Thiền Phật Giáo
Nguyên Thủy và Phát Triển
Tác giả: Viên Minh
Mục Lục
Ị
IỊ
Thiền Tuệ trong Phật Giáo Nguyên ThủyIII.
So sánh Thiền Nguyên Thủy và Thiền Giáo TôngIV. So sánh Thiền Vipassana với Thiền Tông
Lời nói đầu
Giáo án này lúc đầu được biên soạn để giảng tại
Học Viện Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh khóa 6
và lớp Đào Tạo Phiên Dịch Hán Tạng tổ chức đặc
biệt cho một số Tăng Ni hậu đại học tại Viện
Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam. Sau đó được bổ
sung thêm cho các lớp cử nhân Phật học khoá 7.
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông
cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền
Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn
khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng
thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất
nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học
hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu,
so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
Trước khi nói đến thiền, chúng ta cần tìm hiểu
hai khuynh hướng đang tồn tại trong Phật giáo,
đó là khuynh hướng Nguyên Thủy và khuynh hướng
Phát Triển.
Những người theo Phật giáo Nguyên Thủy có khuynh
hướng bảo nguyên những lời dạy của chính đức
Phật Gotama (Sakya Muni) trong suốt 45 năm hoằng
hóa độ sinh. Những lời dạy này được kết tập lần
đầu tiên tại Ấn Độ ba tháng sau đức Phật
Niết-bàn cho đến lần thứ sáu tại Yangon,
Myanmar, 2500 năm sau đức Phật Niết-bàn. Cả sáu
lần kết tập ấy đều trùng tuyên bằng tiếng Pàḷi
và không thêm bớt. Mặc dù từ lần kết tập thứ ba
đã bắt đầu có thêm phần chú giải, rồi phụ chú và
tiểu phụ chú, nhưng vẫn không xem là chánh tạng.
Về sau Phật giáo Nguyên Thủy còn được gọi là
Thượng Tọa Bộ vì phần lớn các vị trưởng lão theo
khuynh hướng bảo nguyên.
Những người theo Phật giáo Phát Triển có khuynh
hướng vận dụng rộng rãi giáo lý của đức Phật
theo nguyên tắc khế lý khế cơ, nghĩa là trên hợp
với Phật lý, dưới ứng với căn cơ của của các
tầng lớp quần chúng khác nhau trong xã hộị Quá
trình phát triển bao gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn Tiểu Thừa, phát triển từ khoảng 200
năm (đánh dấu bằng lần kết tập Ngũ Tạng
Sanskrit), đến 600 năm sau đức Phật Niết-bàn.
Tiểu Thừa phân thành 18 đến 25 phái, điển hình
là Nhất Thiết Hữu Bộ. Hiện nay Tiểu Thừa không
còn tồn tại, ngoại trừ còn lại một số kinh luận
như năm bộ Kinh A-hàm (Agama), Câu-xá Luận,
Thành Thật Luận v.v…
- Giai đoạn Đại Thừa, phát triển từ 600 năm đến
1100 năm sau đức Phật Niết-bàn, mở đầu là Mã
Minh. Đại Thừa cũng phân thành nhiều phái, điển
hình là thập đại môn phái, như Mật Tông (Kim
Cang Thừa), Tịnh Độ Tông, Tam Luận Tông, Hoa
Nghiêm Tông, Pháp Hoa Tông… dựa trên những Kinh
hoặc Luận do các vị Tổ biên soạn.
- Giai đoạn Tối Thượng Thừa, tức Thiền Tông,
phát triển từ 1100 năm sau đức Phật Niết-bàn cho
đến ngày naỵ Sau đời Lục Tổ Huệ Năng, Thiền Tông
Trung Hoa lại chia thành năm phái: Lâm Tế, Tào
Động, Vân Môn, Pháp Nhãn, Qui Ngưỡng.
Hai khuynh hướng Nguyên Thủy và Phát Triển tuy
có một vài quan điểm dị biệt về lập luận và biện
pháp, nhưng những nguyên lý cốt lõi nhất mà đức
Phật tuyên thuyết thì vẫn là nền tảng chung của
hai hệ pháị
Sự phân chia Phật giáo thành hai khuynh hướng
hay hai hệ phái không phải là một khuyết điểm,
thực ra đó chính là một ưu điểm của Đạo Phật.
Nhờ có khuynh hướng Nguyên Thủy mà lời dạy của
đức Phật đã được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày
naỵ Và nhờ có khuynh hướng Phát Triển mà Đạo
Phật có thể vận dụng để đáp ứng nhiều căn cơ
trình độ, nhiều xứ sở và nhiều thời đại khác
nhaụ
Bảo tồn và phát huy là hai yếu tố hỗ tương cần
thiết, không thể thiếu một trong quá trình hoằng
hóa độ sinh của Đạo Phật. Chính nhờ sự hỗ tương
này mà chúng ta có thể rộng đường đối chiếu, so
sánh để tìm ra cốt lõi chung của con đường giác
ngộ giải thoát mà đức Phật đã khai thị.
Nỗ lực của chúng tôi là muốn chứng minh rằng
tinh hoa, cốt lõi của Phật giáo vẫn là một dù
hình thức bên ngoài hay ngôn ngữ sử dụng đôi khi
có vẻ như không được hoàn toàn nhất quán giữa
các tông pháị Những mâu thuẫn đối kháng chỉ phát
xuất từ kiến giải chủ quan thiên lệch của mỗi cá
nhân hơn là sự bất đồng giáo hệ.
Những điều chúng tôi trình bày trong tập sách
này chỉ là những nhận xét khái quát từ sự nghiên
cứu, học hỏi và chiêm nghiệm cá nhân hơn là một
sự đối chiếu có tính văn học trên qui mô kinh
luận và các ngữ lục. Vì vậy, đây chỉ là một số
gợi ý để những người sau bổ khuyết và triển khai
thành một công trình đối chiếu qui mô hơn.
Có những trích dẫn trong tạp sách này dựa vào
trí nhớ hơn là tham khảo lại kinh sách nên phần
lớn thiếu xuất xứ và đôi khi chỉ cốt lấy ý chứ
không đúng nguyên văn trong các nguyên tác, kính
mong được sự góp ý bổ khuyết.
Trân trọng
Tổ Đình Bửu Long, ngày 30/11/2007
Tỳ Kheo Viên Minh