BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


THẬP ÐỘ

HỘ TÔNG TỲ KHƯU
(VANSARAKKHITA MAHA THERA)


  

[11]

VIDHURA JÀTAKA
TRUYỆN VIDHURA

BỒ TÁT TU HẠNH CHÂN THẬT BA LA MẬT


PANDUIYÀSI DUBBALÀTI IDAM SATTHÀ JETAVANE VIHARANTO PANNÀPÀRAMIN ÀRABBHA KATHESI EKADIVESAMHI BHIKKHUDHAMMASABHÀYAM KATHAM SAMUTTHÀPESUN AVUSO AHOVATA SATTHÀ MAHAPANNO TIKKHANAPANNO PUTHUPANNO JAVANAPANNO HÀSAPANNO NIBBEDHIKAPANNO PARAPPAVÀDAMTTHAMO ATTANO PUNNÀNÙBHÀVENA... PATIPÀDESÌTI.

Một thuở nọ, đức Thiên Nhơn Sư an nghỉ trong Kỳ Viên tịnh xá gần thành SÀVATTHÌ, Ngài đề cập đến trí tuệ Ba La Mật của ngài cho có nhân, rồi ngài thuyết pháp về truyện VIDHURA giữa hàng tứ chúng (Tỳ Khưu, Tỳ Khưu ni, thiện nam, tín nữ).

Các vị A La Hán kết tập Tam Tạng tuỳ Phật ngôn nhất là PANDHUKISIYÀ DUBBALÀ ITI mới có lời chú giải rộng rằng khi Ðức Thế Tôn ngự trong Kỳ Viên tịnh xá đó.

Ngày kia, có chư Tỳ Khưu tụ hội trong phước xá bàn luận về trí tuệ Ba La Mật trong giữa tăng hội rằng: Này các thầy! Ồ thật là hết sức phi thường, đức Giáo Chủ của chúng ta đây, Ngài có rất nhiều trí tuệ tối thượng:

1) PUTHUPANNA: Trí tuệ của Phật dày dặn không thể đo lường

2) HÀSAPANNA: Nói về trí tuệ làm cho thính giả được vui, vượt quá quyền hạn trời và người.

3) TIKKHANAPANNO: Nói về sự bén nhọn, là hiểu biết xuất chúng vô ngại tất cả các pháp, giác ngộ chân chánh trong Niết Bàn. Ngài trấn áp những người sẳn sàng sắp đặt trí tuệ, nhưng chẳng có một ai có thể lướt qua trí tuệ của Ngài được.

Các câu đố của Sa Môn, Bà La Môn, vua, triệu phú toàn những bậc có trí tuệ, đến tìm hỏi những điều thắc mắc vi tế rất nan giải, thế nào Ngài cũng giảng được cả, từ đầu đến cuối phân minh. Ngài từ bi tế độ những kẻ tà kiến, ngã mạn được dứt bỏ sự hiểu lầm tưởng quấy, trở nên ưa thích, phát tâm trong sạch, có đức tin chơn chánh trong Tam Bảo và thọ trì tam qui, ngũ giới thực hành chánh pháp, đạt đến đạo quả Niết Bàn. Thật là kỳ diệu, theo trí tuệ của Ngài.

Lúc ấy Ðức Thế Tôn ngự trong hương thất (GANDHAKUTI), nhờ nhĩ thông Ngài hiểu rõ, rồi ngự đi đến phước xá, vào ngồi trên bảo tọa rồi hỏi rằng: Trí tuệ của Như Lai trong kiếp cuối cùng này dầu là xuất chúng cũng như không xuất chúng, vì Như Lai đã giác ngộ Chánh Ðẳng Chánh Giác rồi. Thuở trước lúc Như Lai trí tuệ còn kém, là còn tu hạnh Bồ Tát. Như Lai cũng hơn chúng. Kiếp Như Lai sinh làm VIGHURAPANDITA có trí tuệ sắc bén, chinh phục Dạ Xoa PURANNAKA trên đỉnh núi KÀLÀGI, cao 60 do tuần làm cho Dạ Xoa qui phục, bỏ tà kiến, ngã mạn trở nên bác ái, mới đáng là huyền diệu, nói đến đây rồi Ngài mặc tưởng.

Chư Tỳ Khưu mong được nghe tiền tích, bèn quì thỉnh Ðức Thế Tôn giảng tiếp. Ngài liền dẫn tích VIDHURA mà giảng rằng:

BHIKKHAVE ATIKE KÀLE: Này các thầy Tỳ Khưu! Trong thuở quá khứ có một Ðức vua danh là THNANJEYAKORABARÀJA trị vì trong kinh đô CAMPÀKA, vị cố vấn giáo đạo cho Ðức vua ấy có tên rõ rệt là VIDHURAPANDITA, lời nói tao nhã là một pháp sư cao quí. Vị pháp sư VIDHURAPANDITA thuyết pháp rất du dương trong khoảng đầu, khoảng giữa và khoảng cuối cùng, làm cho công chúng nhất là Ðức vua vừa lòng ưa thích, ai được nghe pháp của VIDHURAPANDITA rồi cũng không muốn trở về nhà.

Ðây xin giải về tiền kiếp của Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA như vầy. Thuở nọ, có bốn phú gia ngụ trong thành BÀRÀNASÌ làm bạn cùng nhau. Cả bốn Bà La Môn đó, bỏ nhà vào núi tu trong núi Tuyết Sơn, tham thiền đắc định, hái trái cây làm thực phẩm. Lâu ngày thèm vật chua, mặn nên cùng nhau đến thành CAMPÀKA vào ngụ trong vườn thượng uyển của vua, sáng sớm đắp y mang bát vào thành khất thực. Trong thành CAMPÀKA có bốn nhà triệu phú gia là bạn thân cùng nhau, bốn vị này thấy các vị Ðạo sĩ có giới đức, chế ngự lục căn nên phát tâm trong sạch thỉnh về nhà, mỗi người một Ðạo sĩ. Sau khi thọ thực, các phú gia ấy thỉnh bốn vị Ðạo sĩ ngụ trong vường thượng uyển. Buổi xế mỗi vị Ðạo sĩ tìm nơi an vui vừa lòng: Một vị Ðạo sĩ lên nghỉ trưa trên đạo lợi Thiên cung, một vị xuống nghỉ tại Long cung, một vị vào nghỉ tại núi Tuyết Sơn và một vị nghỉ tại vườn thượng uyển của vua VIJEYAKORAHARÀJA. Mỗi vị Ðạo sĩ thấy sự nghiệp Ðế Vương của bốn vị vua [1], nên trở về tường thuật sự sang cả của bốn Ðức vua ấy đến thí chủ mình. Nghe bốn Ðạo sĩ trình bày sự cao sang phú túc của bốn vị vua như thế, bốn thí chủ đều phát tâm ưa thích, tinh tấn, bố thí, trì giới, sau khi chết được như sở nguyện.

Người phú gia thứ nhất được sinh lên cõi trời làm Ðế Thích, người phú gia thứ nhì đuược sanh làm Long Vương, vị thứ ba sanh về cõi Ðiểu Vương, vị thứ tư sanh vào thai bào của Hoàng Hậu của vua THNANJEYAKORABARÀJA, sinh ra đặt tên KORABAKUMARÀJA, khi trưởng thành lên kế vị vua cha. Ngài trị quốc theo 10 vương pháp, không dám dễ duôi. Ngài tinh tấn bố thí, trì giới chăm chú thực hành theo lời chỉ giáo của Ðức vua VIDHURAPANDITA Bồ Tát, không vi phạm điều ác. Song Ngài còn mê đánh cờ tướng ăn cuộc.

Một ngày nọ, đến kỳ bát quan trai giới, Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA đang thọ bát quan trai giới, Ngài tham thiền quán tưởng và mong tìm nơi vừa lòng để hành đạo theo sở thích. Trong ngày ấy, đức Ðế Thích cũng thọ bát quan trai. Ngài xét rằng: Tại cõi trời không thanh vắng, ta nên xuống nhân gian để tham thiền. Ngài quán xét thấy vườn thượng uyển của Ðức vua dưới trần gian là nơi vừa lòng, liền hạ san xuống tọa thiền trong nơi đó.

Chẳng phái chỉ có đức Ðế Thích mà thôi, vị Long Vương đế quyền dưới Long cung cũng thọ bát quan trai vậy. Ngài thấy tại cõi rồng huyên náo, ồn ào cũng như đức Ðế Thích, nên đến vườn thượng uyển của Ðức vua trên nhân gian mà tập trung tư tưởng. Nói về vị Ðiểu Vương hưởng cảnh giàu sang trong núi Tuyết Sơn, thọ bát quan trai giới cũng suy xét như Long Vương rồi tìm đến cõi người mà tham thiền.

Tất cả bốn vị vua là đức THNANJEYAKORABARÀJA, đức Ðế Thích, đức Ðiểu Vương và đức Long Vương đều ngồi thiền trong vườn thượng uyển cùng nhau.

Sáng sớm ngày ấy, bốn vị vua ra khỏi chỗ tọa thiền, đến gặp nhau gần ao sen. Khi thấy nhau bèn phát tâm yêu mến, ưa thích nhau,có tâm từ bi thương xót lẫn nhau. Ðây là tiền kiếp làm bốn vị phú gia, trong thành CAMPÀKA, từng làm bạn thân thiết cùng nhau.

Ðức Ðế Thích ngồi trên tảng đá, Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA, Ðiểu Vương và Long Vương cùng nhau ngồi đàm thoại. Ðức Ðế Thích bèn hỏi ba vị vua kia rằng: Tất cả bốn ta đều hàng vua chúa, đồng nhau bỏ sự sang cả, để tìm thọ bát quan trai giới, như thế ai là người cao quí hơn hết?

Khi ấy Long Vươngnói lên trước rằng: Giới của tôi cao thượng hơn của các ngài.

- Này Ðại Vương! Vì sao Ngài cho rằng giới của Ngài cao thượng hơn?

- Tâu, vì tôi đè nén được sân hận. Ðức Ðiểu Vương là thù nghịch của tôi. Lệ thường Long Vương đã sinh rồi, hoặc đang sinh hay chưa sinh hằng xem Ðiểu Vương là thù nghịch, song tôi dằn lòng không bao giờ oán giận Ðiểu Vương dù là vi tế hay thô thiển. Nhân đó tôi thấy giới của tôi cao thượng hơn quí Ngài.

Nói xong, Long Vương bèn tuyên bố lời kệ ngôn rằng:

- YOKO PANA NEYYANKAROTI KOPAM NAKUCCHATI SAPPURISO KATHÀNI KADÀPI KUDDHPTISO NÀVIROTI KOPAM TAM VENARAM SAMANA MÀHULOKE.

- Ðức vua, Bà La Môn, thương gia, nông phu v.v... hành pháp nhẫn nại, không oán giận, như đức Ðạo sĩ KHANTIIÀPASA không oán giận, vua GARAPANÀJA, các bậc trí tuệ khen rằng là một vị Sa Môn trong đời. NAKUCCHATI SAPPURISO. Thông thường, bậc thiện trí thức hằng hành pháp nhẫn nại, là vật trang sức, là năng lực vận tải, là lực lượng của thân thể, không bao giờ sân hận chi cả. Bậc thiện trí thức hằng đè nén sự giận, không cho bộc lộ ra ngoài. Kẻ nào không có sự hờn giận trong tâm, các bậc trí tuệ hằng ngợi khen là vị Sa Môn yên lặng tội lỗi trong đời. Này ba Ngài, các đức tính như đã giải ấy, có trong tâm tôi. Vì thế tôi thấy rằng giới của tôi cao quí hơn của ba Ngài.

Ðức Ðiểu Vương được nghe qua, liền ngăn lời của Long Vương mà rằng: Giới của tôi đây mới cao quí hơn của ba Ngài, vì tôi chế ngự được trong bụng tôi. Long Vương, đây là thực phẩm cao lương của tôi, được đức Long Vương VIJEYAKORAHARÀJA là món ăn mỹ vị. Như vậy là tôi nhẫn nại được là không làm tội, vì sự ăn. Nhân đó, nên tôi cho rằng giới của tôi là cao quí hơn cả. Ðức Ðiểu Vương muốn cho lời tỏ mình trường cửu, nên tuyên bố bằng kệ ngôn rằng:

- ONODARO YO SAHATE JIGHACCHI DANTO TAPASSAIMIGAPÀNABHO PI ÀCÀRIYA HETU NA KAROTI PÀPAM TAM NARAM SAMANAMAHU LOKE.

- Kẻ nào có bụng đói cào ruột xót xa mà cố gắng nhẫn nại sự khó chịu ấy, không làm tội bởi miếng ăn, thực hành chế ngự không ăn, trì giới được trong sạch, dùng nước cho vừa để chịu đựng, không làm ác vì sự ăn. Các bậc trí tuệ hằng ngợi khen người đó là bậc Sa Môn đàn áp được tội lỗi trong đời. Này ba Ngài! Ngày nay tôi không làm tội vì miếng ăn nên tôi thấy rằng giới của tôi cao quí hơn các ngài.

Tiếp theo, đức Ðế Thích bèn tự cao tụng giới của mình rằng: Giới của tôi rất cao quí hơn giới của các ngài, vì đã từ bỏ những thú vui cao sang trên thiên cung, nào là đền vàng ngọc nữ, mà xuống nhân gian để thọ bát quan trai giới. Ðức Ðế Thích muốn cho lời nói được kế tục, Ngài bèn đọc câu kệ ngôn rằng:

- KHIDDAM RATTIVIPPAJAHI TATTHA SABBAM NA PATIKAMKHÀ SATI KINCI LOKE VIBHÙSANATTHÀNA VIRATO METHUNASÀ TAM VE NARAM SAMANAMÀHU LOKE.

- Người nào trong đời này, dứt tính lười biếng và ưa thích ngũ dục không nói những lời sang đàng vô ích, tội lỗi, dầu là nhỏ nhen chút ít, tránh xa nhục dục cùng sự tô điểm hình thể, thoa vật thơm dồi phấn và đeo hoa, có tiết độ trong thực phẩm. Như thế các bậc trí tuệ hằng ca tụng kẻ ấy là bậc Sa Môn, chế phục tội lỗi được hẳn, trong đời. Này quí ngài! AJJA AHAM DEVACCHARAM PAHAYÀ: Hôm nay tôi bỏ được các ngọc nữ, không mến tiếc sự nghiệp thiên cung, đến thọ bát quan trai giới trong cõi người đây. Do đó tôi tự khen rằng tôi có giới cao quí hơn các Ngài.

Kế, Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA bèn tán dương giới của mình rằng: giới của tôi đây mới là quí hơn của các ngài, rồi tuyên bố rằng:

- PARIGGAHALOKA DHAMMANCA SABBAM YEVA PARINNAYA PARICCAJANTI DANTAM THITATAM RAMANAM NIRÀSAM TAM VE NARAM SAMAMNAMÀHULOKE.

- Người nào biết quán tưởng phân biệt tội lỗi của vậy dục và ái dục phát sanh trong vật dục đó theo Ba La Mật PARINNA là: NÀTAPARINNA, TIRANAPARINNA PAHÀNAPARINNA: Sự hiểu tình trạng thông thường nhất là của ngũ uẩn gọi là NÀTAPARINNA, sự thấy nhất là tội lỗi của ngũ uẩn gọi là TIRANAPARINNA, sự thấy tội lỗi và bỏ tất cả được gọi là PAHÀNAPARINNA như ý nghĩ đã giải trên, rồi quyết tâm dứt bỏ vật dục và phiền não dục, trừ ngan ngạnh vì tự cao, phá tan tà tư duy, chí tâm kiên cố tham thiền để diệt phiền não. Các bậc trí tuệ ngợi khen cho là bậc Sa Môn chế ngự được tội lỗi trong đời.

Khi bốn vị vua tự ca tụng giới đức cao quí của mình, không đồng ý nhau như vậy. Liền khi ấy, đức Ðế Thích, đức Ðiểu Vương và đức Long Vương bèn hỏi Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA rằng: Tâu Ðại Vương! Trong lãnh thổ của Ðại Vương có bậc trí tuệ nào chăng?

- Tâu, bậc trí tuệ của tôi là ngài VIDHURAPANDITA có sự hiểu biết không người bì hịp, làbậc trí tuệ cao quí, thường hay chỉ giáo đến tôi. Bậc trí tuệ đó, có thể phá nghi cho bốn chúng ta được. Vậy chúng ta hãy tìm đến bậc trí tuệ VIDHURAPANDITA ấy.

Cả ba vị vua đồng ý nhau rằng: SADHÙ, phải rồi liền dẫn nhau ra khỏi vườn thượng uyển, ngự đến phước xá sắp đặt bảo tọa an bài rồi dạy người đi thỉnh đức VIDHURAPANDITA Bồ Tát đến. Bốn vị vua bèn thỉnh Bồ Tát lên bảo toạ, tỏ lời thiện cảm cùng nhau, rồi bốn Ðức vua đồng nói rằng: "Này bậc trí tuệ! Xin ông hãy phá nghi giùm chúng tôi hay nay. Này bậc trí tuệ! Ông có thể biết được nhân quả, việc đáng làm và không nên làm. Nay, chúng tôi bảo thủ sự trì giới cao thấp của chúng tôi là hạng người lầm lạc, không vừa ý nhau. Xin ông hãy giải nghi cho bốn chúng tôi, như Chư Thiên cắt đãnh núi Tu Di bằng gươm báu vậy. Ông nên làm cho chúng tôi thoát khỏi sự hoài nghi trong lúc này."

Xong rồi bốn Ðức vua lần lượt bày tỏ tự sự cho đức Bồ Tát nghe, như đã giải trên. Ðức Bồ Tát được nghe rõ lời tường thuật của bốn Ðức vua rồi, quan sát thấy rằng giới đức của bốn vị có quả báo đồng nhau, không cao không thấp, không quí, không hèn hơn nhau, nên ngài tâu rằng:

- SABBÀNI TÀNI SUBHASITÀNI NA HETUDUBBHÀSITÀ MATTHIKINCI YASMINCA ETÀNI PATITTHITÀNI DHAMMEHI SAMANGIBHÙTAM TAM VENARAM SAMANAMÀHU LOKE.

- Tâu, lời của bốn thánh thượng vừa trình bày toàn là thiện ngôn cả, có quả báo đồng nhau. Bốn pháp ấy có trong người nào, các bậc trí tuệ hằng ngợi khen là bậc Sa Môn, đàn áp các pháp được kiên cố trong đời. Tâu, giới của các ngài cao quí đồng nhau, không cao không thấp.

Bốn Ðức vua nghe lời tâu của đức Bồ Tát liền hết nghi nan. Mỗi vị đều tỏ lòng hoan hỉ tán dương đức Bồ Tát bằng lời SADHÙ hay lắm, phải lắm, đáng lắm rằng: "Ông thật là bậc trí tuệ cao quí chẳng ai sánh bằng. rõ ràng là bậc trí tuệ duy nhât trong đời này."

Ðức Ðế Thích ban y báu và phán rằng: Y này có màu như hoa sen tinh khiết và vô giá, tôi xin dâng cúng đến chánh pháp của ông.

Ðức Ðiểu Vương cúng dường hoa vàng và phán rằng: Hoa này rất quí có đủ 100 mùi, có nhụy như ngọc báu, tôi xin cúng dường pháp của ông.

Ðức Long Vương cúng dường ngọc ma ni vô giá, có hào quang sáng chói để trang điểm cho đức Bồ Tát, mà rằng: Tôi xin cúng dường pháp của ông.

Về phần Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA cúng dường 1000 bò sữa, có bò đực hướng dẫn, một tượng bạch, một long xa và 10 ngựa tốt để kéo long xa, và ban cho thụ cống 16 làng, đến đức Bồ Tát.

Ðức Ðế Thích, đức Ðiểu Vương và đức Long Vương, sau khi ban thuởng đức Bồ Tát rồi, bèn từ giả trở về cung điện của mình.

Nói về Hoàng Hậu của Long VươngVARUNANAGARÀJA tên VÌMALÀRAJEDEVÌ, khi không thấy ngọc ma ni trang sức nơi cổ của chồng bà, bà liền tâu hỏi: Tâu, ngọc ma ni Ngài trang điểm để trong nơi nào mà thần thiếp không thấy?

- Này Hậu! Trẫm đi thọ bát quan trai giới trên nhân gian được gặp đức Ðế Thích, đức Ðiểu Vương và vua THNANJEYAKORABARÀJA rồi có đàm đạo cùng nhau về giới của mỗi vị coi ai cao quí hơn. Ai cũng tự cho giới của mình là cao thượng hơn cả,không đồng ý nhau, cứ bảo thủ ý kiến riêng của mình, nhân đó, phải cầu đến bậc trí tuệ VIDHURAPANDITA phá nghi cho. Sau khi được nghe đức VIDHURAPANDITA giải phân minh, phát tâm vui thích, mỗi vị bèn đem báu vật cúng dường pháp đến VIDHURAPANDITA. Phần Trẫm đã phát âm trong sạch đem ngọc ma ni cúng dường pháp của đức VIDHURAPANDITA rồi.

- Tâu, như vậy VIDHURAPANDITA là bậc pháp sư thế nào?

- Này Hậu! VIDHURAPANDITA thật là bậc trí tuệ nhất trong đời, không ai sánh bằng đâu. Tất cả nhân gian đều kính mến và tán dương oai đức của ngài. Những kẻ được nghe pháp không ai muốn trở về quê hương, vì sợ mất điều lợi ích trong sự thính pháp. Phần đông quí trọng sự nghe pháp đó hơn xứ sở, gia tài sự nghiệp. Pháp mà vị VIDHURAPANDITA thuyết cho Trẫm và các vua được toại nguyện, như được nghe đờn của vị Chư Thiên. Long Vương tường thuật và tán dương uy đức của VIDHURAPANDITA như vậy.

Hoàng Hậu của Long Vương nghe qua, cố ý mong mõi được nghe pháp, mới nghĩ rằng: Nếu ta cầu Ðức vua (chồng) thỉnh VIDHURAPANDITA về đây nói pháp cho ta nghe, ắt ngài không ưng thuật theo ýnguyện của ta đâu. Vậy nên giả bộ như có bệnh, nêu Ðức vua hỏi, ta sẽ trả lời mong được quả tim của VIDHURAPANDITA. Nghĩ rồi nàng vào lên long sàn nằm giả đau và cho cung nga biết trước.

Nói về Long VươngVARUNANÀGARÀJA khi đến gần Hoàng Hậu hỏi thăm rằng: Này Hậu, do nhân nào mà thân thể của hậu tiền tụy khô héo như vầy, khác chi là cây rơi khỏi cành. Hậu phải bệnh chi, hãy tâu trẫm rõ ngay đi.

Hoàng Hậu VÌMALÀRAJADEVÌ tâu rằng: Tâu lệnh Hoàng Thượng, lệ thường các long nữ có sự mong muốn khác nhau. Nếu long nữ mong được vật chi mà bất thành thì buồn phiền khổ não, mặt ủ mày châu, thân thể võ vàng là thường sự của phái yếu. Tâu, thần thiếp ước mong được quả tim của VIDHURAPANDITA. Hoàng Thượng đem trái tim của bậc trí tuệ ấy đến cho thần thiếp theo lẽ đạo. Nếu không được trái tim của VIDHURAPANDITA chắc thần thiếp không thể sống còn được thấy mặt rồng từ đây. Thần thiếp xin từ biệt Hoàng Thượng để đi đến cõi ma.

Sự thật, Hoàng Hậu VÌMALÀRAJADEVÌ không phải mong được ăn trái tim của VIDHURAPANDITA, nàng chỉ mong được biết trí tuệ của bậc hiền minh ra sao mà thôi.

Ðức vua VARUNANÀGARÀJA khi được nghe Hoàng Hậutâu như thế bèn đáp rằng: Này Hậu, Hậu hy vọng được tim của VIDHURAPANDITA cũng như ước được mặt trăng, mặt trời trên không trung, vì đức VIDHURAPANDITA là người mà tất cả Ðức vua trên nhân gian hằng hộ trì gìn giữ nghiêm ngặt khó thấy được. Nếu khó thấy được, như thế thì làm sao đem VIDHURAPANDITA về cõi rồng được, Hậu nên biết rõ như vậy đi. Nghe đức Long Vương nói như thế, Hoàng Hậu liền xoay mặt vào trong nằm im lìm trên long sàng.

Ðức Long Vương thấy vậy bèn nghĩ rằng: Nếu không lấy được tim của VIDHURAPANDITA thì Hoàng Hậu khó sống được. Vậy ta phải làm sao mới lấy được tim của VIDHURAPANDITA.

Ðức Long VươngVARUNANÀGARÀJA có một Công chúa tên là VIRANDATI rất xinh đẹp, có các Long nữ hầu hạ tùy tùng nàng vào hầu vua cha, rồi ngồi một bên. Nàng thấy sắc mặt vua cha khô héo, có vẻ âu sầu buồn thảm, nên tâu hỏi rằng: Tâu Phụ Vương là chúa cõi rồng, uy lực rộng đến 50 do tuần, nay có điều chi mà Phụ Vương phải lo âu, hoặc có ai làm cho Phụ Vương phiền muộn, nên Phụ Vương tiền tụy như vậy?

- Này con yêu mến! Mẹ con mong được trái tim của VIDHURAPANDITA, bằng không thì khó sống được. Cha suy nghĩ rằng: VIDHURAPANDITA là bậc khó tìm thấy, vì các vua chúa trên nhân gian hằng gìn giữ nghiêm nhặt thì làm thế nào đem VIDHURAPANDITA đến Long cung cho được. Cha xét thấy chỉ có con mới cứu mạng sống của mẹ con được. Vậy con hãy cứu mẹ con đi. Con hãy tìm chồng cho vừa ý con, là người có đủ tài trí, có thể lấy tim của VIDHURAPANDITA đến nạp cho cha, người đó là chồng của con.

Sự thật, đức Long Vương dạy con đi tìm chồng không nên, như thế lòng chẳng nên, song vì mong cứu sống Hoàng hậu, nên buộc lòng phải bảo như vậy. Bởi sợ cho Hoàng hậu phải mạng chung, nếu không có trái tim của VIDHURAPANDITA.

Khi công chúa nghe vua cha phán dạy như vậy bèn quỳ tâu rằng: Xin Phụ Vương đừng lo ngại, con nguyện vâng lời và cố làm vui lòng cha mẹ. Ðoạn công chúa vào cung nội thăm mẹ, xong lạy tạ trở về hoàng cung. Công chúa trang điểm y phục bằng 7 báu xinh đẹp như ngọc nữ, rồi rẻ nước lên cõi người, bay đến núi KÀLÀGIRI cao 60 do tuần. Ðến đỉnh núi, nàng tìm đến hái các hoa thơm trang hoàng đỉnh núi rất đẹp, rồi nàng ngồi giữa những hoa ấy, ca hát tiếng nghe du dương, có thể quyến rũ được lòng người, nghe tiếng ca đáng luyến ái bằng kệ ngôn rằng:

- KE GANDHABBHE CAMPÀKA YAKKHASE NÀGEKA KINPURISE CAMPÀKA MÀNUSEKE PANDITE SABBAKÀ MADADE DIGHARATTAM SO ME BHAVISSATÌTI.

- Kẻ nào là Càn Thác Bà, Dạ Xoa, Long Vương, Kimnara [2] hoặc người, dầu là bậc trí tuệ có thể đem trái tim của VIDHURAPANDITA dâng đến mẹ ta được như nguyện. Người ấy sẽ là chồng của ta, cùng nhau được lâu dài.

Nàng VIRANDATI ca hát trẫm bồng, tiếng nghe dịu dàng êm ái khiến mọi người nghe phải luyến ái. Khi đó có một Dạ Xoa tên là PURANAKA là cháu của một trong bốn vị Tứ Ðại Thiên Vương VESSASUVANNAMAHARÀJA đang cỡi ngựa bay trên không trung nghe tiếng hát du dương của nàng VIRANDATI Long nữ nên say mê, nịch ái (vì đã có làm vợ chồng nhau trong kiếp trước) bèn dừng ngựa trên mây mà hỏi rằng: Này nàng tiên nữ kia, nàng mong được trái tim của VIDHURAPANDITA là như thế nào? Ta đây có thể đem trái tim của VIDHURAPANDITA dâng đến mẹ nàng. Vậy, em hãy chịu làm vợ anh đi, anh đây là chồng của em.

Nàng VIRANDATI đáp: Khi nào ông đem trái tim của VIDHURAPANDITA dâng đến mẹ tôi được rồi, tôi mới chịu là vợ của ông. Tôi không phải là con mồ côi, cha tôi là Ðức vua VARUNANÀGARÀJA, mẹ tôi là VÌMALÀ Hoàng Hậu.

Khi được nghe nàng VIRANDATI nói như thế, Dạ Xoa PURANAKA xin lỗi và từ giả nàng, rồi lên ngựa bay đến kinh đô của đức THNANJEYAKORABARÀJA, xuống ngựa vào đền vua bằng tướng người thanh niên, quân hầu không thấy được.

Thuở ấy, có 101 đức vua hội trước sân rồng đang đánh cờ tướng. Vị thanh niên đến nơi tâu rằng: Tâu chư vương, nơi đây có Ðức vua nào bằng lòng đánh cờ tướng cá với tôi không. Nếu tôi thua thì lấy ngọc ma ni của tôi, bằng tôi thắng thì phải trả vật quí gì đến tôi.

Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA nghe rồi nghĩ rằng: Ta chưa từng thấy có người nào bạo dạn như vầy. Người thanh niên này tên chi, từ đâu mà đến? Vậy ta nên hỏi cho biết. Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA phán hỏi rằng: Ngươi là ai, ở quốc độ nào? Trẫm chưa từng gặp, vì những thanh nhiên trong xứ Trẫm chưa có ai dám tỏ lời như vầy.

- Tâu Ðại Vương, tôi là MANABA dòng KACCÀYA, cha mẹ tôi ở trong thành KÀLACAMPÀKA thuộc lãnh thổ ANGARÀJA, Thiên hạ gọi tôi là ANOLONÀMA. Tâu Ðại Vương, tôi đến đây vì muốn đánh cuộc cờ tướng .n?u Ðức vua nào vui lòng chơi cờ tướng, xin thỉnh đánh cuộc với tôi bây giờ.

- Này, người thanh niên! Nếu ngươi thua thì phải cho Trẫm bằng cái chi?

- Tâu, tôi có ngọc ma ni. Ngọc ma ni cũa tôi gọi là MANOHARACINDÀ, ngọc có nhiều uy lực, mong cái chi cũng được như nguyện.

Khi Dạ Xoa PURANAKA trình bày uy lực của ngọc ma ni như vậy, rồi tâu rằng: Nếu Ðại Vương thắng thì tôi xin dâng ngọc ma ni đến Ngài, còn nếu Ðại Vương thua thì Ngài phải trả vật chi cho tôi?

- Này người thanh niên! Nếu Trẫm thua thì Trẫm cho sự nghiệp Ðế Vương đến ngươi, tr? ra ngôi vàng, Trẫm và Hoàng Hậu, ngoài ra ngươi muốn lấy món nào tuỳ ý.

- Tâu đại vương, xin Ðại Vương dạy xếp đặt sẵn chỗ đánh cờ đừng để lâu, vì tôi là người phương xa, mau đánh cuộc cho mau, lúc bấy giờ.

Ðức vua dạy các quan lo sửa soạn chỗ đánh cờ. Trước khi đánh cờ, Dạ Xoa tuyên bố có đủ 101 Ðức vua làm chứng rõ rệt. Cuộc đánh cờ không bao lâu Ðức vua thua Dạ xoa, Dạ xoa vỗ tay cười reo rất lớn, ai ai cũng đều nghe biết.

Ðức Thế Tôn giảng thuyết đến đây bèn gọi chư Tỳ Khưu rằng: Này các thầy! Khi Ðức vua thua Dạ xoa, trong lúc đó Ðức vua rất bất bình. Dạ Xoa thấy thế, nên tâu rằng: Tâu Ðại Vương thông thường sự đánh cá khi ăn lúc thua, không có ai ăn hoài hoặc thua luôn luôn đâu. Nếu kỳ này Ðại Vương thắng thì được báu vật, chẳng may Ðại Vương mất món quí, Ðại Vương buồn nổi gì, xin Ðại Vương nên cho tôi biết mau lẹ, đừng thương tiếc để lâu.

Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA phán rằng: Này người thanh niên! Ngươi chẳng nên nghĩ rằng trẫm đã quên lời hứa với ngươi đâu: Voi, ngựa, bò, trâu, tôi trai, tớ gái, thanh nam, thiếu nữ, ngọc ma ni, tất cả vật chi của trẫm, Trẫm vui lòng cho đến ngươi, trừ ra Trẫm, ngôi vàng và Hoàng Hậu thôi, ngươi muốn thọ dụng vật chi đem đến xứ mô, ngươi hãy chuyên chở tuỳ sở thích đi.

- Tâu, tất cả những vật báu, gia súc, tôi trai, tớ gái v.v... của Ðại Vương đó, ngoài VIDHURAPANDITA ra, tôi không ước ao chi cả, tôi chỉ xin một VIDHURAPANDITA mà thôi. Ðức VIDHURAPANDITA cao quí hơn tất cả. Ðức VIDHURAPANDITA là món báu đáng cho tôi là người thắng cuộc được lấy, xin Ðại Vương hãy cho đức VIDHURAPANDITA đến tôi bây giờ đây.

- Này người thanh niên! Ðức VIDHURAPANDITA đó gọi là chính thân của trẫm, là nơi nương tựa tới lui tiến hoá của trẫm, là nơi khuyến khích ủng hộ hình thể của Trẫm mãi mãi. Ðức VIDHURAPANDITA không nên so sánh với bảy báu. Ðức VIDHURAPANDITA đây ví như mạng sống của trẫm. Trước Trẫm có hưá với người rằng sẽ cho các vật khác, trừ mình Trẫm, ngôi báu và Hoàng Hậu, trẫm đã hứa như thế, nếu ngươi muốn lấy đức VIDHURAPANDITA, trẫm không vui, xin ngươi đừng lấy. Ðức VIDHURAPANDITA có tương đương với trẫm và đồng sanh mạng với trẫm.

- Tâu Ðại Vương, Ðại Vương cùng tôi cãi nhau mất thì giờ vô ích, vậy chúng ta nên đến gặp đức VIDHURAPANDITA đi. Chừng ấy, chúng ta sẽ hỏi xem lời của ai quấy phải, để đức VIDHURAPANDITA phân xử. Ðức VIDHURAPANDITA xử sao thì ta nên nghe theo vậy.

Khi nghe lời của người thanh niên, Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA bèn phán rằng: Này người thanh niên, lời nói của ngươi rất hữu lý, đó là công lý vậy. Chúng ta nên đi đến gặp đức VIDHURAPANDITA, nhờ đức VIDHURAPANDITA xử đoán thế nào thì cứ nghe theo. Tất cả 101 Ðức vua cùng đi với Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA và vị thanh niên đến phước xá của đức VIDHURAPANDITA.

Ðức VIDHURAPANDITA quỳ xuống làm lễ Ðức vua, rồi đứng qua một bên. Khi đó PURANAKA Dạ xoa gọi đức Bồ Tát rồi hỏi rằng: Tôi có nghe Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA có vị đại thần là đức VIDHURAPANDITA, là bậc có thiện pháp và duy trì thiện pháp rất chơn chánh, không lời nói giả dối, để bảo tồn sinh mệnh. Danh thơm của ông được bay khắp cả Ðông thắng thần châu. Hôm nay, tôi được biết rõ ông là người hằng gìn giữ thiện pháp, tôi hết lòng tin tưởng trong việc xử đoán của ông.

Này bậc trí tuệ! Xin Ngài phân xử theo công lý, tôi và Ðại Vương đây đều tin tưởng trong sự phán đoán sáng suốt của Ngài. Ngài hãy cho tôi biết phân minh theo chánh pháp. Ngài là dòng dõi thấp hơn Ðức vua, hay đồng với Ðức vua hoặc quí hơn Ðức vua? Ngài là tôi của Ðức vua hay là thân tộc, hoàng thân quốc thích của Ðức vua?

Ðức Bồ Tát nghĩ rằng: Nếu ta tự xưng là thân quyến của vua hay là quí cao hơn Ðức vua, nói như thế vô ngại, làm cho người thanh niên tin theo cũng được. Nhưng tất cả cái chi cao quí ngoài "sự ngay thật" chẳng có, ta nên nói lời ngay thật là hơn. Ðức Bồ Tát đáp:

- ÀMA YATHÀ SÀMI BHAVANTEHI TUYHAM DAJATI. Này người thanh niên! Thông thường tôi tớ của người đây có bốn hạng:

- Tôi tớ sanh trongnhà.
- Tôi tớ mua chuộc.
- Người mong đến nương dựa và vừa lòng làm tôi tớ.
- Kẻ bị bắt, bị giam bị cầm từ.

Sự thịnh đạt và điều suy vi của Ðức vua, cả hai điều ấy, để qua một bên, ta không để ý đến sự thịnh suy xảy đến của Ðức vua. Ta chỉ lấy sự thật, lời đích xác,chánh đáng mà nói, ta chẳng giả dối được, ta không nghĩ đến thân và sinh mạng ta, ta phải giữ vững lời chân thật. Ðức vua bỏ ta cho đến người trong cuộc cũng cho là theo pháp, không có mưu chước chi dơ bẩn dính dáng đến Ðức vua.

Có lời chú giải rằng: Ðức vua Bồ Tát tuyên thệ Ngài là tôi của vua cho kết quả 10 Ba La Mật :

1) Ðức Bồ Tát không lo ngại tới của cải và sinh mệnh, chỉ mong Ðức vua khỏi nợ của người thanh niên, nên nói lời thành thật, đó là bố thí Ba La Mật.

2) Nói lời chánh đáng, chân thật không giả dối là giới Ba La Mật

3) Có tâm không suy nghĩ tà rồi nói ra, là xuất gia Ba La Mật

4) Suy xét theo trí tuệ rồi mới nói ra, là trí tuệ Ba La Mật

5) Có tâm vô ngại, không hổ với tiếng làm tôi, không ngã lòng vì quyền lực mà nói, là tinh tấn Ba La Mật.

6) Tính gắng chịu điều khổ cực mà người thanh niên sẽ làm đến Ngài, là nhẫn nhục Ba La Mật.

7) Nói ra lời ngay thật rằng: Ta chỉ nói lời xác thật rồi giữ vững không bỏ qua, chỉ quyết định nói theo chân lý, tránh khỏi lời lừa đảo, đó là chân thật Ba La Mật

8) Nói lời chính đáng là chỉ nói lời xác thật, rồi giữ vững không bỏ dở, đó là quyết định Ba La Mật

9) Không oán giận người thanh niên sẽ làm hại đến ngài, đó là bái ái Ba La Mật

10) Ðức Bồ Tát nghĩ rằng: Người thanh niên này đem ta đi nơi nào cũng mặc định, tuỳ sở thích đi, ta sẽ gắng chịu thống khổ. Ngài xét như vậy rồi điềm nhiên lãnh đạm, dù là khổ não xảy đến chon, đó là xả Ba La Mật.

Mười pháp Ba La Mật lấy sự dứt bỏ của cải, bỏ sinh mệnh, bỏ ba điều ấy đem nhân với ba pháp là: Ba La Mật đến bờ kia, đến bờ trên và đến bờ cao thượng, thành ra 30 Ba La Mật.

Dạ Xoa PURANAKA nghe lời xử đoán của đức Bồ Tát nhận là tôi của Ðức vua thì phát tâm hoan hỷ, bèn vỗ tay cười reo rằng: Nay, ta đã thắng vua hai lượt. Thật vậy, điều mà ta hỏi đức VIDHURAPANDITA đây, Ngài trả lời rất chân chánh. Lời đáp đây là thiện ngôn, là chánh đáng, như vậy thì Ðức vua không có chánh pháp, nên Ngài mới tìm cớ không ưng thuận cho đức VIDHURAPANDITA đến ta.

Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA nghe rất lấy làm bất bình rằng: Ôi là vô thường! Bậc trí tuệ không hoà với ta, ta là vua, hết lòng hỗ trợ phong quan tấn tước, ban thuởng đều đủ quyền cao chức trọng. Như vậy có nên chăng? Bậc trí tuệ không niệm tình ta lại tưởng đến người thanh niên mới quen biết nhau trong chốc lát.

Ðức vua không vừa lòng, than trách đức Bồ Tát như thế, rồi tỏ lời với PURANAKA rằng: Này người thanh niên! Bậc trí tuệ nói rằng "tôi" của trẫm, không phải là thân quyến của trẫm. Vậy chính mình bậc trí tuệ cao quí hơn ngọc báu trong đời này, nay thuộc quyền sở hữu của ngươi, ngươi muốn dẫn đi nơi nào tuỳ ý. Ðức vua phán như vậy rồi nghĩ rằng: - Người thanh niên sẽ dẫn bậc trí tuệ theo ý muốn của hắn, từ đây ta là kẻ mồ côi, ai đâu là người thuyết pháp cho ta nghe như trước nữa. pháp du dương vi diệu này ta khó nghe được nữa. Vậy ta nên hỏi pháp cư sĩ để được nghe lần cuối cùng này.

Xét rồi Ðức vua bèn hỏi đức Bồ Tát rằng: Khi hiền khanh đi rồi, Trẫm mất lợi ích trong sự nghe pháp. Vậy xin thỉnh hiền khanh lên bảo tọa thuyết pháp lần cuối cùng cho Trẫm nghe đi.

Ðức Bồ Tát vâng lịnh, liền lên bảo tọa để thuyết pháp. Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA hỏi rằng: Xin pháp sư có danh hiệu rõ rệt là VIDHURAPANDITA giải cho Trẫm biết thế nào là:

1) Người cư sĩ tại gia, cần phải nuôi sanh mệnh bằng cách nào để cho được an vui, khỏi lo sợ?

2) KATHANCA ASSA SANGAHA: Người cư sĩ thực hành thế nào mới gọi là đều đủ bốn pháp tế độ?

3) ABYÀPAJJHAM KATHAM ASSA: Người cư sĩ tu hành cách nào mới khỏi khổ?

4) SACCAVADÌ: người cư sĩ nói lời ngay thật, khi ra khỏi đời này kiếp khác, phải làm cách nào mới thoát khỏi phiền não?

Cầu pháp sư giảng bốn điều rõ rệt đến Ðức vua trong đời này.

Ðức Bồ Tát tâu rằng: Thông thường, người cư sĩ tại gia muốn được yên vui, cần phải có trí tuệ và trí nhớ, chẳng nên chìu theo tình dục.

NA SÀDÀRASSA: Không nên có vợ chung với kẻ khác, tức là đừng tà dâm.

NABHUNJA SÀDHU PEKKHO: người cư sĩ nếu được vật ngon đừng ăn một mình, nên tuỳ tiện chia sớt đến kẻ khác.

NA SEVE LOKÀYATIKAM: Người cư sĩ chẳng nên thân cận với kẻ có thành kiến trong "hư vô luận" [3] không phải là đường trời, Niết Bàn, chẳng nên học điều đó.

NETAM PANNAYA VANDHANAM: Thật vậy, thuyết hư vô không có sự tiến hoá lợi ích, không cho phát sanh trí tuệ, không phải là đạo giải thoát.

SÌLAVÀ SAMPANNO. Người cư sĩ nên thọ trì ngũ giới, nếu là bậc vua chúa thì phải giữ 10 pháp dành cho vua (thập vương pháp)

APPAMADO VICAKKHANO: Nên có trí nhớ và trí tuệ, đừng cẩu thả dễ duôi trong các pháp, đừng ngạo mạn, phải tin tấn hành theo lời dạy của bậc trí tuệ, có lòng bác ái đến mình.

ABADDO: Nên dứt lòng bỏn xẻn, đừng chìu theo tâm dơ bẩn hẹp hòi, phải làm người dễ dạy dễ nói, nên nói lời êm dịu dàng cho công chúng bằng lòng, dứt bỏ những điều ác.

SANGAHETA CAMPÀKA MITTÀNAM: Người cư sĩ nên tế độ bạn lành theo trí nhớ biết rằng người nào là bạn lành, thì một lòng thành thật trước mặt cũng như sau lưng, phải tìm điều lợi ích đến cho bạn lành, ấy là dâng cúng đến các bậc Sa Môn, Bà La Môn, kẻ nghèo đói, cô độ, phải sáng suốt trong phương cách sinh hoạt.

DHAMMAKÀMO: Nên ưa thích trong thập thiện là thân,khẩu, ý lành.

SUTÀDHARO: Nên thường nghe pháp, thấy rõ điều nào lợi ích nên làm, thì cố gắng thực hành chẳng nên bỏ qua.

PURIPUCCHAKO: Nên gần bậc trí tuệ để học hỏi điều lẽ, phải, quấy, phước tội.

Nên hiểu rằng người cư sĩ, nếu đã thực hành theo những pháp kể trên thì hằng được an vui tấn hoá, khỏi lo sợ; cũng gọi là hành theo bốn pháp tế độ, làm cho mình khỏi khổ. Trong đời này gọi là người chân thật, khi tan rã ngũ uẩn sẽ khỏi phiền não lo sợ, vì đã được ở theo pháp cư sĩ.

Thật vậy, pháp cư sĩ hằng đem hạnh phúc đến người thực hành, ví như bóng cây to, che cho người được mát mẻ an vui. Vì thế, trong kinh VIJIRASÀRA có giải rằng: Pháp cư sĩ đây là bốn cây da to theo PÀLI (Phạn ngữ) như vầy: CATTÀRO KIRA NIGRODHÀ VARA BUDDHIMÀ; giải rằng: KIKA – Như đã được nghe có bốn cây da to cành lá sum suê, là nơi vừa lòng an vui đến kẻ hành khất tới nương dựa mà đức VIDHURAPANDITA đã trồng để trong thành INDAPATTA có nhiều sự an vui. Cây da thứ nhất có chữ nơi gốc, cây da thứ nhì có chữ ở giữa thân cây, cây da thứ tư có chữ ở giữa trên ngọn. Cả bốn cây da đó, không chi lạ, tức là bốn kệ ngôn của đức VIDHURAPANDITA đã giải đáp trong pháp cư sĩ mà Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA đã hỏi trước khi Dạ Xoa dẫn đức Bồ Tát đi.

Bốn câu kệ ngôn ấy là:

1) NA SÀDHÀRANA DARASSA NA BHUNJEYYA SÀDHUPEKKHO NA SEVERO KÀYÀTIKAM NETAM PANNÀYA VADDHANAM

Nghĩa là: Ðừng tà dâm vợ người, dừng ăn vật ngon một mình, đừng đọc kinh sách vô ích.

2) SÌLAVÀ VATTASAMPANNO APPAMATTO VACAKKHANO NIRÀGA UTTADASA DO TALATO SAKHILOMUDUNI

Nghĩa là: Giữ năm giới đừng cho dứt, phải thi hành theo lệnh vua chớ nên cẩu thả, làm ngưòi dễ dạy, dễ nói, nói lời tao nhã.

3) Câu kệ thứ ba là: Dạy tế độ đến bạn lành, chia sớt, bố thí, thông rõ phương cách sanh nhai, dâng cúng đến các bậc Sa Môn, Bà La Môn.

4) DHAMMAKÀMO SUTTÀDHARO BHAVEYYA PURIPUCCHAKO SAKKACCAM PAYIRUPÀYA SÌLAVANTE BAHÙSUTTE

Nghĩa là: Dạy phải thọ trì thiện pháp mà mình đã được nghe, phải tinh tấn học hỏi cho biết phải quấy, phước tội, nên gần bậc có giới hạnh.

Cư sĩ nào thực hành theo bốn kệ ngôn ấy, thì sẽ phát sanh trí tuệ, của cải, báu vật trong kiếp này và kiếp vị lai

Nếu là bậc hiền minh có trí tuệ đáng thân cận và tôn kính thì nên thực hành theo, ắt sẽ được an vui, như kẻ lữ hành cực nhọc trong đường xa mà được nương dưới bóng cây to, có bóng mát hằng được vui khỏi lo sợ nóng nực và đói khát v.v...

Khi thuyết xong đức Bồ Tát liền xuống pháp tọa. Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA cúng dường đức Bồ Tát rất nhiều rồi từ biệt về cùng 101 vị vua.

Dạ Xoa PURANAKA, nói với đức Bồ Tát rằng: Này bậc trí tuệ nên đi theo tôi, Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA đã giao mạng ông cho tôi rồi, ông nên làm điều lợi ích đến tôi từ đây. Tình trạng thực hành cho lợi ích đến tôi đó, là thói quen của công chúng, không có chi lạ.

- Này người thanh niên! Tôi hiểu rõ rồi, nhưng tôi xin lưu lại ba ngày. Ông mà được tôi là do lời chân thật của tôi, chớ không phải được vì lẻ khác. Này người thanh niên! Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA có nhiều ân đức với tôi, nhưng tôi không theo ý muốn của Ngài, tôi nói lời chánh đáng, nên ông mới được tôi theo sở thích. Do đó, ông nên hiểu: Tôi có đại ân với ông nhiều lắm, vậy ông hãy vui lòng cho phép tôi lưu lại đây ba ngày đi.

PURANAKA Dạ Xoa nghe đức Bồ Tát noí như thế nghĩ rằng: Ðức VIDHURAPANDITA đây có đại ân với ta, đừng nói chi ba ngày, dù là 7 ngày hoặc nữa tháng ta cũng cho phép. PURANAKA liền chấp thuận lời yêu cầu của đức Bồ Tát. Ðức Bồ Tát bèn cho sửa sang chỗ ngụ để PURANAKA trong dinh thự 7 tầng, đấy là nơi ngụ của Ngài. Ðức Bồ Tát có ba dinh thự là: KONÀCA, MAYURA và PIYAKATA. Cả ba điện ấy đều ngụ trong ba mùa: nóng, mưa và lạnh.

Ðức Bồ Tát bèn dạy dọn một trong ba điện của Ngài cho PURANAKA Dạ Xoa, có đủ vật dụng cao quí, có 500 thanh nữ xinh đẹp hầu hạ, ca xang muá hát. Ðức Bồ Tát tuyên bố rằng: Cả 500 thanh nữ này, tôi cho là vợ của ông, ông được tự do hưởng những lạc thú vinh hoa. Xong đức Bồ Tát bèn trở về dinh thất của Ngài.

Ngài gọi nàng ANIJÀ là vợ Ngài đến an ủi rằng: Này em! Em hãy gọi các con trai, gái đến tề tựu trong ngày nay được đông đủ, để anh có lời chỉ giáo đến em và các con. Anh chỉ còn ba ngày nữa, để từ nay không được ở lâu thêm nữa. Khỏi ba ngày anh sẽ từ biệt em đi với người thanh niên theo duyên nghiệp, anh chỉ còn thấy mặt em và chỉ được dạy bảo em trong ba ngày này nữa thôi, nên em gọi các con mau tựu họp lại đây.

Nàng ANOJÀ được nghe lời của đức Bồ Tát liền vật mình khóc, hai hàng giọt lệ tuông rơi, nghĩ rằng ta đi gọi các con không được, bèn bảo nàng dâu đi kêu và dạy rằng: Này! Con hãy mau đi gọi các anh, chị em con tề tựu lại đây cho đều đủ để cha con dạy việc. Các nàng dâu liền đi tìm các nơi, gọi anh em lớn nhỏ mau đến hầu và nghe cha dạy bảo, mà rằng: "Ðược nghe cha tường thuật, có một gã thanh niên đến chơi cờ tướng với Ðức vua, Ðức vua đánh cuộc thua mới giao cha của chúng ta cho gả thanh niên làm chủ. Cha chúng ta xin lưu lại đây ba ngày để dạy bảo chúng ta, rồi cha chúng ta phải đi theo người thanh niên ấy. Nay cha mong giảng dạy chúng ta,dạy tôiđi tìm các anh em tựu hội nhau trong giờ này. Vậy các anh em nên đến lập tức, và sẽ được thấy cha trong lần chót."

Khi đó, con trưởng nam là DHAMMAPÀLA, vừa nghe qua lời nói như thế cầm lòng không đậu giọt lệ chan hoà, rồi hối các em mau cùng nhau đến nghe cha dạy bảo. Vào đến gần Bồ Tát, các con nam nữ than van kể lể thật rất thê thảm.

Ðức Bồ Tát khi thấy thân bằng quyến thuộc đã tựu hội đông đủ, Ngài bèn dạy rằng: Này các người đã tựu hội nơi đây, hãy lắng tai nghe ta thuyết trình về nhiệm vụ công dân đối với Ðức vua. Làm công việc gì phải cẩn thận, suy xét cho chu đáo rồi sẽ làm. Phải giữ bậc trung đừng quá lo sợ hay quá dạn dĩ. Phải có trí tuệ,không nên cẩu thả trong việc của Ðức vua ban hành. Phải có giới đức, dùng trí tuệ suy xét cho thấy điều quấy phải, tội phước nên hay chăng. Lệ thường Ðức vua biết rõ kẻ nào có giới đức thì Ngài thường hay nghe và tin theo, không nên giấu giếm, phải chân thật. Khi Ðức vua dạy sao thì làm vậy, đừng chìu theo pháp tây vị, phải làm cho chánh đáng, bảo giờ nào phải làm theo giờ ấy, nên tránh pháp tây vị vì thương, vì ghét,vì si, vì sợ. Phải sáng suốt trong công việc làm. Ðường nào họ trang hoàng dành cho Ðức vua ngự đi, ta chẳng nên đi con đường ấy. Chẳng nên trộm lấy của vua, đừng ăn mặc như Ðức vua, vật nào Ðức vua trang điểm mình đừng dùng tới vật cao sang ấy, đừng uống rượu say, đừng ngồi lên ghế, giuờng ngựa, chỗ của Ðức vua dùng.

Khi vào chầu vua, đừng ngồi gần quá hay xa quá, ngồi chỗ vừa nghe được Ðức vua chỉ phán, đừng làm điều chi trái ý với Ðức vua. Tâu điều chi thì nên đúng lời êm ái hữu ích. Khi vào chầu, phải chờ lệnh mới nên vào. Nếu Ðức vua ban vật gì đến người nào, ta chẳng nên tìm nói phải quấy đến việc ấy.

Kẻ làm tôi vua, khi dùng cơm, nên dùng có chừng mực, đừng ăn quá no. Nên hiểu biết chỉ dụ cũ hay mới. Không nên quá say mê ngũ dục. Khi hầu chuyện với Ðức vua chẳng nên nhiều lời, nói cho vừa phải, nên dùng lời thiện cảm và hữu ích. Phải nói lời vô tội là đừng nói dối, đừng nhiếc mắng chưởi rửa ai và đừng nói chuyện sang đàng. Không nên dễ duôi phải tinh tấn phụng sự mẹ cha và bậc trưởng thượng. Phải là người dễ dạy, dễ nói, biết khiêm nhượng. Biết ân huệ của Ðức vua, nên thọ bát quan trai giới, nhất là phải bố thí. Khi Ðức vua bố thí, ta đừng ngăn cản. Nên suy xét cho thấy quấy phải, phước tội. Nên biết thương xót kẻ tôi tớ, người giúp việc của mình. Nên biết dùng thời giờ là: Giờ này nên bố thí, ngày này nên thọ bát quan trai giới, giờ này nên vào chầu, thời tiết nào nên cày bừa trồng tỉa, nên mua bán. Nếu anh chị em không có giới hạnh, thì chẳng nên cho làm lớn. Kẻ phá giới dầu là thân thuộc, dẫu còn sống, ví như đã chết. Những kẻ du tôi tớ, mà có hạnh kiểm tốt cũng nên giao trách nhiệm trong nhà được, nên chu cấp vật thực, y phục, chỗ ở cho vừa, lúc bệnh hoạn phải thuốc men săn sóc.

Ðức Bồ Tát VIDHURAPANDITA khi đã dạy bảo, dặn dò thân bằng quyến thuộc, trải qua ba ngày rồi, đến ngày thứ tư, sau khi thọ thực xong, Ngài bèn vào lạy Ðức vua từ biệt rồi đi cùng người thanh niên trong lúc đó.

Khi vào đến sân rồng, Ngài nhiễu ba vòng rồi quỳ dưới chân Ðức vua, đưa tay lên tâu rằng: Tâu bệ hạ, hạ thần xin từ biệt dưới chân bệ hạ, để đi với người thanh niên trong giờ này. Cầu xin bệ hạ ở lại được an vui, trị vì quốc thới dân an. Cầu xin cho lệnh Hoàng Thượng hằng có sức khoẻ kiện toàn. Hạ thần ví như kẻ té nằm trên đất, tức là lệnh Hoàng Thượng là nơi nương tựa của hạ thần. Kẻ té nằm trên đất ví như hạ thần. Không vì Ðức vua mà gìn giữ lời chân thật nói đến người thanh niên rằng là "tôi" thuộc hạ của lệnh Hoàng Thượng, làm cho bệ hạ thua lời nói của người thanh niên. Tội này là của hạ thần, cuối xin bệ hạ từ bi tha thứ cho hạ thần. Tâu, hạ thần không có ai là nơi nương tựa, chỉ có bệ hạ là nơi cậy nhờ của hạ thần, từ đây ví như hạ thần là kẻ nằm trên đất và nằm được là nhờ mặt đất. Khi hạ thần đi với người thanh niên này rồi, vợ con thân quyến của hạ thần, hạ thần cầu xin bệ hạ, tế độ cho ở ngày mai hậu, cũng như lúc hạ thần còn phò bệ hạ vậy. Vả lại, của cải mà Hoàng Thượng đã ban cho hạ thần và những báu vật mà các Ðức vua ngoại quốc đã Thuởng cho hạ thần còn rất nhiều không kể xiết, xin bệ hạ ủng hộ cho hạ thần xin gởi tất cả con, vợ thân quyến và bạn bè, cầu xin bệ hạ từ bi thương xót.

Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA được nghe qua lấy làm cảm động, đau lòng xót dạ, giữa tình biệt ly của Bồ Tát mới phán rằng: Này bậc trí tuệ! Hiền khanh đi cùng gả thanh niên đó không vừa lòng trẫm. Vậy hiền khanh đừng đi,để trẫm gọi thanh niên ấy đến, rồi giết chết hắn, giấu kín đừng cho ai biết, cần gì hiền khanh phải phục tùng đi với hắn.

- Tâu bệ hạ, làm nghiệp ác như thế không nên đâu. Bệ hạ cần nghiêm trì thiện pháp, ác pháp không ích lợi gì đâu, đó là nguyên nhân dẫn dắt chúng sanh phải chịu khổ trong đường ác đạo ở ngày vị lai mà người đã tạo, bậc trí tuệ hằng chê trách. Làm tội rồi cũng không thoát chết, khi chết lại chịu vô cùng khổ não. Do đó, hạ thần mới tâu rằng: Xin bệ hạ không nên làm vậy. Hạ thần nghĩ, nếu gã thanh niên ấy đem hành hình, hạ thần thế nào hạ thần cũng không oán giận, đấy là do duyên nghiệp của hạ thần.

Ðức Bồ Tát tâu như vậy rồi lạy tạ lui ra. Ðức vua và các quan ai ai cũng đều thương hại khóc than, kể lể trước giờ phút biệt ly của đức Bồ Tát.

Chúng dân từ thành thị đến thôn quê, khi nghe đức Bồ Tát sẽ cùng bị đi với người thanh niên ấy, đều đem nhau tựu hội đông đủ đến để tiễn biệt đức Bồ Tát và khóc than thương hại. Ðức Bồ Tát an ủi chúng dân chớ nên phiền não, thương tiếc, hãy ở lại an vui, cố gắng làm phước bố thí, trì giới,tham thiền. Tất cả tập hợp nhất là thân ngũ uẩn mà đời chỉ dành cho nam nữ đây đều là vô thường. Xong Ngài từ biệt trở lại dinh của Ngài.

Khi đó, trưởng tử của đức Bồ Tát là DHAMMAPÀLA dẫn dắt các em lớn nhỏ đồng nhau đứng chờ trước dinh. Ðức Bồ Tát thấy các con như thế, bèn ôm con trưởng nam vào ngực, nhìn con giọt lệ dầm dề. Ngài dùng trí tuệ quán tưởng ba tướng thông thường [4], Ngài thấy rõ tất cả vạn vật trên vũ trụ này đều là vô thường, khiến cho Ngài diệt trừ phiền não rồi vào dinh.

TAMATTHAM PAKÀSENTO SATTHÀ ÀHA: Ý nghĩa nào chưa rõ rệt, Ðức Thế Tôn bèn giải ý nghĩa đó phân minh rằng: Này các thầy Tỳ Khưu! Người thấy sợ trong sự luân hồi, ai cũng đều khóc tham thê thảm, thương tiếc đức Bồ Tát vô hạn., đau đớn xốn xang, bực tức muôn phần, ví như người bị chặt tay chân.

Ðức Bồ Tát thấy tình cảnh chúng dân như thế thật là cảm động vô cùng. Ngài dùng pháp vô thường đem giảng dạy công chúng và khuyên bảo đừng cẩu thả trong thiện pháp, lánh dữ làm lành, bố thí, trì giới cho trong sạch. Giảng giải xong, đức Bồ Tát xoay qua hỏi PURANAKA Dạ Xoa: Chúng ta phải đi ngỏ nào? Tôi đã làm xong bổn phận. Vậy ông hãy dẫn tôi đi theo tuỳ ý thích của ông.

- Này bậc trí tuệ, người hãy nắm chặt đuôi ngựa của tôi đi. Ðường mà chúng ta phải đi rất xa, nhà ngươi đi chuyến này không mong gì trở lại, thấy người trong thế gian này nữa.

- Này thanh niên! Ta không lo sợ chi cả, vì những nghiệp ác dẫn người đi thọ sanh trong cảnh khổ, ta đã tránh khỏi rồi. Nhân đó tâm ta không hối hận lo ngại chi cả.

Ðức Bồ Tát tỏ lời như thế, tâm Ngài không còn chi lo sợ, rất dạn dĩ như sư tử vào rừng. Ðức Bồ Tát chú tâm nguyện rằng: y phụ ta mặc đây đừng sút khỏi mình, dù cho thanh nên này có đem ta đi đến nơi nào, xin cho y phục dính chặt vào thân ta mãi mãi.. Xong Ngài dùng hai tay xiết chặt đuôi ngựa, rồi Ngài nói với thanh niên rằng. Ngươi mong mỏi đem ta đến đâu thì ngươi cứ đi theo sở nguyện.

Khi ấy Dạ Xoa PURANAKA điều khiển cho ngựa bay lên không trung. Dạ Xoa PURANAKA nghĩ rằng: Ta không nên đi đường gần, nên theo đường núi tuyết sơn. Rồi giục ngựa cho đi trong khoảng cây, đá cố ý làm cho VIDHURAPANDITA va vào đá, vào cây cho chết để mổ lấy tim đem dâng cho Hoàng hậu của Ðức vua Long Vương VARUNANÀGARÀJA thì sẽ được đem công chúa VIRANDATI về làm vợ như ý. Do uy lực của đức Bồ Tát sanh ra để chứng quả Phật tổ nên khiến ngựa né tránh cây, đá không đụng vào mình đức Bồ Tát được, thật là huyền diệu vậy.

Dạ Xoa PURANAKA dừng ngựa để xem cho biết đức Bồ Tát chết hay chưa, thấy vẻ mặt đức Bồ Tát trong sáng như gương vàng, biết rằng còn sống, hắn dục ngựa cho chạy theo khoảng cây, đá nữa, chạy qua chạy lại như thế đến ba lượt, nhưng dường như cây và đá có tâm thức biết tránh đức Bồ Tát, nên không chạm vào Ngài chút nào, thật là phi thường. Dạ Xoa PURANAKA thấy đã lâu nên ngoảnh lại xem đức Bồ Tát đã chết hay chưa. Khi biết đức Bồ Tát còn sống, Dạ Xoa lấy làm bực tức liền lái ngựa bay lên không trung, tính cho gió thổi hình thể đức Bồ Tát ra tro bụi, gió ở tầng này có thể thổi đỉnh núi cao lià ra từng đoạn được, nhưng không thổi nhằm đức Bồ Tát, nhờ uy đức Ba La Mật pháp của Ngài, khiến gió rẻ làm hai chừa khoảng trống, không chạm nhằm đức Bồ Tát, tuy nhiên đức Bồ Tát rất khổ thân vì phải bám chặt đuôi ngựa, bay qua bay lại trên không trung. Dù khổ thân đến đâu đức VIDHURAPANDITA vẫn bình tỉnh không chút lo sợ, gương mặt Ngài trong sáng ví như đoá sen vừa chớm nở. Dạ Xoa PURANAKA ngừng ngựa xem thấy đức Bồ Tát vẫn tươi tỉnh như thường nên phát nộ, khiển ngựa đi đến chỗ gió to, bay tới bay lui 7 lượt, gió ấy cũng rẻ ra làm hai nhường đường cho đức Bồ Tát. Dạ Xoa thấy đức Bồ Tát bất động trong những làn gió đó, nên lái ngựa bay vút lên cao độ, ở đấy gió thật mạnh có thể thổi bay đỉnh núi cao 100 do tuần ra tro bụi được. gió tuy mạnh nhưng cũng không động đến Bồ Tát được. Thấy thế, Dạ Xoa PURANAKA lấy làm ngạc nhiên liền khiển ngựa trở về núi KÀLAGIRÌ. Ðến nơi, PURANAKA cho đức Bồ Tát ngồi trên đỉnh núi.

Ðây xin nhắc lại, khi dân chúng và vợ con của đức Bồ Tát vật mình than khóc, lúc tỉnh dậy không thấy đức Bồ Tát, nên đem nhau vào dinh Ngài để tìm kiếm, nhưng chẳng gặp đức Bồ Tát và Dạ Xoa PURANAKA. Nghĩ biết là người thanh niên đó là Dạ Xoa biết ra hình người để tìm bắt đức Bồ Tát. Càng nhớ đến càng thương hại không rõ quỉ Dạ Xoa đem đức Bồ Tát đến nơi nào, hay là giết Ngài rồi chăng? Họ than thở vô cùng thê thảm rồi dẫn nhau vào đều tâu cho vua rõ ràng: Tâu bệ hạ, gã thanh niên đến đánh cờ tướng với bệ hạ đó, không phải là người đâu, hắn là Dạ Xoa biết hình, nay không biết Dạ Xoa đem đức VIDHURAPANDITA đi đến chốn mô? Tâu bệ hạ, nếu chúng tôi chờ đến 7 ngày mà không thấy đức VIDHURAPANDITA trở về, chúng tôi xin từ biệt bệ hạ, đồng nhau nhảy vào lửa thiêu thân cho rồi, còn hơn sống mà xa đức VIDHURAPANDITA thì không lợi ích chi.

Ðức vua dùng lời khuyên lơn rằng: Các ngươi chớ nên quá buồn thảm, đức VIDHURAPANDITA thuyết pháp rất hay, có lẽ khi Dạ Xoa nghe đước chánh pháp của VIDHURAPANDITA rồi cải hối phát tâm trong sạch đưa Ðức VIDHURAPANDITA trở về, không sao đâu, trẫm tin chắc như vậy. Các ngươi đừng quá nông nổi mà tự tử chẳng nên.

Khi Dạ Xoa PURANAKA để cho đức Bồ Tát ngồi trên đỉnh núi KÀLAGIRÌ rồi hắn nghĩ rằng: Ðức VIDHURAPANDITA đây còn sống đến đâu, thì sự mong muốn được nàng VIRANDATI của ta cũng chưa kết quả đến đó, vậy ta phải tìm cách cố giết đức VIDHURAPANDITA cho được, nhưng ta không giết bằng tay, ta nên biến ra hình kỳ quái để hại người cho chết lập tức. Dạ Xoa PURANAKA liền hiện nguyên hình ra quỷ Dạ Xoa rất to lớn, dị kỳ đáng ghê tởm, hét to như tiếng sấm nổ đánh đức Bồ Tát nằm rồi để vào nanh dường như muốn ăn tươi nuốt sống. Ðức VIDHURAPANDITA Bồ Tát tự nhiên bất động. Thấy vô hiệu quả. Dạ Xoa liền hoá ra hình sư tử rồi bắt đức Bồ Tát định cắt xé, chà đạp cho nhừ, nhưng nhờ uy lực pháp Ba La Mật bảo vệ, đức Bồ Tát vô h?i. Dạ Xoa liền biến làm rắn to bằng chiếc ghe, bò tới xịt nọc độc, quấn mình đức Bồ Tát, nhưng không đủ làm hại, đức Bồ Tát vẫn điềm nhiên. Dạ Xoa đem Bồ Tát trên đỉnh núií hoá gió to thổi đức Bồ Tát té xuống núi ra tro bụi. Nhưng gió to ấy không lay chuyển được đức Bồ Tát.

Biến hoá đủ cách mà giết đức Bồ Tát không được, nên Dạ Xoa nghĩ rằng: Ta giết đức VIDHURAPANDITA bề ngoài không được, vậy ta phải dùng tay mới được. Dạ Xoa PURANAKA liệng đức Bồ Tát lên không trung, hắn rẽ núi cách mười lăm do tuần chực sẵn. Khi đức Bồ Tát rớt xuống, Dạ xoa nắm hai chân dỡ lên xem thấy đức Bồ Tát còn sống, bèn liệng lên nữa, khi liệng lên kỳ nhì cao hơn 30 do tuần, lúc rớt xuống đức Bồ Tát chưa chết. Dạ Xoa tức giận liệng đức Bồ Tát lần thứ ba cao 60 do tuần, nhưng khi rớt xuống đức Bồ Tát vẫn còn sống. Dạ Xoa nghĩ rằng, phen này ta phải liệng VIDHURAPANDITA xuống tận chân núi cho chết. dầu phải chịu thống khổ như vậy, đức Bồ Tát vẫn không động đậy. Ngài nghĩ rằng. Vì sao gã thanh niên này lại tìm đủ mọi cách gết ta như vậy? Nguyên nhân có lợi ích chi, ta hỏi thử xem coi ra sao? Ta nên biết cho rõ nguyên cớ mà Dạ Xoa mong hại ta. Ðến đây Dạ Xoa có phần kiêng nể uy lực của đức Bồ Tát.

Ðức Bồ Tát bèn hỏi rằng: Ông ôi! Thân thể của ông xinh đẹp như vị trời, có thể ghép vào hàng thiện trí thức là bậc lành có giới đức. Tại sao ông lại là kẻ phá giới, không chân thật, là người tàn ác, xem thấy ông không có chút lương tâm? Này người thanh niên! Quý danh ngươi là chi? Thuộc hạng Dạ Xoa nào? Do nhân chi mà ngươi quá tàn nhẫn, cố giết hại ta?

- Này bậc trí tuệ! PURANAKA NÀMA YAKKHO. Tôi đây có tên thật rõ rệt là PURANAKA Dạ Xoa – VESSA VANNASSA AMACCO - Ta là cháu mà cũng là đại thần của đức VESSUVANNA [5] – AYAM LOKONUGA HITENA DASSATI - Ta cố gắng giết cho được ông hôm nay,chỉ vì yêu nàng VIRANDATI con của đức vua VARUNANÀGARÀJA Long vương.

- Này PURANAKA Dạ Xoa! MAHEVA MOHO – Ông đừng hiểu lầm, đời này chúng sanh phải chịu đau khổ và cũng sẽ bị tiêu diệt cũng bởi sự hiểu lầm đó. Này PURANAKA Dạ Xoa! Tôi muốn biết chút ít duyên cớ, tại sao ông vừa lòng VIRANDATI mà cố gắng hại tôi hôm nay?

- Này bậc trí tuệ! Tôi rán sức giết ông, không phải vì si mê hiểu quấy đâu. Vì nàng VIRANDATI có tuyên bố rằng muốn đuợc nàng đem về làm vợ thì phải lấy cho đuợc trái tim của đức VIDHURAPANDITA đến dâng cho mẹ nàng là Hoàng Hậu VIMALÀJADEVÌ, song phải đúng theo pháp. Này bậc trí tuệ! Do đó mà tôi phải cố gắng giết ông.

Vừa nghe qua, đức Bồ Tát liền hiểu ngay bằng tuệ lực của Ngài rằng: VIMALÀ DAYENA KICCAM NATTHI – đức Long vương VARUNA được nghe pháp của ta, rồi cúng dường ngọc ma ni là vật trang điểm của Ngài. Có lẽ khi trở về Ngài tường thuật cho Hoàng Hậu VIMALÀ nghe, nàng mong được thính pháp, nên nói muốn được trái tim của ta. Ðức Long vương hiểu lầm rồi dạy công chúa VIRANDATI làm việc như thế, nên Dạ Xoa mới đến tìm làm khổ ta như vầy. Vậy ta nên yêu cầu Dạ Xoa để ta xuống trên đỉnh núi này, ta sẽ thuyết pháp chinh phục PURANAKA Dạ Xoa tha mệnh sống cho ta, trong lúc này.

Ðức Bồ Tát bèn nói rằng: Này PURANAKA Dạ Xoa! Nếu ông được trái tim của ta, ông hãy để ta xuống trước đi, rồi sẽ giết lấy tim ta sau.

Ðược nghe đức Bồ Tát nói như vậy, PURANAKA Dạ Xoa liền để Ngài xuống đỉnh núi KÀLAGIRÌ rồi thỉnh Ngài thuyết pháp.

Ðức Bồ Tát nói: Thân thể tôi không được sạch, xin cho tôi tắm rửa trước đã.

Dạ Xoa PURANAKA khen phải, liền lấy nước hoa thơm cho đức Bồ Tát tắm và cho dùng thực phẩm quí xong. Dạ Xoa PURANAKA trang hoàng bảo tọa, rồi thỉnh đức Bồ Tát bố thí pháp. Ðức Bồ Tát thuyết pháp về pháp SÀDHUDHARMA cho Dạ Xoa PURANAKA nghe trong khi ấy.

Ðức Bồ Tát thuyết về pháp SÀDHUDHARMA trong lúc đó, rất oai nghiêm và thanh nhã như bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác ... đức Bồ Tát nói với PURANAKA Dạ Xoa rằng: Này ông! SÀDHUDHARMA có bốn phần là:

Phải đi theo người đã đi trước
Không nên đốt tay ướt
Ðừng phản bạn, làm hại bạn
Ðừng ở trong quyền lực của người có ác pháp

Ðược nghe pháp tóm tắt như thế. Dạ Xoa PURANAKA không hiểu bèn hỏi tiếp rằng:

- Tôi xin hỏi: Người đi trước có ý nghĩa như thế nào? Ðốt tay ướt đó ra sao? Phản bạn, hại bạn như thế nào? Ðừng ở trong quyền lực của kẻ khác có ác pháp là cách nào? Xin bậc trí tuệ giải rộng cho tôi nghe

- Này ông! Ðiều thứ nhất có ý dạy rằng, người nào có ân với mình, mình phải tìm dịp báo ân. Dẫu với người mà mình chưa quen biết, chưa từng ăn ở chung,khi gặp họ niềm nở mời mình ngồi, chỉ có bấy nhiêu, dù là chưa được ăn uống chi, cũng gọi là người đi trước. Những người biết ơn, không cẩu thả, cố gắng đáp ơn, được gọi là kẻ đi theo người đi trước.

Ðiều nói "Không nên đốt tay ướt" là mình nương ngụ trong nhà người rồi, nên tỏ lòng tri ân người đã thi ân với mình, như thế gọi là người lành, không đốt tay ướt vậy.

Ðiều nói "Không nên phản bạn, hại bạn" là ám chỉ người nào đã thi ân đến ta, thì ta đừng tính làm hại họ. Chỉ nên tưởng đến điều tốt của họ và tìm làm điều lợi ích đến họ. Kẻ bạc nghĩa, quên ơn người, làm hại người ân gọi là phản bạn, là kẻ đê hèn, tội lỗi. Không riêng về làm hại người ân, dù là với cây là mình đã vào nghỉ mát, rồi lại làm cho rụng lá, gãy cành cũng gọi là kẻ xấu xa, phản bạn.

Ðiều nói "Ðừng ở trong quyền lực của kẻ có pháp ác" là dạy người không nên chìu theo phụ nữ. Thông thường phụ nữ mà người nam đã cho gia tài của cải, hoặc làm đến bậc Chuyển Luân Vương có đủ 7 báu, cũng không nên tin lòng phụ nữ, chỉ yêu thương một mình ta. Phụ nữ khi có trai hằng khinh rẻ chồng. Nhân đó, mới gọi là người có ác pháp, tức là người yêu riêng phụ nữ đó vậy. Người có trí tuệ không bao giờ ở trong quyền lực của phụ nữ, không phạm tà dâm gọi là không chìu theo quyền lực của người có ác pháp.

Này ông! Ông nên trú trong bốn SÀDHUDHARMA như tôi đã giải đây.

Khi đức VIDHURAPANDITA Bồ Tát thuyết về bốn pháp SÀDHUDHARMA vừa dứt Dạ Xoa được nghe rồi nhìn nhận rằng: Bậc trí tuệ xin sanh mạng với ta, trong bốn pháp. Thật vậy, bậc trí tuệ đã có cúng dường đến ta rồi. Ta với bậc trí tuệ chưa gặp nhau lần nào. Bậc trí tuệ đã thi ân với ta, ta được nương nhờ, ăn ngủ trong dinh của bậc trí tuệ, thọ hưởng gia tài của bậc trí tuệ trong ba ngày, nay ta làm hại như vầy cũng vì phụ nữ. Nếu xét rõ ta là kẻ phản bạn, hại bạn trong lúc này, thế gọi là không được đi theo người đi trước, là kẻ đốt tay ướt và kẻ phản bạn và cũng là kẻ ở trong quyền lực của phụ nữ có ác pháp. Ôi! Ta càng xét càng thấy ta là người không tốt, là kẻ rất xấu xa. Lợi ích chi với nàng VIRANDATI không được thì thôi, ta không nên làm tội đâu.

Này bậc trí tuệ! Lại đây tôi sẽ đưa ông về thành NIDAPATTA ông sẽ hết khổ, do thiện ngôn của ông. xin ông thứ lỗi cho tôi, ông hãy lại đây, tôi đưa ông về chỗ ngụ của ông.

- Này Dạ Xoa PURANAKA! Ông khoan đưa tôi về thành NIDAPATTA trước, nên đem tôi đến Long vương cung đi. Tôi mong được thấy dinh thự Long vương, muốn biết xứ sở tại Long cung, ông hãy đem tôi đến đức Long vương trước đã.

- Này bậc trí tuệ! Lệ thường bậc trí tuệ khi họ biết rằng kẻ nào là thù nghịch rồi, họ không hy vọng vào gần. Nhưng tại sao ông lại muốn gặp Long vương và vừa lòng đến xứ sở của kẻ thù, do nhân nào?

- Này Dạ Xoa PURANAKA! Không nên tìm đến kẻ thù, điều này tôi đã hiểu. Nhưng tôi không tạo những điều ác, tội lỗi, vì thế tôi không biết ghét, biết sợ đối với sự chết xảy đến cho tôi. Này ông! Xin ông đừng lo ngại chi, như ông trước kia đã hiểu lầm làm khổ tôi, mà tôi còn an ủi bằng sự thuyết pháp cho ông trở nên có tánh tình dễ dãi được. Hà tất loài rồng dù là với Long vương, tôi cũng có thể chế phục được, đó là phận sự của tôi. Vậy ông nên đem tôi xuống cõi Long cung đi.

Dạ Xoa PURANAKA đáp: SÀDHU – Phải rồi, thỉnh Ngài lên ngồi ở phiá sau. Sở dĩ Dạ Xoa PURANAKA để đức Bồ Tát ngồi phiá sau đó với ý định rằng. Nếu thấy Long vương có lòng mát mẻ với bậc trí tuệ thì thôi, bằng không ta sẽ bảo về đem bậc trí tuệ về lập tức, không cho Long vương làm hại Ngài. Nghĩ như thế Dạ Xoa mong che khuất thân thể của đức Bồ Tát xuống đến Long cung, đi thẳng vào cung trước mặt Long vương.

Ðức Long vương VARUNA thấy PURANAKA bèn hỏi rằng: Ngươi đi tìm trái tim của VIDHURAPANDITA trên cõi người có được kết quả chăng?

- Tâu, tôi đem được đức VIDHURAPANDITA đúng theo pháp, Ngài hãy nhìn xem bậc trí tuệ đây. Ngài hãy nên cầu nghe pháp của đức VIDHURAPANDITA thuyết theo giới đức, rất du dương trong giờ này. Tâu, kẻ nào thân cận bậc trí tuệ như đức VIDHURAPANDITA đây, hằng được an vui trong cõi này và kiếp sau.

Ðức Long vương VARUNA khi được thấy đức Bồ Tát bèn phán rằng: Này bậc trí tuệ! Ông là loài người, đến cõi rồng được thấy Long cung mà từ trước chưa từng thấy. Xuống đây thì sự chết của ông trong tay ta, vì sao ông không lo sợ, xuống ngựa mà lễ bái ta. Thái độ của ông không phải là bậc trí tuệ đâu.

Ðức Bồ Tát nghe Long vương bảo lễ bái, Ngài bèn đáp rằng: Tôi đây không nên lạy Ðại vương làm như thế không nên. Tôi không được thủ lễ Ðại vương đây vì tôi là tội nhân. Tâu, kẻ có tội chết, dù là lạy hay không cũng không khỏi chết, thế nào cũng bị tử hình, tội nhân lạy đao phủ thủ làm chi? Ðao phủ thủ có dạy tội nhân lễ bái cũng chẳng ích chi. Như thân tôi đây, Ðại vương dạy Dạ Xoa PURANAKA giết tôi để lấy trái tim như thế, thì Ðại vương bảo tôi lễ bái Ngài có ích gì?

Ðức Long vương VARUNA nghe qua cho lời của đức Bồ Tát là đúng, nên khen phải: Này bậc trí tuệ! Lời của ngươi là chánh đáng, đúng là bậc trí tuệ rồi.

Ðức Bồ Tát tỏ lời thiện cảm với đức Long vương rằng: Tâu Ðại vương là bậc vua chúa, có nhiều uy lực, đế nghiệp của Ðại vương trong thật trường cữu thật, song cũng gọi là được vững chắc. Long cung của Ðại vương hằng rực rỡ bằng hoà quang của ngọc báu và vàng ròng, như sét chớp trên không trung. Trong Long cung có đầy đủ Long nữ trang điểm xinh đẹp, ca xang xướng hát hầu hạ đêm ngày ... Những hạnh phúc này phát sanh theo muà tiết hay tự nhiên mà có, hoặc Ðại vương tự tạo ra hay Chư Thiên làm cho Ðại vương. Ðại vương được sự nghiệp vĩ đại như vầy, do nhân nào?

- Này bậc trí tuệ! Ðền vàng điện ngọc đây, chẳng phải do trẫm tự tạo ra được, cũng không nhờ Chư Thiên làm cho, cũng chẳng phải sanh ra do thời tiết, những gia tài của cải cao sang này phát sanh do nơi nghiệp lành do quả phúc đến trẫm, trẫm là chúa tại Long cung.

- Kiếp trước Ðại vương tạo nghiệp chi, nên nay Ðại vương được sự nghiệp to tát như vầy?

- Này bậc trí tuệ! Trẫm và nàng VIMALÀ Hoàng Hậu kiếp trước là vợ chồng nhau trong thành CAMPAKA, chúng tôi có đức tin đồng nhau bố thí như là y phục, thức ăn, món uống, thuốc men, chỗ ở hoa thơm đèn đuốc đến các vị Sa Môn, Bà La Môn, kẻ nghèo đói, cô độc. Nhà của chúng tôi là nơi nương ngụ của các thầy Sa Môn Bà La Môn, kẻ nghèo đói, cô độc, ví như giòng nước là nơi tắm rữa cần dùng và loài thú. do uy lực của sự bố thí và làm lành như thế, đến khi tan rã ngũ uẩn tôi được sanh ra làm Long vương, thọ hưởng đế nghiệp cao sang phú túc như vậy.

- Tâu Ðại vương là bậc vua chúa trong cõi rồng, khi Ðại vương đã nhận đây là hạnh phúc cao sang quyền quí thì Ðại vương chẳng nên cẩu thả say mê vì đế nghiệp. Ðiều nào là tội Ðại vương đừng bận lòng tạo những nghiệp ác ấy, Ðại vương nên cố gắng gieo trồng cội phúc. nghiệp lành nào làm cho đế nghiệp được bền vững và cho hạnh phúc trong kiếp vị lai được lâu dài, Ðại vương hãy tin tấn đào tạo thêm đừng bỏ qua và quyết tâm không cho vi phạm, dù là tội ác nhỏ nhen.

- Này bậc trí tuệ! Trẫm tính bố thí, nhưng tại Long cung không có Sa Môn và Bà La Môn, vậy phải làm thế nào được bổ túc điều thiện. Xin nhờ bậc trí tuệ từ bi giảng giải, chỉ giáo đến trẫm đi. Phải tu thân thế nào, mới có thể giữ vững ngôi vàng này được lâu dài đến kiếp vị lai.

- Tâu nếu Ðại vương ước mong như vậy, cần phải đè nén sự sân hận, thấy tội phát sanh trong tâm rồi nên chế ngự cho giảm bớt, lắng lòng yên lặng, đừng chìu theo tâm ác. Nên tinh tấn trấn áp điều ác, cho sanh lòng từ bi đến khắp cả loài rồng, gần hoặc xa, tức là vợ con cùng các quan chầu chực mỗi ngày. Ðại vương nên rải lòng bác ái đến tất cả, đừng phân biệt giai cấp, nên cố gắng hành thiện pháp bằng nghiệp thân, khẩu lành, đừng làm tội ác tâm. khi Ðại vương tu hành như thế rồi, thì Ðại vương được an vui, đến hết tuổi thọ sẽ được sinh lên cõi trời theo quả phúc của tâm bác ái và thân, khẩu, ý lành. phước báu của tâm bác ái quí báu hơn sự bố thí, Ðại vương nên niệm tâm bác ái cho khắng khít trong tâm.

Ðức Long vương VARUNA được nghe pháp của đức Bồ Tát,Ngài bèn phát tâm vui thích và nghĩ rằng: Ta để cho đức VIDHURAPANDITA ở lâu không tiện, vậy ta nên dẫn đến nàng VIMALÀ Hoàng Hậu, cho nàng được thính pháp để đè nén lòng mong mỏi của nàng, rồi ta sẽ nhờ Dạ Xoa đưa đức VIDHURAPANDITA về kinh đô NIDAPATTA cho đức vua THNANJEYAKORABARÀJA vui mừng. Ðức Long vương bèn phán rằng:

- Này bậc trí tuệ là đại thần của đức vua THNANJEYAKORABARÀJA trong lãnh thổ KURU. Dạ Xoa PURANAKA được bậc trí tuệ đây do nguyên nhân nào?

- Tâu Dạ Xoa PURANAKA đến đánh cuộc cờ tướng với đức vua THNANJEYAKORABARÀJA. Ðức vua thua nên phải cho tôi đến Dạ Xoa PURANAKA theo lời giao kết, nay Dạ Xoa mới đem tôi đến nơi đây.

Ðức Long vương nghe vui thích phát tâm hỷ lạc, bèn nắm tay đức Bồ Tát mời vào phòng Hoàng Hậu VIMALA. Ðến nơi đức Long vương gọi:

- Này em VIMALA! Em khổ vì mong được tim của đức VIDHURAPANDITA. Này em VIMALA! em hãy ngồi dạy chớ phiền não, đức VIDHURAPANDITA đã vào đến nơi rồi và sẽ thuyết pháp cho em nghe. Bây giờ đây, em hãy lắng nghe thiện ngôn của đức VIDHURAPANDITA. Bậc trí tuệ VIDHURAPANDITA có danh vang khắp cả trời người, chẳng có ai sánh bằng. Ðức VIDHURAPANDITA đây là nơi trừ diệt các phiền não cho em được. Ðức VIDHURAPANDITA làm cho sáng tỏ tức là trí tuệ, thấy phân minh trong tất cả ý nghĩa, mời em xem đức VIDHURAPANDITA và nghe Ngài thuyết pháp.

Hoàng hậu VIMALÀRÀJADEVÌ được nghe tiếng chồng gọi như thế liền vội vã ngồi dậy, nhìn đức Bồ Tát, nàng phát tâm hoan hỷ, đưa tay lên lễ bái và ân cần tỏ lời thiện cảm với đức Bồ Tát. Lời nàng VIMALA hỏi đức Bồ Tát và lời đáp của đức Bồ Tát cũng như đã giải cho Long vương nghe. Nàng VIMALA được nghe pháp, phát tâm phỉ lạc sắc mặt vui tươi bình phục lại như trước.

Khi đức Bồ Tát đã thuyết cho nàng VIMALA nghe xong, Ngài bèn nói với Long vương rằng: Tâu Ðại vương, Ngài mong được trái tim của tôi, xin Ngài tuỳ tiện theo ý muốn đi, Ngài đừng nghi ngại điều chi cả và cũng đừng vì sự nghe pháp mà phải tha tôi. Vậy Ðại vương hãy thi hành theo sở nguyện đi.

Ðức vua VARUNA đáp: Nàng VIMALA hy vọng được trái tim của Ngài, nay nàng đã được như nguyện rồi, trái tim đó tức là trí tuệ của Ngài vậy. Này bậc trí tuệ! Chúng tôi có lòng hân hoan mong được trái tim tức là trí tuệ của Ngài từ lâu, nay đã toại nguyện. Vậy, để tỏ lòng biết ơn, nay tôi xin gã nàng VIRANDATI cho Dạ Xoa PURANAKA. Nói xong, Ðức vua dạy Dạ Xoa rằng: Ngươi này thỉnh bậc trí tuệ đem về xứ NIDAPATTA đi.

Dạ Xoa PURANAKA rất mãn nguyện vì được nàng VIRANDATI làm vợ, nên dâng ngọc ma ni đến đức Bồ Tát và tỏ rằng: Tôi nay thỏa nguyện, vì được nàng VIRANDATI làm vợ cũng nhờ Ngài. Tôi không có chi xứng đáng để đáp ơn cao dày của Ngài, tôi xin thành kính dâng ngọc ma ni đến Ngài, xin Ngài hoan hỷ thọ lãnh.

Ðức Bồ Tát thọ ngọc ma ni và chúc rằng: Cầu cho ông chung sống cùng nàng VIRANDATI được an vui lâu dài, đừng có điều chi trở ngại.

Dạ Xoa PURANAKA thọ lời chúc của đức Bồ Tát và thỉnh Ngài lên ngựa ngồi phiá trước, Dạ Xoa ngồi giữa, và nàng VIRANDATI ngồi sau. Ðâu đó chỉnh tề, Dạ Xoa liền lái ngựa bay lên khỏi Long cung, nhắm ngay xứ NIDAPATTA mà tiến hành.

Khi đức Bồ Tát đang được đưa về, đêm hôm ấy vua THNANJEYAKORABARÀJA nằm mộng lúc rạng đông: Thấy có một cổ thụ to mọc giữa ngọ môn, có trang hoàng đủ các thứ hoa thơm dân chúng thư hội rất đông lễ bái cúng dường cây cổ thụ ấy. Có người, hình thể to lớn, da đen mặc y đỏ, tay cầm binh khí bén đến đốn cây cổ thụ đó đem đi. Ðại chúng khóc than thương tiếc cây cổ thụ vô hồi. Nhưng không bao lâu người ấy lại đem cây cổ thụ trả lại chỗ cũ.

Ðức vua giựt mình tỉnh giấc, suy sét hiểu rằng: Cây cổ thụ đây tức là đức VIDHURAPANDITA, người chặt cây cổ thụ đó tức là vị thanh niên dẫn đức Bồ Tát đi trong khi ấy. Có lẽ vị thanh niên ấy sẽ đưa đức VIDHURAPANDITA trả lại nơi ngọ môn trước phước xá.

"Lành thay, sáng này, trẫm sẽ gặp đức VIDHURAPANDITA chẳng sai", Ðức vua quả quyết như vậy, Ngài rất mừng. Sáng sớm Ðức vua dạy trang hoàng kinh đô và phước xá, bảo tọa mà đức Bồ Tát đã quen ngồi thuyết pháp từ trước. Chỉ trong chốc lát cả 101 vị vương và các quan quân cùng dân chúng chầu chực chung quanh Ngài rất đông để đón rước đức Bồ Tát tại phước xá. Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA bèn tỏ lời an ủi lời công chúng rằng: Các ngươi hãy vui thích lên đi, đức VIDHURAPANDITA sẽ trở về với chúng ta trong ngày nay.

Trong lúc ấy, Dạ Xoa PURANAKA đang bay xuống đáp giữa công chúng, đưa đức Bồ Tát để gần phước xá, rồi từ tạ dẫn nàng VIRANDATI lên thiên cung là nơi ngụ của Dạ Xoa. Những người có mặt tại đó không ai thấy được Dạ Xoa PURANAKA và nàng VIRANDATI cả.

Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA khi nhìn thấy VIDHURAPANDITA Bồ Tát, Ngài rất mừng rỡ, liền xuống ngai vàng liền chạy đến ôm hôn và ẳm đức Bồ Tát để ngồi trên pháp tọa với niềm hân hoan vô hạn. Ðại chúng và 101 vị vương cũng đồng vui mừng. Ví như người đã chết mà sống lại, ai ai cũng đều đưa tay lễ bái và nhìn xem gương mặt của đức Bồ Tát.

Ðức vua ôn tồn tỏ lời thiện cảm rằng; Này bậc trí tuệ VIDHURAPANDITA ôi! Tất cả dân cư, nhất là 101 vị vương và trẫm được thấy hiền khanh hôm nay rất toại nguyện, lòng mừng không xiết kể. Hiền khanh hãy cho chúng ta nghe trước, gã thanh niên đó thuộc hạng nào, đem hiền khanh đến đâu và hiền khanh vui khổ thế nào? Do đâu mà hiền khanh được khỏi tay gã thanh niên ấy, trở về đây?

- Tâu, thanh niên đó không phải là người, thật là Dạ Xoa vương có tên rõ rệt là PURANAKA, là cháu của đức vua VESSUVANNA (một trong tứ đại Thiên vương). Dạ Xoa PURANAKA vì mong được lòng nàng VIRANDATI công chúa của vị Long vương VARUNA, đây là nguyên nhân đầu tiên.

Ðức Long vương VARUNA có đến thọ bát trai giới nơi vườn thượng uyển và tranh biện về sự trì giới cao thấp mà bệ hạ đã dẫn cả ba vị vua, nhất là đức Ðế thích đến gặp hạ thần và dạy hạ thần phân đoán trong lúc trước. Long vương cúng dường cho hạ thần ngọc ma ni là vật trang điểm của Ngài. Khi trở về nàng VIMALÀ là Hoàng Hậu của Long vương không thấy ngọc ma ni nên hỏi, ngọc ma ni của bệ hạ đâu không thấy? Ðức Long vương cho biết rằng đã cúng dường pháp cho hạ thần. Nàng VIMALÀ mong được nghe pháp nhưng không biết làm sao, mới tâu với Long vương muốn được trái tim của hạ thần. Ðức Long vương liền dạy công chúa VIRANDATI là con của Ngài, trải đi tìm chồng có uy lực, có thể lấy trái tim của hạ thần đem về đây con cha, người đó là chồng của con.

Khi ấy Dạ Xoa PURANAKA nghe như vậy, mong được nàng VIRANDATI, nên Dạ Xoa liền trở về núi VIPÙLA lấy ngọc ma ni dành cho đức Chuyển Luân Vương, đến đánh cuộc cờ tướng với bệ hạ. Dạ Xoa thắng cuộc, bắt hạ thần. Sau khi ngụ tại dinh hạ thần trọn ba ngày đêm, đến ngày thứ tư, lúc hạ thần từ giã bệ hạ và quan quân xong, Dạ Xoa dạy hạ thần nắm đuôingựa bay lên khôngtrung, khiển ngựa chạy theo khoảng cây, đá bay lượt như vậy, cố tâm giết hạ thần. Khi thấy hạ thần còn sống, Dạ Xoa khiển ngựa bay lên gió mạnh, bay tới bay lui 7 lượt, cho hạ thần chết vì thế lực của gió. Lúc thấy hạ thần chưa chết, Dạ Xoa phát nộ liền khiển ngựa bay vút lên cao độ cho hạ thần ra tro bụi. Nhưng khi biết hạ thần chưa bị hại, Dạ Xoa đem hạ thần lên đỉnh núi KÀLAGIRÌ, Dạ Xoa hiện nguyên hình to lớn lỳ dị, hoá ra sư tử dày xé, sau cùng biến ra rắn to quấn mình hạ thần. Với tất cả những hành động tàn nhẫn ấy, Dạ Xoa chỉ mong giết cho được hạ thần, xong hạ thần vẫn sống. Dạ Xoa nắm hai chân hạ thần liệng lên cao 15 do tuần, khi rớt xuống hạ thần không chết, Dạ Xoa tức giận liệng hạ thần kỳ nhì hơn 30 do tuần nhưng hạ thần cũng còn sống. Dạ Xoa cố hết sức mình liệng hạ thần lên lần thứ ba cao 60 do tuần, lạ thay, khi rớt xuống hạ thần vẫn chưa chết. Ðến đây, Dạ Xoa có phần kiêng nể, do nhờ uy lực của Ba La Mật pháp, hắn bèn để hạ thần xuống đỉnh núi KÀLAGIRÌ.

Nhân đó, hạ thần thuyết pháp SÀDHUDHARMA cảm thắng được Dạ Xoa PURANAKA, khiến Dạ Xoa ưa thích tha mạng sống cho hạ thần. Dạ Xoa đưa hạ thần đến Long cung thuyết pháp cho Long vương VARUNA và Hoàng Hậu VIMALÀ nghe. Khi nghe pháp xong, đức Long vương và Hoàng Hậu phát tâm trong sạch bèn gã công chúa VIRANDATI cho Dạ Xoa PURANAKA và dạy Dạ Xoa đưa hạ thần trở về. Dạ Xoa vâng; lời để hạ thần ngồi trước, hắn ngồi giữa, sau là công chúa VIRANDATI, cho ngựa bay lên trần gian, thẳng đến kinh đô của bệ hạ. Dạ Xoa đáp xuống để hạ thần giữa công chúa rồi từ tạ chở nàng VIRANDATI về chỗ ngụ của Dạ Xoa.

Tâu, đây là ngọc ma ni dành cho đức Chuyển Luân Vương, có thể cho đầy đủ sự mong muốn. Dạ Xoa PURANAKA biết ơn hạ thần, nên biếu ngọc ma ni này, hạ thần xin dâng lên bệ hạ.

Ðức Bồ Tát quỳ dâng ngọc ma ni đến đức vua THNANJEYAKORABARÀJA. Ðức vua THNANJEYAKORABARÀJA và đại chúng được nghe câu chuyện của đức Bồ Tát VIDHURAPANDITA chịu bao điều thống khổ như vậy, ai ai cũng đều thương xót và rơi lệ và tán tụng rằng: Ngài ôi! Tuệ lực của Ngài rất cao quí không chi so sánh bằng, từ đây cầu xin Ngài ở được an vui.

Tiếng ca tụng cầu chúc của dân chúng vang rền khắp trong xứ. Ðức vua bèn tường thuật sự nằm mộng của Ngài cho đức Bồ Tát nghe rồi dạy tổ chức cuộc lễ mừng đức Bồ Tát đến nữa tháng, lúc ấy cả dân cư nam, nữ, các quan quân, hàng triệu phú v.v... đều trang phục chỉnh tề mang lễ vật đến cúng dường đức Bồ Tát. Ðức vua dạy dân chúng phóng sanh súc vật rất nhiều.

Ðức Bồ Tát bèn thuyết pháp, khuyến dạy nhân dân bố thí, trì giới để gieo trồng cội phúc trong đời này và kiếp sau. Ðức Bồ Tát luôn luôn tinh tấn bổ túc bố thí, trì giới tham thiền không dám dễ duôi, sau khi thác Ngài được sanh lên cõi trời. Những người thực hành theo lời chỉ giáo của đức Bồ Tát, khi tan rã ngủ uẩn đều được lên thiên cung cả.

SATTHÀIMAM DHAMMADESANAM ÀHARITVÀ - Ðức Giáo Chủ dẫn tích đức VIDHURAPANDITA xong, Ngài liền gọi các Tỳ Khưu mà rằng: Này các thần! Như Lai chẳng phải chỉ sáng suốt trong phương pháp độ sinh trong kiếp cuối cùng này mà thôi đâu. Thuở Như Lai luân hồi là VIDHURAPANDITA đó, Như Lai cũng có trí tuệ sáng suốt như thế. Ðức Thế Tôn thuyết tiếp đến pháp Tứ Diệu Ðế, rồi hợp tiền kiếp lại như vầy:

SADÀ - Trong thuở ấy cha mẹ của đức VIDHURAPANDITA nay là đức Tịnh Phạn Vương và MÀYÀ Hoàng Hậu; vợ của đức VIDHURAPANDITA nay là nàng GIA DU ÐÀ LA, con trưởng của đức VIDHURAPANDITA nay là LA HẦU LA; nàng VIRANDATI nay là Tỳ Khưu ni UPAVANNATHERÌ; đức Long vương VARUNA nay là Ðại đức Xá Lợi Phất; đức Ðiểu vương nay là Ðại đức Mục Kiền Liên; đức Ðế thích nay là A Nậu Lâu Ðà; đức vua THNANJEYAKORABARÀJA nay là ANANDA; Dạ Xoa nay là đức vua KANTHASAKA. Tất cả những kẻ tuỳ tùng nay là hàng Phật tử. Ðức VIDHURAPANDITA AHAM EVA tức là Như Lai là bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác, đã giác ngộ tất cả các pháp như thế.

Chú thích:

[1] đức Ðế Thích, Long vương, Ðiểu Vương, đức vua THNANJEYAKORABARÀJA.

[2] Ðầu, mặt, thân người, đuôi thú.

[3] Lý thuyết cho rằng vũ trụ trống không, không có lợi ích chi cả.

[4] vô thường, khổ não, vô ngã

[5] Một trong tứ Ðại Thiên Vương

-ooOoo-

 Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | Mục lục


Chân thành cám ơn anh NTH đã giúp đánh máy vi tính -- Bình Anson, tháng 6-2001


[Trở về trang Thư Mục]

update: 10-06-2001