BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
LUẬT NGHI TỔNG QUÁT (VINAYA SANKHEPA)
TỲ KHEO GIÁC GIỚI (BODHISILA BHIKKHU)
TL. 1985 - PL. 2529
2. LỄ TỰ TỨ (Pavaara.naa)Ngày Tự tứ là ngày chư Tỳ khưu mãn an cư mùa mưa (ra hạ), rằm tháng 9 âl, ngày ấy chư Tỳ khưu không làm lễ bố-tát tụng giới mà phải làm lễ Tự tứ (pavaara.naa). Lễ Tự tứ có 3 là:
2.1 Cách thức Sa"nghappavaara.naa.Khi bắt đầu vào lễ Tự tứ, Tăng phải cử ra hai vị rành mạch để hỏi đáp luật; cũng giống như trường hợp hành lễ bố-tát, chỉ có một vài điểm đổi khác. 2.1.a Vấn đáp luật Tự tứ Lời vấn đáp luật như sau: Vấn - Namo tassa bhagavato arahato sammaasambuddhassa. Su.naatu me bhante sa.ngho yadi sa"nghassa pattakalla.m aha.m aayasmanta.m itthannaama.m vinaya.m pucchey-ya.m. Kính lễ Ðức Thế Tôn Ưng Cúng Chánh Biến Tri ... Bạch Ðại Ðức Tăng, xin hãy nghe tôi, nếu đã hợp thời với Tăng, tôi xin hỏi luật tôn-giả tên vậy. Ðáp - Namo tassa bhagavato arahato sammaasambuddhassa. Su.naatu me bhante sa.ngho yadi sa"nghassa pattakalla.m aha.m aayasmataa itthannaamena vinaya.m pu.t.tho vissajjeyya.m. Kính lễ Ðức Thế Tôn Ưng Cúng Chánh Biến Tri ... Bạch Ðại Ðức Tăng, xin hãy nghe tôi, nếu đã hợp thời với Tăng, tôi sẽ đáp luật do tôn-giả tên vậy đã hỏi. Vấn - Sammajjanii padiipo ca udaka.m aasanena ca pavaaranaaya etaani pubbakara.nan’ ti vuccati. Ukaasa sammajjanii? Sự quét dọn, đèn đuốc, nước nôi và chỗ ngồi, các việc đó là tiền sự của ngày Tự tứ. Vậy sự quét dọn là gì? Ðáp - Sammajjanakara.na~nca Là việc lau quét sạch sẽ chỗ làm lễ. Vấn - Padiipo ca? Sao là đèn đuốc? Ðáp - Padiipa-ujjalana~nca. Idaani suriyaa-lokassa natthitaaya padiipakicca.m atthi.. (Hoặc là ... Idaani suriyaalokassa atthitaaya padiipakicca.m natthi). Là việc thắp sáng đèn đuốc. Bây giờ cần đốt đèn vì không có ánh sáng mặt trời. (Hoặc là bây giờ không cần đốt đèn vì có ánh sáng mặt trời). Vấn - Udaka.m aasanena ca? Nước và chỗ ngồi là sao? Ðáp - Aasanena saha paaniiyabhojaniiya-udaka.t.thapana~nca. Là sự sắp đặt nước uống nước rửa cùng với tấm trải ngồi nơi làm lễ. Vấn - Pavaara.naaya etaani pubbakara.nan’ ti vuccati? Nói rằng đó là tiền sự trong này Tự tứ, là sao? Ðáp - Etaani cattaari vattaani sammajja-nakara.naadiini sa"nghasannipaatato pa.thama.m kattabbattaa pavaara.naaya pavaara.naakammassa pubbakaranan’ti vuccati pubbakara.naanii’ ti akkhaataani. Gọi là tiền sự của ngày Tự tứ, tức là bốn việc đó như quét dọn.v.v... cần phải làm trước khi Tăng tụ họp. Những việc đó được gọi là những tiền sự vậy. Vấn - Chandappavaara.naa utukkhaana.m bhikkhuga.nanaa ca ovaado pavaaranaaya etaani pubbakiccan’ ti vuccati. Chandappavaara.naa? Trình lời hưởng ứng, cùng lời Tự tứ, kể mùa tiết, đếm tăng số, ban giáo giới, những việc đó gọi là tiền phận sự của lễ Tự tứ. Việc trình lời thoả hiệp cùng lời Tự tứ là sao? Ðáp - Chandaarahaana.m bhikkhuuna.m chandappavaara.naaharana~nca. Idha natthi. (Idha natthi). Tức là đem lời thoả hiệp và lời Tự tứ của các vị Tỳ khưu đáng gởi lời. Hôm nay không có. (Hôm nay có việc ấy) [1] Vấn - Utukkhaana.m? Việc kể mùa tiết? Ðáp - Hemantaadiina.m tinna.m utuuna.m ettaka.m atikkanta.m ettaka.m avasi.t.than’ ti eva.m utu aacikkhana.m utuunii’ dha pana saasane hemantagimhavassaanaana.m vasena tiini honti. Aya.m vassaana-utu asmi.m utumhi satta ca uposathaa ekaa ca pavaara.naa; (nếu làm Tự tứ Rằm / 9) Iminaa pakkhena pavaara.naadivaso sampatto pa~nca uposathaa atikkantaa dve uposathaa ava-si.t.thaa. (Nếu là ngày cuối / 9) Iminaa pakkhena pavaara.naadivaso sampatto cha uposathaa atikkantaa eko uposatho avasi.t.tho. (Nếu là ngày rằm / 10) Iminaa pakkhena pavaranaadivaso sam-patto satta uposathaa atikkantaa satta ca uposathaa ekaa ca pavaara.naa paripu.n.naa. Sự kể mùa tiết là như vầy, nói rằng " trong ba mùa như mùa lạnh.v.v... đã trải qua mấy kỳ, còn lại mấy kỳ". Trong Phật giáo có ba mùa là mùa lạnh, mùa nóng và mùa mưa. Nay là mùa mưa, trong mùa này có bảy kỳ bố-tát và một kỳ Tự tứ; (Rằm/ 9) kỳ này là ngày Tự tứ, đã trải qua năm kỳ bố-tát, còn lại hai kỳ bố-tát nữa. (cuối / 9) kỳ này là ngày Tự tứ, đã trải qua sáu kỳ bố-tát, còn lại một kỳ bố tát nữa. (Rằm / 10) kỳ này là ngày Tự tứ, đã trải qua bảy kỳ bố-tát, bảy kỳ bố-tát và một kỳ Tự tứ tròn đủ rồi. Vấn - Bhikkhuga.nanaa ca? Việc đếm số lượng Tỳ khưu? Ðáp - Imasmi.m pavaara.nagge sannipati-taana.m bhikkhuuna.m ga.nanaa "pa~nca" [2] bhikkhuu honti. Tại Tự tứ phòng này, số lượng Tỳ khưu cu hội là "năm" vị Tỳ khưu. Vấn - Ovaado? Việc giáo giới? Ðáp - Bhikkhuniina.m ovaado daatabbo. Idaani pana taasa.m natthitaaya so ca ovaado idha natthi. Là việc phải ban giáo huấn đối với Tỳ khưu ni. Bây giờ không còn Tỳ khưu ni nên ở đây không có việc giáo giới ấy. Vấn - Pavaara.naaya etaani pubbakiccan’ti vuccati? Nói rằng, những việc đó là tiền phận sự của lễ Tự tứ, là sao? Ðáp - Etaani pa~nca kammaani chandappa-vaara.naadiini ~nattiyaa.thapanato pa.thama.m kat-tabbattaa pavaara.naaya paavaara.naakammassa pub-bakiccan’ti vuccati pubbakiccaanii’ ti akkhaataa-ni. Gọi là tiền phận sự của lễ Tự tứ, tức là nói những việc phải làm trước; trong ngày Tự tứ có năm việc cần làm trước khi sắp đặt tuyên ngôn, như là đưa lời thỏa hiệp, lời Tự tứ.v.v... Vấn - Pavaara.naa yaavatikaa ca bhikkhuu kammappattaa sabhaagaapattiyo ca na vijjanti vajjaniiyaa ca puggalaa tasmi.m na honti patta-kallan’ti vuccati. Pavara.naa? Ðúng ngày Tự tứ, có đủ số Tỳ khưu tác thành tăng sự, không có phạm đồng tội, trong tăng hội không có những hạng người phải tránh, đó được gọi là đã đúng thời. Ngày Tự tứ là gì? Ðáp - Dvisu pavaara.naadivasesu catud-dasiipa.n.narasiisu. Ajja pavaara.naa "pa.n.narasii". Làm lễ trong hai ngày Tự tứ, là ngày 14 âl hoặc ngày rằm. Hôm nay lễ Tự tứ "ngày rằm" [3]. Vấn - Yaavatikaa ca bhikkhuu kammap-pattaa? Ðủ số Tỳ khưu tác thành tăng sự, là sao? Ðáp - Yattakaa bhikkhuu tassa pavaara.naa-kammassa pattaayuttaa anuruupaa sabbantimena paricchedena pa~nca bhikkhuu pakatattaa sa.nghena anukkhittaa te ca kho hatthapaasa.m avijjahitvaa ekasiimaaya.m.thitaa. Tối đa bao nhiêu vị Tỳ khưu cũng phải lẽ, thích hợp, tác thành tăng sự Tự tứ ấy cả; nhưng giới hạn tối thiểu cũng phải có năm vị Tỳ khưu trong sạch không bị Tăng nghi tội, và các vị ấy đồng trụ trong cùng Siimaa không cách biệt khoảng hắc tay. Vấn - Sabhaagaapattiyo ca na vijjanti? Không có phạm đồng tội là sao? Ðáp - Vikaalabhojanaadivatthusabhaagaapat-tiyo ca na vijjanti. Là không có các tội bị phạm giống nhau như là đồng phạm tội ăn phi thời chẳng hạn. Vấn - Vajjaniiyaa ca puggalaa tasmi.m na honti? Trong chúng không có hạng người cần tránh, là sao? Ðáp - Gaha.t.thapa.n.dakaadayo ekaviisati vajjaniiyapuggalaa hatthapaasato bahikara.nava-sena vajjetabbaa tasmi.m na honti. Là trong chỗ tăng hội ấy không có 21 hạng người phải cách ly, chẳng hạn như người thế tục, người bộ nấp.v.v... nên cách xa ngoài hắc tay. Vấn - Pattakallan’ti vuccati? Sao gọi là hợp thời? Ðáp - Sa.nghassa pavaara.naakamma.m imehi catuuhi lakkha.nehi sa.ngahita.m patta-kallan’ ti vuccati pattakaalavantan’ ti ak-khaata.m. Gọi là hợp thời tức là nói đến tăng sự đúng thời điểm để làm, như việc Tự tứ của tăng đã hội đủ bốn yếu tố này vậy. 2.1.b Tuyên ngôn Tự tứ Khi hỏi luật xong, vị vấn phải bạch thỉnh tụng tuyên ngôn Tự tứ như sau: Pubbakara.napubbakiccaani samaapetvaa desitaapattikassa samaggassa bhikkhusa"nghas-sa anumatiyaa ~natti.m.thapetu.m ajjhesana.m karomi. Khi đã hoàn tất các tiền sự và tiền phận sự, theo sự chấp nhận của Tăng Tỳ khưu đã sám hối tội và hòa hợp rồi, tôi xin thỉnh cầu Ngài đọc tuyên ngôn. Phần vấn đáp luật vừa xong, tiếp theo vị luật sư xướng tuyên ngôn Tự tứ. Tùy theo hoàn cảnh cho phép mà xướng tuyên ngôn cáo bạch; có 4 trường hợp:
Còn một trường hợp khác, dù không có xảy ra điều tai hại chi, nhưng trong tăng hội có các vị niên cao lạp lớn sức khỏe kém không thể ngồi lâu để nghe từng vị Tự tứ, vậy phải đề nghị Tăng Tự tứ theo đồng hạ lạp, lý do khác hơn (a~n~nathà pavaara.naa), trường hợp này sẽ tuyên ngôn như sau: Su.naatu me bhante sa.ngho, ajjappa-vaara.naa pa.n.narasii aya.m ca bhikkhusa.ngho bahutaro hoti sace ekeko bhikkhu pacceka.m pavaaressati sa"nghassa pavaara.naakamma.m ati-cira.m pavattissati mahallakaa ca mahaatheraa cira.m nisiiditu.m na sakkhissanti. Yadi sa"nghassa pattakalla.m sa.ngho samaanavassi-ka.m pavaareyya. Bạch Ðại đức Tăng, hãy nghe tôi, hôm nay ngày rằm là ngày Tự tứ, Tỳ khưu tăng này quá đông nếu mỗi vị Tỳ khưu Tự tứ riêng biệt thì việc Tự tứ sẽ diễn ra rất lâu, các vị đại lão già cả không thể ngồi lâu được, vậy nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng phải nên Tự tứ theo đồng hạ lạp. Sau tuyên ngôn là đến lúc các Tỳ khưu Tự tứ lần lượt. Lời Tự tứ, tỏ với Tăng như vầy: Sa.ngha.m bhante pavaaremi di.t.thena vaa sutena vaa parisa.nkaaya vaa vadantu ma.m aayas-manto anukampa.m upaadaaya passanto pa.tika-rissaami. Bạch quí Ngài, Tôi xin yêu cầu Tăng chúng, quí Ngài hãy vì lòng thương tưởng mà nhắc nhở tôi nếu thấy hoặc nghe hoặc nghi ngờ gì; khi thấy lỗi tôi sẽ sám hối. Có thể yêu cầu ba lần, hoặc hai, hoặc một, tùy theo hoàn cảnh thời gian mà trong tuyên ngôn vị luật sư đã đề nghị. Lại nữa trong lời Tự tứ tỏ với tăng ấy, nếu đối với vị cao hạ nhất trong tăng hội thì vị ấy sẽ nói Aavuso (các hiền giả) thay vì Bhante (quí ngài). DỨT CÁCH THỨC TĂNG TỰ TỨ. * * * 2.2 Cách thức Nhóm Tự tứ (Ga.nappavaara.naa)Nhóm (ga.na) là chỉ 2 hoặc 3 hoặc 4 vị Tỳ khưu. không gọi là tăng Tự tứ vì nếu có 2 vị thì một Tự tứ với một, nếu có 3 vị thì một Tự tứ với hai, nếu có 4 vị Tỳ khưu một Tự tứ với ba, như vậy không thành Tự tứ với tăng (4 vị Tỳ khưu). Tự tứ với Nhóm, không cần vấn đáp luật, chỉ cần có tuyên ngôn cáo bạch, rồi lần lượt mỗi vị Tự tứ. Một vị Tỳ khưu thông hiểu hãy tuyên ngôn như sau: Su.nantu me aayasmanto ajjappavaara.naa pa.n.narasii. Yad’ aayasmantaana.m pattakalla.m maya.m a~n~nama~n~na.m tevaacika.m pavaareyyaama. Thưa chư Tôn Giả, xin hãy nghe tôi, hôm nay ngày rằm là ngày Tự tứ. Nếu đã hợp thời với chư tôn Giả, chúng ta nên Tự tứ với nhau ba lần. Tiếp đến các vị Tỳ khưu sẽ lần lượt nói lời Tự tứ, như sau: Aha.m bhante [5] aayasmante pavaaremi di.t.thena vaa sutena vaa parisa.nkaaya vaa vadantu ma.m aayasmanto anukampa.m upaadaaya passanto pa.tikarissaami. Dutiyampi aha.m.. pe... Tatiyampi aha.m.. pe... Bạch quí Ngài, tôi xin yêu cầu quí Ngài, quí Ngài hãy vì lòng thương tưởng mà nhắc nhở tôi do đã thấy, đã nghe hoặc nghi ngờ gì; khi thấy lỗi tôi sẽ sám hối. Lần thứ nhì ... Lần thứ ba. Trường hợp có 2 vị Tự tứ với nhau, không cần phải vấn đáp cũng khỏi tuyên ngôn (~natti), chỉ tỏ lời Tự tứ là đủ, nói như sau: Aha.m bhante aayasmanta.m pavaaremi di.t.thena vaa sutena vaa parisa.nkaaya vaa vadatu ma.m aayasmaa anukampa.m upaadaaya passanto pa.tikarissaami. Dutiyampi.. pe.. Tatiyampi aha.m.. pe.. Bạch Tôn giả, tôi xin yêu cầu Ngài, xin Ngài hãy vì thương tưởng mà nhắc nhở tôi do đã thấy, đã nghe, hoặc đã nghi ngờ gì; khi thấy lỡi tôi sẽ sám hối. Lần thứ nhì ... lần thứ ba. DỨT CÁCH NHÓM TỰ TỨ. * * * 2.3 Cách thức cá nhân Tự tứ (puggalappa-vaara.naa).Ðến ngày Tự tứ, Tỳ khưu chỉ có một mình tại trú xứ nhập hạ, phải chú nguyện ngày Tự tứ như sau: Ajja me pavaara.naa pa.n.narasii. Hôm nay ngày rằm là ngày Tự tứ của ta. DỨT CÁCH CÁ NHAÂN TỰ TỨ. * * * 2.4 Phép dời ngày Tự tứ (pavaaranaasa"ngahita-kara.na)Trong ngày mãn hạ, tức là ngày rằm tháng Kattika (9 âl), nếu chư tăng ở tại chùa đó có duyên cớ chi đặc biệt nên không thể làm lễ Tự tứ cùng nhau được thì hãy dời lại vào ngày khác, còn ngày ấy thì làm bố-tát (Uposatha). Nên cho một vị Tỳ khưu nào thông hiểu đứng ra tuyên ngôn cáo bạch trình tăng như sau: Su.naatu me bhante sa"ngho avaasiko. Yadi sa"nghassa pattakalla.m sa"ngho idaani upo-satha.m kareyya paa.timokkha.m uddiseyya aagame kaale pavaareyya. Bạch đại đức tăng, xin hãy nghe tôi, Tăng không ở yên, nếu đã hợp thời với Tăng, bây giờ Tăng phải nên làm bố-tát thuyết giới bổn, lúc sau hãy Tự tứ. Trường hợp tuyên ngôn trình nhóm vài vị Tỳ khưu thì đọc như sau: Su.nantu me aayasmantaa avaasikaa. Yad’ aayasmantaana.m pattakalla.m maya.m idaani uposatha.m kareyyaama paa.timokkha.m uddisey-yaama aagame kaale pavaareyyaama. Thưa chư Tôn giả, xin hãy nghe tôi, các vị không ở yên. Nếu đã hợp thời với các tôn giả, thì bây giờ chúng ta chỉ nên làm bố-tát tụng giới bổn, lúc sau hãy Tự tứ. Ngày Tự tứ có thể dời lại ngày sau, tức là trong hai kỳ bố-tát cuối mùa mưa, cuối tháng chín âl hoặc rằm tháng mười âl, nhưng không thể quá mùa mưa. DỨT LỄ TỰ TỨ. * * *
3. SỰ GIAO Y KA.THINA(Ka.thinadaana)Sau khi mãn hạ, thời gian từ 16 / 9 âl đến rằm / 10, tháng cuối của mùa mưa, nếu có thí chủ cúng dường vải may y đến chư Tỳ kheo, vị Tỳ kheo được phép thọ lảnh để làm y Ka.thina. Tại một chùa hay một trú xứ an cư chư Tỳ kheo chỉ được phép lãnh y ka.thina một lần, một dịp sau khi ra hạ; chư tăng sẽ chọn giao y ka.thina cho một vị Tỳ kheo nào đó, vị ấy thọ lãnh (atthata.m) và các vị khác trong chùa sẽ tùy hỷ (anumodanaa), và như thế tất cả Tỳ kheo ở đó sẽ được hưởng năm l?i ích (anisa.msa) đồng nhau; tức là suốt thời gian từ ngày thọ y đến hết mùa nắng (gimha-utu) vị Tỳ kheo lìa tam y cách đêm không phạm tội ưng xã đối trị, cất giữ y dư quá mười ngày không phạm tội ưng xả đối trị, rủ nhau thành nhóm thọ thực biết trước món ăn không phạm tội ưng đối trị, đi vào xóm chưa kiếu từ vị sư bạn cũng không phạm ưng đối trị, và được hưởng chia bất cứ lợi lộc nào phát sanh tại đấy. Ðó là năm lợi ích cho vị lãnh và vị tùy hỷ y Ka.thina. * Cách thức tác thành y Ka.thina: Tăng sự giao y ka.thina, túc số tăng tối thiểu cũng phải có năm vị Tỳ kheo, 4 vị giao cho một vị, phải cử hành trong phạm vi Siimaa (ngoại trừ việc nguyện thọ y và tùy hỷ y, có thể làm ngoài Siimaa ). Vị Tỳ kheo được chọn để giao thọ y ka.thina phải là vị đã nhập hạ tròn đủ (không đứt hạ, không phải hậu thời an cư rằm/ bảy), vị ấy có y cũ rách, thông hiểu cách thức làm ka.thina. Khi giao y cho vị Tỳ kheo thọ lãnh ka.thina cần phải làm tăng sự nhị bạch tuyên ngôn (~nattiduti-yakammavaacaa) như sau: Su.naatu me bhante sa"ngho ida.m sa"nghassa ka.thinadussa.m uppanna.m. Yadi sa"nghassa pattakalla.m sa"ngho ima.m ka.thina-dussa.m itthannaamassa bhikkhuno dadeyya ka.thina.m attharitu.m. Esaa ~natti. Su.naatu me bhante sa"ngho ida.m sa"nghassa ka.thinadussa.m uppanna.m. Sa"ngho ima.m ka.thinadussa.m itthannaamassa bhik-khuno deti ka.thina.m attharitu.m. Yass’ aayasmanto khamati imassa ka.thinadussassa itthannaamassa bhikkhuno daana.m ka.thina.m attharitu.m so tu.nh’ assa yassa nakkhamati so bhaaseyya. Dinna.m ida.m sa.nghena ka.thina-dussa.m itthannaamassa bhikkhuno ka.thina.m attharitu.m. Khamati sa"nghassa tasmaa tu.nhii. Evameta.m dhaarayaami. Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, đây là vải ka.thina phát sanh đến tăng. Nếu đã hợp thời với tăng, chúng tăng nên giao vải ka.thina này cho Tỳ kheo tên vậy để làm y ka.thina.Ðó là lời bố cáo. Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, đây là vải ka.thina phát sanh đến tăng. chúng tăng nên giao vải ka.thina này cho Tỳ kheo tên vậy để làm y ka.thina; sự giao vải ka.thina nầy cho Tỳ kheo tên vậy làm y ka.thina, nếu Tôn Giả nào chấp nhận thì vị ấy im lặng, như vị nào không chấp nhận thì nói ra. Vải ka.thina này đã được tăng giao cho Tỳ kheo tên vậy để làm y ka.thina, Tăng chấp nhận nên mới im lặng. Tôi xin ghi nhận việc đó như vậy. Sau khi tuyên ngôn, vị Tỳ kheo được tăng giao vải ka.thina phải nhanh chóng làm cho xong y trong ngày, tuần tự công việc là đo, cắt, lược, may, giặt, nhuộm, và làm dấu hoại sắc. Làm dấu hoại sắc, là dùng mực màu xanh hoặc đen hoặc xám, khuyên tròn bốn góc y, dấu khuyên cở bằng tròng mắt gà, lúc đang làm dấu phải tác ý: Ima.m bindukappa.m karomi, Ta làm dấu này. Ngày nay thí chủ thường dâng Ka.thina với y may sẳn nên vị Tỳ kheo không bận việc may nhuộm nữa, chỉ còn công việc là làm dấu y (bindukappa) thôi. Làm dấu y mới xong, phải xả bỏ y cũ và chú nguyện tên y mới. Vải Ka.thina đã may thành một y nào trong tam y, thì xả bỏ y cũ và chú nguyện tên y mới phải theo thứ đó; chẳng hạn may y Ka.thina là y Tăng già lê (sa"nghaa.ti),thì xả bỏ y tăng già lê cũ, và nguyện tên y tăng già lê mới. Lời xả tên y cũ [6] (paccuddhara) như sau: Ima.m sa"nghaati.m paccuddharaami. Ta xả bỏ y tăng-già-lê này. Lời nguyện tên y mới (adhi.t.thàna) như sau: Ima.m sa"nghaati.m adhi.t.thaami. Ta chú nguyện y tăng-già-lê này. Khi vị Tỳ kheo ấy đã hoàn tất y, may làm dấu, chú nguyện, và đắp mặc rồi hãy đến trước Tăng chúng mà tuyên bố sự thành tựu y Ka.thina, như sau: Imaaya sa"ngha.tiyaa [7] ka.thina.m attha-raami. Tôi thọ Ka.thina với y tăng già lê nầy. Nếu trong chùa đó có nhiều vị Tỳ kheo đã cùng nhập hạ thì vị thọ lãnh y Ka.thina ấy tiếp theo đó phải kêu gọi các vị trong chùa tuỳ hỷ Ka.thina với mình, hãy nói như sau: Atthata.m bhante [8] sa"nghassa ka.thina.m dhammiko ka.thinatthaaro anumodatha [9] . Bạch quí Ngài, y Ka.thina của tăng đã hoàn thành, sự thọ lãnh Ka.thina đã đúng pháp xin quí Ngài hãy tùy hỷ. Các vị trong chùa ấy đồng nói lời tùy hỷ, như sau: Atthata.m aavuso sa"nghassa Ka.thina.m dhammiko Ka.thinatthaaro anumodaama.[10] Hiền giả, y Ka.thina của tăng đã hoàn thành sự thọ lãnh Ka.thina đã đúng pháp, chúng tôi xin tùy hỷ. * * * Trong thời gian hưởng quyền lợi do hiệu lực Ka.thina, vị Tỳ kheo đã thọ hoặc tùy hỷ không nên rời khỏi trú xứ ấy với ý nghĩ là ta sẽ không trở lại chỗ này; vì hai điều kết buộc hiệu lực Ka.thina là y chưa thành (ciivarapalibodha) và chỗ an cư (aavaasa-palibodha); nay y đã Ka.thina hoàn thành rồi, chỉ còn một điều kết buộc hiệu lực Ka.thina tức là vương vấn chỗ an cư. Tuy nhiên, hiệu lực Ka.thina vẫn có một lý do khác làm hoại mất, ấy là chư tăng trong chùa đồng lòng xã bỏ hiệu lực. Khi có duyên cớ phải xả hiệu lực Ka.thina, như có thí chủ yêu cầu để cúng dường lợi lộc đến khách tăng chẳng hạn, thì chư tăng trong chùa nếu xét hợp lý hãy họp tăng, và làm tăng sự hủy hiệu lực Ka.thina (Ka.thinuddhara). Một vị thông thạo luật sẽ tuyên ngôn như sau: Su.naatu me bhante sa"ngho. Yadi sa"n-ghassa pattakalla.m sa"ngho ka.thina.m uddha-reyya. Esaa ~natti. Su.naatu me bhante sa"ngho. Sa"ngho ka.thina.m uddharati. Yass’ aayasmato khamati ka.thinassa uddharo so tu.nh’ assa yassa nakkhamati so bhaaseyya. Ubbhata.m sa"nghena ka.thina.m khamati sa"nghassa tasmaa tu.nhii. Evameta.m dhaarayaami. Bạch Ðại đức tăng,xin hãy nghe tôi, nếu đã hợp thời với Tăng, thì tăng phải xả bỏ ka.thina. Ðó là lời bố cáo. Bạch Ðại đức tăng, xin hãy nghe tôi, Tăng xả bỏ ka.thina.Sự xả bỏ ka.thina, tôn giả nào chấp nhận thì vị ấy im lặng, bằng như vị nào không đồng ý phải nói ra. Hiệu lực ka.thina đã được tăng xả bỏ rồi; Tăng chấp nhận nên mới im lặng. Tôi xin ghi nhận sự việc đó như vậy. Khi Tăng đã đồng lòng xả bỏ hiệu lực ka.thina bằng tăng sự nhị bạch tuyên ngôn như thế thì hiệu lực ka.thina không còn nữa, dù có một vị Tỳ kheo nào trong chùa bận vắng mặt không dự tăng sự nhưng cũng hết quả báo (anisa.msa) cùng lúc với các vị ở chùa. DỨT SỰ GIAO Y KA.THINA * * *
4. TĂNG SỰ KẾT GIỚI SIIMAASiimaa là ranh giới, biên giới, lằn kẽ phân địa hạt. Ðịa phận mà được ấn định làm ranh nơi tăng hòa hợp giải quyết tăng sự, bằng cách đánh dấu cột mốc chung quanh, địa phận ấy gọi là vùng Siimaa . Siimaa hay cương giới có hai loại là:
Ðề cập đến baddhasiimaa (cương giới đặt cột mốc). Loại Siimaa nầy kiên cố, đảm bảo cho sự hòa hợp tăng hành tăng sự. Ðiều kiện tác thành cương giới Siimaa là:
Hợp lý về dấu ranh, nghĩa là cột mốc (nimitta) phải là vật đúng qui cách luật cho phép; có 8 thứ là ngọn núi (pabbata), đá tảng (paasaana), khu rừng già (vana), cội cây (rukkha), đường lộ (magga), gò mối (vammika), dòng sông (nadii),vũng nước (udaka). Tám thứ ấy khi lấy làm móc ranh vị luật sư phải xem xét kỷ chọn cho đúng qui cách, thí dụ lấy đá tảng phải chọn kích cở không lớn quá con bò, trọng lượng nặng trên 36 cân Anh (21, 6 kg).v.v... Mặt khác, vật ranh ấy phải đặt theo các hướng của địa bàn, tối thiểu cũng 3 điểm hướng thành hình tam giác, nếu 4 điểm hướng thành hình tứ giác.v.v... không nên chỉ hai hướng hoặc một hướng, vì không thành hình thức mặt bằng. Thêm nữa, khi đi xác minh cột mốc ranh hướng, vị Luật sư phải xác minh theo từng hướng thứ tự và vòng qua hướng khởi điểm, như thế mới gọi là Ranh bao bọc, thí dụ: Ðông - Nam - Tây - Bắc - Ðông. Ðiều kiện thứ hai, hợp lý về tăng hội thực hiện, nghĩa là hội chúng (parisaa) Tỳ kheo phải có túc số tối thiểu từ 4 vị đến nhiều hơn; các vị trong tăng hội phải thanh tịnh, hòa hợp, đứng hoặc ngồi không cách khoảng nhau quá hắc tay (hatthapaasa). Mặt khác khi tăng thực hiện kết giới phải đứng trong vòng ranh mà ấn định; không nên đứng phía ngoài vòng ranh mà ấn định Siimaa vì đứng bên ngoài thực hiện sẽ bất thành siimaa. Ðiều kiện thứ ba, hợp lý về tuyên ngôn tăng sự. Tuyên ngôn (Kammavaacaa) thực hiện kết giới Siimaa phải là hình thức Nhị bạch tuyên ngôn (~nattidutiya-kammavaacaa), không thể làm khác; và phải tùy ý nghĩa loại Siimaa mà lập tuyên ngôn. Có 3 loại hình Siimaa :
* Cách thức xác định cột mốc ranh giới: Nếu không tiện cho tất cả Tăng đi xem xét cột mốc ranh giới thì nên cử 4 vị Tỳ kheo thông hiểu, đi ra xác minh mốc ranh ở các hướng rồi trình lại chư tăng cũng được. Xác minh bắt đầu từ hướng Ðông rồi sang hướng Nam, hướng tây, hướng bắc; cũng có thể mốc ranh nằm ở hướng phụ như Ðông nam, Tây nam, Tây bắc, Ðông bắc ... vị Luật sư phải xác định. Khi xác minh mốc ranh, vị luật sư phải hỏi, và một người nào đó đứng gần phải đáp, rồi vị Luật Sư xác nhận. Cứ thế theo mỗi hướng. - Hỏi: Puratthimaaya disaaya ki.m nimit-ta.m? Ở hướng đông có gì là mốc ranh? - Ðáp: Paasaano bhante! Bạch Ngài, có đá tảng! - Xác nhận: Eso paasaamo nimitta.m. Mốc ranh là tảng đá đó. Hướng Ðông nam: Puratthimaaya anudi-saaya... Hướng Nam: Dakkhinaaya disaaya... Hướng Tây nam: Dakkhinaaya anudisaaya... Hướng Tây: Pacchimaaya disaaya... Hướng Tây bắc: Pacchimaaya anudisaaya... Hướng bắc: Uttaraaya disaaya... Hướng đông bắc: Uttaraaya anudisaaya... Xác minh xong các hướng phải xác minh lại một lần nữa ở hướng khởi điểm: - Hỏi: Puratthimaaya disaaya ki.m nimit-ta.m. - Ðáp: Pàsàno bhante! - Xác nhận: Eso paasaano nimitta.m. * Cách thức tuyên ngôn kết giới: Sau khi đã xác minh mốc ranh chung quanh địa bàn rồi, chư tăng tập trung một nơi, vị Luật sư hãy trình bày cho Tăng biết các mốc ranh theo phương hướng; Nếu tất cả Tỳ kheo nơi ấy đã cùng đi xác minh mốc ranh rồi thì khỏi phảitrình nữa. Tiếp theo đó hãy tuyên ngôn trình tăng ấn định cương giới Siimaa. * Tuyên ngôn Samaanasa.mvaasasiimaa: Su.naatu me bhante sa"ngho yaavataa samantaa nimittaa kittitaa. Yadi sa"nghassa pat-takalla.m sa"ngho etehi nimittehi siima.m sam-manneyya samaanasa.mvaasa.m ekuposa-tha.m. Esaa ~natti. Su.naatu me bhante sa"ngho yaavataa sa-mantaa nimittaa kittitaa. Sa"ngho etehi nimittehi siima.m sammannati samaanasa.mvaasa.m ekupo-satha.m. Yass’ aayasmato khamati etehi nimit-tehi siimaaya sammati samaa.nasa.mvaasaaya eku-posathaaya so tu.nh’ assa yassa nakkhamati so bhaaseyya. Sammataa Siimaa sa"nghena etehi nimittehi samaanasa.mvaasaa ekuposathaa. Kha-mati sa"nghassa tasmaa tu.nhii. Evameta.m dhaa-rayaami. Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, các mốc ranh đã xác định giới hạn chung quanh. Nếu đã hợp thời với tăng, Tăng nên ấn định cương giới chỗ cộng trú đồng bố-tát, theo các mốc ranh đó. Ðây là lời bố cáo. Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, các mốc ranh đã xác định giới hạn chung quanh. Tăng ấn định cương giới chỗ cộng trú đồng bố-tát, theo các mốc ranh đó. Sự ấn định cương giới chỗ cộng trú đồng bố-tát vị nào chấp nhận thì im lặng, vị nào không chấp nhận phải nói ra. Cương giới chỗ cộng trú đồng bố-tát đã được tăng ấn định theo các mốc ranh đó, Tăng chấp nhận nên mới im lặng. Tôi ghi nhận việc đó như vậy. * Tuyên ngôn Ticiivaravippavaasasiimaa: Ticiivaraavippavaasasiimaa là địa phận mà tăng ấn định theo vùng samaanasa.mvaasasiimaa, có tác dụng để cho phép khi cư ngụ trong địa phận ấy được phép để rời tam y cách đêm mà không phạm tội ưng xã đối trị. Loại Siimaa này được kết giới phải có đủ hai điều kiện: nơi mà cách biệt xóm làng, và là nơi đã kết Samaanasa.mvaasasiimaa rộng bao trùm các liêu cốc trú xứ. Do đó loại Ticiivaaravippavaasasiimaa không nhất thiết nơi nào cũng làm được. Nếu có làm, đọc tuyên ngôn như sau: Su.naatu me bhante sa"ngho yaasaa sa"n-ghena Siimaa sammataa samaanasa.mvaasaa ekupo-sathaa. Yadi sa"nghassa pattakalla.m sa"ngho ta.m siima.m ticiivarena avippavaasa.m samman-neyya .thapetvaa gaama~nca gaamuupacaara~nca. Esaa ~natti. Su.naatu me bhante sa"ngho yaasaa sa"nghena Siimaa sammataa samaanasa.mvaasaa ekuposathaa. Sa"ngho ta.m siima.m ticiivarena avippavaasa.m sammannati .thapetvaa gaama~nca gaamuupacaara~nca. Yass’ aayasmato khamati etis-saa siimaaya ticiivarena avippavaasaaya sammati .thapetvaa gaama~nca gaamuupacaara~nca so tu.nh’ assa yassa nakkhamati so bhaaseyya. Sammataa saa Siimaa sa"nghena ticiivarena avippavaasaa .thapetvaa gaama~nca gaamuupacaara~nca. Khamati sa"nghassa tasmaa tu.nhii. Evameta.m dhaara-yaami. Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, Siimaa nào Tăng đã ấn định là chỗ cộng trú đồng bố-tát. Nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng nên ấn định Siimaa ấy là nơi lìa xa tam y, ngoại trừ làng và cận làng. Ðó là lời bố cáo. Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, Siimaa nào Tăng đã ấn định là chỗ cộng trú đồng bố-tát, bây giờ Tăng ấn định Siimaa ấy thành nơi được xa lìa tam y ngoại trừ làng và cận làng. Sự ấn định Siimaa ấy thành nơi được xa lìa tam y ngoại trừ làng và cận làng, nếu vị tôn giả nào chấp nhận thì im lặng, như vị nào không chấp nhận phải nói ra. Siimaa ấy đã được tăng ấn định thành nơi được xa lìa tam y trừ làng và cận làng, tăng chúng đã chấp nhận nên mới im lặng, tôi xin ghi nhận việc đó như vậy. * Tuyên Ngôn Kha.n.dasiimaa: Kha.ndasiimaa là khu vực nhỏ mà tăng ấn định trên vùng Samaanasa.mvaasasiimaa, vì vùng Siimaa nầy quá rộng không tiện để họp tăng sự nên phải ấn định một khu vực nhất là nơi chánh điện, làm tụ điểm. Kha.n.dasiimaa cũng còn gọi là uposathaagaarasam-matisiimaa. Tuyên ngôn đ? kết giới Kha.n.dasiimaa như sau: " Su.naatu me bhante sa"ngho. Yadi sa"nghassa pattakalla.m sa"ngho itthannaama.m [11] vihaara.m uposathaagaara.m sammanneyya. Esaa ~natti. Su.naatu me bhante sa"ngho. Sa"ngho itthannaama.m vihaara.m uposathaagaara.m sam-mannati. Yass’ aayasmato khamati itthannaa-massa vihaarassa uposathaagaarassa sammati so tu.nh’ assa yassa nakkhamati so bhaaseyya sammato sa"nghena itthannaamo vihaaro uposathaagaara.m. khamati sa"nghassa tasmaa tu.nhii. Evameta.m dhaarayaami". Bạch đại đức tăng, xin nghe tôi nếu đã hợp thời với tăng, tăng nên ấn định chánh điện "tên vậy" là bố-tát đường. Ðó là lời bố cáo. Bạch đại đức tăng, xin hãy nghe tôi tăng chúng ấn định chánh điện "tên vậy" là bố-tát đường. Sự ấn định chánh điện "tên vậy" là bố-tát đường nếu vị tôn giả nào chấp nhận thì hãy im lặng, như vị nào không chấp nhận thì hãy nói ra. Chánh điện "tên nầy" đã được tăng ấn định là bố-tát đường, tăng chúng chấp nhận nên mới im lặng. Tôi ghi nhận việc đó như vậy. * Cách thức hủy bỏ cương giới Siimaa : Nơi nào là phạm vi cương giới Siimaa, nếu tăng không cần sử dụng nữa, hoặc để dời đi nơi khác, hoặc để làm Siimaa mới hẹp hơn hay rộng hơn, chư tăng phải hủy bỏ hiệu lực Siimaa cũ đó. Nếu không hủy bỏ Siimaa cũ mà làm Siimaa mới đè lên thì Siimaa mới không thành tựu. Ngày nay khi làm Siimaa ? các chùa đều phải tụng xã Siimaa cũ trước vì lý do ngừa sự bất thành Siimaa do không biết đã có Siimaa từ xưa rồi làm đè lên nền cũ. Tụng tuyên ngôn hủy bỏ Siimaa phải thứ lớp, tức là xả Ticiivaravippavaasasiimaa trước, tụng xả Samaanasa.mvaasasiimaa sau, vì khi kết giới Siimaa làm Samaanasa.mvaasasiimaa trước mới làm Ticiivaraavip-pavaasasiimaa. * Tuyên ngôn hủy bỏ Ticiivaraavippavaasa-siimaa: Su.naatu me bhante sa"ngho yo so sa"n-ghena ticiivarena avippavaaro sammato. Yadi sa"nghassa pattakalla.m sa"ngho ta.m ticiivarena avippavaasa.m samuuhaneyya. Esaa ~natti. Su.naatu me bhante sa"ngho yo so sa"nghena ticiivarena avippavaaro sammato. Sa"ngho ta.m ticiivarena avippavaasa.m samuuha-nati. Yass’ aayasmanto khamati etassa ticiiva-rena avippavasassa samugghaato so tu.nh’ assa yassa nakkhamati so bhaaseyya. Samuuhato so sa"nghena ticiivarena avippavaaso. Khamati sa"n-ghassa tasmaa tu.nhii. Evameta.m dhaarayaami. Bạch đại đức tăng, hãy nghe tôi, cương giới xa lìa tam y đã được Tăng ấn định, tăng đã ấn định, nếu đã hợp thời với tăng, tăng phải hủy bỏ cương giới xa lìa tam y ấy. Ðó là lời bố cáo. Bạch đại đức tăng, xin hãy nghe tôi, cương giới xa lìa tam y đã được tăng ấn định, tăng hủy bỏ cương giới xa lìa tam y ấy. Sự hủy bỏ cương giới xa lìa tam y đó, nếu vị Tôn giả nào chấp nhận thì im lặng như vị nào không chấp nhận phải nói ra. Cương giới xa lìa tam y ấy đã được tăng hủy bỏ, tăng chúng chấp nhận nên mới im lặng. tôi ghi nhận việc đó như vậy. * Tuyên ngôn hủy bỏ Samaanasa.mvaasasiimaa: Su.naatu me bhante sa"ngho yaa saa sa"n-ghena Siimaa sammataa samaanasa.mvaasaa ekupo-sathaa. Yadi sa"nghassa pattakalla.m sa"ngho ta.m siima.m samuuhaneyya. Esaa ~natti. Su.naatu me bhante sa"ngho yaa saa sa"n-ghena Siimaa sammataa samaanasa.mvaasaa ekupo-sathaa. Sa"ngho ta.m siima.m samuuhanati. Yass’ aayasmato khamati etissaa siimaaya samaanasa.m-vaasaaya ekuposathaaya samugghaato so tu.nh’ assa yassa nakkhamati so bhaaseyya. Samuu-hataa saa Siimaa sa"nghena samaanasa.mvaasaa eku-posathaa. Khamati sa"nghassa tasmaa tu.nhii. Evameta.m dhaarayaami. Bạch đại đức tăng, xin hãy nghe tôi, Siimaa cộng trú đồng bố-tát mà tăng đã ấn định, nếu đã hợp thời với tăng, tăng nên hủy bỏ Siimaa ấy. Ðó là lời bố cáo. Bạch đại đức tăng, xin hãy nghe tôi, Siimaa cộng trú đồng bố-tát mà tăng đã ấy định, tăng hủy bỏ Siimaa ấy.Sự hủy bỏ Siimaa cộng trú đồng bố-tát, vị nào chấp nhận thì im lặng, vị nào không chấp nhận phải nói ra. Siimaa cộng trú đồng bố-tát ấy đã được tăng hủy bỏ, tăng chấp nhận nên mới im lặng. Tôi ghi nhận việc đó như vậy. DỨT KẾT GIỚI SIIMAA. [1]
Trong ngày tự tứ, nếu ở chùa có vị Tỳ khưu hữu sự
bệnh duyên không vào tăng hội được thì phải gởi lời Chanda
và lời Pavaara.naa của mình, nhờ vị khác trình lại Tăng.
Nếu có thì vị lảnh lời ấy phải trình tăng trước khi làm
lễ; nếu không thì nói không có. [2]
Phải nói thực tế, hiện có bao nhiêu vị thì nói bấy nhiêu.
[3]
Ngày tự tứ thường là ngày rằm / 9 âl, ngày mãn hạ, nhưng
tăng có thể dời lại trể hơn cuối / 9 hoặc Rằm /10; nếu
cuối tháng 9 mà thiếu ngày thì nói Catuddasi. [4]
Thay đổi tùy theo điều trở ngại (antaràya) trong 10 điều.
Xem trong lễ bố-tát, tụng giới tóm tắt. [5]
Khi vị cao hạ nhất trong chúng, vị ấy phải nói Aavuso
thay vì Bhante. [6]
Nếu là y vai trái thì là Uttarasa"nga.m, nếu là y
nội thì là Antaravaasaka.m. [7]
Với y vai trái thì nói iminà uttarasa"ngena ...; với y
nội thì nói iminaa antaravaa sakena ... [8]
Vị thọ Ka.thina lớn hạ nhất trong chùa thì nói àvuso.
[9]
Kêu gọi 1 vị nhỏ hạ, tùy hỷ với mình, thì nói anumodàhi. [10]
Một mình nói tùy hỷ, thì nói là anumodaami. -ooOoo- Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | Mục lục |
Chân thành cám ơn Tỳ
kheo Giác Đẳng, Chùa Pháp Luân, Texas, đã gửi tặng phiên bản điện
tử
(Bình Anson, tháng 08-2001)
[Trở
về trang Thư Mục]
updated: 08-08-2001