[BuddhaSasana]

[Unicode Fonts]


       

Tìm hiểu ngôn ngữ kinh tạng Phật Giáo

Thích Tâm Thiện

Sài Gòn, 1998


 

 

Lời dẫn

Phật giáo vốn được xem là một tôn giáo có hệ thống Tam tạng thánh điển vĩ đại nhất so với các tất cả các tôn giáo trên thế giới. Riêng đối với kinh tạng, ngoài các bản kinh cỗ ngữ thuộc văn hệ Pàli, Sanskrit, ngày nay hầu hết kinh tạng đều được dịch ra nhiều thứ tiếng như: Anh, Pháp, Nhật, Việt Nam, Trung Hoa, Tây Tạng... Vì vậy, kinh điển Phật giáo ngày càng trở nên phỗ biến. Tuy nhiên, để am hiểu một bản kinh một cách chính xác, không những phải hiểu biết về hình thức ngôn ngữ phỗ thông, mà còn phải nắm rõ các thể loại ngôn ngữ được dùng khác nhau, tùy theo đặc trưng của từng loại trong hệ thống kinh tạng. Tất nhiên, công việc nghiên cứu về ngôn ngữ của kinh quả thực không đơn giản, nhất là đối với cỗ ngữ, và điều đó dành cho các nhà nghiên cứu chuyên môn. Ở đây, nội dung của tập sách này chỉ giới thiệu một cách khái quát về các thể loại văn học của kinh điển và một số thể loại ngôn ngữ được dùng trong kinh điển. Ðiều này như là một trong những "phương tiện nhập môn", giúp người học bước đầu đi vào nghiên cứu Phật học, đặc biệt là đối với việc nghiên cứu kinh tạng. Kinh Niết Bàn có đề cập đến Bốn sự viên dung (Tứ vô ngại) trong thế cách học đạo và hành đạo của Bổ Tát. Ở đó, từ "viên dung" và nghĩa "viên dung" được xem là điều kiện cơ bản của người học Phật. Hy vọng tập sách này sẽ giúp độc giả xây dựng cho chính mình một sự thông suốt (viên dung) về từ và nghĩa khi đọc kinh.

Sài gòn 1998
Thích Tâm Thiện


Chân thành cám ơn Ðại đức Thích Tâm Thiện đã gửi tặng phiên bản điện tử (Bình Anson, 10-1999).


[Mục lục]


[Main Index]

Last updated: 23-12-1999

Web master: binh_anson@yahoo.com
binh_anson@hotmail.com