là xác định
thân theo nguyên tố đất, chất thô cứng, thuôc nội phần
hay ngoại thân, như xác định cái gì là tóc, lông, móng,
răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, phổi, lá
lách, ruột già, ruột non, vật thực mới, vật thực cũ
trong thân, đó là chất đất.
2. Thủy giới (āpodhātu), tức là xác định
thân theo nguyên tố nước, chất thấm ướt, thuộc nội
phần hay nội thân, như phân định chất lỏng mật, đàm,
mủ, máu, mồ hôi, nước mắt, nước mũi, nước miếng, mỡ,
dầu da, nước tiểu, đó là chất nước.
3. Hỏa giới (tejodhātu), tức là xác định
thân theo nguyên tố lửa, thuộc nội phần hay nội thân,
chất nóng ấm như thân nhiệt, lửa đốt tế bào, lửa
tiêu hóa vật thực... đó là chất lửa.
4. Phong giới (vāyodhātu), tức là xác định
nguyên tố gió trong thân, tính chất lay động, căng phồng;
xác định gió trong thân như là hơi thở, gió thổi lên (ợ
hơi), gió thổi xuống (hạ phong), gió trong ruột, gió trong
bụng... đó là chất gió.
Bốn giới nghiệp xứ đây là đề mục thiền,
một phần của thân quán nghiệp xứ, còn gọi Dhātumana-sikāra
và catudhātuvavaṭṭhāna. khi suy xét bốn giới bằng chánh
niệm tỉnh giác thì nhận hiểu được thân này chỉ là
thân tứ đại, không phải chúng sanh, người, thú hoặc ta
hay của ta gì cả.
D. II.294; M. I.185; M. III.240; Vism. 347.
[183] Bốn dấu ấn, hiện tượng (nimitta), điều
mà đức Bồ tát sau khi mục kích đã động tâm chán đời
và bỏ hoàng cung đi xuất gia:
1. Người già (jiṇṇa)
2. Người bệnh (byādhi)
3. Người chết (kālakata)
4. Vị tu sĩ (pabbajita)
Ba hiện tướng đầu là ba Thiên sứ (devadūta)
đó là dấu hiệu thức tỉnh cho thấy sự khổ cuộc đời
và chán nản; tướng thứ tư không phải là thiên sứ báo
khổ mà là dấu hiệu cho biết có con đường thoát khổ.
D. II.22; Bv. XVII.14.
[184] Bốn món vật dụng (paccaya), món nhu cầu
của đời sống, nhu yếu phẩm căn bản.
1. Y phục (cīvara)
2. Vật thực (piṇḍapāta)
3. Trú xứ (senāsana)
4. Thuốc trị bệnh (bhesajja hay
gilānapaccaya-bhesajjaparikkhāra).
Bốn vật dụng này đối với bậc xuất gia
được qui định là tứ y pháp (nissaya) như sau:
a. Y phấn tảo (paṃsukūlacīvara), y được
may bằng những miếng vải quăng bỏ.
b. Vật thực hành khất (piṇḍiyālopabhojana) vật thực tìm
được do sức mạnh đôi chân, khất thực.
c. Trú xứ cội cây (rukkhamūlasenāsana), trú ở ngoài gốc
cây.
d. Thuốc nước tiểu (pūtimuttabhesajja), uống nước đái
bò để trị bệnh thôi.
Ngoài bốn điều này, Ðức Phật cũng cho phép
dùng lợi lộc ngoại lệ (atirekalābha).
Vin. I.58.
[185] Bốn lối hành đạo (paṭipadā), sự tu hành
để đạt đến giải thoát:
1. Hành nan đắc trì (dukkhā paṭipadā
dandhā-bhiññā), có hạng thực hành khó khăn kh? sở, do
nhiều tham sân si nên thường cảm thọ khổ hoặc phải tu
tiến với đề mục bất mỹ, và vi ấy cũng đắc chứng
chậm trễ do ngũ quyền yếu, như trường hợp Ngài Cakkhupāla.
2. Hành nan đắc cấp (dukkhā paṭipadā
khip-pābhiññā), là hạng thực hành khó khăn nhưng đắc
chứng mau, do vị ấy nhiều tham sân si nên thường bị khổ
thọ hoặc tu tiến đề mục bất mỹ, nhưng vị ấy có ngũ
quyền mạnh nên mau chứng đắc, điển hình như Ngài
Moggallāna.
3. Hành dị đắc trì (sukhā paṭipadā
dandhābhiñ-ñā), là hạng thực hành dễ dàng thoải mái nhưng
đắc chứng chậm, bởi vị ấy ít tham sân si nên ít thọ
khổ hoặc đã có sẵn thiền định, nhưng vì ngũ quyền yếu
nên đắc quả chậm.
4. Hành dị đắc cấp (sukhā paṭipadā
khippā-bhiññā), là hạng thực hành dễ dàng thoải mái
và đắc quả cũng mau, bởi vị ấy ít tham sân si nên ít
thọ khổ hoặc đã có sẵn thiền chứng, đồng thời vị
ấy được ngũ quyền mạnh nên mau đắc, điển hình như
Ngài Sārīputta.
A. II.149-154.
[186] Bốn tuệ đạt thông (paṭisambhidā), còn
gọi là tứ tuệ phân tích:
1. Nghĩa đạt thông (atthapaṭisambhidā), tuệ
thấu rõ nghĩa lý; có khả năng phân giải chi tiết những
điều được nói tóm tắt; chỉ thấy nhân cũng có thể
biết được quả.
2. Pháp đạt thông (dhammapaṭisambhidā), tuệ
thấu rõ nguyên lý; có khả năng lập thành chủ đề các
ý nghĩa chi tiết; chỉ thấy quả cũng có thể tìm được
nhân.
3. Ngữ đạt thông (niruttipaṭisambhidā), tuệ
ứng dụng ngôn ngữ, hiểu biết từ ngữ và thành ngữ,
có khả năng dùng ngôn ngữ diễn đạt vấn đề cho người
khác hiểu theo.
4. Biện đạt thông (paṭibhānapaṭisambhidā),
tuệ ứng đối, tài xử trí, nhạy bén trong việc đối đáp
và lập luận.
A. II.160; Ps. I. 119; Vbh. 294.
[187] Bốn sự tinh cần (padhāna):
1. Thận cần (saṃvarapadhāna), sự tinh cần
thận trọng hay phòng hộ thu thúc ngăn chận các ác bất
thiện pháp chưa có không cho sanh khởi.
2. Trừ cần (pahānapadhāna), sự tinh cần đoạn
trừ các ác bất thiện pháp đã sanh khởi.
3. Tu cần (bhāvanāpadhāna), sự tinh cần tu tiến
hay tinh cần làm cho phát sanh thiện pháp chưa có cho sanh khởi.
4. Bảo cần (anurakkhanāpadhāna), sự tinh cần
bảo vệ hay là tinh cần gìn giữ thiện pháp đã sanh cho
được tồn tại và tăng trưởng.
Bốn pháp tinh cần này còn gọi là chánh cần
sammappadhāna.
A. II.74, 16, 15.
[188] Bốn phương diện lượng xét (pamāṇika
hay pamāṇa); người lượng xét để tịnh tín:
1. Lượng xét theo sắc tướng (rūpapamāṇa),
là người xét hình dáng bên ngoài của người khác mà
hoan hỷ tịnh tín theo.
2. Lượng xét theo âm thinh (ghosapāmāṇa), là
người khi nghe người khác được tán thán hoặc nghe người
ấy nói lời thanh tao dịu ngọt nên hoan hỷ tịnh tín
theo.
3. Lượng xét theo vẻ bần hàn (lūkhapamāṇa),
là người khi thấy người khác sống khắc khổ, bần
hàn, rách rưới, bẩn thỉu thì có thiện cảm, hoan hỷ tịnh
tín theo.
4. Lượng xét theo pháp (dhammapamāṇa) là khi
hiểu được người khác có hạnh kiểm tốt, thực hành
chơn chánh, hay đã thành tựu giới định tuệ, thì có
tâm hoan hỷ tịnh tín theo.
A. II.71; Pug. 7, 53; Dh. A. 114; Sn. A. 242
[189] Bốn loại pháp siêu lý hay chân đế
(pa-ramatthadhamma):
1. Tâm (citta), pháp thực tính có trạng thái
biết cảnh, nhận thức đối tượng.
2. Sở hữu tâm (cetasika), pháp thực tính là
thành phần liên hệ tương ưng với tâm, cấu tạo tâm.
3. Sắc pháp (rūpa), pháp thực tính thuộc vật
chất vô tri giác.
4. Níp-bàn (Nibbāna), pháp thực tính có trạng
thái vắng lặng tịch tịnh, tình trạng chấm dứt phiền
não và đau khổ.
Xem chi tiết bốn loại này ở [439] tâm, [438] sở
hữu tâm, [433] sắc pháp, [36] Níp-bàn.
Comp. 81.
[190] Bốn pháp cần biến tri
(pariññeyya-dhamma).
Tức là Tứ thực, bốn loại vật thực (āhāra).
Xem [162]
D. III: Dasuttara sutta.
[191] Bốn hội chúng Phật giáo (parisā), đoàn
thể tín đồ của Ðức Phật:
1. Hội chúng tỳ khưu (bhikkhuparisā)
2. Hội chúng tỳ khưu ni (bhikkhunīparisā)
3. Hội chúng cận sự nam (upāsakaparisā)
4. Hội chúng cận sự nữ (upāsikāparisā)
A. II.132.
[192] Bốn hội chúng (parisā) ngoài xã hội, cộng
đồng giai cấp:
1. Hội chúng sát-đế-lỵ hay quí tộc
(khattiyaparisā).
2. Hội chúng bà-la-môn hay tôn giáo (brāhma-ṇaparisā).
3. Hội chúng gia chủ (gahapatiparisā).
4. Hội chúng Sa-môn (samaṇaparisā).
A. II.32.
[193] Bốn pháp cần đoạn trừ
(pahātabba-dhamma).
Ở đây nói đến Bốn bộc lưu (ogha), xem
[166].
D. III: Dasuttara sutta.
[194] Bốn thanh tịnh giới (pārisuddhisīla):
1. Biệt giải thoát thu thúc giới (pātimokkha-saṃvarasīla),
giới thu thúc trong ba-la-đề-mộc-xoa, nghiêm trì các điều
học đã được chế định, không vi phạm điều ngăn cấm,
chỉ làm theo điều được cho phép.
2. Lục căn thu thúc giới (Indriyasaṃvarasīla),
giới phòng hộ môn quyền, không cho bất thiện pháp xâm
nhập chi phối theo nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý.
3. Dưỡng mạng thanh tịnh giới
(ājīvapārisud-dhisīla), giới nuôi mạng trong sạch chân
chánh, không nuôi sống bằng hành động phi pháp.
4. Liên hệ vật dụng giới (paccayasannissita-sīla),
giới quán tưởng tứ vật dụng khi thọ dùng, quán tưởng
theo tính chất công dụng nhu cầu, để ngăn chận ái tham
phát sanh.
Vism. 16; Comp. 212.
[195] Bốn hạng người (puggala) theo trình độ:
1. Lược khai tri giả (ugghaṭitaññū), người
có trình độ cấp trí, chỉ nói sơ lược là hiểu, vừa
nghe nêu đầu đề đã biết rõ.
2. Quảng diễn tri giả (vipacitaññū), người
có trình độ tương đối bén nhạy, khi được giảng giải
rộng, nói chi tiết đề tài mới hiểu thông.
3. Sơ dẫn đạo giả (neyya), người phải
được dẫn dắt hành đạo từng bước sơ cơ tiến lên mới
giác ngộ được.
4. Văn cú tối vi giả (padaparama), người thiếu
cơ trí giác ngộ trong hiện kiếp, quá lắm là biết được
chữ.
A. II.135; Pug. 41; Netti 7, 125.
[196] Bốn bậc quả (phala), quả sanh tiếp nối
tâm đạo (magga), quả siêu thế, quả tự sanh khởi sau khi
đoạn tuyệt phiền não bằng mãnh lực tâm Ðạo:
1. Quả Dự Lưu (sotāpattiphala), tâm quả sanh
do mãnh lực sát trừ phiền não của tâm sơ đạo.
2. Quả Nhất Lai (sakadāgāmiphala), tâm quả
sanh khởi do mãnh lực sát trừ phiền não của tâm nhị đạo.
3. Quả Bất Lai (anāgāmiphala), tâm quả sanh
khởi do mãnh lực sát trừ phiền não của tâm tam đ?o.
4. Quả Ứng Cúng (arahattaphala), tâm quả phát
sanh do mãnh lực sát trừ phiền não của tâm tứ đạo.
Bốn quả này còn được gọi là Sa môn quả,
(sāmaññaphala), nghĩa là quả vị của bậc Sa môn, quả của
việc thực hành Sa môn pháp.
D. III.227; Vbh. 335.
[197] Bốn sức mạnh (bala), sức mạnh làm cho
cuộc sống được tiến hành vững chắc, không bị kinh động
lo sợ:
1. Sức mạnh trí tuệ (paññābala), có khả năng
hiểu biết mọi việc, thông suốt cách ứng xử và tu tập.
2. Sức mạnh tinh cần (viriyabala), khả năng
do nỗ lực c? gắng, không thối thất trước mọi việc,
không bỏ rơi phận sự.
3. Sức mạnh vô tội (anavajjabala), có năng lực
do tâm thanh tịnh, không lỗi lầm khuyết điểm, tức là
có thân khẩu ý hành động vô tội.
4. Sức mạnh nhiếp pháp (saṅgahabala), sức mạnh
do sống với bốn đức thu phục nhân tâm là bố thí, ái
ngữ, lợi hành và bình đẳng.
Bốn sức mạnh này là pháp bảo hộ cuộc sống,
người thực hành đầy đủ 4 lực này sẽ bảo đảm cuộc
sống được an lạc và thoát khỏi 5 sự sợ hãi là lo sợ
việc sinh kế (ājīvitabhaya), lo sợ tiếng tai (asiloka-bhaya),
lo sợ vì ngượng ngùng giữa hội chúng (pari-sāsārajjabhaya),
lo sợ sự chết (maraṇabhaya), lo sợ sanh khổ cảnh.
A. IV.363.
[198] Bốn pháp đa tác dụng (bahukāradham-ma):
Tức là Bốn pháp luân xa (cakka), xem [171].
[199] Bốn pháp phạm trú (brahmavihāra), pháp an
trú cao thượng; pháp trú của phạm thiên, pháp tánh phạm
thiên, pháp tác thành phạm thiên:
1. Từ tâm (mettā), tâm mát mẻ vô sân với mọi
loài, tâm mong cầu hạnh phúc an vui cho mọi loài chúng
sanh.
2. Bi tâm (karuṇā), lòng bi mẫn, lòng thương
chúng sanh bị đau khổ, tâm hướng giải tỏa sự khổ
đau của chúng sanh mọi loài.
3. Hỷ tâm (muditā), lòng hoan hỷ với chúng
sanh, vui thấy chúng sanh được hạnh phúc và hằng mong cho
chúng sanh an lạc như vậy mãi.
4. Xả tâm (upekkhā), tâm hành xả, tâm không
vui không buồn trước sự thạnh suy của chúng sanh vì thấy
rằng mỗi chúng sanh đều có nghiệp riêng, luôn giữ tâm
tự tại không bị chi phối bởi những tình trạng của
chúng sanh.
Bốn phạm trú này còn gọi là bốn vô lượng
tâm (appamaññā), vì tâm trải khắp chúng sanh, không hạn lượng
không phân biệt kỳ thị.
D. II.196; D. III.220; Dhs. 262; Vism. 320.
[200] Bốn nổi sợ hãi (bhaya), sự sợ hãi của
người lội nước được tỷ dụ như nổi sợ hãi của người
mới xuất gia:
1. Sợ sóng to (ūmibhaya), tỷ dụ vị tân sư
không kham nổi lời quở trách rồi khởi tâm phẫn nộ bất
mãn.
2. Sợ cá sấu (kumbhīlabhaya), tỷ dụ vị tân
sư sợ đói ăn, không kham nổi thiếu thốn.
3. Sợ nước xoáy (āvaṭabhaya), tỷ dụ vị
tân sư không chịu nỗi phiền não dục, bị chi phối bởi
ngũ trần.
4. Sợ cá mập (susukābhaya), tỷ dụ vị tân
sư không kham nổi sự quyến rũ của phụ nữ.
M. I.460; A. II.123.
[201] Bốn sưï tu tập (bhāvanā), tu tiến, phát
triển:
1. Tu thân (kāyabhāvanā), sự tu tập thân
hành cho tốt đẹp, giữ gìn oai nghi tế hạnh, cử chỉ
đoan trang, có thể khiến cho thiện pháp phát sanh, bất thiện
pháp được đoạn trừ.
2. Tu giới (sīlabhāvanā) việc tu tập về giới
luật, thu thúc trong giới bổn, không vi phạm giới đã
được chế định và mình đã thọ trì.
3. Tu tâm (cittabhāvanā), việc tu tập nội tâm,
luyện tâm có nội lực, phát triển tâm được tốt đẹp
bằng cách an trú từ, bi, tinh tấn nhẫn nại.
4. Tu tuệ (paññābhāvanā), việc tu tiến trí
tuệ, phát triển trí tuệ cho được sáng suốt thể nhập
các pháp thật tướng, thấy biết rõ nhân quả, làm cho
tâm thanh tịnh và thoát khỏi phiền não, thông đạt các vấn
đề chánh pháp.
Ðức Phật dạy rằng người nào khéo tu tập
bốn pháp tu tập này được trọn vẹn sẽ chứng A-la-hán.
A. III.106.
[202] Bốn pháp cần tu tập (bhāvetabba-dhamma):
Tức là bốn niệm xứ (satipaṭṭhāna), xem
[222].
[203] Bốn giới vức hay lãnh vực (bhūmi), nói
đến phạm vi cuộc sống:
1. Lãnh vực dục giới (kāmāvacarabhūmi) gồm
các cõi dục và sắc pháp cùng tâm biết cảnh dục.
2. Lãnh vực sắc giới (rūpāvacarabhūmi) gồm
các cõi sắc và tâm thiền hữu sắc.
3. Lãnh vực vô sắc giới (arūpāvacarabhūmi)
gồm các cõi vô sắc và tâm thiền vô sắc.
4. Lãnh vực siêu thế (lokuttarabhūmi) gồm các
tâm đạo và quả, cùng cảnh Níp-bàn. Pháp siêu thế còn
gọi là phi hệ thuộc (apariyapannabhūmi).
Ps. I.83.
[204] Bốn cõi sống (bhūmi), cõi chúng sanh nương
gá:
1. Cõi đọa (apāyabhūmi), tức là cõi sống của
những chúng sanh bị quả ác nghiệp, các cõi này là cảnh
sống cùng cực khổ não không tiến hóa.
2. Cõi vui dục (kāmasugatibhūmi), là cõi của
chư thiên và nhân loại, cõi này là chỗ nương sanh của
người tạo thiện nghiệp như bố thí, trì giới, tu tiến,
cung kính v.v.. chúng sanh cõi này hằng vui hưởng dục lạc.
3. Cõi sắc giới (rūpāvacarabhūmi), là cõi của
các vị Phạm thiên, bậc đã đắc thiền hữu sắc; cõi
này chúng sanh an lạc do năng lực phỉ lạc của thiền sắc
giới.
4. Cõi vô sắc giới (arūpāvacarabhūmi), là
cõi của các vị phạm thiên, bậc đã đắc thiền vô sắc;
cõi này chúng sanh cũng sống an vui bằng sự thanh tịnh của
thiền vô sắc; nhưng cõi này chúng sanh không có sắc uẩn
chỉ có tứ danh uẩn.
Xem thêm phần trình bày 31 cõi [434].
Comp. 137
[205] Bốn đạo (magga), tâm đạo tác chứng
Níp-bàn, trí đoạn trừ triền phược:
1. Ðạo Dự Lưu (sotāpattimagga), tức là sơ
đạo, đạo trí thể nhập Níp-bàn lần đầu tiên, là
nhân đoạn trừ 3 triền phược là thân kiến, hoài nghi,
giới cấm thủ; đạo này tác thành vị Dự Lưu.
2. Ðạo Nhất Lai (sakadāgāmimagga), tức là nhị
đạo, đạo trí thể nhập Níp-bàn lần thứ hai, là nhân
giảm trừ 2 triền phược kế là dục ái và sân; Ðạo
này tác thành vị thánh Nhất lai.
3. Ðạo Bất Lai (anāgāmimagga), tức là tam đạo,
đạo trí thể nhập Níp-bàn lần thứ ba, là nhân tuyệt
trừ 5 hạ phần triền phược; Ðạo này tác thành vị
thánh Bất lai.
4. Ðạo Ưng Cúng (arahattamagga), tức là tứ
đạo, đạo trí thể nhập Níp-bàn lần thứ tư, là nhân
tuyệt trừ toàn bộ triền phược; Ðạo này tác thành vị
Thánh A-la-hán hay bậc vô lậu giải thoát.
Vbh. 335.
[206] Bốn đại cứ pháp (mahāpadesa), bốn luận
cứ, bốn cơ sở tuyên bố pháp luật:
1. Y cứ Ðức Phật (buddhāpadesa), dựa vào Ðức
Phật để tuyên bố pháp luật, như là có vị Tỳ-khưu nói
rằng: "Chính tôi được nghe từ miệng Ðức Thế
Tôn, đây là pháp, đây là luật, đây là lời dạy của bậc
Ðạo Sư"
2. Y cứ Tăng chúng (saṅghāpadesa), dựa vào
chư tăng để tuyên bố pháp luật, như là có vị Tỳ-khưu
nói rằng: "Tại chỗ kia, tôi được thọ trì với tăng
chúng như sau, đây là pháp, đây là luật, đây là lời dạy
của bậc Ðạo Sư"
3. Y cứ số đông trưởng lão (sambahulattherāpadesa),
dựa vào nhiều vị trưởng lão bậc đa văn, thông suốt
kinh điển, trì pháp, trì luật, dựa vào các vị ấy để
tuyên bố pháp luật, như là có vị tỳ-khưu nói rằng:
"tại chỗ kia có nhiều vị trưởng lão đa văn, tôi
được thọ trì từ các vị ấy dạy, đây là pháp, đây
là luật, đây là lời của bậc Ðạo Sư".
4. Y cứ vị trưởng lão (ekatherāpadesa), dựa
vào một vị trưởng lão nào đó để tuyên bố pháp luật,
như có vị tỳ-khưu nói rằng: "tại chỗ kia, có vị
trưởng lão đa văn thuộc lòng kinh điển... tôi được
nghe từ miệng vị ấy dạy, đây là pháp, đây là luật,
đây là lời của bậc Ðạo Sư".
Nếu khi nghe vị ấy luận cứ những cơ sở trên
để tuyên bố pháp luật thì chớ vội tín thọ cũng chớ nên
bác bỏ, hãy ghi nhận rồi đối chiếu với kinh, so sánh với
luật, mới nên thọ trì sau nếu lời ấy khế hợp với
kinh luật; bằng như không khế hợp kinh luật thì không nên
thọ trì.
D. II.123; A. II.167.
[207] Bốn đại cứ pháp (mahāpadesa), bốn cơ sở
hành trì luật:
1. Ðiều nào dù chưa được Ðức Phật ngăn
cấm nhưng điều ấy có tính chất không thích đáng thì
không nên làm.
2. Ðiều nào dù Ðức Phật chưa ngăn cấm
nhưng điều ấy có tính chất thích đáng thì nên làm.
3. Ðiều nào Ðức Phật không cho phép và điều
ấy có tính chất không thích đáng thì càng không nên
làm.
4. Ðiều nào dù Ðức Phật chưa cho phép nhưng
điều ấy có tính chất thích đáng thì cũng nên làm.
Vin. I.250.
[208] Bốn sắc đại hiển (mahābhūta
bhūta-rūpa):
1. Ðất (paṭhavī), còn gọi là nguyên tố đất
-- pa-ṭhavīdhātu, sắc thực tính có trạng thái cứng mềm,
làm thành hình thể của sắc khác.
2. Nước (āpo) hay còn gọi là nguyên tố nước,
sắc có thực tính lỏng ướt, làm cho các sắc tố khác
dính lại, quến lại không rời rã, và được tươi nhuận.
3. Lửa (tejo) hay còn gọi là nguyên tố lửa
-- tejodhātu, sắc có thực tính tạo nhiệt, nóng hoặc lạnh,
làm cho các sắc tố khác dễ hấp thụ biến thái.
4. Gió (vāyo) hay còn gọi là nguyên tố gió
-- vāyodhātu, sắc có thực tính biến động, di động, làm
cho các sắc tố khác giãn nở dễ dàng.
Bốn sắc đại hiển này hay sắc nguyên tố,
là thành phần căn bản vật chất, là chất liệu tạo
thành mọi sắc pháp khác. Còn gọi là dhātu - nguyên chất.
D. I.214; Vism. 443; Comp. 154
[209] Bốn hạng bạn trá hình (mittapaṭirūpa-ka),
bạn giả dối, bạn ngụy tạo:
1. Người vụ lợi (aññadatthuhara), là người
chỉ muốn lấy của bạn, cho ít muốn nhiều, vì sợ mới
làm, thân cận vì mưu lợi riêng.
2. Người môi miếng (vacīparama), là người tỏ
lộ thân tình việc đã qua, tỏ lộ thân tình, việc chưa
đến, mua chuộc cảm tình bằng sáo ngữ, khi bạn hữu sự
lại tỏ ra mình bất lực.
3. Người nịnh hót (anuppiyabhāṇī), là người
tán đồng việc làm ác, bất đồng việc làm thiện, trước
mặt tán thán, sau lưng chỉ trích.
4. Người giao du trụy lạc (apāyasahāya), là
người chỉ kết bạn khi uống rượu, kết bạn khi đi
chơi đêm, kết bạn la cà đình đám hí viện, kết bạn
khi cờ bạc.
D. III.185.
[210] Bốn pháp phối (yoga), pháp kết buộc
chúng sanh vào sanh hữu hay trói buộc vào vòng nghiệp quả
luân hồi:
1. Dục phối (kāmayoga)
2. Hữu phối (bhavayoga)
3. Kiến phối (diṭṭhiyoga)
4. Vô minh phối (avijjāyoga)
Bốn phối có chi pháp giống Lậu (āsava), Bộc
(ogha). Xem [161], [166].
D. III.230; A. II.10; Vbh. 374.
[211] Bốn thai tạng, bốn sanh loại (yoni):
1. Thai sanh (jalābuja), loài sanh từ thai bào tử
cung, như người hoặc trâu bò...
2. Noãn sanh (aṇḍaja), loài sanh từ trứng như chim, gà, vịt...
3. Thấp sanh (saṃsedaja), loài sanh từ chỗ ẩm thấp tanh
hôi, như ruồi, muỗi...
4. Hóa sanh (opapātika), loài sanh ra tự nhiên hiện hình có
thân tướng đầy đủ, như chư thiên, ngạ quỉ, địa ngục...
loài hóa sanh khi sanh ra cũng như khi chết đều tự nhiên
xuất hiện, tự nhiên biến mất, không hiện bày thi thể.
D. III.230; M. I.73.
[212] Bốn vương nhiếp sự (rājasaṅgahavat-thu),
pháp của vị vua nhiếp phục nhân tâm:
1. Thông hiểu thời vụ (sassamedha)ï, vị
vua phải hiểu hoàn cảnh đất đai, mùa tiết, dân
tình... để phát triển đất nước nông nghiệp hóa,
công nghiệp hóa.
2. Thông hiểu nhân tâm (purisamedha), vị vua
phải biết người sở trường sở đoản, biết để trọng
nhân tài và đào tạo quan chức.
3. Có sách lược quốc phòng (sammāpāsa) vị
vua phải biết tạo điều kiện nâng đỡ đời sống nhân
dân, quan tâm chăm sóc cuộc sống dân chúng.
4. Ngôn ngữ ôn hòa (vācāpeyya) vị vua phải
biết cách nói chuyện với dân chúng có tính thuyết phục,
lời nói bổ ích, hòa nhã và nhún nhường.
Bốn vương nhiếp pháp này, Phật giáo đã dạy
để đối trị với chủ trương của Bà-la-môn giáo, tuy
dùng văn tự giống nhau nhưng ý nghĩa lại khác nhau:
a. Assamedha, giết ngựa cúng tế.
b. Purisamedha, giết người cúng tế.
c. Sammāpāsa, lễ ném cầu hên xui.
d. Vajāpeya, lễ uống nước thắng trận
e. Niraggaḷa hoặc sabbamedha, lễ tế càn khôn.
S. I.76; A. II.42, IV.151; It. 21; Sn. 303; S. A.
I.145; Sn. A. 321.
[213] Bốn giai cấp xã hội (vaṇṇa), theo
Bà-la-môn giáo phân biệt bốn giai cấp từ xưa:
1. Giai cấp vua chúa (khattiya), tức là giai cấp
thống trị hay chiến sĩ.
2. Giai cấp Bà-la-môn (brahmaṇa), giai cấp
những người được cho là đạo đức trí tuệ, lo việc
dạy dỗ và nghi lễ.
3. Giai cấp thương gia (vessa), giai cấp những
người giàu có sống bằng thương nghiệp hoặc nông nghiệp,
4. Giai cấp hạ đẳng (sudda), giai cấp của
người nô lệ và làm công.
M. II.128.
[214] Bốn sự bại hoại (vipatti), theo luật:
1. Bại hoại về giới (sīlavipatti),ám chỉ
sự phạm tội bất cộng trụ hay tăng tàn.
2. Bại hoại về hạnh (ācāravipatti), hư hỏng
tư cách oai nghi, ám chỉ sự phạm tội nhẹ từ trọng tội
đến ác khẩu.
3. Bại hoại tri kiến (diṭṭhivipatti), là
tà kiến hiểu biết sai lầm.
4. Bại hoại sự nuôi mạng (ājīvavipatti),
là sự nuôi mạng bằng cách bất chánh, tà mạng.
Vin. II.87.
[215] Bốn khuyết điểm (vipatti), đều thất
bại bất lợi cho thiện nghiệp trổ quả và tạo cơ hội
cho ác nghiệp trổ quả:
1. Khuyết điểm sanh thú (gativipatti), tức
là cõi sanh thấp kém, thiếu môi trường tiến hóa, chỗ
không thể tu tiến an vui.
2. Khuyết điểm sanh y (upadhivipatti), tức là
thân thể tàn tật dị dạng, sức khỏe không tốt thường
đau bệnh.
3. Khuyết điểm thời kỳ (kālavipatti), tức
là gặp thời thế suy bại, tai biến, loạn lạc, thời
mà hôn quân vô đạo trị nước, thời không có đạo đức
xã hội.
4. Khuyết điểm sở hành (payogavipatti), tức
là hành động sái quấy, việc làm sai trái, làm không đúng
phương pháp không hợp lẽ phải.
Bốn điều là gati, upadhi, kāla và payoga đây,
chính là cơ sở trợ cho nghiệp sanh quả; nghiệp là chủng
tử nhưng không phải có thể trổ quả trong mọi trường
hợp, phải kết hợp với môi trường hiện tại. Do đó
nêu gati, upadhi, kāla, payoga bị khuyết điểm thì trở ngại
cho thiện nghiệp và mở đường cho ác nghiệp trổ quả.
Vbh. 338.
[216] Bốn pháp thuộc phần thù thắng (vise-sabhāgiyadhamma):
Tức là bốn sự thoát ly ách phược yogavisaṃyogo:
1. Thoát ly dục ách phược (kāmayogavisaṃ-yogo)
2. Thoát ly hữu ách phược (bhavayogavisaṃ-yogo)
3. Thoát ly kiến ách phược (diṭṭhiyogavisaṃ-yogo)
4. Thoát ly vô minh ách phược (avijjāyogavi-saṃyogo)
Bốn ách phược hay phối (yoga), xem [210].
D. III: Dasuttara sutta.
[217] Bốn pháp tiến hóa (vuḍḍhidhamma), pháp
làm cho tăng trưởng trí tuệ (nên còn gọi là paññāvuḍḍhi).
1. Thân cận bậc chân nhân (sappurisasaṃ-seva)
2. Thính dự chánh pháp (saddhammassavana)
3. Khéo tác ý (yonisomanasikāra)
4. Hành tuần tự pháp (dhammānudhammapa-tipatti).
A. II.245.
[218] Bốn vô sở úy (vesārajja) hay vô ngại
trí (vesārajjañāṇa) của Ðức Phật:
1. Ngài tự nhận là Chánh Ðẳng Giác (sammā-sambuddhapatiññā),
Ngài không sợ ai sẽ bắt bẻ buộc tội, vì Ngài đã thật
sự chứng ngộ Chánh Ðẳng Giác.
2. Ngài tự nhận đã đoạn trừ lậu hoặc
(khīṇā-savapatiññā), ngài không sợ ai sẽ chỉ trích
Ngài chưa đoạn lậu, vì Ngài đã thật sự đoạn trừ các
lậu hoặc.
3. Ngài tuyên bố các pháp chướng ngại
(an-tarāyikadhammavāda), Ngài không sợ ai phản bác lời
Ngài nói sai, vì ngài đã thật sự biết rõ pháp chướng
ngại là chướng ngại.
4. Ngài thuyết pháp hướng thượng
(niyyāni-kadhammadesanā), Ngài không sợ ai chỉ trích pháp
Ngài thuyết vô ích, vì Ngài đã thật sự thể nhập các
pháp hướng thượng.
Bốn vô sở úy này là điều song song với thập
lực như lai trí, là cơ sở để Ngài tự nhận địa vị
ngưu vương, rống tiếng rống sư tử giữa các hội chúng
và chuyển pháp luân.
M. I.71; A. 11.8.
[219] Bốn loại hành (saṅkhāra) tính chất tác
tạo, tác động:
1. Hữu vi hành (saṅkhatasaṅkhāra) tức là mọi
pháp dù danh hay sắc, sanh ra đều có duyên trợ tạo, bởi
thế mới bị biến hoại vô thường, như câu sabbe saṅkhārā
aniccā.
2. Vi tác hành (abhisaṅkhatasaṅkhāra) tức là
danh sắc trong 3 cõi đều sanh từ nghiệp
3. Nghiệp tác hành (abhisaṅkharanakasaṅ-khara),
tức là Tư thiện và Tư bất thiện tạo ra quả trong 3 cõi;
chính là hành trong liên quan tương sinh.
4. Cần vi hành (payogābhisaṅkhāra) tức là sức
mạnh tinh cần hoạt động của thân và tâm.
Vism. 527.
[220] Bốn nhiếp pháp (saṅgahavatthu), pháp nhiếp
phục nhân tâm, pháp cảm hóa tâm người khác:
1. Bố thí (dāna); tức là xả tài, sự giúp
đỡ chia sẻ tài sản vật chất lẫn tinh thần đến người
khác.
2. Ái ngữ (piyavācā hay peyyavajja), tức là
nói lời dịu ngọt, từ ái, nói lời xoa dịu lòng người,
nói lời lợi ích tốt đẹp.
3. Lợi hành (athacariyā), tức là làm những
việc lợi ích chung, làm việc ích lợi cho người khác,
làm việc từ thiện hay tạo điều kiện cho người an trú
trong thiện pháp.
4. Ðồng sự (samānattatā), tức là sống hòa
đồng, bình dị, đối xử hòa hợp với người khác, đồng
vui đồng khổ, đồng làm đồng hưởng...
D. III.152.232; A. II.32, 248; A. IV. 218, 363.
[221] Bốn pháp cần tác chứng (sacchikā-tabbadhamma).
Tức là Bốn Sa-môn quả (sāmaññaphala), xem Bốn
quả (phala) [196].
[222] Bốn niệm xứ (satipaṭṭhāna), bốn vị
trí ghi nhận để suy xét cho thấy như thật, bốn đề mục
tu tập thiền quán, đề mục tuệ minh sát:
1. Thân quán niệm xứ (kāyānupassanā sati-paṭṭhāna),
việc quán sát lấy thân sắc uẩn làm án xứ, suy niệm
cho thấy như thật thân này chỉ là yếu tố vật chất biến
khởi do duyên, không phải là ta, không phải là của ta...
Niệm thân có nhiều cách như là niệm hơi thở, niệm đại
oai nghi, tỉnh giác tiểu oai nghi, tác ý thể trược, tác
ý yếu tố tứ đại, quán tử thi.
2. Thọ quán niệm xứ (vedanānupassanā sati-paṭṭhāna),
việc quán sát lấy thọ uẩn làm án xứ đề mục, suy niệm
cho thấy các cảm thọ chỉ là thọ không phải là Ta hay của
ta... niệm thọ tức là ghi nhận các cảm thọ lạc, khổ,
xả, thọ liên hệ vật chất hay không liên hệ vật chất.
3. Tâm quán niệm xứ (cittānupassanā satipaṭ-ṭhāna),việc
quán sát lấy thức uẩn làm đề mục, suy niệm cho thấy
tâm này không phải là Ta hay của Ta... niệm tâm là ghi nhận
tâm sanh khởi hữu tham, vô tham, hữu sân, vô sân, hữu si,
vô si, an định hay phóng dật, cao thượng hay hạ liệt...
4. Pháp quán niệm xứ (dhammānupassanā sati-paṭṭhāna),
việc quán sát lấy tưởng uẩn và hành uẩn làm đề mục,
niệm pháp cho thấy rõ chơn tướng chư pháp, tức là suy
niệm 5 triền cái, 5 uẩn,12 xứ, 7 giác chi, 4 thánh đế
sanh khởi như thế nào, diệt mất như thế nào, có như thế
nào, không có như thế nào ở nội tâm đều biết rõ sự
thật như vậy.
D. II.290,315.
[223] Bốn loại niềm tin (saddhā), loại đức
tin hợp lý, chánh tín:
1. Tin nghiệp (kammasaddhā), tin tưởng qui luật
của nghiệp, tin có nghiệp thiện hoặc ác do hành động cố
ý tốt hoặc xấu, và nghiệp ấy sẽ trổ quả về sau, hạnh
phúc hay đau khổ.
2. Tin quả (vipākasaddhā), tin tưởng rằng quả
vui hay khổ đều do nhân tức là nghiệp, quả vui do nhân
nghiệp lành, quả khổ do nhân nghiệp dữ.
3. Tin nghiệp riêng (kammassakatāsaddhā), tin tưởng
rằng mỗi chúng sanh có nghiệp riêng, nghiệp mà tự chúng
sanh tạo và chúng sanh ấy phải lãnh hậu quả dù tốt hay
xấu chính do nghiệp mình đã tạo.
4. Tin sự giác ngộ của Ðức Như Lai
(tathāga-tabodhisaddhā), tin tưởng Ðức Phật là vị giác
ngộ thật sự, là bậc Chánh Ðẳng Giác đúng như vậy, và
Ngài đã thuyết giảng chánh pháp, pháp do Ngài khéo thuyết
ai khéo thực hành theo sẽ được giải thoát như Ngài.
Vbh. 328
[224] Bốn pháp xứng đôi (samajīvīdhamma), pháp
làm cho kết hợp lứa đôi lâu dài:
1. Có tín đồng nhau (samasaddhā)
2. Có giới đồng nhau (samasīla)
3. Có thí đồng nhau (samacāga)
4. Có tuệ đồng nhau (samapaññā)
A. I.60
[225] Bốn hướng tu tiến Ðịnh (samādhibhā-vanā):
1. Ðịnh được tu tập đưa đến hiện tại
lạc trú (diṭṭhadhammasukhavihārāya), tức là chứng trú
các thiền đáo đại.
2. Ðịnh được tu tập đưa đến tri kiến
đắc (ñā-ṇadassanapaṭilābhāya), tức là tu tập tác ý
quang minh tưởng với tâm mở rộng, ngày cũng như đêm.
3. Ðịnh được tu tập đưa đến chánh niệm
tỉnh giác (satisampajaññāya), tức là luôn luôn ghi nhận
thọ, tưởng, tầm đang sanh đang trú và đang diệt.
4. Ðịnh được tu tập đưa đến đoạn tận
lậu hoặc (āsavānaṃ khayāya), tức là quán tánh sanh diệt
trên năm thủ uẩn.
D. III.222; A. II.44.
[226] Bốn sự tỉnh giác (sampajaññā), sự ý
thức, sự hiểu rõ:
1. Tỉnh giác việc hữu ích (sātthakasampajañ-ña),
tức là hành giả tu tập phải tỉnh giác trong mỗi hành
động oai nghi, biết rõ sự hành ấy có lợi ích cho mục
đích tu tập hay là không có lợi; nếu thấy có lợi thì
hành, không thì thôi.
2. Tỉnh giác việc thích hợp (sappāyasam-pajañña),
tức là hành giả tu tập phải tỉnh giác trong mỗi việc
làm, biết rõ việc làm ấy, thân hành, khẩu hành hay ý
hành có thích hợp hay không thích hợp với sa môn hạnh
không, có thích hợp với việc phát triển minh sát không;
sau khi biết rõ mới hành động.
3. Tỉnh giác trong hành xứ
(gocarasampajañ-ña), tức là biết rõ lãnh vực hành động,
ý thức trong phạm vi tu tập và hành động không vượt
ngoài; hoặc nói cách khác, tỉnh giác trong hành xứ nghĩa
là sự nhận thức trong đề mục thiền hay cảnh nghiệp
x? mà vị hành giả đang tu tiến.
4. Tỉnh giác bất mê (asammohasampajañña), là
sự nhận thức vạn vật theo thật tướng, thấy rằng các
pháp có duyên sanh có duyên diệt, thấy rõ chân đế là
chân đế, tục đế là tục đế; hành giả không bị lầm
lạc kiến chấp, không ngộ nhận sai lầm.
D. A. I.183; Vbh A. 347
[227] Bốn lợi điểm (sampatti), điều kiện thuận
lợi để thiện nghiệp trổ quả và làm tăng trưởng thiện
pháp, không mở cơ hội cho ác nghiệp trổ quả:
1. Sanh thú thuận lợi (gatisampatti), tức là
chỗ sanh tốt đẹp như các cõi vui, cũng có nghĩa là chỗ
ở hay trú xứ thích hợp có thể làm môi trường tiến hóa,
các nơi chốn ấy là tình trạng thuận lợi cho thiện
pháp tăng trưởng và là cơ hội tốt cho thiện nghiệp trổ
quả.
2. Sanh y thuận lợi (upadhisampatti), tức là sự
thành tựu thân tướng tốt đẹp, thân thể khỏe mạnh
thiểu bệnh và xinh đẹp, đó sẽ là điều kiện tốt cho
việc tu tập cũng như là cơ hội thuận lợi cho thiện
nghiệp trổ quả.
3. Thời kỳ thuận lợi (kālasampatti), tức là
ở nhằm thời kỳ thái bình thạnh trị, thời tiết, vật
thực và đạo đức xã hội đang hưng, ấy là điều kiện
tốt cho thiện pháp phát triển và trổ quả.
4. Hành vi thuận lợi (payogasampatti) tức là
sinh hoạt tốt, hành động đúng đắn, sở hành hợp
pháp, khi làm biết dùng trí cân nhắc, cần mẫn và tâm niệm
thiện, đó là điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng thiện
pháp và cơ hội dễ dàng để thiện nghiệp trổ quả.
Vbh. 339.
[228] Bốn cụ túc (sampadā, sampadāguṇa) sự thành
tựu tròn đủ là yếu tố cho việc bố thí có quả báo lớn
và trổ quả hiện tại:
1. Cụ túc đối tượng (vatthusampadā), tức là
có được đối tượng thọ thí là bậc A-la-hán hay Bất
lai.
2. Cụ túc vật thí (paccayasampadā), tức là
có được vật chất để bố thí, là vật thanh tịnh hợp
pháp.
3. Cụ túc tâm tư (cetanāsampadā), tức là
thí chủ có đủ tư niệm xả thí hoan hỷ và hợp trí
trong ba thời kỳ: trước khi bố thí, đang khi bố thí và
sau khi bố thí.
4. Cụ túc đặc ân (guṇātirekasampadā), tức
là vị thọ thí có được đức hạnh đặc biệt, như là
vị ấy vừa mới xả thiền diệt.
Dh. A. III.93
[229] Bốn pháp đưa đến lợi ích tương lai
(samparāyikatthasa?vattanikadhamma):
1. Ðầy đủ niềm tin (saddhāsampadā)
2. Ðầy đủ giới hạnh (sīlasampadā)
3. Ðầy đủ thí xả (cāgasampadā)
4. Ðầy đủ trí tuệ (paññāsampadā)
A. IV.284.
[230] Bốn chỗ động tâm (saṃvejanīyaṭ-ṭhāna),
Ý nghĩa chỉ liên quan đến Phật sử, nơi thánh
tích mà các Phật tử đến chiêm bái để tăng trưởng niềm
tin, làm cho phát tâm rúng động nỗ lực trong thiện pháp,
và sau khi cúng dường lễ bái thánh tích sẽ được sanh lên
cõi trời:
1. Chỗ Bồ tát đản sanh (jātaṭṭhāna) tại
vườn Lumbini.
2. Chỗ Bồ-tát giác ngộ thành chánh quả
(abhi-sambuddhaṭṭhāna) tại cội Bồ đề đạo tràng.
3. Chỗ Ðức Phật chuyển pháp luân
(dhamma-cakkappavattanaṭṭhāna) tại rừng Isipatanamigadāya,
thuộc xứ Bāranasī.
4. Chỗ Ðức Phật Níp-bàn (parinibbutaṭṭhāna)
tại rừng Sālā thành Kusinārā.
D. II.140.
[231] Bốn hạng bạn chân tình (suhadamitta):
1. Bạn tán trợ (upakāraka), là người bạn
luôn bảo vệ nhau khi bạn bè dể duôi, biết bảo vệ tài
sản của bạn bè khi lơ đễnh, là chỗ nương tựa khi bạn
bè sợ hãi, khi bạn bè hữu sự thì nhiệt tình giúp đỡ
quá mức c?n thiết.
2. Bạn đồng vui khổ (samānasukhadukkha), là
người bạn có bốn đặc tính: tâm sự chuyện thầm kín
của mình, biết giữ chuyện bí mật của bạn bè, khi bạn
bè gặp nguy khó không bỏ nhau, dám hy sinh tánh mạng vì bạn.
3. Bạn khuyến lợi (atthakkhāyī), là bạn có
bốn đặc tính: ngăn bạn bè không cho làm điều ác, khuyến
khích bạn bè làm điều lành, giải cho bạn bè nghe điều
chưa được nghe, chỉ cho biết con đường nhàn cảnh.
4. Bạn thân ái (anukampaka), là bạn có bốn
đặc tính: không vui khi bạn bè gặp nạn, vui mừng khi bạn
bè gặp may mắn, ngăn chận người nào nói xấu bạn bè,
khích lệ những ai khen tụng bạn bè.
Song song các hạng bạn tốt cũng có bốn hạng
bạn xấu, tức là thứ bạn trá hình (mittapaṭirūpaka), xin
xem [209].
D. III.187.
[232] Bốn pháp thuộc phần hạ liệt (hāna-bhāgiyadhamma).
Tức là bốn pháp phối (yoga). xem [210].
D. III: Dasuttara sutta.
Ðầu
trang | Mục
lục |
Một Pháp: 1-11 | Hai Pháp:
12-67 | Ba Pháp: 68-146 | Bốn Pháp: 147-232 |
Năm Pháp: 233-284 |
Sáu Pháp: 285-315 | Bảy
Pháp: 316-342 | Tám Pháp: 343-364 | Chín
Pháp: 365-383 | Mười Pháp: 384-421 |
Trên Mười Pháp: 422-440 | Phụ
Lục: 441-442 |