BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Tiểu Luận về
Nghiệp Lành – Nghiệp Dữ
Nguyên-Bình
Thành kính đảnh lễ Ðức Phật, bậc Vô Thượng Giác Ngộ NỘI DUNG
Hạt giống là nhân I. NHÂN A. Nhân chuyển biến đổi khác đi để thành quả: Hạt giống gieo xuống đất gặp nước, gặp phân liền chuyển biến đổi khác đi để đến một lúc nào đó trở thành cây mọc lên. Như vậy nhân tự nó chuyển biến đổi khác dần đi cho đến khi thuần thục thì trở thành quả. Sự đổi khác tức là sự biến dị vì thế quả được gọi là quả dị thục do nhân chuyển biến đổi khác thuần thục mà thành. Nhân----------------------------------------------> Quả Quá trình chuyển biến đổi khác -------------------------------------------------------------------> B. Yếu tố gây nên chuyển biến đổi khác của nhân: Ít nhất có 2 yếu tố ảnh hưởng tới sự chuyển biến đổi khác của nhân : 1. Tự nhân có khả năng chuyển biến đổi khác để đưa đến quả. Thí dụ: Hạt cam có khả năng chuyển biến đổi khác để cho kết quả là cây cam. Ðá sỏi không có khả năng này. 2. Tác động của các duyên: Thí dụ 1: Hạt giống gieo trên sàn xi măng
khô không có thể nẩy mầm. C. So sánh giữa nhân và quả: 1. Hạt giống và cây không phải là hai cũng không phải làmột. Như vậy, nhân và quả không phải là hai cũng không phải làmột. Giống như một người lúc trẻ con và lúc già lão, đứa trẻ và ông già đó không phải là hai cũng không phải làmột. 2. Một số tính chất ở ông già không có ở nơi đứa trẻ nhưng tính chất nhân loại dứt khoát có ở cả hai. Tương tự, một số tính chất ở cây cam không có ở nơi quả cam nhưng tính chất "loại cam" dứt khoát có ở cả hai. Có thể nói rằng các tính chất ở nhân chuyển biến đổi khác đi để trở thành tính chất ở quả. Nhưng nhân hễ đã thuộc loại nào thì quả cũng thuộc loại đó. II. DUYÊN A. Duyên không thể tự chuyển biến đổi khác để trở thành quả như nhân được. Ðất, nước, phân...không thể tự chuyển biến đổi khác để thành cây được. B. Không có duyên thì nhân cũng không thể chuyển biến đổi khác để thành quả được. Hạt giống không gặp đất, nước, ... không thể nẩy mầm thành cây con được. C. Cả nhân và duyên đều ảnh hưởng đến mức độ và tính chất của quả. 1. Ảnh hưởng của nhân: Hạt giống tốt cho cây tốt. Thí dụ: Hạt cam cho quả là cây cam cho quả cam có vị ngọt. Giống bồ hòn cho quả là cây bố hòn cho quả bồ hòn có vị đắng. 2. Ảnh hưởng của duyên: Duyên tốt giúp cây phát triển tốt. Duyên xấu làm cây kém phát triển. hay làm thay đổi tính chất của quả . Thí dụ: Phân đủ, cây sẽ phát triển tốt. Thiếu phân, cây sẽ èo uột. Cam trồng ở đất Giang nam cho trái ngọt, đem trồng ở Giang Bắc cho trái chua (do thay đổi thổ nhưỡng và khí hậu). D. Ðối với quả, nhân có thể xem như một loại duyên đặc biệt nhưng duyên thì không thể gọi là một nhân được vì chỉ có nhân mới có khả năng chuyển biến đổi khác để thành quả. Vì thế, bậc Giác Ngộ đã dạy rằng: "Mọi pháp do duyên sanh". Chữ "Pháp" ở đây là danh từ chỉ cho tất cả những gì có thể biết được bằng 5 giác quan và bằng tâm. Tức là tất cả những gì có hiện hữu ở trên đời. Thí dụ 1: Ở vùng không khí không bị ẩm ướt, một người cầm hai hòn đá đập thật mạnh vào nhau, ta thấy có lửa sanh ra. Ðá không phải là lửa. Cái đập không phải là lửa. Không khí không phải là lửa. Chúng chỉ là các pháp và khi chúng có mặt đồng thời thì lửa (là một pháp khác) sanh ra. Do đó chúng được gọi là các duyên. Do các duyên này đều có mặt thì lửa sanh ra. Thí dụ 2: Hòa lẫn nước, đường, và nước chanh thì được nước chanh đường. Nước không phải là nước chanh đường. Ðường cũng không phải là nước chanh đường. Nước chanh cũng không phải là nước chanh đường. Sự hòa lẫn cũng không phải là nước chanh đường. Nhưng ở đâu có đủ 4 yếu tố trên thì nước chanh đường sanh ra. Thí dụ 3: Nhân (là một duyên đặc biệt) gặp đủ các duyên thì quả sanh ra. Nhân không phải lả quả. Duyên không phải là quả. Nhưng hễ có đầy đủ nhân duyên thì quả sanh ra. Nhìn chung thì tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian đều: 1. Không tự nhiên mà có Vì thế, bậc Giác Ngộ đã dạy rằng: "Mọi pháp do duyên sanh". III. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN BIẾN ÐỔI KHÁC TỪ NHÂN RA QUẢ A. Vùi hạt giống xuống đất rồi, sau đó không thể theo dõi bằng mắt từng giây phút sự chuyển biến đổi khác của hạt giống ấy được, nghĩa là không thấy, không biết, không theo dõi được sự chuyển biến đổi khác này, nhưng không phải vì thế mà hạt giống ấy không chuyển biến đổi khác. Nó vẫn âm thầm kết hợp với các duyên để tự chuyển biến dần và một ngày nào đó cây con mọc lên. Như vậy, - không phải vì ta không thấy được quá trình chuyển biến đổi khác từ nhân ra quả mà quá trình này không có, không sanh ra. -không phải vì ta không nhớ được quá trình chuyển biến đổi khác từ nhân ra quả mà quá trình này không có, không xảy ra. -không phải vì ta không theo dõi được quá trình chuyển biến đổi khác từ nhân ra quả mà quá trình này không có, không sanh ra. Thí dụ 1: Sau khi nồi nước đã được đặt lên bếp lửa rồi, ta đi một nơi khác làm việc khác, quên mất việc trước. Không phải vì ta không theo dõi, ta quên mất mà nước trong nồi không tiếp tục chuyển biến đổi khác để nóng dần lên dưới tác dụng của lửa. Thí dụ 2: Trong và sau khi ăn xong, hiện tượng tiê hóa trong thân vẫn liên tục diễn ra mặc dù ta không theo dõi bằng mắt hay bằng tâm được. Thí dụ 3: Trong giấc ngủ, dù ta không biết được thân thể nằm trên giường lúc đó, nhưng không phải vì thế mà thân ta không liên tục chuyển biến đổi khác cũng như không phải vì thế mà các cơ quan nội tạng không hoạt động nữa. Chúng vẫn tiếp tục hoạt động ở mức độ nào đó để thực hiện chức năng của chúng. Nhân----------------------------------------------> Quả Quá trình chuyển biến đổi khác -------------------------------------------------------------------> B. Yếu tố gây nên chuyển biến đổi khác của nhân:
C. So sánh giữa nhân và quả:
Tương tự, một số tính chất ở cây cam không có ở nơi quả cam nhưng tính chất "loại cam" dứt khoát có ở cả hai. Có thể nói rằng các tính chất ở nhân chuyển biến đổi khác đi để trở thành tính chất ở quả. Nhưng nhân hễ đã thuộc loại nào thì quả cũng thuộc loại đó. IV. NGHIỆP NHÂN - NGHIỆP QUẢ - NGHIỆP DUYÊN Một người đã suy nghĩ gì, hay đã nói gì, hay đã làm gì mà khi thực hiện các hành động này đều có tác ý, có chủ tâm thì mặc dù người đó không thấy được, không nhớ được, không theo dõi được quá trình của các hành động đó, sau khi được tạo ra, chúng vẫn tiếp tục chuyển biến đổi khác dần đi để đưa đến kết quả mà vào một thời gian nào đó người đó sẽ phải cảm nhận. Quá trình chuyển biến đổi khác để đưa đến kết quả người đó không biết được, không nhớ để, không theo dõi được nhưng không phải làkhông có. Quá trình đó có thực và do quá trình này, nghiệp nhân (chỉ cho nhân gây nghiệp tức là các hành động bằng thân, bằng lời, hay bằng ý có chủ tâm, có thầm ý) mới chuyển biến đổi khác đi để sau này trở thành nghiệp quả (quả do nghiệp mà có, chỉ cho phước hay họa mà người đó phải gặp). Các tính chất ở nhân và quả như đã trình bày ở các phần trước đều có ở nghiệp nhân và nghiệp quả. Các nghiệp nhân sau khi được tạo không mất đi và cũng không tồn tại bất biến, và luôn luôn chuyển biến đổi khác khi gặp gỡ các nghiệp duyên (tức là các duyên thích hợâp có tác dụng tới việc chuyển biến đổi khác từ nghiệp nhân ra nghiệp quả). Tương tự như sau khi ta học thuộc một bài học nào rồi, mặc dù nội dung bài học ấy không liên tục vang lên trong óc ta, nhưng cái nhớ bài học đó vẫn luôn luôn chuyển biến đổi khác để đến một lúc nào đó ta có thể nhớ lại toàn bộ hay một phần bài học đó. Như vậy, nội dung bài học đó đâu có mất hẳn đi cũng như đâu có tồn tại bất biến, phải nói là luôn luôn có quá trình chuyển đổi. Quá trình chuyển đổi ấy, cũng như một quá trình chuyển biến đổi khác từ nghiệp nhân ra nghiệp quả, thường ta không biết được. Ta chỉ biết được nghiệp nhân và khi gặp nghiệp quả ta biết được nghiệp quả. Y như là một người biết được lúc mình sắp ngủ và biết được mình sau lúc tỉnh dậïy. Còn trong khi ngủ, người ấy không biết được nhưng trong lúc đó thân thể người ấy vẫn luôn luôn chuyển biến đổi khác. V. MỘT SỘ TÍNH CHẤT KHÁC CỦA NHÂN VÀ QUẢ A. Thời gian xuất hiện: Về sự xuất hiện của nhân và quả theo thời gian, có thể phân ra ít nhất là3 loại:
B. Mức độ lớn nhỏ Về mức độ thì có 4 trường hợp có thể xảy ra:
Ðó là bởi vì mức độ của quả còn tùy thuộc vào ảnh hưởng tác động của các duyên đến với nhân trong quá trình chuyển biến đổi khác từ nhân ra quả. Cho nên đối với một người đã có tiền án, dù phạm lỗi nhẹ vẫn bị phạt nặng, cũng như một các mụn nhỏ có thể đưa đến chết người nếu như có vi trùng độc xâm nhập vào. Trái lại, có người rơi từ 8 thước xuống đất mà chỉ bị thương nhẹ bởi vì trong lúc rơi gặp được vật cản có khả năng làm nẩy bật lại. VI. NGHIỆP Nghiệp là danh từ chỉ tập hợp các nghiệp nhân đã tạo, các nghiệp quả đã xảy ra, đang xảy ra, và các quá trình chuyển biến đổi khác của từng nghiệp nhân gặp gỡ các nghiệp duyên. ______________________X_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Nhân ___________quả X Nhân _____________________quả
--------------------------------------------------------------------------------------> ---------------Quá khứ--------------- Hiện tại --------------Vị lai--------------------> Sơ đồ về dòng nghiệp Ý niệm về dòng nghiệp hay ý niệm về nghiệp tương tự như ý niệm về đoàn người, về cuộc đời... Ðoàn người đi trên đường là danh từ chỉ tập hợp một số người cùng đi trên đường về một hướng. Tương tự, cuộc đời của một người là danh từ chỉ tập hợp tất cả những gì đến với người ấy từ lúc người ấy sanh ra cho đến lúc người ấy chết đi. VII. MỘT SỐ Ý NIỆM LIÊN QUAN TỚI NGHIỆP A. Ý niệm Họa- Phước Chất chóc, bệnh hoạn, mất của, tù tội, bị đánh đập, vị chửi mắng, bị mất quyền chức, bị bôi nhọ, bị mất danh tiếng, bị mất người yêu ... gọi là tai họa. Như vậy tai họa là danh từ chung chỉ những gì đem lại sự khổ ưu nơi người gặp. Tai họa còn được gọi là điều dữ. Ngược lại, sống lâu, khỏe mạnh, được của cải, tự do, thăng quan, tiến chức, được danh vọng, được khen ngợi ... gọi là phước báu. Như vậy phước báu là danh từ chung chỉ những gì đem lại sự vui sướng cho người gặp. Phước báu còn được gọi là điều lành. Phước và hoạ đến với một người dưới dạng một cảnh giới, một diễn trình được chính tâm người đó nhận biết và cảnh giới này, diễn trình này liên tục tác đông vào người nhận để gây ra vui sướng (nếu là phước) hay gây khổ não (nếu là họa). B. Ý Niệm về cái Biết nơi Tâm và Cảnh Giới được biết 1. Ý niệm về cảnh giới: Trước khi một người sanh ra đã có thề giới loài người, có cảnh giới loài người. Cảnh giới này luôn luôn biến đổi vì nó vô thường. Khi người đó sanh ra, cảnh giới nào mà y cảm nhận biết được nhờ 5 giác quan và tâm biết của y, cảnh giới đó mới thực là cảnh giới của y do hạnh nghiệp của y tác thành. Chính loại cảnh giới này mới thể hiện họa hay phước. Do đó, dù là thế giới có đủ loại mầu sắc nhưng do hạnh nghiệp người mù nên cảnh giới của người này chỉ có một mầu đen. Ta nói rằng các mầu xanh, đỏ, tím, vàng ... không thuộc cảnh giới của người mù, nhưng thuộc cảnh giới của loài người. Tương tự như thế, mặc dù luôn luôn trong thế giới looài người, không ở nơi này thì ở nơi khác, có sự hiện hữu của 5 loại cảm giác:
Thế nhưng đối với một người đang bị trọng bệnh thì chỉ cảm giác khổ thọ và ưu thọ. Ta nói rằng cảnh giới đến với người này trong thời gian đó là cảnh giới thuần túy là khổ thọ. Như vậy, ý niệm cảnh giới đối với một người liên hệ mật thiết với thời gian và với khả năng cảm nhận nơi người ấy. Ví thế, 2 người cùng sanh ra ở một nơi mà cảnh giới của mỗi người đều khác nhau và luôn luôn biến đổi theo thời gian. 2. Ý niệm về Tâm Biết Có nhiều loại biết khác nhau. Thí dụ: Có người biết sửa tivi, có người không có cái biết này. Có người biết Ðà-lạt, có người không có cái biết này. Có người biết chữa bệnh, có người không có cái biết này. Có người biết khiêu vũ, có người không có cái biết này. Có người biết tu tập, có người không có cái biết này. Cái biết của mắt khác cái biết của tai. Mắt biết được các sắc. Người điếc có mắt sáng không biết được tiếng. Tai biết được tiếng.Người mù thính tai không biết được mầu sắc. Cái biết của giác quan này khác cái biết của giác quan khác. Cái biết hay còn gọi là cái tâm biết, hàm ý chỉ cả cái nó biết được tức là cái được biết. Cái biết (tâm) và cái được biết (cảnh) luôn luôn có mặt đồng thời. Thí dụ: Cái biết trong mơ (tâm mơ) có mặt cùng một lúc với cảnh giới trong mơ. Không thể nói cái nào có trước cái nào. Như vậy ý niệm tâm không lià ý niệm cảnh giới được. Tâm khác thì cảnh khác. Cảnh khác thì tâm khác. Ứng với mỗi tâm sanh ra một cảnh giới tương ứng sanh ra. Ngược lại cứ ứng với một cảnh giới sai khác sanh ra là có một tâm tương ưng sai khác sanh ra. Họa phước - cảnh giới - tâm, 3 vấn đề này liên hệ mật thiết với nhau. Họa hay phước đến với một người bằng loại cảnh giới mà người đó cảm nhận. Cảnh giới này tương ưng với diễn trình tâm biết có nơi người đó trong thời gian trải qua họa hay phước đó. Nếu diễn trình tâm biết đó không hiện hữu thì cảnh giới đó cũng không hiện hữu và phước hay họa cũng không hiện hữu. Chính vì có sự hiện hữu lưu chuyển của dòng tâm đó mà có sự hiện hữu lưu chuyển của cảnh giới phước hay họa đó và ngược lại. VIII. NGHIỆP LÀNH – NGHIỆP DỮ Sát sanh, lấy của không cho, tà dâm, nói láo, nói chia rẻ, nói thô ác, nói phù phiếm, tham của người muốn lấy làm của mình, sân hận muốn hại người, muốn người bị hại và tà kiến là 10 điều bất thiện. 10 điều bất thiện này đều đem lại hoặc có khả năng tạo ra tai họa cho người làm và nơi chúng sanh khác nên được gọi là điều hại mình hại người. Với ý nghĩa đó chúng được gọi là 10 điều dữ. Ngược lại với 10 điều dữ là10 điều thiện: không sát sanh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói láo, không nói chia rẽ, không nói thô ác, không nói phù phiếm, không tham của người muốn lấy làm của mình, không sân hận muốn hại người, muốn người bị hại và có chánh kiến. 10 điều thiện này đều đem lại hoặc có khả năng tạo ra phước báu cho người làm và nơi chúng sanh khác nên được gọi là điều lợi mình lợi người. Với ý nghĩa đó, chúng được gọi là 10 điều lành. Mỗi khi tác ý và làm điều bất thiện (bằng thân, bằng lời, hay bằng ý) thì tức là một nghiệp nhân dữ sanh ra. Nghiệp nhân dữ này bao gồm: - Hành động bất thiện từ lúc bắt đầu đến lúc chấm dứt. - Tâm biết, tâm chấp nhận hành động đó. - Cảm thọ hoan hỉ, thích thú hành động ấy. - Các tư tưởng khởi lên trong khi hành động ấy diễn ra và các cảm thọ tương ứng. - Tai họa do hành động bất thiện người ấy gây ra. Cần lưu ý rằng trong trường hợp do sân hận mà giết người, thì kẻ sát nhân đã không nhàm chán được hành động giết người này trong lúc hành động ấy diễn ra, tâm sân đã đóng góp phần thúc đẩy y chấp nhận hành động ấy. Như vậy nghiệp nhân dữ là cả một diễn trình bao gồm 2 phần là cảnh và tâm. Do đó khi nó chuyển biến đổi khác để thành quả dị thục thì quả này cũng là một quả dữ và xảy ra như một diễn trình gồm 2 phần laøcảnh và tâm. Mỗi khi tác ý và làm điều thiện (bằng thân, bằng lời, hay bằng ý) thì tức là một nghiệp nhân lành sanh ra. Nghiệp nhân lành này bao gồm: - Hành động thiện từ lúc bắt đầu đến lúc chấm dứt. - Tâm biết, tâm chấp nhận hành động đó. - Cảm thọ hoan hỉ, thích thú hành động ấy. - Các tư tưởng khởi lên trong khi hành động ấy diễn ra và các cảm thọ tương ứng. - Phước báu do hành động lành người ấy gây ra. Như vậy nghiệp nhân lành cũng là cả một diễn trình bao gồm 2 phần: là cảnh và tâm. Do đó khi nó chuyển biến đổi khác để thành quả dị thục thì quả này cũng là một quả lành và xảy ra như một diễn trình gồm 2 phần làcảnh và tâm. Nghiệp nhân dữ tạo nên tâm dữ như lửa làm nước sôi. Nghiệp nhân lành làm cho tâm lành như gió thu làm cho nước mát. Tâm dữ sau khi sanh ra liền có khả năng thôi thúc con người tiếp tục làm các điều dữ (tức là tạo ra các tai họa) cho chúng sanh và lôi kéo con người thích thú các cảnh dữ (tức là các tai họa), đi đến các cảnh dữ. Nếu lại chấp nhận tâm dữ, hoan hỉ với nó, tán thán nó, ái luyến nó, không nhàm chán từ bỏ nó, thì nó càng ngày càng dữ tợn hơn lên và cái tâm đó càng ngày càng thích thú với các cảnh giới chứa đầy tai họa. Vì thế, ái được ví như nước tưới, tâm được ví như hạt giống. Hạt giống, nếu không có nước tưới sẽ đi đến tàn lụi, quả sanh ra sẽ yếu ớt, còi cọc. Khi đã lỡ gieo nghiệp nhân dữ, nếu biết phát lộ để ngăn ngừa tái phạm trong tương lai thì như vậy tức là đoạn tận được tâm chấp nhận tâm dữ và nghiệp nhân dữ đó cũng đưa đến tàn lụi, giảm nhẹ. Giống như một kẻ phạm tội biết ăn năn sớm, ra đầu thú với nhà chức trách, tội danh sẽ được giảm nhẹ. Còn như không phát lộ, không chịu từ bỏ lỗi lầm, tiếp tục chấp nhận nó thì cũng giống như người uống rượu, sẽ tiếp tục uống thêm nhiều lần nữa và kết quả là càng ngày càng ghiền rượu, cuối cùng trở nên si mê điên loạn. Tâm dữ đưa người tới cảnh dữ (tức là tai họa) giống như tâm ghiền rượu tìm chỗ nhậu nhẹt mà tới. Trái lại, nhân lành sau khi sanh ra tức là tâm lành (cái biết lành) cũng sanh ra. Tâm này thích thú ái luyến điều lành, do đó, dẫn dắt con người tiếp tục làm các hành động lành (gây ra phước cho chúng sanh) và đưa con người tới các cảnh lành (tức là phước báu). Cái biết lành khi xuất hiện thì cảnh lành cũng liền xuất hiện bởi vì tâm vàcảnh có mặt đồng thời. Nếu làm việc lành mà còn hoan hỉ thích thú với việc lành thì tâm ái luyến việc lành gia tăng, tâm này càng ngày càng lành hơn do duyên các việc lành được tiếp tục làm sau đó. Tâm lành khuyến khích người làm việc lành. Tâm càng lành thì càng thiện, càng đưa người tới cảnh giới chứa đầy phước báu, hỉ lạc. Bởi vì việc lành luôn luôn hiện hữu với cảnh giới lành nên kết quả của tâm lành là cảnh giới lành và cảnh giới lành cũng đến với người có tâm lành. Nói tóm lại, hễ đã nhân loại nào thì quả loại ấy. Hạt cam cho quả cam. Hạt mít cho quả mít. Nhân lành cho quả lành Nhân dữ cho quả dữ. Nhân lành không thể cho quả dữ. Nhân dữ không thể cho quả lành . Vì vậy, bậc Giác Ngộ đã thấy như thật và dạy như sau: --" Ở đây, này Thanh niên, cĩ người đàn bà hay người đàn ơng, sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm khơng từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy khơng sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu được đi đến lồi Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải đoản mạng. Con đường ấy đưa đến đoản mạng, này Thanh niên, tức là sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm khơng từ bi đối với các lồi hữu tình. Nhưng ở đây, này Thanh niên, cĩ người đàn bà hay đàn ơng, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, cĩ lịng từ, sống thương xĩt đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và lồi hữu tình. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy khơng sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời, nếu người ấy đi đến lồi Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy được trường thọ Ở đây, này Thanh niên, cĩ người đàn bà hay người đàn ơng, tánh hay não hại các lồi hữu tình, với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy khơng sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu người ấy đi đến lồi Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải bị nhiều bệnh hoạn. Nhưng ở đây, này Thanh niên, cĩ người đàn bà hay người đàn ơng, tánh khơng hay não hại các lồi hữu tình, với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao. Do nghiệp ấy thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy khơng sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời, nếu người ấy đi đến lồi Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy được ít bệnh hoạn. Ở đây, này Thanh niên, cĩ người đàn bà hay người đàn ơng, khơng bố thí cho Sa-mơn hay Bà-la-mơn, đồ ăn uống, y phục, xe cộ, vịng hoa, hương liệu, phấn sáp, ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy khơng sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu người ấy đi đến lồi Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy được tài sản nhỏ. Nhưng ở đây, này Thanh niên, cĩ người đàn bà hay người đàn ơng cĩ bố thí cho Sa-mơn hay cho Bà-la-mơn các đồ ăn uống, y phục, xe cộ, vịng hoa, hương liệu, phấn sáp, ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy khơng sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời, nếu người ấy đi đến lồi Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy được nhiều tài sản". (Trích kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt, Kinh Trung Bộ III, trang 360) Như vậy. Nhân lành cho quả lành. Nhân dữ cho quả dữ. Nhân lành không đưa đến quả dữ. Nhân dữ không đưa đến quả lành. Quả lành không phải do nhân dữ mà có. Quả dữ không phải do nhân lành mà có. Nếu không thấu hiểu về qui luật nhân – duyên – quả như đã trình bày thì không thể hiểu được tại sao ở đời có kẻ cướp của giết người lại giầu có. Không lẽ cái nhân bất thiện là cướp của giết người lại đưa đến quả lành là giầu có? Sau đây là 3 thí dụ được trình bày và giải thích bằng qui luật nhân-duyên-quả: Thí dụ 1: Kẻ cướp của, lấy được tài sản trở thành giầu có. Giải thích: Nhân dữ "cướp của" không thể chuyển biến đổi khác thành quả lành "giầu có". Ở đây, đối với quả lành "giầu có" (tức là có tài sản lớn) phải do nhân lành "bố thí" ở quá khứ đã tạo mà thành. Còn hành động "cướp của"chỉ đóng vai trò duyên trong quá trình chuyển biến đổi khác của nhân lành "Bố thí" ra quả lành "có tài sản lớn". Nếu không có nhân lành "bố thí" thì kẻ cướp có thể bị bắt, bị tù đầy vì hành động này. Nếu kẻ này tin vào luật nhân quả, không làm hành động cướp của thì trước sau gì nhân lành "Bố thí" cũng kết quả lành là y sẽ có tài sản lớn. Bởi vì có nhiều cách để đạt được tài sản lớn. Hành động cướp của của y, đối với quả lành "có tài sản lớn" chỉ là một duyên, nhưng việc này lại là một nghiệp nhân dữ. Sau khi xảy ra liền theo qui luật nhân-duyên-quả chuyển biến đổi khác đi, dù y có nhớ, có biết hay không, nhân này vẫn âm thầm chuyển đổi để đến khi thuần thục cho quả dữ ở tương lai. Thí dụ 2: Có kẻ hiếp dâm người khác được hưởng khoái lạc. Giải thích: Hiếp dâm là một nhân dữ. Lạc thọ có do thân thể khỏe mạnh là quả lành. Theo qui luật nghiệp quả, nhân dữ "hiếp dâm" không thể chuyển biến đổi khác thành quả lành "lạc thọ". Do nhân lành "không não hại chúng hữu tình" mà có quả lành "không bệnh tật", từ đó do duyên xúc chạm với thân nữ mà có lạc thọ. Hiếp dâm giữ vai trò là duyên trong quá trình đưa đến quả lành "có lạc thọ" đi đôi với quả lành ‘không bệnh tật" và nó lại là một nhân dữ sẽ chuyển đổi dần thành quả dữ trong tương lai. Nếu như không có nhân lành "không não hại các chúng hữu tình" thì thân thể y lúc hiếp dâm có thể bất ngờ khởi lên bệnh hoạn và lạc thọ sẽ không có mặc dù việc hiếp dâm vẫn tiếp diễn, thay vào đó là khổ thọ. Thí dụ 3: Một vị sư đang ngồi tụng kinh trước bàn thờ Phật thì bị bắn chết. Giải thích: Tụng kinh niệm Phật là nhân lành. Bị bắn chết là quả dữ. Nhân lành không thể cho quả dữ. Quả dữ không thể do nhân lành chuyển biến đổi khác mà thành. Nếu do nhân tụng kinh mà bị bắn chết thì tất cả những ai tụng kinh cũng đều bị bắn chết. Vì thế ta biết điều này không đúng. Quả dữ "bị bắn chết" là do một nhân dữ đã tạo từ trước (thí dụ như sát sanh hay việc giết người) chuyển biến đổi khác đi mà thành. Việc ngồi tụng kinh ở nơi để viên đạn bắn trúng chỉ là một duyên, không phải là nhân. Nhân lành "tụng kinh", sau khi vị sư đã chết, vẫn tiếp tục chuyển biến đổi khác dưới dạng tâm-cảnh theo các nghiệp duyên để khi thuần thục trở thành quả lành mà vị Sư ấy trong một kiếp tương lai sẽ cảm thọ. IX. NGHIỆP LỰC Bởi vì qui luật nhân gặp duyên chuyển biến đổi khác thuần thục cho quả là tất yếu phải xảy ra cho nên có thể bảo rằng nghiệp có sức mạnh, sức mạnh này bắt buộc nghiệp nhân phải đưa đến nghiệp quả, và con người tạo nghiệp phải thừa tự nghiệp mình làm. Tương tư như nói rằng tình yêu có sức mạnh. Sức mạnh này khiến cho các người yêu nhau phải làm việc này, việc nọ cho nhau. Tình yêu không phải là sức mạnh, nhưng tình yêu có sức mạnh do ý nghĩa nêu trên. Nghiệp, cũng thế, có sức mạnh và được gọi bằng danh từ NGHIỆP LỰC. -Hết- 10/1987 |
Chân thành cám ơn anh Trương Đăng Hiếu đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 09-2002)
[Trở về trang Thư Mục]
updated: 29-09-2002