[06]
CHƯƠNG
PHÁP SÁU CHI
-ooOoo-
[285] Sáu nội xứ (ajjhattikāyatana):
1. Nhãn (cakkhu), mắt.
2. Nhĩ (sota) tai.
3. Tỷ (ghāna), mũi
4. Thiệt (jivhā), lưỡi
5. Thân (kāya), thân thể
6. Ý (mano), tâm.
Sáu xứ, còn gọi là sáu nhập; nói theo quyền
(indriya) gọi là nhãn quyền, nhĩ quyền v.v...
D. III.243; M. III.216; Vbh. 70.
[286] Sáu điều cao thượng (anuttariya):
1. Thấy cao thượng (dassanānuttariya), nghĩa là
sự diện kiến Ðức Thế Tôn và đệ tử của ngài; sự
thấy như vậy sẽ khiến cho phát sanh những thiện pháp chưa
sanh và sẽ làm tăng trưởng những thiện pháp đã sanh.
2. Nghe cao thượng (savanānuttariya), nghĩa là
nghe pháp của đức Thế Tôn và đệ tử Ngài.
3. Ðắc cao thượng (lābhānuttariya), nghĩa là
đắc được niềm tịnh tín nơi đức Thế Tôn và đệ
tử ngài, hay là đắc được bảy thánh sản.
4. Học cao thượng (sikkhānuttariya), nghĩa là
học tập trau dồi tăng thượng giới, tăng thượng tâm và
tăng thượng tuệ.
5. Phụng sự cao thượng (pāricariyānuttariya),
nghĩa là sự phục vụ đức Thế Tôn và đệ tử ngài.
6. Niệm cao thượng (anussatānuttariya), nghĩa là
sự niệm tưởng ân đức Như Lai và đệ tử ngài.
Sáu điều này gọi là cao thượng vì nếu được
tu tập làm sung mãn sẽ dẫn đến thanh tịnh, vượt khỏi
sầu bi, đoạn tận khổ đau, thành tựu chánh trí, chứng
ngộ Níp-bàn.
D. III.250, 218; A. III.284, 325, 452.
[287] Sáu cửa suy vong (apāyamukha), con đường
dẫn đến tai hại và tiêu hao tài sản:
1. Nghiện rượu chè có 6 điều nguy do
nghiện ruợu: tài sản tiêu hao, gây sự tranh cãi, phát
sanh bệnh tật, mất danh dự, lõa lồ trâng tráo, trí tuệ
suy giảm.
2. Du hành ban đêm có 6 điều nguy do đi chơi
đêm: không giữ được mình, không giữ được vợ con, không
giữ được tài sản, dễ bị tình nghi, thành mục tiêu vu
khống, chuốc lấy ưu phiền.
3. Ði đến hí trường. Có năm điều nguy do
đi đến hí trường: làm cho công việc bị đình trệ,
thối thất tinh tấn, mất thời giờ khi đi xem các cuộc
vui ấy, hao tốn tiền của, bận rộn tâm trí vì lo tìm
kiếm chỗ có vũ nhạc ca hát trống kèn chuyện phiếm.
4. Ðam mê cờ bạc. Có 6 điều nguy do cờ
bạc: Thắng sinh thù oán, thua bị khổ tâm, tài sản bị
tổn thất, lời nói không hiệu lực, bạn bè miệt khinh,
người ta không dám cưới gả.
5. Thân cận bạn ác. Có 6 điều nguy khi gần
bạn xấu sẽ bị ảnh hưởng giống họ: Người cờ bạc
làm bạn, người đàng điếm làm bạn, người rượu chè
làm bạn, người gian xảo làm bạn, người lường gạt làm
bạn, kẻ côn đồ làm bạn.
6. Lười biếng làm việc. Có 6 lý do mà người
lười biếng vịn cớ để rồi không có tài sản hoặc tiêu
hao tài sản: nghĩ rằng lạnh quá, nghĩ rằng nóng quá, nghĩ
rằng sớm quá, nghĩ rằng trễ quá, nghĩ rằng đói quá,
nghĩ rằng no quá.
Sáu điều này đức Thế Tôn đã thuyết cho
thanh niên Siṅgala.
D. III.182-184.
[288] Sáu loại thần thông, thắng trí (abhiññā)
1. Biến hóa thông (iddhividhā, iddhividhi)
2. Thiên nhĩ thông (dibbasota)
3. Tha tâm thông (Cetopariyañāṇa)
4. Túc mạng thông (Pubbenivāsānussati)
5. Thiên nhãn thông (dibbacakkhu)
6. Lậu tận thông (āsavakkhayañāṇa)
Năm thông đầu là hiệp thế, thông thứ sáu là
siêu thế.
D. III.281; A. III.280.
[289] Sáu pháp cần thắng tri (abhiññeyya-dhamma).
Tức là sáu điều cao thượng (anuttariya). Xem
[286].
[290] Sáu tội nghiêm trọng (abhiṭhāna):
1. Giết cha (pitughāta)
2. Giết mẹ (mātughāta)
3. Giết A-la-hán (arahantaghāta)
4. Trích máu Phật (lohituppāda)
5. Chia rẽ Tăng (saṅghabheda)
6. Xu hướng ngoại đạo (aññasatthuddesa) có nghĩa là tà
kiến (micchādiṭṭhi).
Ðiều abhiṭhāna này còn gọi là abhabbaṭhāna,
sự kiện bất khả thi, tức là tội mà từ bậc Dự lưu
trở lên không thể vi phạm.
A. III.439; Kh. VI.10; Sn. 231.
[291] Sáu pháp cần được sanh khởi (uppaàde-tabbadhamma).
Tức là sáu thường trú pháp (satatavihārā):
1. Khi thấy sắc, trú xả niệm tỉnh giác (rūpaṃ
disvā upekkhako viharati sato sampajāno).
2. Khi nghe tiếng, trú xả niệm tỉnh giác
(sad-daṃ sutvā upekkhako viharati sato sampajāno).
3. Khi ngửi mùi, trú xả niệm tỉnh giác
(gan-dhaṃ ghāyitvā upekkhako viharati sato sampajāno)
4. Khi nếm vị, trú xả niệm tỉnh giác
(rasaṃ sāyitvā upekkhako viharati sato sampajāno).
5. Khi chạm xúc, trú xả niệm tỉnh giác
(phoṭ-ṭhabbaṃ phusitvā upekkhako viharati sato sampajāno).
6. Khi nghĩ pháp, trú xả niệm tỉnh giác
(dham-maṃ viññāya upekkhako viharati sato sampajāno).
D. III: Dasuttara sutta.
[292] Sáu điều tôn kính (gārava, gāravata):
1. Tôn kính bậc Ðạo sư (satthugāravatā)
2. Tôn kính Giáo pháp (dhammagāravatā)
3. Tôn kính Tăng (saṅghagāravatā)
4. Tôn kính điều học (sikkhagāravatā)
5. Tôn kính bất khinh suất (appamādagāravatā)
6. Tôn kính tiếp đãi (paṭisanthāragāravatā)
Ðây là sáu pháp không đưa đến thối đọa.
A. III.330.
[293] Sáu cá tánh (carita, cariyā):
Cá tánh là sở hành tư tưởng riêng của chúng
sanh, khuynh hướng nội tâm:
1. Tánh ái (rāgacarita), khuynh hướng ái
nhiễm, quyến luyến. Ðề mục tu tập (nghiệp xứ) để
đối trị, thích hợp cho cá tính này chính là quán tử
thi (asubha) và thân hành niệm (kāyagatāsati) tức là niệm
thể trược.
2. Tánh sân (dosacarita), khuynh hướng tâm nóng
nảy, dễ bất bình, dễ nổi nóng. Ðề mục để đối
trị chính là bốn phạm trú (brahmavihāra) và màu biến
xứ (vaṇṇakasiṇa).
3. Tánh si (mohacarita), khuynh hướng mê muội,
tối dạ, lú lẫn. Ðề mục để đối trị chính là
nhập xuất tức niệm (ānāpānānussati) và nên bổ khuyết
bằng việc học hỏi, nghe pháp, đàm luận pháp, và sống
với thầy.
4. Tánh đức tin (saddhācarita), khuynh hướng
dễ sùng bái, dễ tín ngưỡng, dễ chấp nhận. Ðề mục
tu tập để hướng niềm tin tốt đẹp là suy niệm sáu pháp
tùy niệm (anussati) như niệm Phật v.v... và cần được cân
nhắc tin điều đáng tin hoặc tin lý nhân quả.
5. Tánh giác (buddhacarita) hay tánh trí (ñāṇa-carita),
khuynh hướng tâm sáng suốt, bén nhạy sự hiểu biết suy
xét. Ðề mục thích ứng để hỗ trợ phát triển trí
tốt đẹp là quán tam tướng (sammasanānu-passanā), niệm
sự chết (maraṇānussati) niệm tịch tịnh (upasamānussati),
phân định bốn chất (catudhā tuvavatthāna) và tưởng
nhờm gớm trong vật thực (āhāre paṭikkūlasaññā).
6. Tánh tầm (vitakkacārita), khuynh hướng tâm
phóng túng, hay lơ đễnh, hay tán tâm, không an trú. Nên
sửa trị bằng cách hạn chế cảnh như tu tập đề mục
nhập xuất tức niệm (ānāpānānussati), hay đề mục
biến xứ
Nd 359, 453; Nd2 238; Vism. 101.
[294] Sáu ái (taṇhā), cũng gọi là ái thân hay
ái uẩn (taṇhākāya):
1. Sắc ái (rūpataṇhā)
2. Thinh ái (saddataṇhā)
3. Hương ái (gandhataṇhā)
4. Vị ái (rasataṇhā)
5. Xúc ái (phoṭṭhabbataṇhā)
6. Pháp ái (dhammataṇhā).
D. III.244, 280; S. II.3; Vbh.102.
[295] Sáu phương hướng (disā) tượng trưng sáu
hạng người mình phải đối xử mật thiết và có bổn
phận:
1. Hướng đông (puratthimadisā) ám chỉ cho cha
mẹ.
Bổn phận con cái đối với cha mẹ như đảnh
lễ hướng đông, có 5 điều:
a) Nuôi dưỡng lại cha mẹ
b) Làm công việc thay cha mẹ
c) Duy trì truyền thống gia tộc
d) Quản thủ tài sản thừa tự
e) Cha mẹ qua đời, làm phước hồi hướng.
Cha mẹ thương tưởng lại con cái theo 5 điều:
a) Ngăn chận con làm điều ác
b) Khuyến khích con làm điều thiện
c) Cho con học nghề nghiệp
d) Gả cưới cho con xứng đáng
e) Ðúng thời giao của thừa tự cho con.
2. Hướng nam (dakkhiṇadisā) ám chỉ là thầy
tổ.
Bổn phận học trò đối với thầy như đảnh
lễ phương nam, có 5 điều:
a) Ðứng lên nghinh tiếp.
b) Hầu hạ thầy.
c) Siêng năng học hỏi.
d) Tự thân phục vụ thầy.
e) Học tập một cách kính cẩn.
Vị thầy thương tưởng lại học trò theo 5
điều:
a) Huấn luyện khéo léo.
b) Giảng giải tường tận.
c) Chỉ dạy hết mọi tài nghề.
d) Khen ngợi trước các bạn đồng liêu.
e) Bảo bọc trong mọi mặt.
3. Hướng tây (pacchimadisā) ám chỉ phu thê.
Chồng đối xử với vợ theo 5 điều:
a) Hòa nhã với vợ
b) Không khinh thường vợ
c) Không ngoại tình
d) Giao quyền nội trợ
e) Tặng đồ trang sức
Vợ đối xử với chồng theo 5 điều:
a) Sắp đặt việc nhà vén khéo
b) Ðối xử tốt với bà con hai họ
c) Không ngoại tình
d) Bảo quản tài sản của chống
e) Siêng năng khéo léo trong mọi công việc.
4. Hướng bắc (uttaradisā) chỉ cho bạn bè.
Gia chủ đối với bạn bè có 5 cách:
a) Bố thí
b) Ái ngữ
c) Lợi hành
d) Bình đẳng
e) Thành thật.
Bạn bè đoái tưởng lại có 5 cách
a) Che chở lúc khinh suất
b) Giúp bảo vệ tài sản khi phóng túng
c) Làm chỗ nương khi có sợ hãi
d) Không bỏ nhau lúc hoạn nạn
e) Tôn trọng quyến thuộc của gia chủ.
5. Hướng trên (uparimadisā) chỉ cho Sa môn, Bà
la môn
Cư sĩ đối với sa-môn có 5 cách:
a) Có thân nghiệp từ
b) Có khẩu nghiệp từ
c) Có ý nghiệp từ
d) Mở rộng cửa nghinh tiếp
e) Dâng cúng các vật dụng
Sa môn đối lại với cư sĩ có 5 cách:
a) Ngăn chận họ làm ác
b) Khuyến khích họ làm thiện
c) Có lòng bi mẫn thương tưởng
d) Giảng giải điều chưa được nghe
e) Chỉ bày con đường thiên giới.
6. Hướng dưới (heṭṭhimadisā) chỉ cho tôi
tớ.
Chủ nhân đối với tôi tớ trong nhà có 5 cách:
a) Cắt đặt việc làm vừa sức
b) Ban phát vật thực và tiền công.
c) Chăm nom khi bệnh yếu
d) Chia sẻ món ngon lạ
e) Biết thời cho nghỉ ngơi
Tôi tớ thương chủ đáp lại có 5 điều:
a) Thức dậy trước chủ
b) Ngủ nghỉ sau chủ
c) Chỉ lấy vật được chủ cho
d) Khéo léo làm công việc
e) Ðem lại tiếng thơm cho chủ.
Người cư sĩ thực hành các bổn phận như
thế thì hằng được che chở, được an ổn và thoát khỏi
các sự âu lo phiền muộn.
D. III.189-192.
[296] Sáu pháp khó thể nhập
(duppaṭivij-jhadhamma).
Tức là sáu xuất ly giới (nissāraṇīyā dhātuyo):
1. Xuất ly sân hận (nissaraṇaṃ vyāpādassa),
tu tập từ tâm giải thoát - mettā cetovimutti - để đạt
đến sự xuất ly này.
2. Xuất ly não hại (nissaraṇaṃ vihesāya), tu
tập bi tâm giải thoát - karuṇā cetovimutti - để đạt đến
sự xuất ly này.
3. Xuất ly tỵ hiềm (nissaraṇaṃ aratiyā), tu
tập hỷ tâm giải thoát - muditā cetovimutti - để đạt đến
sự xuất ly này.
4. Xuất ly ái nhiễm (nissaraṇaṃ rāgassa), tu
tập xả tâm giải thoát - upekkhā cetovimutti - để đạt đến
sự xuất ly này.
5. Xuất ly mọi tướng (nissaraṇaṃ
sabbanimit-tānaṃ), tu tập vô tướng tâm giải thoát animittā
cetovimutti - để đạt đến sự xuất ly này.
6. Xuất ly mũi tên nghi hoặc (nissaraṇaṃ
vicikicchākathaṅkathāsallassa), tu tập trừ mạn ngã sở -
asmī ' ti mānasamugghāto - để đạt đến sự suất ly này.
D. III: Dasuttara sutta.
[297] Sáu môn (dvāra) cửa ngõ tiếp xúc sáu
ngoại cảnh (ngoại xứ):
1. Nhãn môn (cakkhudvāra)
2. Nhĩ môn (sotadvāra)
3. Tỷ môn (ghānadvāra)
4. Thiệt môn (jivhādvāra)
5. Thân môn (kāyadvāra)
6. Ý môn (manodvāra)
Sáu môn này còn được gọi là sáu nội xứ -
ajjhattikāyatana. Xem [285].
S. IV.194.
[298] Sáu đức tánh Pháp bảo, ân đức Pháp
(dhammaguṇa):
1. Pháp được khéo thuyết bởi đức Thế Tôn
(svakkhāto bhagavatā dhammo) nghĩa là giáo pháp được Ðức
Phật thuyết đúng chân lý và toàn hảo đoạn đầu, toàn
hảo đoạn giữa, toàn hảo đoạn cuối, văn nghĩa đầy
đủ, nói lên đời sống thanh tịnh hoàn toàn.
2. Thiết thực hiện tại (sandiṭṭhiko), nghĩa
là với người thực hành sẽ thấy lợi ích, không thực
hành sẽ không thấy, và pháp không phải là tín điều,
tức là không phải do tin mà thấy.
3. Vượt ngoài thời gian (akāliko), nghĩa là
không tùy thuộc và không bị giới hạn thời gian, khi
chứng ngộ thì quả phát sanh ngay.
4. Ðến để thấy (ehipassiko), pháp là chân lý
tốt đẹp, muốn thấy phải đi đến, không chờ cứu
rỗi.
5. Hướng thượng (opanayiko), pháp có hiệu năng
hướng chúng sanh đến mục đích cao thượng là thể
nhập Níp-bàn.
6. Cần được người trí tự chứng
(paccattaṃ veditabbo viññūhi), pháp phải do tự mình thực
chứng bằng căn tánh trí tuệ, chớ không ỷ lại vào tha
lực mà giác ngộ.
Ân đức thứ nhất bao hàm cả pháp học, và
từ ân đức thứ hai đến thứ sáu là nói đến pháp hành;
Có chỗ cho rằng năm ân đức sau là nói đến đặc tính
của pháp siêu thế.
M. I.37; A. III.285.
[299] Sáu giới, sáu bản chất (dhātu):
1. Ðịa giới (paṭhavīdhātu) chất đất.
2. Thủy giới (āpodhātu) chất nước.
3. Hỏa giới (tejodhātu) chất lửa
4. Phong giới (vāyodhātu) chất gió.
5. Hư không giới (ākāsadhātu) khoảng trống, ranh kẽ.
6. Thức giới (viññāṇadhātu) tâm ý biết cảnh; như là
nhãn thức giới (cakkhuviññāṇadhātu) nhĩ thức giới
(sotaviññāṇadhātu, tỷ thức giới (ghānaviññāṇa-dhātu),
thiệt thức giới (jivhāviññāṇadhātu), thân thức giới
(kāyaviññāṇadhātu), ý thức giới (manoviññāṇa-dhātu.
M. III.31; Vbh. 82.
[300] Sáu giới nghiệp xứ (dhātukammaṭ-ṭhāna;
đề mục tu thiền) lấy sáu tánh chất (giới) làm cảnh.
1. Ðịa giới... [xem 182]
2. Thủy giới... [xem 182]
3. Hỏa giới... [xem 182]
4. Phong giới... [xem 182]
5. Hư không; tức là xác định cái có tính
chất khoảng trống, kẽ hở trên nội thân và ngoại thân;
lấy hư không giới làm đề mục suy tưởng, như là chú
ý lỗ tai, lỗ mũi, miệng, kẽ hở các chi thể trong thân...
quán sát như thật bằng trí rằng đó không là tôi, không
có tôi, không của tôi; sanh yểm ly và dứt bỏ chấp
thủ.
6. Thức giới; lấy thức giới làm đề mục
suy tưởng, tức là tánh chất biết cảnh, nhờ thức mà xúc
sanh khởi, duyên xúc mà các thọ sanh khởi; vị ấy khi
cảm thọ đang sanh, biết rõ; khi cảm thọ đã diệt,
biết rõ; cuối cùng vị ấy giữ lại thọ xả thanh
tịnh, nhu nhuyến, thích nghi, và triển khai xả ấy tập
trung vào bốn thiền vô sắc thành tựu tối thắng tuệ
xả; vượt qua nữa vị ấy thanh lọc tâm và tịch tịnh
phiền não.
M. III.240
[301] Sáu pháp cần biến tri (pariññeyya-dhamma).
Tức là Sáu nội xứ (ajjhattikāyatana); xem
[285].
D. III: Dasuttara sutta.
[302] Sáu pháp cần được đoạn trừ (pahā-tabbadhamma).
Tức là Sáu ái thân (taṇhākāya), xem [293].
D. III: Dasuttara sutta.
[303] Sáu pháp đa tác dụng (bahukāra-dhamma).
Tức là Sáu khả niệm pháp (sāraṇīyadhamma)
pháp cần nên ghi nhớ:
1. Thân nghiệp từ (mettākāyakamma), có hành
động bằng tâm từ, đối với bạn đồng phạm hạnh trước
mặt lẫn sau lưng.
2. Khẩu nghiệp từ (mettāvacīkamma), có lời
nói bằng tâm từ, đối với các bạn đồng phạm hạnh
trước mặt lẫn sau lưng.
3. Ý nghiệp từ (mettāmanokamma), có ý nghĩ
hợp tâm từ, đối với các bạn đồng phạm hạnh trước
mặt lẫn sau lưng.
4. Cộng hưởng lợi lộc (sādhāraṇabhogī),
đối với những lợi lộc phát sanh đúng pháp, dù ít hay
nhiều, cũng chia đều đến các bạn đồng phạm hạnh
giới đức.
5. Trú giới sa-môn (sīlasāmaññatā), thành
tựu giới cao thượng, giới hạnh bậc thánh; đối với
giới luật không bị bể vụn, không bị lấm nhơ.
6. Trú kiến sa-môn tánh (diṭṭhisāmaññatā)
thành tựu tri kiến thuộc bậc thánh, có khả năng hướng
thượng, một loại tri kiến khiến người thực hành chân
chánh diệt tận khổ đau.
Sáu khả niệm pháp này còn gọi là pháp làm
khả ái (piyakaraṇa), khả kính (garukaraṇa), đưa đến đoàn
kết, vô tranh, hòa hợp, nhất trí (saṅgahāvivādā-sāmaggī-ekabhāvasaṃvattana).
D. III.281; A. III.280.
[304] Sáu ngoại xứ (bāhirāyatana).
1. Sắc xứ (rūpāyatana)
2. Thinh xứ (saddāyatana)
3. Khí xứ (gandhāyatana)
4. Vị xứ (rasāyatana)
5. Xúc xứ (phoṭṭhabbāyatana)
6. Pháp xứ (dhammāyatana)
Sáu ngoại xứ này là sáu cảnh sở tri (āram-maṇa),
sở tri của tâm, bị tâm biết.
D. III.243; M. III.216; Vbh. 70.
[305] Sáu pháp cần tu tập (bhāvetabba-dhamma).
Ðây là sáu tùy niệm xứ (anussatiṭṭhā-nāmi):
1. Niệm Phật (buddhānussati).
2. Niệm Pháp (dhammānussati).
3. Niệm Tăng (saṅghānussati).
4. Niệm giới (sīlānussati).
5. Niệm thí (cāgānussati).
6. Niệm thiên (devānussati).
D. III: Dasuttara sutta; A. III.284.
[306] Sáu thức (viññāṇa), tâm biết cảnh.
1. Nhãn thức (cakkhuviññāṇa) tâm biết
cảnh sắc.
2. Nhĩ thức (sotaviññāṇa) tâm biết cảnh thinh.
3. Tỷ thức (ghānaviññāṇa) tâm biết cảnh khí.
4. Thiệt thức (jivhāviññāṇa) tâm biết cảnh vị.
5. Thân thức (kāyaviññāṇa) tâm biết cảnh xúc.
6. Ý thức (manoviññāṇa) tâm biết cảnh pháp.
S. III.243; Vbh. 180.
[307] Sáu pháp thuộc phần thù thắng (vise-sabhāgiyadhamma).
Ðây là sáu điều tôn kính (gāravatā); xem
[291].
D.III. Dasuttara sutta.
[308] Sáu thọ (vedanā), thọ cảm xúc cảnh:
1. Thọ nhãn xúc (cakkhusamphassajā vedanā).
2. Thọ nhĩ xúc (sotasamphassajā vedanā).
3. Thọ tỷ xúc (ghānasamphassajā vedanā)
4. Thọ thiệt xúc (jivhāsamphassajā vedanā).
5. Thọ thân xúc (kāyasamphassajā vedanā).
6. Thọ ý xúc (manosamphassajā vedanā).
S. IV.232.
[309] Sáu thiên giới (sagga), chỗ có sự tốt
đẹp tuyệt đỉnh, nơi chỉ có sự vui, gọi là cõi trời;
đây chỉ nói đến 6 cõi trời dục giới (kāmāvacarasagga);
1. Cõi Tứ Thiên Vương (cātumahārājikā), là
cõi của bốn vị thiên hộ trì thế gian: đức
Dhataraṭṭha vua loài-ganthabba-càn thát bà, ngự trị ở hướng
đông; đức virulhaka vua loài kumbhaṇḍa- cưu bàn trà,
ngự trị ở hướng nam; đức virūpakkha vua loài nāga-rồng
rắn, ngự trị ở hướng tây; đức kuvera hay còn gọi là
vessavana, vua loài yakkha dạ xoa, ngự trị ở hướng bắc.
2. Cõi Ðạo-lợi (tāvatiṃsa) cõi của 33 vị
trời Ðế thích, thay nhau là chúa chư thiên.
3. Cõi Dạ-ma (yāmā) cõi của chư thiên ly
khổ, nơi đức suyāma ngự trị.
4. Cõi Ðâu-suất (Tusita) cõi của chư thiên
sung túc tài sản (sirisampatti); nơi đức (santusita) ngự
trị; là cõi sanh của vị bồ tát trước khi giáng trần
thành Phật; cũng là nơi tái sanh của các vị Phật mẫu.
5. Cõi Hóa lạc thiên (nimmāmarati) cõi của chư
thiên tự hóa hiện dục lạc hưởng thụ; là nơi đức
Sunimmita ngự trị.
6. Cõi Tha hóa tự tại (paranimmitavasavattī) cõi
của các vị trời hưởng thiên lạc do chư thiên khác hóa
hiện cho: là nơi đức vasavattī ngự trị.
Các ý nghĩa giảng giải trên đây xuất xứ
từ các bộ chú giải như Abhidhammatthavibhāvinī. Xem thêm
[433] ba mươi mốt cõi (bhùmi).
S. V.423; Comp. 138.
[310] Sáu pháp cần tác chứng (sacchikātab-badhamma).
Ðây là sáu thần thông hay thắng trí (abhiññā).
Xem lại [288].
D. III: Dasuttara sutta.
[311] Sáu Tư (sañcetanā cetanā) sự suy nghĩ
cảnh:
1. Sắc tư (rūpasañcetanā)
2. Thinh tư (saddasañcetanā)
3. Khí tư (gandhasañcetanā)
4. Vị tư (rasasañcetanā)
5. Xúc tư (phoṭṭhabbasañcetanā)
6. Pháp tư (dhammasañcetanā)
Sáu pháp này còn có danh từ gọi là sañceta-nākāya
hay cetanākāya (thân tư) nghĩa là uẩn tri cảnh.
D. III.244; S. III. 64; Vbh. 102
[312] Sáu tưởng (saññā) sự nhớ tưởng
cảnh, sự nhận ra cảnh.
1. Sắc tưởng (rūpasaññā)
2. Thinh tưởng (saddasaññā)
3. Khí tưởng (gandhasaññā)
4. Vị tưởng (rasasaññā)
5. Xúc tưởng (phoṭṭhabbasaññā)
6. Pháp tưởng (dhammasaññā)
D. III.244; A. III.413.
[313] Sáu xúc (samphassa, phassa) sự chạm cảnh,
sự đối chiếu, tức là sự gặp nhau giữa nội xứ-ngoại
xứ-thức.
1. Nhãn xúc (cakkhusamphassa), sự gặp gỡ
giữa mắt + cảnh sắc + nhãn thức.
2. Nhĩ xúc (sotasamphassa), sự gặp gỡ giữa
tai+ cảnh thinh + nhĩ thức.
3. Tỷ xúc (ghānasamphassa), sự gặp gỡ giữa
mũi + cảnh khí + tỷ thức.
4. Thiệt xúc (jivhāsamphassa), sự gặp gỡ
giữa lưỡi + cảnh vị + thiệt thức.
5. Thân xúc (kāyasamphassa), sự gặp gỡ giữa
thân + cảnh xúc + thân thức.
6. Ý xúc (manosamphassa) sự gặp gỡ giữa ý +
cảnh pháp + ý thức.
D. III.243; S. II.3.
[314] Sáu khả niệm pháp (sāranīyadham-ma), pháp
đáng ghi nhớ.
Xem lại [302]: Sáu pháp đa tác dụng (bahu-kāradhamma).
[315] Sáu pháp thuộc phần hạ liệt (hāna-bhāgiyadhamma).
Tức là sáu pháp bất kính (agāravatā):
1. Bất kính Ðạo sư (satthari agāravatā)
2. Bất kính Giáo pháp (dhamme agāravatā)
3. Bất kính Tăng (saṅghe agāravatā)
4. Bất kính học giới (sikkhāya agāravatā)
5. Bất kính chuyên cần (appamāde agāravatā)
6. Bất kính tiếp đãi (paṭisanthāre agāravatā)
D. III: Dasuttara sutta.
Ðầu
trang | Mục lục |
Một Pháp: 1-11 | Hai Pháp:
12-67 | Ba Pháp: 68-146 | Bốn
Pháp: 147-232 | Năm Pháp: 233-284 |
Sáu Pháp: 285-315 | Bảy Pháp: 316-342 | Tám
Pháp: 343-364 | Chín Pháp: 365-383 | Mười
Pháp: 384-421 |
Trên Mười Pháp: 422-440 | Phụ
Lục: 441-442 |