[07]
CHƯƠNG
PHÁP BẢY CHI
-ooOoo-
[316] Bảy tiềm miên (anusaya), phiền não ngũ
ngầm trong tâm chúng sanh.
1. Dục tham tiềm miên (kāmarāga)
2. Phẫn nộ tiềm miên (paṭigha)
3. Tà kiến tiềm miên (diṭṭhi)
4. Hoài nghi tiềm miên (vicikicchā)
5. Kiêu mạn tiềm miên (māna)
6. Hữu tham tiềm miên (bhavarāga)
7. Vô minh tiềm miên (avijjā)
Bảy tiềm miên này cũng gọi là triền phược
(saṃyojana).
D. III.254, 282; A. IV.8; Vbh. 383.
[317] Bảy pháp bất thối của quốc độ
("Vajjī" aparihāniyadhamma), pháp làm cho quốc độ hùng
cường.
1. Dân chúng thường tụ họp với nhau đông
đảo.
2. Dân chúng tập hợp, giải tán và làm
việc đều trong ý niệm đoàn kết.
3. Dân chúng không đặt thêm những luật lệ
không được ban hành, không bỏ bớt những luật lệ đã
được ban hành, sống đúng với luật pháp đã có.
4. Dân chúng biết tôn trọng, sùng kính, đảnh
lễ, cúng dường các bậc trưởng thượng, và nghe theo
lời chỉ giáo của những vị này.
5. Dân chúng không hành động bắt cóc và cưỡng
hiếp các phụ nữ.
6. Dân chúng biết sùng bái, tôn trọng các
tự miếu nơi tín ngưỡng trong xứ, không bỏ phế các
lễ cúng đã có từ trước và làm đúng quy pháp.
7. Dân chúng biết hộ độ, bảo vệ đúng pháp
đối với các vị chân tu, các vị thánh nhân trong xứ,
khiến cho các vị chưa đến sẽ hoan hỷ đến, và các
vị đã đến được sống an lạc.
Bảy pháp này ngày nào còn được duy trì trong
quốc độ thì ngày ấy dân quốc độ không bị suy giảm, mà
sẽ được hùng cường. Thời Ðức Phật, dân xứ Vajjī đã
duy trì được bảy pháp này nên ngăn được giặc ngoại xâm,
vì vậy bảy pháp này có tên là Vajjī-aparihāniyadhamma.
D. II.73; A. IV.15
[318] Bảy pháp bất thối của Tăng chúng
("bhikkhu" aparihāniyadhamma).
1. Chúng tỳ khưu thường tụ họp đông đảo
với nhau.
2. Chúng tỳ khưu tập hợp, giải tán, hay làm
tăng sự đều trong ý niệm đoàn kết.
3. Chúng tỳ khưu không định đặt thêm
những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ
những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với
những học giới đã chế định.
4. Chúng tỳ khưu biết tôn kính, đảnh lễ,
cúng dường các bậc trưởng lão như bậc cha bậc thầy
của tăng chúng, và nghe theo lời dạy của những vị này.
5. Chúng tỳ khưu không bị chi phối ái kết
sanh hữu (taṇhāya ponabbhavikāya).
6. Chúng tỳ khưu thích sống những nơi yên
tịnh.
7. Chúng tỳ khưu tự thân trú chánh niệm,
khiến các vị đồng phạm hạnh có giới, khi chưa đến
thì muốn đến ở, khi đã đến được sống an lạc.
D. II.77; A. IV.20
[319] Bảy pháp bất thối khác của Tăng chúng
("bhikkhu" aparihāniyadhamma).
1. Không ưa thích làm thế sự (na kammārā-matā).
2. Không ưa thích phiếm luận (na kammā-rāmatā).
3. Không ưa thích ngủ nghỉ (na niddārāmatā)
4. Không ưa thích quần tụ (na saṅgaṇikārā-matā).
5. Không có ác dục (na pāpicchatā).
6. Không có ác bằng hữu (na pāpamittatā)
7. Không dừng lại nửa chừng trong khi hành để chứng đạt
quả vị thù thắng.
D. II.78; A. IV.21
[320] Bảy pháp cần được thắng tri (abhiñ-ñeyyadhamma).
Ðây là bảy sự thù diệu (niddasavatthu):
1. Khát vọng và thiết tha thọ trì học pháp
(sikkhāsamādāne tibbacchando avigatapemo).
2. Khát vọng và thiết tha thẩm sát pháp (dhammanisantiyā
tibbacchando avigatapemo).
3. Khát vọng và thiết tha điều phục dục cầu (icchāvinaye
tibbacchando avigatapemo).
4. Khát vọng và thiết tha sống thiền tịnh (paṭisallāne
tibbacchando avigatapemo).
5. Khát vọng và thiết tha sống chuyên cần (viriyārambhe
tibbacchando avigatapemo).
6. Khát vọng và thiết tha tư niệm (satinepakke tibbacchando
avigatapemo).
7. Khát vọng và thiết tha thể nhập tri kiến
(diṭṭhipaṭivedhe tibbacchando avigatapemo).
D. III. 252, 283: Dasuttara sutta.
[321] Bảy thánh sản (ariyadhana), tài sản của
bậc Thánh:
1. Ðức tin (saddhā) tịnh tín nơi Tam bảo và
tin lý nhân quả nghiệp báo.
2. Giới hạnh (sīla) rèn luyện thân khẩu
trong sạch, tránh xa tội lỗi.
3. Lòng tàm (hiri) hổ thẹn với các ác bất
thiện pháp của thân, khẩu, ý; hổ thẹn vì đã làm ác
hạnh.
4. Lòng quý (ottappa) ghê sợ với các ác bất
thiện pháp: ghê sợ vì đã làm thân khẩu ý ác.
5. Ða văn (bāhusacca) nghe nhiều học rộng, khéo
thọ trì điều được nghe, khéo tích lũy điều đã nghe.
6. Dứt bỏ (cāga) từ bỏ tâm xan tham cấu
uế, xả thí, bàn tay rộng mở, thích bố thí san sẻ
7. Trí tuệ (paññā) có trí hiểu nhân quả,
biết điều tốt xấu, lợi bất lợi, tội phước, có trí
thẩm sát tính sanh diệt vạn pháp, thể nhập tri kiến chơn
chánh đưa đến đoạn diệt khổ đau.
Bảy thánh sản này là tài sản cao quí thù
thắng hơn tài sản vật chất vì không ai cướp đoạt được,
cũng không bị họa tai làm hư hoại, mặt khác thánh tài làm
cho tâm an lạc và cũng tạo được tài sản vật chất.
Bảy pháp này còn gọi là pháp đa tác dụng (bahukāradhamma).
D. III. 163, 267; A. IV.5
[322] Bảy hạng thánh nhân (ariyapuggala).
1. Bậc câu phần giải thoát (ubhatobhāgavi-mutta),
tức là vị A-la-hán vừa đắc được tâm gi?i thoát (tám
thiền chứng-sắc và vô sắc) vừa đắc được tuệ
giải thoát (đạo quả vô lậu).
2. Bậc Tuệ giải thoát (paññāvimutta), tức
là vị A-la-hán mà chỉ giải thoát bằng tuệ đoạn lậu,
chứ không chứng các thiền.
3. Bậc Thân chứng (kāyasakkhī), ám chỉ bậc
Thánh hữu học (từ sơ quả đến tứ đạo) có định
quyền mạnh) chứng được thiền và dứt trừ được
một số lậu hoặc.
4. Bậc Kiến đắc (diṭṭhipatta), tức là
vị thánh hữu học vô thiền chứng, dứt trừ được
một số lậu hoặc, có tuệ quyền mạnh.
5. Bậc Tín giải (saddhāvimutta), là vị thánh
hữu học vô thiền chứng, đã dứt trừ được một số
lậu hoặc, có tín quyền mạnh.
6. Bậc Tùy pháp hành (dhammānusārī), là
hạng Dự lưu đạo với tuệ làm trưởng, vị này nếu
chứng quả sẽ là bậc kiến đắc (diṭṭhipatta).
7. Bậc tùy tín hành (saddhānusārī), là hạng
Dự lưu đạo với tín làm trưởng, vị này nếu chứng
quả sẽ là bậc Tín giải (saddhāvimutta).
Trong bộ Paramatthamañjusā tīkā của
Visuddhimagga, có lời giải rằng bậc sơ đạo tùy pháp hành
hay tùy tín hành không chứng thiền (bát giải thoát) kế
tiếp đắc quả là hạng kiến đắc hoặc tín giải, cho đến
khi đắc A-la-hán sẽ là bậc tuệ giải thoát. Với bậc sơ
đạo tùy pháp hành hay tùy tín hành có chứng thiền (bát
giải thoát) kế tiếp đắc quả hữu học sẽ là hạng Thân
chứng, đến khi đắc A-la-hán sẽ thành bậc câu phần
giải thoát.
D. III. 105, 254; A.I.18: Ps. II.52; Pug. 10, 73; Vism.
659.
[323] Bảy pháp người cận sự (upāsaka-dhamma)
pháp giúp cho thiện tín tiến hoá:
1. Không quên thăm viếng chư tỳ kheo.
2. Không xao lảng khi nghe pháp.
3. Tu tập tăng thượng giới.
4. Có tâm tịnh tín đối với các vị trưởng lão tỳ khưu,
trung thọ tỳ khưu, tân thọ tỳ khưu.
5. Không nghe pháp với tâm tìm tòi khuyết điểm.
6. Không tìm kiếm người cúng dường ngoài Tăng chúng.
7. Phục vụ trước cho Tam bảo.
Bảy pháp này còn được gọi là lợi điểm
của người cư sĩ (upāsakasampadā).
A. IV.25, 26.
[324] Bảy pháp cần sanh khởi (uppādetab-badhamma).
Tức là bảy pháp tưởng (saññā):
1. Tưởng vô thường (aniccasaññā)
2. Tưởng vô ngã (anattasaññā)
3. Tưởng bất tịnh (asubhasaññā)
4. Tưởng hiểm họa (ādīnavasaññā)
5. Tưởng dứt trừ (pahānasaññā)
6. Tưởng vô nhiễm (virāgasaññā)
7. Tưởng đoạn diệt (nirodhasaññā)
Ba tưởng vô thường, vô ngã, bất tịnh là đối
với danh sắc hay ngũ uẩn; tưởng hiểm họa đối với các
dục vọng; ba tưởng dứt trừ, vô nhiễm và đoạn diệt, là
đ?i với Níp Bàn.
D. III: Dasuttara sutta.
[325] Bảy pháp thiện hữu (kalyānamitta-dhamma),
bảy đặc điểm người bạn tốt.
1. Ðáng yêu (piyo)
2. Ðáng kính (garu)
3. Ðáng noi gương (bhāvanīyo)
4. Là người hay khuyên bảo (vattā)
5. Kham nhẫn lời nói (vacanakkhamo).
6. Nói lời thâm sâu (gambhīrañca kathaṃ kattā).
7. Không xúi giục điều phi lý (no ca aṭṭhāne niyojane).
A. IV.31.
[326] Bảy pháp khó thể nhập
(duppa-ṭivijjhadhamma): tức là bảy pháp hiền triết hay bảy
pháp chân nhân (sappurisadhamma):
1. Tri pháp (dhammaññutā), là biết rành về
Phật ngôn như khế kinh, ứng tụng, ký thuyết, phúng
tụng, bổn sanh, như thị thuyết, phương quảng, vị tằng
hữu: cũng có nghĩa là biết rõ pháp thiện, pháp bất
thiện, nhân tốt, nhân xấu.
2. Tri nghĩa (atthaññutā) là hiểu rõ về nghĩa
lý Phật ngôn đã học: biết rõ mục đích, lợi ích của
hành động, lời nói, tư tưởng.
3. Tri kỷ (attaññutā), tự biết bản thân,
tức là tự biết khả năng, sở trường, sở đoản của
mình: như biết rằng đến mức độ đó tôi có lòng tin,
có giới, đa văn, bố thí, trí tuệ, biện tài.
4. Tri độ (mattaññutā), biết độ lượng
trong vật dụng, nghĩa là biết tiết độ chừng mực khi
thọ nhận và sử dụng y phục, thực phẩm, sàng tọa, dược
liệu.
5. Tri thời (kālaññutā), biết thời gian
hợp lý, nghĩa là biết đúng thời nào để làm việc nào.
6. Tri hội (parisaññutā), biết rõ hội chúng
để ứng xử, đây là hội chúng sát-đế-lỵ, đây là
hội chúng bà-la-môn, đây là hội chúng gia chủ... ta nên
ngồi, nên nói, nên im lặng như vậy.
7. Tri bỉ (puggalaparoparaññutā), biết rõ căn
cơ cá tính của người khác: bi?t người này thích hoặc
không thích nghe pháp, người này có chú tâm hoặc không chú
tâm khi nghe pháp, người này nghe pháp có thọ trì hay không
thọ trì.
Vị tỳ khưu thành tựu bảy pháp này, là vị
đáng được cung kính, cúng dường, là phước điền vô thượng
ở đời.
D. III.252, 283: A. IV.113.
[327] Bảy đặc tính để biết pháp và luật
(dham -mavinayajānanalakkhana).
Pháp luật của Ðức Phật có đặc tính:
1. Nhất hướng nhàm chán (ekantanibbidā)
2. Ly tham (virāga)
3. Ðoạn diệt (nirodha)
4. An tịnh (upasama)
5. Thắng trí (abhiññā)
6. Giác ngộ (sambodha)
7. Níp-bàn (Nibbāna)
Ðây là bảy đặc tính pháp luật mà Ðức
Phật đã dạy cho tôn giả Upāli để thọ trì đó là pháp,
đó là luật, đó là lời dạy của bậc đạo sư.
A. IV.143.
[328] Bảy pháp cần biến tri (pariññeyya-dhamma).
Tức là bảy thức trú (viññāṇathiti):
1. Có loài hữu tình thân dị tưởng dị
(sattā nānattakāyanānattasaññino) như nhơn loại và một
số chư thiên.
2. Có loài hữu tình thân dị tưởng đồng
(sattā nānattakāyekattasañino) như phạm chúng thiên sơ
thiền.
3. Có loài hữu tình thân đồng tưởng dị
(sattā ekattakāyanattasaññino) như chư Quang âm thiên.
4. Có loài hữu tình thân đồng tưởng đồng
(sattā ekattakāyekattasaññino) như chư Biến tịnh thiên.
5. Có loài hữu tình đạt đến không vô biên
xứ (sattā ākāsānañcāyatanūpagā).
6. Có loài hữu tình đạt đến thức vô biên
xứ (sattā viññāṇañcāyatanūpagā).
7. Có loài hữu tình đạt đến vô sở hữu
xứ (sattā ākiñcaññāyatanūpagā).
D. III.253: A. IV.39.
[329] Bảy pháp cần đoạn trừ (pahātabba-dhamma).
Tức là Bảy pháp tiềm miên (anusaya). Xem
[316].
[330] Bảy pháp đa năng (bahukāradham-ma).
Tức là Bảy thánh sản (ariyadhana). Xem [320].
[331] Bảy giác chi, chi phần của sự giác ngộ
(bojjhaṅga):
1. Niệm (sati) ghi nhận, nhớ biết rõ.
2. Trạch pháp (dhammavicaya) suy xét, thẩm sát, nhận định
danh sắc.
3. C?n (viriya), cố gắng, nỗ lực, nhiệt tâm.
4. Hỷ (pīti), sự thỏa thích, no vui trong pháp.
5. An tịnh (passaddhi), thân tâm yên lặng.
6. Ðịnh (samādhi) an trụ, chú tâm vững.
7. Xả (upekkhā), bình thản, thản nhiên trong mọi pháp vì
tỏ ngộ được thực tính của pháp hữu vi.
D. III.251, 282; Vbh. 277.
[332] Bảy nhóm pháp bồ-đề phần
(bodhi-pakkhiyadhamma).
Tức là pháp thuộc phần giác ngộ, pháp trợ
sự giác ngộ:
1. Tứ niệm xứ. Xem [222]
2. Tứ chánh cần. Xem [187]
3. Tứ như ý túc. Xem [163]
4. Ngũ quyền. Xem [248]
5. Ngũ lực. Xem [268]
6. Thất giác chi. Xem [331]
7. Bát chi đạo. Xem [343]
Vbh. 249.
[333] Bảy hạng vợ (bhāgiyā):
1. Vợ như kẻ sát nhân (vadhakābhariyā),
hạng vợ này là người ác độc với chồng, dễ bị mua
chuộc.
2. Vợ như kẻ trộm (corībhariyā), hạng vợ
tiêu xài hoang phí và làm suy sụp tài sản của chồng.
3. Vợ như chủ nhân (ayyābhariyā,) hạng vợ
biếng nhác, hỗn xược, đàn áp và sai khiến chồng.
4. Vợ như mẹ hiền (mātābhariyā), hạng vợ
có lòng từ mẫn, săn sóc chăm nom chồng như mẹ chăm sóc
con.
5. Vợ như em gái (bhaginīøbhariyā), hạng vợ
biết tôn trọng kính nể chồng, tùy thuận phục vụ
chồng, như em gái đối với anh chị.
6. Vợ như bạn hiền (sakhībhariyā), hạng
vợ cư xử tốt với chồng và bình đẳng thủy chung như
người bạn tốt.
7. Vợ như tôi tớ (dāsībhaginī), hạng vợ
khiếp sợ chồng, nhẫn nhục, phục tùng và phục vụ
chồng, như đầy tớ đối với chủ.
A. IV.91; J. II.347.
[334] Bảy pháp cần tu tập (bhāvetabba-dhamma).
Tức là Bảy giác chi (bojjhaṅga). Xem [331].
D. III: Dasuttara sutta.
[335] Bảy sự kiện liên hệ dâm dục
(methu-nasaṃyoga).
Là những thói xấu khiến cho phạm hạnh cũng
bị xem là khuyết điểm, bị bể vụn, bị lấm nhơ, không
thanh tịnh, mặc dù không phải là hành động dâm dục.
Bảy pháp đó là:
1. Ðược nữ nhân xoa, bóp, tắm, xức dầu
cho, vị ấy bị kích thích vui sướng vọng mống với nữ
nhân.
2. Tuy không hưởng cảm được thoa bóp nhưng
vui chơi, nói cười, giỡn cợt với nữ nhân.
3. Tuy không cười giỡn với nữ nhân nhưng
liếc nhìn, dõi mắt theo nữ nhân một cách say mê.
4. Tuy không liếc nhìn nữ nhân, nhưng thích
nghe tiếng nói giọng cười của nữ nhân.
5. Tuy không nghe tiếng nói cười, nhưng nhớ
tưởng tiếng nói cười của nữ nhân mà mình đã từng
nghe.
6. Tuy không nhớ tưởng đến nữ nhân nhưng
thích thú xem người cư sĩ hưởng thụ dục lạc.
7. Tuy không thích xem người cư sĩ hưởng
lạc, nhưng sống phạm hạnh với tâm nguyện thành một thân
chư thiên.
A. IV.54.
[336] Bảy thức trú (viññāṇathiti)
Xem [328]: Bảy pháp cần biến tri.
D. III.253; A. IV.39.
[337] Bảy thanh tịnh pháp (visuddhi)
Bảy pháp dẫn đến thanh tịnh chúng sanh,
tuần tự thanh tịnh đưa đến cứu cánh giải thoát:
1. Giới tịnh (sīlavisuddhi), sự thanh tịnh
nhờ giữ giới trong sạch, giới không bị lấm nhơ, không
bị tỳ vết; theo visuddhimagga giải đó là bốn thanh tịnh
giới.
2. Tâm tịnh (cittavisuddhi), sự thanh tịnh
nhờ tâm định, tu tập thiền chỉ để làm nền tảng cho
quán visuddhimagga giải thích đó là 8 thiền chứng và cả
cận định.
3. Kiến tịnh (diṭṭhivisuddhi), sự thanh
tịnh tri kiến do trí tuệ quán thấy danh sắc theo thật tướng,
loại trừ ngã chấp thủ.
4. Ðoạn nghi tịnh (kaṅkhāvitaraṇavisuddhi),
sự thanh tịnh do đoạn trừ nghi hoặc. Khi khởi lên Duyên
Ðạt Tuệ (trí thấy rõ duyên khởi của danh sắc) thì đạt
được đoạn nghi tịnh.
5. Ðạo phi đạo tri kiến tịnh (maggāmaggañā-ṇadassanavisuddhi),
cũng là sự thanh tịnh do tuệ quán, kể từ Sanh Diệt
Tuệ khởi lên cho đến Hành Xả Tuệ. Trong giai đoạn này
lúc đầu vì tuệ quán còn yếu nên có các tùy phiền não
phát sanh, dễ bị ngộ nhận đạo lộ giải thoát, đến
khi tuệ quán được già dặn, cường mạnh thì xác định
được đạo và phi đạo để tiếp tục phát triển các
tuệ quán cao hơn.
6. Hành lộ Tri Kiến Tịnh (paṭipadāñāṇadassa-na
visuddhi), tức là sự thanh tịnh về tri kiến trong đạo
lộ thiền quán, kể từ sanh diệt tuệ đã già dặn cho đến
Thuận Thứ Tuệ, rồi Chuyển Tộc Tuệ -- ranh giới của
phàm và thánh.
7. Tri kiến tịnh (ñāṇadassanavisuddhi), sự
thanh tịnh tri kiến, tức là tuệ giác ngộ liễu tri; khi
bốn đạo tuệ, bốn quả tuệ sanh khởi thì đã trở thành
bậc Thánh, và đây là đỉnh cao của sự thanh tịnh hay
tam học hay pháp hành của Phật giáo.
Bảy sự thanh tịnh này là duyên chuyển tiếp
nhau, thứ lớp trong sự chứng đắc Níp-bàn, cũng ví như
bảy trạm xe chuyển tiếp để cho hành khách đi đến mục
đích.
Xem thêm Vipassanāñāṇa [378] và Vipassa-nūpakilesa
[413].
M. I.149; Vism. 1.710.
[338] Bảy pháp thuộc phần thù thắng
(visesa-bhaàgiyadhamma) tức là bảy diệu pháp (saddham-ma):
1. Có đức tin (saddho hoti).
2. Có lòng tàm (hirimā hoti).
3. Có lòng quý (ottapī hoti).
4. Có đa văn (bahussuto hoti).
5. Có tinh cần (āraddhaviriyo hoti).
6. Niệm an trú (upaṭṭhitasati hoti).
7. Có trí tuệ (paññavā hoti).
D. III: Dasuttara sutta.
[339] Bảy cần tác chứng (sacchikātabba-dhamma).
Tức là bảy sức mạnh của vị lậu tận (khīnā-savabala).
Nhờ các sức mạnh ấy mà vị vô lậu tỳ kheo biết rõ các
lậu hoặc đã được trừ.
1. Vị ấy với chánh trí khéo thấy như chân
các pháp hữu vi là vô thường (aniccato sabbe saṅkhārā
yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhā honti).
2. Vị ấy với chánh trí thấy rõ như chân các
dục tội khổ, ví như hố lửa than v.v... (aṅgārakā-sūpamādayo
kāmā yathābhūtaṃ sammappaññāya sandiṭṭhā honti).
3. Tâm của vị ấy hướng viễn ly, thiên
về viễn ly, khuynh theo viễn ly, trú trong viễn ly, hoan hỷ
xuất ly, hoàn toàn đoạn tận các pháp sở duyên lậu
(vivekaninnaṃ cittaṃ hoti vivekapoṇaṃ vivekapab-bhāraṃ
vivekaṭṭhaṃ nekkhammābhirantaṃ vyan-tibhūtaṃ sabbaso āsavaṭṭhāniyehi
dhammehi).
4. Với vị ấy, bốn niệm xứ đã được khéo
tu tập (cattāro satipaṭṭhānā bhāvitā honti subhāvitā).
5. Với vị ấy, năm quyền đã được khéo
phát triển tu tập (pañcindriyāni bhāvitāni honti subhā-vitāni).
6. Với vị ấy, bảy giác chi đã được khéo
phát triển tu tập (satta bojjhaṅgā bhāvitā honti subhā-vitā).
7. Với vị ấy, thánh đạo tám chi đã được
khéo phát triển tu tập (ariyo atthaṅgiko maggo bhāvito hoti
subhāvito).
D. III: Dasuttara sutta.
[340] Bảy điều kiện thích hợp (sappāya)
1. Trú xứ thích hợp (āvāsasappāya) là có
chỗ vừa ý, yên tịnh.
2. Hành xứ thích hợp (gocarasappāya), là chỗ
lập kế sinh nhai dễ dàng, vật thực tìm được không khó
khăn; chỗ đi khất thực thích hợp không quá xa cũng không
quá gần làng mạc.
3. Lời nói thích hợp (bhassasappāya) tức là
những câu chuyện nói đưa đến viễn ly an tịnh, thiểu
dục tri túc... và nói vừa phải vừa chừng.
4. Người thích hợp (puggalasappāya) tức là
những bạn đồng phạm hạnh thân cận có khả năng, thông
suốt về pháp học và pháp hành, cũng có khuynh hướng như
ta.
5. Thực phẩm thích hợp (bhojanasappāya) tức
là ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, hợp thể tạng, không
gây bệnh tật, nguy hiểm.
6. Thời tiết thích hợp (utusappāya), tức là
nhiệt độ thời tiết không quá nóng, không quá lạnh.
7. Oai nghi thích hợp (iriyāpathasappāya) tức là
hoạt động đi, đứng, nằm, ngồi điều hòa, hợp với cơ
thể, làm cho thân được thoải mái.
Vism. 127; Vin. A. II.429; M.A. II.911.
[341] Bảy pháp bậc chân nhân (sappurisa-dhamma)
Xem [326]: pháp khó thể nhập.
[342] Bảy pháp thuộc phần hạ liệt (hāna-bhāgiyadhamma).
Tức là bảy phi diệu pháp (asaddhamma):
1. Không có lòng tin (asaddho)
2. Không tàm (ahiriko)
3. Không quý (anottappī).
4. Ít học (appassuto).
5. Lười biếng (kusīto).
6. Thất niệm (muṭṭhassati)
7. Thiếu trí (duppañño).
D. III: Dasuttara sutta.
Ðầu
trang | Mục
lục |
Một Pháp: 1-11 | Hai Pháp:
12-67 | Ba Pháp: 68-146 | Bốn
Pháp: 147-232 | Năm Pháp: 233-284 |
Sáu Pháp: 285-315 | Bảy Pháp: 316-342 | Tám
Pháp: 343-364 | Chín Pháp: 365-383 | Mười
Pháp: 384-421 |
Trên Mười Pháp: 422-440 | Phụ
Lục: 441-442 |