BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Kinh Hoa Sen Chánh Pháp
(Diệu Pháp Liên Hoa Kinh)

Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải


Mục Lục
I. Lời Nói Đầu
II. Nghi Thức

 

III. Kinh
1. Phẩm 1 : Mở Đầu
2. Phẩm 2 : Phương Tiện
1. Phẩm 3 : Ví Dụ
2. Phẩm 4 : Tin Hiểu
1. Phẩm 5 : Cỏ Thuốc
2. Phẩm 6 : Thọ Ký
3. Phẩm 7 : Tương Quan Xa Xưa
1. Phẩm 8 : Năm Trăm Đệ Tử Tiếp Nhận Thọ Ký
2. Phẩm 9 : Thọ Ký Cho Các Vị Tu Học Tiếp Tục Và Tu Học Hoàn Tất
3. Phẩm 10 : Người Diễn Giảng Pháp Hoa
4. Phẩm 11 : Bảo Tháp Xuất Hiện
5. Phẩm 12 : Đề Bà Đạt Đa
6. Phẩm 13 : Kính Giữ Pháp Hoa
1. Phẩm 14 : Sống Yên Vui
2. Phẩm 15 : Từ Đất Xuất Hiện
3. Phẩm 16 : Sự Sống Lâu Của Đức Thế Tôn
4. Phẩm 17 : Phân Tích Thành Quả
1. Phẩm 18 : Thành Quả Tùy Hỷ
2. Phẩm 19 : Thành Quả Của Người Diễn Giảng Pháp Hoa
3. Phẩm 20 : Bồ Tát Thường Bất Khinh
4. Phẩm 21 : Sức Thần Của Đức Thế Tôn
5. Phẩm 22 : Giao Phó Trọng Trách
6. Phẩm 23 : Việc Cũ Của Bồ Tát Dược Vương
1. Phẩm 24 : Bồ Tát Diệu Âm
2. Phẩm 25 : Quan Âm Đại Sĩ: Vị Toàn Diện
3. Phẩm 26 : Tổng Trì Minh Chú
4. Phẩm 27 : Việc Cũ Của Diệu Trang Nghiêm Vương
5. Phẩm 28 : Sự Khuyến Khích Của Bồ Tát Phổ Hiền

 

 
1. Phụ Lục 1
2. Phụ Lục 2
3. Phụ Lục 3
4. Phụ Lục 4
5. Phụ Lục 5
6. Phụ Lục 6

Ghi Sau Khi Duyệt Pháp Hoa

Pháp hoa đáng lẽ phải ghi nhiều lắm. Nhưng tôi chỉ ghi mấy điều tôi cần ghi mà thôi.

Trước hết ghi về văn bản thì có 2 điều. Một, Chánh pháp hoa và Thiêm pháp hoa dĩ nhiên chỉ để tham khảo. Nhưng giả sử có ai dịch thẳng Phạn văn ra Việt văn thì Pháp hoa ấy chắc chắn không trong sáng gì. Vậy nói Pháp hoa, ít nhất là cho đến ngày nay, vẫn là Pháp hoa của ngài La thập. Giá trị của Pháp hoa này ở chỗ rất phù hợp với luận Pháp hoa của bồ tát Thế thân. Hai, cũng chính cái lý do sau này mà nói Pháp hoa của ngài La thập thiếu chỗ này thiếu chỗ kia, thì xét ra, trừ kệ của phẩm Phổ môn, những chỗ gọi là thiếu ấy thật ra là thừa, thêm thắt, nhất là lạc lõng thấy rõ.

Kế đến ghi về văn dịch. Pháp hoa của ngài La thập có không ít chỗ cần nói. Nhưng 2 chỗ sau đây tôi cho là cần nói hơn cả. Một, trong phẩm Thọ lượng, kệ thứ 4, ngài La thập dịch: ngã thường trú ư thử, diệ chư thần thông lực, linh điên đảo chúng sinh, tuy cận nhi bất kiến (Chính 9/43). Ngài Pháp hộ dịch: kỳ tâm điên đảo, nhi bất giác liễu (Chính 9/114). Chỗ này nói gì? Nói Phật không mất đi đâu cả. Phật ở bên ta. Ta không thấy Phật vì cái thấy của ta thấy sống chết mà Phật thì bất sinh diệt. Lý do thật rõ và đơn giản. Thêm câu dĩ chư thần thông lực thì để dễ hiểu mà thành ra rất kém. Hai, trong phẩm Phổ môn, ngài La thập dịch: Quan thế âm bồ tát tức thời quán kỳ âm thanh, giai đắc giải thoát (Chính 9/56). Nhưng ngài Pháp hộ dịch: Thích văn Quang thế âm bồ tát danh giả triếp đắc giải thoát (Chính 9/128). Ở đây cũng vậy, chỉ vì để dễ hiểu mà thêm và kém thấy rõ. Mặc dầu đã cố gắng dịch cho nghe được, 2 chỗ nói trên lòng tôi vẫn không thỏa.

Bây giờ ghi về Pháp hoa. Tu học Pháp hoa thì phải thấy nhiều điều. Một, thấy Phật ở ngay bên ta. Phật không nhập diệt. Ta đừng thấy sinh diệt thì thế là thấy Phật. Hai, thấy các pháp toàn là Pháp hoa, là đạo lý Pháp hoa. Ba, thấy ta từng là đệ tử của Phật, không của ngài Thường bất khinh thì của vị sa di 16. Bốn, bất cứ làm gì cũng không mất và vô hiệu: 1 tiếng nam mô Phật rồi ra cũng thành Phật. Năm, thấy lúc nào cũng có bồ tát Phổ hiền và các bồ tát tùng địa dũng xuất quanh quẩn gia hộ. Sáu, chết thì sinh chỗ đức Di đà hoặc chỗ đức Di lạc, sinh lại tại đây.

Đến đây nên ghi thêm vài điều nữa. Thứ nhất, Pháp hoa công nhận tiểu thừa nhưng không công nhận tiểu thừa có niết bàn. Niết bàn phải chính là Phật tri kiến -- với bao nhiêu phẩm chất Phật. Thứ hai, tu học Pháp hoa là vào nhà Phật, mặc áo Phật, ngồi chỗ Phật -- đó là từ bi, nhẫn nhục và pháp không.

Có 1 chi tiết cực nhỏ mà cũng không nên quên. Ấy là Pháp hoa rất trọng tướng tốt, vô bịnh, "hơi miệng thơm như hoa sen".

Mồng 8 tháng 4, 2537.
Trí Quang

Lời Nói Đầu [^]

Chính văn của bản dịch này vẫn là Tần dịch của ngài La thập. Tài liệu tham khảo thì có cả trong Đại tạng kinh bản Đại chính và Tục tạng kinh bản chữ Vạn. Tựu trung, tham khảo nhiều nhất là Tấn dịch của ngài Pháp hộ và luận Pháp hoa của bồ tát Thế thân. Anh dịch của Kern (bản dịch của Phật tử Lệ pháp) có lắm nhược điểm, nhưng cũng vẫn tham khảo.

Tài liệu tham khảo chỉ dùng để hiểu mà dịch chính văn của ngài La thập.

Pháp hoa có nhiều việc cần làm nữa, nhưng ở đây xin tạm ngừng ở sự phiên dịch (và ghi chú cùng phụ lục chút ít).

*

Mở đầu việc dịch Pháp hoa, con xin kính lạy:

Kính lạy kinh Diệu pháp liên hoa, bản kinh của tuệ giác bình đẳng vĩ đại, bản kinh dạy cho bồ tát và được Phật giữ gìn. Kính lạy tất cả Pháp bảo trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ.

Kính lạy đức Thích ca mâu ni, đức Phật giáo chủ bổn sư, đã tuyên thuyết kinh Pháp hoa. Kính lạy đức Đa bảo, đức Phật đã làm chứng cho kinh Pháp hoa toàn là chân thật. Kính lạy đức Di lạc, đức Phật đương lai, đã phát khởi kinh Pháp hoa và tiếp dẫn những người hành trì Pháp hoa vãng sinh Đâu suất tịnh độ. Kính lạy tất cả Phật bảo trong kinh Pháp hoa, trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ.

Kính lạy bồ tát Văn thù, vị pháp sư Pháp hoa. Kính lạy bồ tát Phổ hiền, vị khuyến phát Pháp hoa. Kính lạy bồ tát Quan âm, vị đại sĩ toàn diện, ban cho chúng sinh sự không sợ hãi. Kính lạy tất cả Tăng bảo là các vị Bồ tát, các vị Duyên giác và các vị Thanh văn trong kinh Pháp hoa, trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ.

Kết thúc việc dịch Pháp hoa, con xin hồi hướng:

Vạn ức thời kỳ
không thể nói được
mới được có lúc
Phật nói Pháp hoa,
vạn ức thời kỳ
không thể nói được
mới được có lúc
nghe nói Pháp hoa.
Chúng con nương nhờ
Phật Pháp Tăng lực
mới được phiên dịch
Diệu pháp liên hoa.
Chúng con nguyện đem
công đức như vầy
hiến khắp tất cả
các loại chúng sinh,
cầu cho chúng con
cùng với chúng sinh
đều được thành tựu
tuệ giác chư Phật.
Tháng 10, 2530 (1986)
Trí Quang

Nghi Thức Mở Đầu Và Kết Thúc Tụng Kinh Pháp Hoa [^]

Ngưỡng bạch Phật Pháp Tăng vô tận tam bảo từ bi chứng minh. Đệ tử tên là xx, pháp danh là xx, nguyện vì bản thân, vì cha mẹ bà con, vì người thân kẻ thù, vì mọi người và vì chúng sinh, trì tụng kinh đại thừa tên Diệu pháp liên hoa.

Mở đầu tụng kinh Pháp hoa, con xin kính lạy:

Kính lạy kinh Diệu pháp liên hoa, bản kinh của tuệ giác bình đẳng vĩ đại, bản kinh dạy cho Bồ tát và được Phật giữ gìn. Kính lạy tất cả Pháp bảo trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ.

Kính lạy đức Thích ca mâu ni, đức Phật giáo chủ bổn sư, đã tuyên thuyết kinh Pháp hoa. Kính lạy đức Đa bảo, đức Phật đã làm chứng cho kinh Pháp hoa toàn là chân thật. Kính lạy đức Di lạc, đức Phật đương lai, đã phát khởi kinh Pháp hoa và tiếp dẫn những người hành trì Pháp hoa vãng sinh Đâu suất tịnh độ. Kính lạy tất cả Phật bảo trong kinh Pháp hoa, trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ.

Kính lạy bồ tát Văn thù, vị pháp sư Pháp hoa. Kính lạy bồ tát Phổ hiền, vị khuyến phát Pháp hoa. Kính lạy bồ tát Quan âm, vị đại sĩ toàn diện, ban cho chúng sinh sự không sợ hãi. Kính lạy tất cả Tăng bảo là các vị Bồ tát, các vị Duyên giác và các vị Thanh văn trong kinh Pháp hoa, trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ.

Kết thúc tụng kinh Pháp hoa, con xin hồi hướng:

Vạn ức thời kỳ
không thể nói được
mới được có lúc
Phật nói Pháp hoa,
vạn ức thời kỳ
không thể nói được
mới được có lúc
nghe nói Pháp hoa.
Chúng con nương nhờ
Phật Pháp Tăng lực
mới được phiên dịch
Diệu pháp liên hoa.
Chúng con nguyện đem
công đức như vầy
hiến khắp tất cả
các loại chúng sinh,
cầu cho chúng con
cùng với chúng sinh
đều được thành tựu
tuệ giác chư Phật.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09

Source: Buddhism Today, http://www.buddhism.today


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 06-09-2002