BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


Vietnamese version:

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật

Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch Việt

-ooOoo-

Như vậy, tôi nghe một lúc đức Phật Thích Ca Mâu Ni Như Lai ở tại thành Vương Xá trong núi Kỳ Ðà Quật, cùng chúng đại Tỳ kheo, một ngàn hai trăm năm mươi người câu hội.

Chúng Bồ tát có ba vạn hai ngàn, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử đại Bồ tát làm thượng thủ.

Lúc bấy giờ thành Vương Xá có một Thái Tử tên là A Xà Thế, thuận theo lời bảo của ác hữu Ðiều Ðạt, bắt Vua cha Tần Bà Sa La nhốt trong nhà tối bảy từng cửa, cấm các quan không một ai được vào.

Quốc Thái phu nhơn tên là Vi Ðề Hi cung kính Ðại Vương, tắm gội sạch sẽ, lấy tô và mật nhồi mì sợi rồi trét lên thân, trong hột chuỗi ngọc đeo đựng nước nho, đi vào ngục thăm Ðại Vương kín đáo dâng lên.

Ðại Vương Tần Bà Sa La ăn mì, uống nước nho, rồi xin nước súc miệng. Súc miệng xong, Ðại Vương chắp tay cung kính hướng về núi Kỳ Xà Quật vói đảnh lễ Thế Tôn mà bạch rằng: " Tôn giả Ðại Mục Kiền Liên là thân hữu của tôi, nguyện hưng từ bi truyền thọ giới Bát Quan Trai cho tôi".

Liền đó Tôn Giả Ðại Mục Kiền Liên, như chim ưng, bay mau đến chỗ Vua, truyền giới Bát Quan Trai cho Vua. Ngày ngày đều như vậy, đến truyền giới cho Vua. Ðức Thế Tôn cũng sai Tôn giả Phú Lâu Na đến vì Vua mà thuyết pháp.

Thời gian như vậy trải qua hai mươi mốt ngày, Ðại Vương Tần Bà Sa La ăn mì mật, uống nước nho, lại được thọ giới Bát Quan Trai, được nghe thuyết pháp nên nhan sắc Vua hòa vui.

A Xà Thế hỏi người giữ cửa ngục rằng: " Hôm nay Phụ Vương ta vẫn còn sống ư? ".

Người giữ cửa ngục tâu rằng: " Tâu Ðại Vương! Quốc Thái phu nhơn trên thân trét mì mật, trong chuỗi ngọc đựng nước nho, đem dâng lên Vua. Còn có Sa môn Ðại Mục Kiền Liên và Phú Lâu Na đi từ trên hư không đến vì Vua thuyết pháp, chẳng thế cấm cản được".

A Xà Thế nghe lời ấy giận Mẹ mình rằng: "Mẹ ta là giặc làm bạn với giặc. Sa Môn ác nhơn huyễn hoặc chú thuật khiến ác vương ấy nhiều ngày mà chẳng chết". A Xà Thế liền cầm gươm bén muốn giết mẹ.

Lúc ấy có một đại thần tên là Nguyệt Quang, thông minh nhiều trí, cùng với Kỳ Bà đến lễ Vua A Xà Thế mà tâu rằng: " Tâu Ðại Vương! Chúng Thần nghe Tỳ Ðà Luận kinh nói từ kiếp sơ đến nay có các ác vương, vì tham ngôi Vua mà giết hại cha mình, đến số một vạn tám ngàn. Chưa từng nghe nói có kẻ vô đạo hại mẹ. Nay Ðại Vương làm sự sát nghịch này làm ô uế dòng Sát Ðế Lợi. Chúng thần chẳng nở nghe. Ðây là Chiên Ðà La. Chúng tôi chẳng nên còn ở lại nơi đây". Hai vị thần tâu rồi lấy tay vỗ lên gươm đi lui mà ra.

A Xà Thế kinh sợ, hãi hùng bảo Kỳ Bà rằng: "Còn anh cũng chẳng vì ta chăng?". Kỳ Bà tâu rằng: " Ðại Vương cẩn thận chớ có hại mẹ".

A Xà Thế nghe lời ấy, sám hối cầu cứu, liền bỏ gươm, thôi không hại mẹ, truyền lịnh cho nội quan nhốt mẹ vào thâm cung chẳng cho ra nữa.

Vi Ðề Hi bị giam nhốt rồi, sầu lo tiều tụy, vói hướng về núi Kỳ Xà Quật lạy Phật mà nói rằng: " Ngày trước Ðức Như Lai Thế Tôn thường hay sai Tôn giả A Nan đến thăm hỏi tôi. Nay tôi sầu lo, đức Thế Tôn oai trọng không sao được thấy. Duy nguyện đức Thế Tôn sai các Tôn giả Ðại Mục Kiền Liên và A Nan đến cho tôi được thấy. Nói xong, Vi Ðề Hi buồn khóc, lệ rơi như mưa, vói hướng lạy Phật, trong khoảng thời gian chưa cất đầu lên.

Ðức Thế Tôn ở núi Kỳ Xà Quật biết tâm niệm của Vi Ðề Hi, liền bảo Ðại Mục Kiền Liên và A Nan đi từ trên hư không. Ðức Phật từ núi Kỳ Xà Quật ẩn mất, hiện ra nơi Vương cung.

Vi Ðề Hi lạy rồi ngước đầu lên, thấy Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật, thân màu tử kim, ngồi trên hoa sen trăm báu, Tôn giả Ðại Mục Kiền Liên hầu bên tả, Tôn giả A Nan hầu bên hữu. Trong hư không hàng Phạm Vương, Ðế Thích, Hộ Thế Tứ Vương mưa hoa trời khắp nơi để cúng dường.

Vi Ðề Hi thấy Phật Thế Tôn, liền tự bứt chuỗi ngọc, cả thân mình gieo xuống đất kêu khóc hướng Phật mà bạch rằng: " Bạch đức Thế Tôn! Xưa tôi tội gì mà sanh đứa ác tử ấy. Ðức Thế Tôn lại có nhơn duyên gì mà cùng làm quyến thuộc với Ðề Bà Ðạt Ða. Duy nguyện đức Thế Tôn vì tôi mà nói rộng những xứ không có lo khổ tôi sẽ vãng sanh, tôi không còn thích cõi Diêm phù Ðề trược ác thế nầy.Xứ trược ác nầy đầy những địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nhiều khối bất thiện. Nguyện tôi đời vị lai chẳng nghe danh từ ác, chẳng thấy người ác. Nay tôi hướng về Thế Tôn, năm vóc gieo xuống đất, cầu thương cho tôi sám hối. Duy nguyện Phật Nhựt dạy tôi quán nơi xứ nghiệp hành thanh tịnh".

Ðức Thế Tôn phóng ánh sáng giữa hai mày, ánh sáng ấy màu chơn kim, chiếu khắp mười phương vô lượng thế giới, trở về trụ tại đỉnh đầu Phật, hóa làm đài chơn kim lớn như núi Tu Di, bao nhiêu quốc độ thanh tịnh vi diệu của mười phương chư Phật đều hiện rõ trong đài vàng ấy.

Hoặc có quốc độ thất bửu hiệp thành. Hoặc có quốc độ thuần là liên hoa. Lại có quốc độ như tự tại Thiên cung. Lại có quốc độ như gương pha lê. Có vô lượng quốc độ chư Phật như vậy trang nghiêm xinh đẹp, khiến Vi Ðề Hi được thấy.

Vi Ðề Hi bạch Phật rằng: " Bạch đức Thế Tôn! Dầu các Phật độ ấy đều thanh tịnh đều có quang minh. Nay tôi thích sanh về Cực Lạc thế giới, chỗ của đức Phật A Di Ðà. Duy nguyện đức Thế Tôn dạy tôi tư duy, dạy tôi chánh thọ".

Ðức Thế Tôn liền mĩm cười, có ánh sáng ngũ sắc từ miệng Phật phóng ra, mỗi mỗi ánh sáng chiếu đỉnh đầu vua Tần Bà Sa La.

Dầu bị giam cầm ngục tối, tâm nhãn vua không chướng ngại xa thấy đức Thế Tôn, vua đầu mặt lạy Phật, tự nhiên tăng tiến đạo lực thành bực A Na Hàm.

Ðức Phật bảo Vi Ðề Hi: " Nay Thái phu nhơn có biết chăng? Phật A Di Ðà cách đây chẳng xa, bà nên nhiếp niệm quán kỹ cõi nước ấy thì tịnh nghiệp được thành.

Nay ta sẽ vì bà mà nói rộng các pháp quán, cùng khiến đời vị lai tất cả hàng phàm phu, những người muốn tu tịnh nghiệp được thọ sanh Tây Phương Cực Lạc quốc độ .

Nầy Vi Ðề Hi! Người muốn sang nước Cực Lạc ấy nên tu ba phước.

Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bực Sư Trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành.

Hai là thọ trì Tam Quy y, đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi.

Ba là phát tâm Bồ Ðề, sâu tin nhơn quả, đọc tụng Kinh điển Ðại Thừa và khuyên dạy sách tiến người tu hành. Ba sự như vậy gọi là tịnh nghiệp.

Nầy Vi Ðề Hi! Nay bà có biết chăng? Ba tịnh nghiệp ấy là chánh nhơn tịnh nghiệp của tam thế chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại.

Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi rằng: " Lắng nghe, lắng nghe, khéo suy nghĩ nhớ kỹ. Nay Như Lai vì tất cả chúng sanh đời vị lai, những kẽ bị giặc phiền não nhiễu hại mà nói nghiệp thanh tịnh. Lành thay cho Vi Ðề Hi khéo hỏi được việc ấy.

Nầy A Nan ! Ông nên thọ trì rộng vì đại chúng mà tuyên nói lời Phật.

Hôm nay chư Phật vì Vi Ðề Hi và vị lai tất cả chúng sanh quán nơi Tây Phương Cực Lạc quốc độ, do nguyện lực Phật nên sẽ được quốc độ thanh tịnh ấy, như cầm gương sáng tự thấy hình tượng mặt mình. Thấy những sự vui cùng cực vi diệu của quốc độ ấy, nên tâm vui mừng liền được Vô Sanh Pháp Nhẫn.".

Ðức Phật bảo Vi Ðề Hi: " Bà là phàm phu, tâm tưởng yếu kém, chưa được thiên nhãn chẳng thể thấy được xa. Chư Phật Như Lai có phương tiện lạ khiến bà được thấy".

Vi Ðề Hi bạch Phật rằng: " Bạch đức Thế Tôn! Như hôm nay tôi nhờ oai lực của đức Phật Thế Tôn mà được thấy quốc độ Cực Lạc ấy. Nếu sau khi đức Phật Thế Tôn diệt độ, các chúng sanh trược ác, bất thiện, bị ngũ khổ bức ngặt, họ làm thế nào có thể được thấy A Di Ðà Phật Cực Lạc Thế Giới?".

Ðức Phật bảo Vi Ðề Hi: " Bà và chúng sanh nên phải chuyên tâm buộc niệm một chỗ, tưởng nơi phương Tây. Tưởng niệm thế nào?

Tất cả chúng sanh, những người có mắt sáng mà chẳng phải là kẻ sanh manh, thì đều thấy mặt nhựt lặn cả.

Phàm người tu tập quán tưởng nên phát khởi tưởng niệm, ngồi quay thẳng hướng về phía Tây, quán kỹ chỗ mặt nhựt sắp lặn, khiến tâm niệm trụ vững chuyên tưởng nhớ chẳng dời. Thấy mặt nhựt sắp lặn, dạng như mặt trống đồng treo. Ðã thấy mặt nhựt rồi, nhắm mắt mở mắt đều khiến phải sáng tỏ. Ðây là nhựt tưởng, gọi là pháp quán ban đầu.

Kế đó quán tưởng nước. Thấy nước đứng trong, cũng khiến phải sáng tỏ, ý tưởng không phân tán. Ðã thấy nước rồi, nên quán tưởng băng, thấy băng chói suốt, tưởng làm lưu ly. Tưởng nầy thành rồi, thấy đất lưu ly trong ngoài suốt chói, phía dưới có tràng vàng, kim cương, thất bửu bưng chống đất lưu ly. Kim tràng ấy tám phương đầy đủ tám cạnh. Mỗi mỗi phương tiện do trăm châu báu làm thành. Mỗi mỗi bửu châu có ngàn ánh sáng. Mỗi mỗi ánh sáng có tám vạn bốn ngàn màu chói đất lưu ly, sáng như ức ngàn mặt nhựt chẳng thể thấy đủ hết được.

Trên đất lưu ly, có dây hoàng kim xen kết lẫn lộn với thất bửu, giăng phân ranh giới chừng ngằn ngang rộng phân minh. Trong mỗi mỗi thất bửu ấy có ánh sáng ngũ sắc. Ánh sáng ấy như đóa hoa, lại có như sao như trăng, lững lờ trên hư không tạo thành đài ánh sáng. Có ngàn vạn lầu các do trăm báu hiệp thành. Hai bên đài dều riêng có trăm ức hoa tràng, với vô lượng nhạc khí, dùng làm trang nghiêm. Tám thứ gió mát từ ánh sáng phát ra, xao động các nhạc khí ấy, vang ra tiếng diễn nói khổ, không, vô thường, vô ngã. Ðây là thủy tưởng gọi là pháp quán thứ hai. Lúc quán tưởng này đã thành, phải mỗi mỗi sự quán thấy thật rõ ràng, lúc nhắm mắt, lúc mở mắt chớ để tan mất, chỉ trừ lúc ăn, thường nhớ sự ấy. Như tưởng quán ấy gọi là thô, thấy đất Cực Lạc quốc độ. Nếu được tam muội thì thấy đất cõi nước Cực Lạc tỏ rõ phân minh, chẳng thể nói đủ hết. Ðây là địa tưởng, gọi là pháp quán thứ ba.

Ðức Phật bảo Tôn giả A Nan: " Nầy A Nan! Ông thọ trì lời Phật vì đời vị lai tất cả đại chúng, những người muốn thoát khổ, mà nói pháp quán địa ấy. Nếu người quán địa ấy thì trừ được tội sanh tử trong tám mươi ức kiếp, bỏ thân hiện tại, đời khác quyết định thọ sanh quốc độ thanh tịnh, tâm được không nghi. Quán tưởng đây gọi là chánh quán. Nếu quán tưởng khác thì gọi là tà quán".

Ðức Phật bảo Tôn giả A Nan và Vi Ðề Hi : " Ðịa quán thành rồi, kế tưởng Bửu Thọ.

Người quán cây báu phải quán mỗi mỗi cây. Tưởng bảy lớp hàng cây báu. Mỗi cây báu cao tám ngàn do tuần. Các cây báu ấy đều đầy đủ bông lá bảy báu. Mỗi mỗi bông lá tưởng màu khác lạ. Trong màu lưu ly phóng ánh sáng màu hoàng kim. Trong màu pha lê phóng ánh sáng màu hồng. Trong màu mã não phóng ánh sáng màu xa cừ. Trong màu xa cừ phóng ánh sáng màu lục chơn châu. San hô hổ phách tất cả các báu dùng làm chói đẹp. Màn lưới diệu chơn châu giăng che trên cây báu. Trên mỗi mỗi cây báu có bảy lớp màn lưới. Khoảng mỗi mỗi lưới có năm trăm ức cung điện xinh đẹp, vi diệu, như cung Trời Phạm Vương, có các thiên đồng tử tự nhiên ở trong ấy. Mỗi mỗi đồng tử có năm trăm ức châu ma ni Thích Ca Tỳ lăng già, dùng làm chuỗi đeo. Ánh sáng mỗi châu ma ni ấy chiếu trăm ức do tuần, dường như hòa hiệp ánh sáng của trăm ức nhựt nguyệt chẳng thể kể hết. Các báu xen lẫn màu sắc sáng đẹp nhất trong các màu sắc.

Các cây báu ấy hàng hàng ngay nhau, lá lá kế nhau. Giữa khoảng các lá sanh những hoa vi diệu. Trên hoa tự nhiên có quả thất bửu. Mỗi mỗi lá cây ngang rộng đều hai mươi lăm do tuần. Lá ấy có ngàn màu, trăm thứ lằn vẽ như chuỗi ngọc Trời. Có những hoa vi diệu màu diêm phù đàn kim, như vòng lửa xoay chói sáng, uyển chuyển khoảng giửa lá, vọt sanh những quả như bình báu của Thiên Ðế Thích, phóng đại quang minh hóa thành tràng phan và vô lượng lọng báu. Trong lọng báu ấy chói hiện tất cả Phật sự trong toàn cõi thế giới, thập phương thế giới chư Phật cũng hiện bóng trong lọng báu ấy.

Thấy Bửu Thọ ấy rồi, cũng phải mỗi mỗi quán sát thân cây, nhánh lá, bông trái đều phải phân minh. Ðây là thọ tưởng gọi là pháp quán thứ tư.

Kế nên tưởng nước.

Người muốn tưởng nước nên biết Cực Lạc thế giới có ao nước bát công đức. Mỗi mỗi ao nước bảy báu làm thành. Báu ấy nhu nhuyến từ như ý châu vương sanh, chia làm mười bốn chi, mỗi mỗi chi làm sắc đẹp bảy báu. Hoàng kim làm lòng ao. Dưới lòng ao có kim cương nhiều màu làm cát tráng đáy.

Trong nước mỗi mỗi ao báu ấy đều có sáu mươi ức hoa sen thất bửu. Mỗi mỗi hoa sen tròn đều mười hai do tuần. Nước ma ni chảy rót trong khoảng lá, theo thân cây sen mà lên xuống, phát ra âm thanh vi diệu diễn nói khổ, không, vô thường, vô ngã, các Ba La Mật, còn có tiếng tán thán tướng hảo của chư Phật.

Như ý châu vương phóng ra ánh sáng vi diệu màu hoàng kim. Ánh sáng ấy hóa ra các giống chim màu trăm báu, hòa hót êm nhã, thường tán thán niệm Phật, niệm pháp, niệm Tăng.

Ðây là tưởng nước bát công đức gọi là pháp quán thứ năm.

Trong quốc độ Cực Lạc diệu bửu ấy, mỗi mỗi khu vực có năm trăm ức lầu báu. Trong lầu các ấy có vô lượng chư Thiên trỗi thiên kỷ nhạc. Còn có nhạc khí treo ở hư không, như bửu tràng cõi Trời, chẳng đánh tự kêu. Trong các âm thanh ấy đều diễn nói niệm Phật, niệm pháp, niệm Tỳ Kheo Tăng.

Pháp tưởng này thành rồi, gọi là thô thấy Cực Lạc thế giới bửu thọ, bửu địa, và bửu trì, đây là tổng quán tưởng gọi là pháp quán thứ sáu.

Nếu thấy như vậy thì trừ vô lượng ức kiếp cực trọng ác nghiệp, sau khi mạng chung, quyết định sanh nước Cực Lạc.

Quán đây gọi là chánh quán, nếu quán khác thì gọi là tà quán".

Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: " Lắng nghe, lắng nghe, khéo suy nghĩ nhớ kỷ đó. Ta sẽ vì các ngươi phân biệt giải thuyết pháp trừ khổ não. Các ngươi ghi nhớ, thọ trì, rộng vì đại chúng phân biệt giải thuyết".

Lúc đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn nói lời ấy, Phật Vô Lượng Thọ hiện đứng trên hư không, Quán Thế Âm Bồ tát đứng hầu bên tả, Ðại Thế Chí Bồ tát đứng hầu bên hữu, ánh sáng chói rực chẳng thể thấy rõ hết, trăm ngàn lần màu vàng diêm phù đàn kim chẳng thể sánh được.

Vi Ðề Hi thấy Phật Vô Lượng Thọ rồi tiếp tục lễ lạy. Lễ lạy xong, Vi Ðề Hi bạch Phật rằng: " Bạch Ðức Thế Tôn! Nay tôi nhơn oai lực Phật mà được thấy Vô Lượng Thọ Như Lai cùng hai Ðại Sĩ Quán Thế AÂm Bồ tát và Ðại Thế Chí Bồ tát. Ðời vị lai, các chúng sanh sẽ phải thế nào quán thấy Phật Vô Lượng Thọ và hai Bồ tát ấy?"

Ðức Phật bảo Vi Ðề Hi: "Ngươi muốn quán Phật Vô Lượng Thọ thì nên khởi tưởng niệm: Ở trên mặt đất thất bửu tưởng có hoa sen, trên mỗi mỗi cánh hoa tưởng màu bá bửu, có tám vạn bốn ngàn đường gân dường như bức họa cõi Trời, mỗi đường gân có tám vạn bốn ngàn ánh sáng tỏ rõ rành rẽ đều được thấy cả. Cánh hoa nhỏ nhất ngang rộng hai trăm năm mươi do tuần, toàn hoa sen ấy có đủ tám vạn bốn ngàn cánh. Khoảng mỗi cánh hoa có trăm ức ma ni châu vương để làm sáng đẹp. Mỗi mỗi châu ma ni vương ấy phóng ra ngàn ánh sáng, ánh sáng ấy như lọng bảy báu hiệp thành che khắp mặt đất. Ðài hoa sen ấy bằng báu thích ca tỳ lăng già, có tám vạn kim cương chân thúc ca bửu, phạm ma ni bửu và lưới diệu chơn châu, dùng để nghiêm sức. Ở trên đài ấy, tự nhiên có bốn trụ bửu tràng, mỗi mỗi bửu tràng cao lớn như trăm ngàn muôn ức núi Tu Di. Trên bửu tràng có màn báu như Dạ Ma Thiên cung, còn có năm trăm ức bửu châu có tám vạn bốn ngàn ánh sáng. Mỗi mỗi ánh sáng làm tám vạn bốn ngàn kim sắc nhiều loại lạ khác nhau. Mỗi mỗi kim sắc khắp cả cõi nước Cực Lạc, nơi nơi biến hóa, đều riêng làm những tướng hình khác lạ: hoặc làm đài kim cương, làm lưới chơn châu, hoặc làm mây nhiều loại hoa, nơi mười phương diện, tùy ý biến hiện ra làm Phật sự.

Ðây là tưởng tòa ngồi hoa sen, gọi là pháp quán thứ bảy.

Này A Nan! Hoa sen vi diệu như vậy là do bổn nguyện lực của pháp Tạng Tỳ Kheo, tiền thân Phật Vô Lượng Thọ cảm thành. Nếu người muốn niệm đức Phật ấy thì phải trước tưởng hoa tòa ấy. Lúc quán tưởng chẳng được tạp quán. Ðều phải quán mỗi mỗi chi tiết, mỗi mỗi cánh hoa, mỗi mỗi bửu châu, mỗi mỗi ánh sáng, mỗi mỗi đài, mỗi mỗi tràng đều phải phân minh, như thấy tượng mặt mình hiện trong gương. Pháp tưởng này thành, diệt trừ trăm muôn ức kiếp tội sanh tử, tất định sẽ sanh Cực Lạc thế giới. Quán như vậy gọi là chánh quán, nếu quán khác thì gọi là tà quán.

Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Thấy hoa tòa rồi kế nên tưởng Phật. Tại sao vậy? Vì chư Phật Như Lai là thân pháp giới vào khắp trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh, nên lúc các ngươi tâm tưởng Phật, tâm ấy tức là ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình hảo, tâm ấy làm Phật, tâm ấy là Phật. Chư Phật Chánh Biến Tri hải từ tâm tưởng sanh, vì vậy nên nhứt tâm buộc niệm, quán kỹ đức Phật ấy, đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri.

Người muốn tưởng đức Phật ấy trước nên tưởng hình tượng. Thấy một bửu tượng màu như vàng diêm phù đàn ngồi trên hoa tòa kia. Thấy tượng Phật ngồi rồi, tâm nhãn được khai thông, tỏ rõ phân minh thấy quốc độ Cực Lạc thất bửu trang nghiêm, đất báu, ao báu, cây báu bày hàng. Màn lưới báu cõi Trời giăng che phía trên, các màn lưới báu đầy khắp hư không, thấy sự như vậy khiến rất rõ ràng, như thấy trong lòng bàn tay. Thấy sự ấy rồi, lại nên tưởng một hoa sen lớn ở bên tả tượng Phật như trước không khác. Rồi lại tưởng một hoa sen lớn như trước ở bên hữu tượng Phật. Rồi tưởng một tượng Quán Thế Âm Bồ tát ngồi tòa sen bên tả, cũng kim sắc như trước. Rồi tưởng tượng Ðại Thế Chí Bồ tát ngồi hoa sen bên hữu. Lúc pháp tưởng này thành rồi, tượng Phật và tượng Bồ tát đều phóng ánh sáng. Ánh sáng ấy kim sắc chiếu những bửu thọ. Dưới mỗi mỗi bửu thọ đều có ba tòa hoa sen, tượng Phật và hai tượng Bồ tát ngồi trên ấy như vậy khắp cả quốc độ Cực Lạc.

Lúc pháp tưởng này đã thành, hành giả nên nghe nước chảy, ánh sáng, các bửu thọ, những chim cưu, nhạn, uyên ương, đều diễn nói diệu pháp, lúc xuất định, lúc nhập định luôn nghe diệu pháp. Pháp được nghe trong định, lúc xuất định nhớ giữ chẳng bỏ, phải khế hiệp với lời trong Kinh. Nếu chẳng hiệp thì gọi là vọng tưởng. Nếu hiệp thì gọi là thô tưởng thấy Cực Lạc thế giới.

Ðây là tưởng tượng, gọi là pháp quán thứ tám. Quán pháp này trừ được vô lượng ức kiếp tội sanh tử. Nơi thân hiện tại được niệm Phật tam muội”.

Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Kế lại, nên quán Phật Vô Lượng Thọ thân tướng quang minh. A Nan phải biết Phật Vô Lượng Thọ thân như trăm ngàn muôn ức sắc vàng diêm phù đàn Trời Dạ Ma, thân Phật cao sáu mươi muôn ức na do tha hằng hà sa do tuần, bạch hào giữa hai mày xoay bên hữu, uyển chuyển như năm tòa núi Tu Di, mắt Phật như bốn đại hải xanh biếc và trắng phân minh. Các lỗ lông nơi thân Phật phóng ánh sáng ra như núi Tu Di. Viên quang của Phật ấy như trăm ức Ðại Thiên thế giới. Trong viên quang ấy có trăm vạn ức na do tha hằng hà sa Hóa Phật. Mỗi mỗi Hóa Phật cũng có đông nhiều vô số Hóa Bồ Tát làm thị giả. Thân Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng. Trong mỗi mỗi tướng đều riêng có tám vạn bốn ngàn tùy hình hảo. Trong mỗi mỗi hình hảo còn có tám vạn bốn ngàn quang minh, mỗi mỗi quang minh chiếu khắp thập phương thế giới, nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật chẳng bỏ sót. Quang minh tướng hảo và Hóa Phật ấy chẳng thể nói đủ hết, chỉ nên nhớ tưởng khiến tâm nhãn được thấy. Thấy sự ấy, liền thấy thập phương chiếu khắp tất cả chư Phật. Vì thấy chư Phật nên gọi là niệm Phật tam muội.

Quán tưởng đây gọi là quán thân tất cả Phật, vì quán thân Phật nên cũng thấy tâm Phật. Phật tâm là đại từ bi tâm, dùng từ vô duyên nhiếp thọ các chúng sanh.

Người tu quán này, bỏ thân, đời khác sanh trước chư Phật được Vô Sanh Nhẫn. Vì vậy nên người trí phải buộc niệm, quán kỹ Vô Lượng Thọ Phật, từ một tướng hảo mà vào, chỉ quán lông trắng giữa hai mày khiến rất tỏ rõ. Ðược thấy lông trắng ấy rồi thì tám vạn bốn ngàn tướng hảo tự nhiên sẽ hiện. Thấy Phật Vô Lượng Thọ, liền thấy vô lượng chư Phật mười phương. Vì thấy vô lượng chư Phật nên được chư Phật hiện tiền thọ ký.

Ðây là khắp quán tưởng tất cả sắc thân Phật gọi là pháp quán thứ chín. Quán như đây gọi là chánh quán, nếu quán khác gọi là tà quán".

Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: " Ðã thấy Vô Lượng Thọ Phật tỏ rõ phân minh rồi, kế cũng nên quán Quán Thế Âm Bồ Tát.

Bồ Tát này thân cao tám mươi vạn ức na do tha do tuần, thân màu tử kim, đỉnh có nhục kế, cổ có viên quang mỗi phương diện đều trăm ngàn do tuần. Trong viên quang có năm trăm Hóa Phật như Thích Ca Mâu Ni. Mỗi mỗi Hóa Phật có năm trăm Hóa Bồ Tát và vô lượng chư Thiên làm thị giả. Trong ánh sáng toàn thân hiện tất cả sắc tướng của chúng sanh trong ngũ đạo. Trên đỉnh có thiên quang bằng tỳ lăng già ma ni bửu. Trong thiên quang có một Hóa Phật, đứng cao hai mươi lăm do tuần. Mặt của Quán Thế Âm Bồ Tát như màu vàng diêm phù đàn. Lông trắng giữa hai mày đủ màu thất bửu, chiếu ra tám vạn bốn ngàn thứ ánh sáng. Mỗi mỗi ánh sáng có vô lượng vô số trăm ngàn Hóa Phật. Mỗi mỗi Hóa Phật có vô số Hóa Bồ Tát làm thị giả, biến hiện tự tại khắp thập phương thế giới. Cánh tay màu như hoa sen hồng có tám mươi ức ánh sáng vi diệu làm chuỗi đeo. Trong chuỗi đeo, ánh sáng ấy khắp hiện tất cả sự trang nghiêm. Bàn tay màu năm trăm ức hoa sen đẹp. Bàn tay mười đầu ngón, mỗi mỗi đầu ngón có tám vạn bốn ngàn lằn dường như ấn văn. Mỗi mỗi lằn có tám vạn bốn ngàn ánh sáng, ánh sáng ấy mềm dịu chiếu khắp tất cả. Bồ Tát dùng tay báu này tiếp dẫn chúng sanh. Lúc Bồ Tát cất chân lên, dưới lòng bàn chân có tướng thiên bức luân tự nhiên hóa thành năm trăm ức đài quang minh. Lúc để chân xuống, có hoa kim cương ma ni rải rắc tất cả, không chỗ nào là chẳng đầy khắp. Các tướng khác nơi thân Bồ Tát đầy đủ những hình hảo như thân Phật không khác, chỉ có nhục kế trên đỉnh và vô kiến đảnh tướng chẳng bằng Thế Tôn. Ðây là tướng sắc thân chơn thiệt của Quán Thế Âm Bồ Tát, gọi là pháp quán thứ mười. Nếu người muốn thấy Quán Thế AÂm Bồ Tát nên tu quán ấy. Tu quán ấy thì chẳng gặp các tai họa, trừ sạch nghiệp chướng, trừ tội sanh tử trong vô số kiếp.

Quán Thế Âm Bồ Tát ấy chỉ nghe danh hiệu còn được phước vô lượng huống là quán kỹ. Nếu người muốn Quán Thế Âm Bồ Tát thì trước quán nhục kế, sau quán thiên quang. Các tướng khác cũng theo thứ tự mà quán kỹ, đều phải tỏ rõ như nhìn trong bàn tay. Quán như đây gọi là chán quán, nếu quán khác thì gọi là tà quán.

Kế đó quán Ðại Thế Chí Bồ Tát. Bồ Tát này thân lượng lớn nhỏ đều đồng như Quán Thế Âm Bồ Tát. Viên Quang mỗi mặt đều một trăm hai mươi lăm do tuần, chiếu hai trăm năm mươi do tuần. Ánh sáng toàn thân chiếu toàn thân quốc độ màu tử kim. Chúng sanh có duyên thảy đều được thấy. Chỉ thấy ánh sáng một lỗ lông của Bồ Tát này liền thấy quang minh tịnh diệu vô lượng chư Phật mười phương, vì vậy nên đặt hiệu Bồ Tát này là Vô Biên Quang. Dùng ánh sáng trí huệ chiếu khắp tất cả, khiến lìa tam đồ được vô thượng lực nên Bồ Tát nầy có tên là Ðại Thế Chí.

Thiên Quang của Ðại Thế Chí Bồ Tát có năm trăm hoa báu, mỗi mỗi hoa báu có năm trăm đài báu, trong mỗi mỗi đài, tướng dài ngắn của quốc độ thanh tịnh vi diệu chư Phật mười phương đều hiện rõ. Nhục kế trên dỉnh như hoa bát đầu ma, trên nhục kế có một bình báu đựng các ánh sáng khắp hiện Phật sự. Các thân tướng khác như Quán Thế Âm không khác.

Lúc Ðại Thế Chí Bồ Tát đi, thập phương thế giới tất cả chấn động. Ðương lúc bất động có năm trăm ức hoa báu, mỗi mỗi hoa báu trang nghiêm cao rõ như Cực Lạc thế giới. Lúc Bồ Tát này ngồi, quốc độ thất bửu đồng thời dao động. Từ Hạ phương Kim Quang Phật thế giới nhẫn đến Thượng phương Quang Minh Vương Phật thế giới, trong khoảng giữa ấy, vô lượng vô số phân thân Vô Lượng Thọ Phật, phân thân Quán Thế Âm Bồ Tát, phân thân Ðại Thế Chí Bồ Tát, thảy đều vân tập Cực Lạc thế giới, chật đầy hư không, ngồi tòa liên hoa, diễn nói diệu pháp độ khổ chúng sanh. Tu pháp quán này gọi là quán thấy Ðại Thế Chí Bồ Tát. Ðây là quán thấy tướng sắc thân thiệt Ðai Thế Chí, gọi là pháp quán thứ mười một. Quán Ðại Thế Chí Bồ Tát trừ vô số kiếp vô số tội sanh tử. Người tu quán này chẳng còn ở bào thai, thường du hành quốc độ thanh tịnh vi diệu chư Phật.

Pháp quán này thành rồi, gọi là đầy đủ quán Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát.

Lúc thấy sự ấy rồi, nên khởi tự tâm sanh nơi Tây Phương Cực Lạc thế giới, trong hoa sen ngồi kiết già, tưởng hoa sen búp lại, tưởng hoa sen nở ra. Lúc hoa sen nở có ánh sáng năm trăm màu chiếu đến thân. Tưởng mắt mở ra thấy Phật và Bồ Tát đầy cả hư không, nước, chim, cây, rừng, cùng chư Phật phát ra âm thanh đều diễn nói diệu pháp hiệp với mười hai bộ Kinh. Lúc xuất định nhớ giữ không mất. Thấy sự này rồi, gọi là thấy Vô Lượng Thọ Phật Cực Lạc thế giới. Ðây là phổ quán tưởng gọi là pháp quán thứ mười hai. Vô Lượng Thọ Phật hóa thân vô số, cùng Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát thường đến chỗ hành nhơn ấy".

Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: " Người muốn chí tâm sanh Cực Lạc thế giới, trước nên quán tượng Phật Vô Lượng Thọ cao một trượng sáu xích ở trên mặt nước ao báu.

Như trước đã nói, Vô Lượng Thọ Phật thân lượng vô biên chẳng phải tâm lực của phàm phu kịp được. Nhưng do nguyện lực đời trước của đức Như Lai ấy, nên ai có tâm nhớ tưởng thì ắt được thành tựu. Chỉ tưởng tượng Phật, được phước vô lượng, huống là quán đủ thân tướng của Phật.

A Di Ðà Phật thần thông như ý, nơi mười phương quốc độ biến hiện tự tại. Hoặc hiện thân lớn đầy trong hư không, hoặc hiện thân nhỏ một trượng sáu xích, hoặc là tám xích. Thân hình Phật hiện ra đều màu chơn kim, viên quang Hóa Phật và hoa sen báu như đã nói ở trên. Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ tát ở tất cả xứ, thân đồng với chúng sanh. Chỉ quán tưởng trên đầu, biết là Quán Thế Âm hay Ðại Thế Chí. Hai đại Bồ Tát ấy trợ Phật A Di Ðà khắp hóa độ tất cả. Ðây là tạp tưởng quán gọi là quán thứ mười ba."

Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Người sanh Cực Lạc thế giới, bậc Thượng Phẩm Thượng Sanh ấy. Nếu có chúng sanh nguyện sanh Cực Lạc thế giới phát ba thứ tâm liền được vãng sanh. Những gì là ba tâm?

Một là chí thành tâm, hai là thâm tâm và ba là hồi hướng phát nguyện tâm. Người đủ ba tâm này ắt sanh Cực Lạc thế giới.

Còn có ba hạng chúng sanh sẽ được vãng sanh. Những gì là ba hạng?

Một là từ tâm bất sát, đủ các giới hạnh. Hai là đọc tụng kinh điển Phương Ðẳng Ðại Thừa. Ba là tu hành Lục Niệm, hồi hướng phát nguyện, nguyện sanh Cực Lạc.

Người đủ các công đức này từ một ngày đến bảy ngày liền được vãng sanh. Lúc sanh về nước ấy, vì người này tinh tiến dũng mãnh, nên A Di Ðà Như Lai cùng Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí, vô số Hóa Phật, trăm ngàn Tỳ Kheo Thanh Văn đại chúng, vô lượng chư Thiên, cung điện bảy báu. Quán Thế AÂm Bồ tát cầm đài kim cương cùng Ðại Thế Chí Bồ tát đến trước hành nhơn. A Di Ðà Phật phóng đại quang minh chiếu thân hành giả, cùng các Bồ Tát trao tay nghinh tiếp. Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí, cùng vô số Bồ Tát, tán thán hành giả, khuyến khích, sách tiến tâm hành giả. Hành giả thấy rồi, hoan hỉ dũng dước, tự thấy thân mình ngồi đài kim cương, đi theo sau Phật. Như khoảng khảy ngón tay, vãng sanh nước Cực Lạc. Sanh nước Cực Lạc rồi, thấy sắc thân Phật A Di Ðà đầy đủ các tướng. Thấy chư Bồ Tát sắc tướng đầy đủ. Quang minh cây rừng báu diễn nói diệu pháp. Nghe rồi liền ngộ Vô Sanh Pháp Nhẫn. Trong thời gian giây lát, đi khắp thập phương thế giới kính thờ chư Phật. Ở trước chư Phật thứ đệ thọ ký. Trở về bổn quốc được vô lượng trăm ngàn môn đà la ni. Ðây gọi là người Thượng Phẩm Thượng Sanh.

Người Thượng Phẩm Trung Sanh ấy, người này bất tất thọ trì đọc tụng Kinh điển Phương Ðẳng Ðại Thừa, chỉ khéo hiểu nghĩa thú, nơi Ðệ Nhứt nghĩa tâm chẳng kinh động, thâm tín nhơn quả, chẳng hủy báng Ðại Thừa. Ðem công đức ấy hồi hướng, nguyện cầu sanh Cực Lạc thế giới. Người có công hạnh như vậy, lúc lâm chung, A Di Ðà Phật cùng Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí, vô lượng đại chúng vây quanh, cầm đài tử kim đến trước hành giả, khen rằng: Nầy Pháp tử! Ngươi hành Ðại Thừa, hiểu Ðệ Nhất Nghĩa, nên nay ta đến nghinh tiếp ngươi. Ðức Phật A Di Ðà cùng ngàn Hóa Phật đồng thời trao tay. Hành giả ấy tự thấy mình ngồi đài kim tử, chắp tay xếp cánh tán thán chư Phật. Như khoảng một niệm, liền sanh Cực Lạc trong ao thất bửu. Ðài kim tử ấy như hoa sen lớn qua một đêm liền nở. Thân hành giả màu vàng tử ma, dưới chân cũng có hoa sen bảy báu.

Phật và Bồ Tát đồng thời phóng quang chiếu thân hành giả mắt liền mở sáng. Nhơn túc tập trước, nên khắp nghe các âm thanh thuần nói thậm thâm Ðệ Nhất Nghĩa Ðế. Hành giả ấy liền xuống kim đài lạy Phật, chắp tay tán thán Thế Tôn, qua bảy ngày liền được chẳng thối chuyển Vô Thượng Bồ Ðề, liền có thể bay đi đến khắp mười phương kính thờ chư Phật, ở trước chư Phật tu các tam muội, qua một tiểu kiếp được Vô Sanh Nhẫn, hiện tiền thọ ký. Ðây gọi là người Thượng Phẩm Trung Sanh vậy.

Người Thượng Phẩm Hạ sanh ấy. Người này cũng tin nhơn quả, chẳng hủy báng Ðại Thừa, chỉ phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề. Ðem công đức ấy hồi hướng, nguyện cầu sanh Cực Lạc thế giới.

Hành giả ấy lúc lâm chung, A Di Ðà Phật cùng Quán Thế Âm , Ðại Thế Chí và chư Bồ Tát cầm hoa sen vàng, hóa làm năm trăm Phật đến rước. Năm trăm hóa Phật đồng thời trao tay khen rằng: Này Pháp tử, nay ngươi thanh tịnh phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, ta đến rước ngươi. Hành giả lúc thấy sự ấy, liền tự thấy thân mình ngồi kim liên hoa. Ngồi rồi, hoa búp lại, theo sau Phật, liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới trong ao thất bửu. Qua một ngày một đêm kim liên hoa mới nở. Qua bảy ngày mới được thấy Phật. Dầu thấy thân Phật mà chẳng thấy tỏ rõ các tướng hảo. Sau hai mươi mốt ngày mới thấy rõ hết. Nghe các âm thanh đều diễn diệu pháp, đi khắp mười phương cúng dường chư Phật. Ở trước chư Phật nghe thậm thâm pháp. Qua ba tiểu kiếp, được bá pháp minh môn, trụ bực Hoan Hỉ Ðịa. Ðây gọi là người Thượng Phẩm Hạ Sanh vậy.

Ðây gọi là pháp tưởng hàng Thượng Phẩm vãng sanh, gọi là pháp quán thứ mười bốn"

Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Người Trung Phẩm Thượng Sanh ấy. Nếu có chúng sanh thọ trì ngũ giới, trì bát giới trai, tu hành các giới, chẳng tạo ngũ nghịch, không có các tội lỗi. Ðem thiện căn này nguyện cầu sanh Cực Lạc thế giới. Hành giả lúc lâm chung, A Di Ðà Phật cùng các Tỳ kheo quyến thuộc vây quanh, phóng ánh sáng kim sắc đến chỗ hành giả, diễn nói khổ, không, vô thường, vô ngã, tán thán xuất gia được lìa các sự khổ. Hành giả thấy rồi lòng rất vui mừng, tự thấy thân mình ngồi đài liên hoa, quỳ dài chắp tay đảnh lễ Phật, lúc chưa cất đầu lên liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới, liên hoa liền nở. Lúc hoa sen nở, nghe các âm thanh tán thán Tứ Ðế, liền được A La Hán đạo, Tam Minh, Lục Thông, đủ Bát giải thoát. Ðây gọi là người Trung Phẩm Thượng Sanh vậy.

Người Trung Phẩm Trung Sanh ấy. Nếu có chúng sanh hoặc một ngày đêm trì bát giới trai, hoặc một ngày một đêm trì giới Sa di, hoặc một ngày một đêm trì Cụ Túc giới, oai nghi không kém thiếu. Ðem công đức này hồi hướng, nguyện sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới.

Do giới hương huân tu, hành giả này lúc lâm chung thấy A Di Ðà Phật cùng các quyến thuộc phóng kim sắc quang, cầm bửu liên hoa đến trước hành giả. Hành giả tự nghe hư không có tiếng khen rằng: Này Thiện Nam tử, như ngươi, hàng thiện nhơn, tùy thuận lời dạy tam thế chư Phật nên ta đến rước. Hành giả tự thấy thân mình ngồi trên hoa sen, hoa sen liền búp lại, sanh trong ao báu Tây Phương Cực Lạc thế giới. Qua bảy ngày liên hoa mới nở. Hoa nở rồi, mở mắt chắp tay tán thán Thế Tôn, nghe pháp hoan hỉ được quả Tu Ðà Hoàn. Qua nửa kiếp thành bực A La Hán. Ðây gọi là người Trung Phẩm Trung Sanh vậy.

Người Trung Phẩm Hạ Sanh ấy. Nếu có thiện nam, thiện nữ hiếu dưỡng cha mẹ, làm việc nhơn từ thế gian. Người này lúc lâm chung, gặp thiện tri thức vì họ mà nói rộng những sự vui nơi quốc độ Phật A Di Ðà, cùng nói bốn mươi tám nguyện của Pháp Tạng Tỳ Kheo, nghe rồi liền chết. Ví như khoảng thời gian tráng sĩ co duỗi chân tay, liền được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Qua bảy ngày, gặp Quán Thế Âm và Ðại Thế Chí Bồ Tát, nghe pháp hoan hỉ được quả Tu Ðà Hoàn. Qua một tiểu kiếp thành A La Hán. Ðây gọi là người Trung Phẩm Hạ Sanh vậy."

Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Người Hạ Phẩm Thượng Sanh ấy. Hoặc có chúng sanh tạo những nghiệp ác. Người ngu như vậy, dầu chẳng hủy báng Kinh điển Phương Ðẳng Ðại Thừa, mà tạo nhiều việc ác, không có tàm quí. Người này lúc lâm chung, gặp thiện tri thức vì họ mà nói mười hai bộ Kinh Ðại Thừa danh tự đầu đề. Do nghe tên các Kinh như vậy, dứt trừ ngàn kiếp ác nghiệp cực trọng. Trí giả lại bảo chắp tay xếp cánh, xưng Nam Mô A Di Ðà Phật. Do xưng danh hiệu Phật nên trừ năm mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc ấy Phật A Di Ðà liền sai Hóa Phật, hóa Quán Thế Âm, hóa Ðại Thế Chí đến trước hành giả, khen rằng: Nầy thiện nam tử ! Vì ngươi xưng danh hiệu Phật, các tội tiêu diệt, ta đến rước ngươi. Nghe lời nói ấy rồi, hành giả liền thấy quang minh của Hóa Phật chiếu sáng cả nhà. Thấy rồi hoan hỉ mạng chung, ngồi bửu liên hoa theo sau Hóa Phật, sanh trong ao báu Cực Lạc thế giới . Qua bốn mươi chín ngày hoa sen mới nờ. Ðương lúc hoa nở, Ðại bi Quán Thế AÂm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát phóng đại quang minh đứng trước người ấy, vì người ấy nói thậm thâm nhị bộ Kinh. Người ấy nghe rồi tin hiểu phát Vô Thượng đạo tâm. Qua mười tiểu kiếp, đủ bá pháp minh môn, được nhập bậc Sơ Ðịa. Ðây gọi là người Hạ Phẩm Thượng Sanh vậy".

Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Người Hạ Phẩm Trung Sanh ấy. Hoặc có chúng sanh hủy phạm ngũ giới, bát giới và cụ túc giới. Người ngu này trộm của vật Tăng kỳ, trộm của vật hiện tiền Tăng, bất tịnh thuyết pháp, không có tàm quí, dùng các ác nghiệp để tự trang nghiêm. Người tội như đây do nghiệp ác phải đọa địa ngục đồng thời hiện đến. Gặp thiện tri thức, vì lòng đại từ bi, vì người ấy mà khen nói Thập Lực oai đức của đức Phật A Di Ðà, rộng khen quang minh thần lực của đức Phật A Di Ðà, cũng tán dương Giới, Ðịnh, Huệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến. Người ấy nghe rồi trừ tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lửa mạnh địa ngục biến thành gió mát, thổi các thiên hoa bay đến. Trên hoa đều có Hóa Phật, Hóa Bồ Tát tiếp rước người ấy. Trong khoảng một niệm liền sanh trong hoa sen nơi ao báu Cực Lạc thế giới. Qua sáu kiếp hoa sen mới nở. Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát dùng phạm âm thanh an úy người ấy, vì người ấy mà nói Kinh điển Ðại Thừa thậm thâm. Nghe pháp rồi, người ấy liền phát tâm Vô Thượng Ðạo. Ðây gọi là người Hạ Phẩm Trung Sanh vậy".

Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Người Hạ Phẩm Hạ Sanh ấy. Hoặc có chúng sanh tạo nghiệp bất thiện ngũ nghịch, thập ác, đủ các bất thiện. Người ngu như vậy, do các ác nghiệp phải đọa ác đạo, trải qua nhiều kiếp thọ khổ vô cùng. Người ngu ấy, lúc lâm chung, gặp thiện tri thức dùng nhiều lời an ủi, vì nói diệu pháp dạy bảo niệm Phật. Người ấy bị khổ bức không rảnh niệm được. Thiện hữu bảo rằng nếu người chẳng phải niệm Phật kia được, thì ngươi xưng danh hiệu Phật A Di Ðà, như vậy chí tâm khiến tiếng xưng danh chẳng dứt đủ mười niệm. Nên xưng như vầy: Nam Mô A Di Ðà Phật. Do xưng danh hiệu Phật, nên trong mỗi niệm trừ tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc mạng chung, thấy kim liên hoa dường như mặt nhựt trụ trước người ấy. Như khoảng một niệm, liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới, ở trong hoa sen mãn mười hai đại kiếp hoa sen ấy mới nở. Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát dùng âm thanh đại bi vì người ấy diễn nói thiệt tướng các pháp, nói pháp trừ diệt tội. Người ấy nghe pháp rồi, rất vui mừng liền phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề. Ðây gọi là người Hạ Phẩm Hạ Sanh vậy".

Quốc Thái phu nhơn Vi Ðề Hi cùng năm trăm thị nữ nghe lời đức Phật nói về mười sáu pháp quán ấy, liền lúc đó thấy tướng rộng lớn Cực Lạc thế giới. Ðược thấy sắc thân Phật A Di Ðà và hai Bồ Tát Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí, lòng rất hoan hỷ khen chưa từng có. Vi Ðề Hi hoát nhiên đại ngộ được Vô Sanh Nhẫn. Năm trăm thị nữ phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề nguyện sanh Cực Lạc thế giới. Ðức Thế Tôn thọ ký đều sẽ vãng sanh. Sanh nước Cực Lạc rồi được chư Phật hiện tiền tam muội. Còn có vô lượng chư Thiên phát tâm Vô Thượng Ðạo.

Lúc bấy giờ Tôn giả A Nan từ chỗ ngồi đứng dậy bạch Phật rằng: “ Bạch Ðức Thế Tôn! Kinh này sẽ gọi là tên gì? Pháp yếu này sẽ thọ trì như thế nào?".

Ðức Phật nói: "Này A Nan! Kinh này tên là Quán Cực Lạc Quốc Ðộ Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Ðại Thế Chí Bồ Tát. Cũng có tên là Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Sanh Chư Phật Tiền.

Ông nên thọ trì như vậy chớ để quên mất. Người hành tam muội này thì thân hiện đời được thấy Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát.

Nếu thiện nam, thiện nữ chỉ nghe danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát thì trừ vô lượng kiếp tội sanh tử, huống là nhớ niệm.

Nếu là người niệm Phật, nên biết người ấy là hoa phân đà lợi trong loài người. Quán Thế Âm và Ðại Thế Chí Bồ Tát là thắng hữu của người ấy. Người ấy sẽ ngồi đạo tràng sanh vào nhà chư Phật".

Ðức Phật bảo Tôn giả A Nan: " Này A Nan! Ngươi phải trì lời này cho tốt. Người trì lời này tức là trì danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật".

Phật nói Kinh này rồi, Tôn giả Mục Kiền Liên, Tôn giả A Nan và Vi Ðề Hi, cùng thị nữ quyến thuộc, nghe lời đức Phật dạy tất cả đều rất vui mừng.

Bấy giờ đức Thế Tôn chân đi trên hư không trở về núi Kỳ Xà Quật. Tôn giả A Nan vì đại chúng nói rộng sự ấy. Vô Lượng chư Thiên Long Bát Bộ, nghe lời Phật nói đều rất vui mừng lạy Phật lui ra./.

 


English version:

SUTRA of the MEDITATION on BUDDHA AMITAYUS

 

NOTE: The famous "Meditation Sutra on the Buddha Amitayus" (Amitayur Dhyana Sutra), available only in Chinese, is the key Pure Land sutra in Chinese Buddhism. It is revered as canonical by all Pure Land Buddhists, and is one of the "Triple Sutra" including the Larger and Smaller Sukhavati-vyuha Sutras (q.v.). In this sutra, the Nembutsu (Namo Amida Butsu) is specifically proclaimed as the avenue to liberation of suffering beings from samsara.
This English translation by J. Takakusu published originally as vol. xlix of The Sacred Books of the East series (Oxford, 1894, public domain) has been edited for ease of reading and comprehension by modern readers. Footnotes from the original edition are dated and have thus been eliminated.
A reprint of the unaltered and fully annotated translation exists in Dover paperback.


PART I.

1. Thus have I heard: At one time the Buddha dwelt in Rajagriha, on Vulture Peak, with a large assembly of Bhikkhus and with thirty-two thousand Bodhisattvas, with Manjushri the Dharma-Prince at the head of the assembly.

2. At that time, in the great city of Rajagriha there was a prince, the heir-apparent, named Ajatasatru. He listened to the wicked counsel of Devadatta and other friends and forcibly arrested Bimbisara his father, the king, and shut him up by himself in a room with seven walls, proclaiming to all the courtiers that no one should approach (the king). The chief consort of the king, Vaidehi by name, was true and faithful to her lord, the king. She supported him in this way: having purified herself by bathing and washing, she anointed her body with honey and ghee mixed with corn-flour, and she concealed the juice of grapes in the various garlands she wore in order to give him food without being noticed by the warder. As she stole in and made an offering to him, he was able to eat the flour and to drink the juice of grapes. Then he called for water and rinsed his mouth. That done, the king stretched forth his folded hands towards Vulture Peak and duly and respectfully made obeisance to the World-Honored One, who at that time was living there. And he uttered the following prayer: 'Mahamaudgalyayana is my friend and relative; let him, I pray, feel compassion towards me, and come and communicate to me the eight prohibitive precepts of the Buddha.' On this, Mahamaudgalyayana at once appeared before the king, coming with a speed equal to the flight of a falcon or an eagle, and communicated to him the eight precepts.

Day after day he visited the king. The World-Honored One sent also his worthy disciple Purna to preach the Dharma to the king. Thus a period of three weeks passed by. The king showed in his expression that he was happy and contented when he had an opportunity of hearing the Dharma as well as of enjoying the honey and flour.

3. At that time, Ajatasatru asked the warder of the gate whether his father was yet alive. On this, the warder answered him : 'Exalted king, the chief consort of your father brought food and presented it to him by anointing her body with honey and flour and filling her garlands with the juice of grapes, and the Sramanas, Mahamaudgalyayana and Purna, approached the king through the sky in order to preach the Dharma to him. It is impossible, king, to prevent them coming.'

When the prince heard this answer his indignation arose against his mother: 'My mother,' he cried, 'is indeed a rebel, for she was found in the company of that rebel. Wicked people are those Sramanas, and it is their art of spells causing illusion and delusion that delayed the death of that wicked king for so many days.' Instantly he brandished his sharp sword, intending to slay his mother. At that moment, there intervened a minister named Chandraprabha, who was possessed of great wisdom and intelligence, and Jiva (a famous physician). They saluted the prince and remonstrated with him, saying: 'We, ministers, Great king, heard that since the beginning of the kalpas there had been several wicked kings, even to the number of eighteen thousand, who killed their own fathers, coveting the throne of their respective kingdoms, as mentioned in the Sutra of the discourse of the Veda. Yet never have we heard of a man killing his mother, though he be void of virtue. Now, if you, king, should dare to commit such a deadly sin, you would bring a stain upon the blood of the Kshatriyas, the kingly race. We cannot even bear to hear of it. You are indeed a Chandala, the lowest race; we will not stay here with you.'

After this, the two great ministers withdrew stepping backward, each with his hand placed on his sword. Ajatasatru was then frightened and greatly afraid of them, and asked Jiva, 'Will you not be my friend?' In reply Jiva said to him, 'Do not then, O great king, by any means think of injuring your mother.' On hearing this, the prince repented and sought for mercy, and at once laid down his sword and did his mother no harm. He finally ordered the officers of the inner chambers to put the queen in a hidden palace and not to allow her to come out again.

4. When Vaidehi was thus locked up in confinement she became afflicted by sorrow and distress. She began to do homage to Buddha from afar, looking towards the Vulture Peak. She uttered the following words: 'Tathagata! World-Honored One! In former times you have constantly sent Ananda to me for enquiry and consolation. I am now in sorrow and grief. You, World-Honored One, are majestic and exalted; in no way shall I be able to see thee. Will thou, I pray you, command Mahamaudgalyayana and your honoured disciple, Ananda, to come and have an interview with me ?' After this speech, she grieved and wept, shedding tears like a shower of rain. Before she raised her head from doing homage to the distant Buddha, the World-Honored One knew what Vaidehi was wishing in her mind, though he was on the Vulture Peak. Therefore, he instantly ordered Mahamaudgalyayana and Ananda to go to her through the sky. Buddha himself disappeared from that mountain and appeared in the royal palace.

When the queen raised her head as she finished homage to Buddha, she saw before her the World-Honored Buddha Shakyamuni, whose body was purple gold in color, sitting on a lotus-flower which consists of a hundred jewels, with Mahamaudgalyayana attending on his left, and with Ananda on his right. Sakra (Indra), Brahman, and other gods that protect the world were seen in the midst of the sky, everywhere showering heavenly flowers with which they made offerings to Buddha in their obeisance. Vaidehi, at the sight of Buddha the World-Honored One, took off her garlands and prostrated herself on the ground, crying, sobbing, and speaking to Buddha: 'World-Honored One! what former sin of mine has produced such a wicked son? And again, Exalted One, from what cause and circumstances have you such an affinity (by blood and religion) with Devadatta (Buddha's wicked cousin and once his disciple)?'

5. 'My only prayer,' she continued, 'is this: World-Honored One, may you preach to me in detail of all the places where there is no sorrow or trouble, and where I ought to go to be born anew. I am not satisfied with this world of depravities, with Jambudvipa, which is full of hells, full of hungry spirits, and of the brute creatures. In this world of depravities, there are many assemblies of the wicked. May I not hear, I pray, the voice of the wicked in the future and may I not see any wicked person.

'Now I throw my limbs down to the ground before you, and seek for your mercy by confessing my sins. I pray for this only that the Sun-like Buddha may instruct me how to meditate on a world wherein all actions are pure.' At that moment, the World-Honored One flashed forth a golden ray from between his eyebrows. It extended to all the innumerable worlds of the ten quarters. On its return the ray rested on the top of the Buddha's head and transformed itself into a golden pillar just like Mount Sumeru, wherein the pure and admirable countries of the Buddhas in the ten quarters appeared simultaneously illuminated.

One was a country consisting of seven jewels, another was a country all full of lotus-flowers; one was like the palace of Mahesvara Deva (god Siva), another was like a mirror of crystal, with the countries in the ten quarters reflected therein. There were innumerable countries like these, resplendent, gorgeous, and delightful to look upon. All were meant for Vaidehi to see (and choose from).

Thereupon Vaidehi again spoke to Buddha: 'World-Honored One, although all other Buddha countries are pure and radiant with light, I should, nevertheless, wish myself to be born in the realm of Buddha Amitayus, in the world of Highest Happiness, Sukhavati. Now I simply pray you, World-Honored One, to teach me how to concentrate my thought so as to obtain a right vision of that country.'

6. Thereupon the World-Honored One gently smiled upon her, and rays of five colors issued forth out of his mouth, each ray shining as far as the head of king Bimbisara.

At that moment, the mental vision of that exalted king was perfectly clear though he was shut up in lonely retirement, and he could see the World-Honored One from afar. As he paid homage with his head and face, he naturally increased and advanced in wisdom, whereby he attained to the fruition of an Anagamin, the third of the four grades to Nirvana.

7. Then the World-Honored One said: 'Now do you not know, Vaidehi, that Buddha Amitayus is not very far from here? You should apply your mind entirely to close meditation upon those who have already perfected the pure actions necessary for that Buddha country.

'I now proceed to fully expound them for you in many parables, and thereby afford all ordinary persons of the future who wish to cultivate these pure actions an opportunity of being born in the Land of Highest Happiness (Sukhavati) in the western quarter. Those who wish to be born in that country of Buddha have to cultivate a threefold goodness. First, they should act filially towards their parents and support them; serve and respect their teachers and elders; be of compassionate mind, abstain from doing any injury, and cultivate the ten virtuous actions". Second, they should take and observe the vow of seeking refuge with the Three jewels, fulfill all moral precepts, and not lower their dignity or neglect any ceremonial observance. Third, they should give their whole mind to the attainment of perfect wisdom, deeply believe in the principle of cause and effect, study and recite the Mahayana doctrine, and persuade and encourage others who pursue the same course as themselves.

'These three groups as enumerated are called the pure actions leading to the Buddha country.'

'Vaidehi!' Buddha continued, 'To clarify if do you not understand now: These three classes of actions are the effective cause of the pure actions taught by all the Buddhas of the past, present, and future.'

8. The Buddha then addressed Ananda as well as Vaidehi: 'Listen carefully, listen carefully! Ponder carefully on what you hear! I, Tathagata, now declare the pure actions needful for Birth in that Buddha country, for the sake of all beings hereafter that are subject to the misery inflicted by the enemy of the passions. Well done, Vaidehi! Appropriate are the questions which you have asked! Ananda, be sure to remember these words of mine, the Buddha, and repeat them openly to many assemblies. I, Tathagata, now teach Vaidehi and also all beings hereafter in order that they may meditate on the World of Highest Happiness, Sukhavati, in the western quarter.

'It is by the power of Buddha only that one can see that pure land of Buddha as clear as one sees the image of one's face reflected in the transparent mirror held up before one.

'When one sees the state of happiness of that country in its highest excellence, one greatly rejoices in one's heart and immediately attains a spirit of resignation prepared to endure whatever consequences may yet arise.' Buddha, turning again to Vaidehi, said: 'You are but an ordinary person; the quality of your mind is weak and confused.

'You have not as yet obtained the divine eye and cannot perceive what is at a distance. All the Buddhas, Tathagatas have various means at their disposal and can therefore afford you an opportunity of seeing that Buddha country.' Then Vaidehi rejoined: 'World-Honored One, people such as I can now see that land by the power of Buddha, but how shall all those beings who are to come after Buddha's Nirvana, and who, as being depraved and devoid of good qualities, will be harassed by the five worldly sufferings - how shall they see the World of Highest Happiness of the Buddha Amitayus?'

PART II.

9. Buddha then replied: 'You and all other beings besides ought to make it your only aim, with concentrated thought, to get a perception of the western quarter. You will ask how that perception is to be formed. I will explain it now. All beings, if not blind from birth, are uniformly possessed of sight, and they all see the setting sun. You should sit down properly, looking in the western direction, and prepare your thought for a close meditation on the sun; cause your mind to be firmly fixed on it so as to have an unwavering perception by the exclusive application of your mind, and gaze upon it in particular when it is about to set and looks like a suspended drum.

'After you have thus seen the sun, let that image remain clear and fixed, whether your eyes be shut or open;-such is the perception of the sun, which is the First Meditation.

10. 'Next you should form the perception of water; gaze on the water clear and pure, and let (this image) also remain clear and fixed (afterwards); never allow your thought to be scattered and lost.

'When you have thus seen the water you should form the perception of ice. As you see the ice shining and transparent, you should imagine the appearance of lapis lazuli.

'After that has been done, you will see the ground consisting of lapis lazuli, transparent and shining both within and without. Beneath this ground of lapis lazuli there will be seen a golden banner with the seven jewels, diamonds and the rest, supporting the ground. It extends to the eight points of the compass, and thus the eight corners (of the ground) are perfectly filled up. Every side of the eight quarters consists of a hundred jewels, every jewel has a thousand rays, and every ray has eighty-four thousand colors which, when reflected in the ground of lapis lazuli, look like a thousand million suns, and. it is difficult to see them all one by one. Over the surface of that ground of lapis lazuli there are stretched golden ropes intertwined crosswise; divisions are made by means of strings of seven jewels with every part clear and distinct.

'Each jewel has rays of five hundred colors which look like flowers or like the moon and stars. Lodged high up in the open sky these rays form a tower of rays, whose storeys and galleries are ten millions in number and built of a hundred jewels. Both sides of the tower have each a hundred million flowery banners furnished and decked with numberless musical instruments. Eight kinds of cool breezes proceed from the brilliant rays. When those musical instruments are played, they emit the sounds "suffering," "non-existence," "impermanence," and "non-self "; such is the perception of the water, which is the Second Meditation.

11. 'When this perception has been formed, you should meditate on its (constituents) one by one and make (the images) as clear as possible, so that they may never be scattered and lost, whether your eyes be shut or open. Except only during the time of your sleep, you should always keep this in your mind. One who has reached this (stage of) perception is said to have dimly seen the Land of Highest Happiness (Sukhavati).'

'One who has obtained the Samadhi of supernatural calm is able to see the land of that Buddha country clearly and distinctly: this state is too much to be explained fully; such is the perception of the land, and it is the Third Meditation.

'You should remember, Ananda, the Buddha words of mine, and repeat this law for attaining to the perception of the land of the Buddha country for the sake of the great mass of the people hereafter who may wish to be delivered from their sufferings. If any one meditates on the land of that Buddha country, his sins which bind him to births and deaths during eighty million kalpas shall be expiated; after the abandonment of his present body, he will assuredly be born in the pure land in the following life. The practice of this kind of meditation is called the "right meditation." If it is of any other kind it is called "heretical meditation."'

12. Buddha then spoke to Ananda and Vaidehi: 'When the perception of the land (of that Buddha country) has been gained, you should next meditate on the jewel-trees (of that country). In meditating on the jewel-trees, you should take each by itself and form a perception of the seven rows of trees; every tree is eight hundred yojanas high, and all the jewel-trees have flowers and leaves consisting of seven jewels all perfect. All flowers and leaves have colors like the colors of various jewels -from the color of lapis lazuli there issues a golden ray; from the color of crystal, a saffron ray; from the color of agate, a diamond ray; from the color of diamond, a ray of blue pearls. Corals, amber, and all other gems are used as ornaments for illumination; nets of excellent pearls are spread over the trees, each tree is covered by seven sets of nets, and between one set and another there are five hundred million palaces built of excellent flowers, resembling the palace of the Lord Brahman; all heavenly children live there, quite naturally; every child has a garland consisting of five hundred million precious gems like those that are fastened on Sakra's (Indra's) head, the rays of which shine over a hundred yojanas, just as if a hundred million suns and moons were united together; it is difficult to explain them in detail. That (garland) is the most excellent among all, as it is the commixture of all sorts of jewels. Rows of these jewel-trees touch one another; the leaves of the trees also join one another.

'Among the dense foliage there blossom various beautiful flowers, upon which are miraculously found fruits of seven jewels. The leaves of the trees are all exactly equal in length and in breadth, measuring twenty-five yojanas each way; every leaf has a thousand colors and a hundred different pictures on it, just like a heavenly garland. There are many excellent flowers which have the color of Jambunada gold and an appearance of fire-wheels in motion, turning between the leaves in a graceful fashion. All the fruits are produced just (as easily) as if they flowed out from the pitcher of the God Sakra. There is a magnificent ray which transforms itself into numberless jewelled canopies with banners and flags. Within these jewelled canopies the works of all the Buddhas of the Great Chiliocosm appear illuminated; the Buddha countries of the ten quarters also are manifested therein. When you have seen these trees you should also meditate on them one by one in order. In meditating on the trees, trunks, branches, leaves, flowers, and fruits, let them all be distinct and clear;- such is the perception of the trees (of that Buddha country), and it is the Fourth Meditation.

13. 'Next, you should perceive the water (of that country). The perception of the water is as follows:

'In the Land of Highest Happiness there are waters in eight lakes; the water in every lake consists of seven jewels which are soft and yielding. Deriving its source from the king of jewels that fulfills every wish, the water is divided into fourteen streams; every stream has the color of seven jewels; its channel is built of gold, the bed of which consists of the sand of variegated diamonds.

'In the midst of each lake there are sixty million lotus-flowers, made of seven jewels; all the flowers are perfectly round and exactly equal (in circumference), being twelve yojanas. The water of jewels flows amidst the flowers and rises and falls by the stalks (of the lotus); the sound of the streaming water is melodious and pleasing, and propounds all the perfect virtues (Paramitas), "suffering," "non-existence," "impermanence," and "non-self;" it proclaims also the praise of the signs of perfection, and minor marks of excellence of all Buddhas. From the king of jewels that fulfills every wish, stream forth the golden-colored rays excessively beautiful, the radiance of which transforms itself into birds possessing the colors of a hundred jewels, which sing out harmonious notes, sweet and delicious, ever praising the remembrance of Buddha, the remembrance of the Dharma, and the remembrance of the Sangha -- such is the perception of the water of eight good qualities, and it is the Fifth Meditation.

14. 'Each division of that (Buddha) country, which consists of several jewels, has also jewelled storeys and galleries to the number of five hundred million; within each storey and gallery there are innumerable Devas engaged in playing heavenly music. There are some musical instruments that are hung up in the open sky, like the jewelled banners of heaven; they emit musical sounds without being struck, which, while resounding variously, all propound the remembrance of Buddha, of the Dharma and of the Sangha, Bhikkhus, and so forth. When this perception is duly accomplished, one is said to have dimly seen the jewel-trees, jewel-ground, and jewel-lakes of that World of Highest Happiness (Sukhavati) -- such is the perception formed by meditating on the general features of that Land, and it is the Sixth Meditation.

'If one has experienced this, one has expiated the greatest sinful deeds which would otherwise lead one to Transmigration for numberless millions of kalpas; after his death he will assuredly be born in that land.

15. 'Listen carefully! listen carefully! Think over what you have heard! I, Buddha, am about to explain in detail the law of delivering one's self from trouble and torment. Commit this to your memory in order to explain it in detail before a great assembly.' While Buddha was uttering these words, Buddha Amitayus stood in the midst of the sky with Bodhisattvas Mahasthama and Avalokitesvara, attending on his right and left respectively. There was such a bright and dazzling radiance that no one could see clearly; the brilliance was a hundred thousand times greater than that of gold (Jambunada). Thereupon Vaidehi saw Buddha Amitayus and approached the World-Honored One, and made obeisance to him, touching his feet, and spoke to him as follows: 'Exalted One! I am now able, by the power of Buddha, to see Buddha Amitayus together with the two Bodhisattvas. But how shall all the beings of the future meditate on Buddha Amitayus and the two Bodhisattvas?'

16. The Buddha answered: 'Those who wish to meditate on that Buddha ought first to direct their thought as follows: form the perception of a lotus-flower on a ground of seven jewels, each leaf of that lotus exhibits the colors of a hundred jewels, and has eighty-four thousand veins, just like heavenly pictures; each vein possesses eighty-four thousand rays, of which each can be clearly seen. Every small leaf and flower is two hundred and fifty yojanas in length and the same measurement in breadth. Each lotus-flower possesses eighty-four thousand leaves, each leaf has the kingly pearls to the number of a hundred million, as ornaments for illumination; each pearl shoots out a thousand rays like bright canopies. The surface of the ground is entireIy covered by a mixture of seven jewels. There is a tower built of the gems which are like those that are fastened on Sakra's head. It is inlaid and decked with eighty thousand diamonds, Kimsuka jewels, Brahma-mani and excellent pearl nets.

'On that tower there are miraculously found four posts with jewelled banners; each banner looks like a hundred thousand million Sumeru mountains.

'The jewelled veil over these banners is like that of the celestial palace of Yama, illuminated with five hundred million excellent jewels, each jewel has eighty-four thousand rays, each ray has various golden colors to the number of eighty-four thousand, each golden color covers the whole jewelled soil, it changes and is transformed at various places, every now and then exhibiting various appearances; now it becomes a diamond tower, now a pearl net, again clouds of mixed flowers, freely changing its manifestation in the ten directions it exhibits the state of Buddha -- such is the perception of the flowery throne, and it is the Seventh Meditation.'

Buddha, turning to Ananda, said: 'These excellent flowers were created originally by the power of the prayer of Bhikkhu, Dharmakara. All who wish to exercise the remembrance of that Buddha ought first to form the perception of that flowery throne. When engaged in it one ought not to perceive vaguely, but fix the mind upon each detail separately. Leaf, jewel, ray, tower, and banner should be clear and distinct, just as one sees the image of one's own face in a mirror. When one has achieved this perception, the sins which would produce births and deaths during fifty thousand kalpas are expiated, and he is one who will most assuredly be born in the World of Highest Happiness.

17. 'When you have perceived this, you should next perceive Buddha himself. Do you ask how? Every Buddha Tathagata is one whose spiritual body is the principle of nature (Darmadhatu-kaya), so that he may enter into the mind of any beings. Consequently, when you have perceived Buddha, it is indeed that mind of yours that possesses those thirty-two signs of perfection and eighty minor marks of excellence which you see in a Buddha. In conclusion, it is your mind that becomes Buddha, nay, it is your mind. that is indeed Buddha. The ocean of true and universal knowledge of all the Buddhas derives its source from one's own mind and thought. Therefore you should apply your thought with an undivided attention to a careful meditation on that Buddha Tathagata, Arhat, the Holy and Fully Enlightened One. In forming the perception of that Buddha, you should first perceive the image of that Buddha; whether, your eyes are open or shut, look at an image like Jambunada gold in color, sitting on that flower throne mentioned before.

'When you have seen the seated figure your mental vision will become clear, and you will be able to see clearly and distinctly the adornment of that Buddha country, the jewelled ground, and so forth. In seeing these things, let them be clear and fixed just as you see the palms of your hands. When you have passed through this experience, you should further form a perception of another great lotus-flower which is on the left side of Buddha, and is exactly equal in every way to the above-mentioned lotus-flower of Buddha. Still further, you should form (a perception of) another lotus-flower which is on the right side of Buddha. Perceive that an image of Bodhisattva Avalokitesvara is sitting on the left-hand flowery throne, shooting forth golden rays exactly like those of Buddha. Perceive then that an image of Bodhisattva Mahasthama is sitting on .the right-hand flowery throne.

'When these perceptions are gained the images of Buddha and the Bodhisattvas will all send forth brilliant rays, clearly lighting up all the jewel-trees with golden color. Under every tree there are also three lotus-flowers. On every lotus-flower there is an image, either of Buddha or of a Bodhisattva; thus (the images of the Bodhisattvas and of Buddha) are found everywhere in that country. When this perception has been gained, the devotee should hear the excellent Dharma preached by means of a stream of water, a brilliant ray of light, several jewel-trees, ducks, geese, and swans. Whether he be wrapped in meditation or whether he has ceased from it, he should ever hear the excellent Dharma. What the devotee hears must be kept in memory and not be lost, when he ceases from that meditation ; and it should agree with the Sutras, for if it does not agree with the Sutras, it is called an illusory perception, whereas if it does agree, it is called the rough perception of the World of Highest Happiness;-such is the perception of the images, and it is the Eighth Meditation.

'He who has practiced this meditation is freed from the sins (which otherwise involve him in) births and deaths for innumerable million kalpas, and during this present life he obtains the Samadhi due to the remembrance of Buddha.

18. 'Further, when this perception is gained, you should next proceed to meditate on the bodily marks and the light of Buddha Amitayus.

'You should know, Ananda, that the body of Buddha Amitayus is a hundred thousand million times as bright as the color of the Jambunada gold of the heavenly abode of Yama; the height of that Buddha is six hundred thousand nayutas of kotis of yojanas innumerable as are the sands of the river Ganges.

'The white twist of hair between the eyebrows all turning to the right is just like the five Sumeru mountains.

'The eyes of Buddha are like the water of the four great oceans; the blue and the white are quite distinct.

'All the roots of hair of his body issue forth brilliant rays which are also like the Sumeru mountains.

'The halo of that Buddha is like a hundred million Great Chiliocosms; in that halo there are Buddhas miraculously created, to the number of a million nayutas of kotis innumerable as the sands of the Ganges; each of these Buddhas has for attendants a great assembly of numberless Bodhisattvas who are also miraculously created.

'Buddha Amitayus has eighty-four thousand signs of perfection, each sign is possessed of eighty-four minor marks of excellence, each mark has eighty-four thousand rays, each ray extends so far as to shine over the worlds of the ten quarters, whereby Buddha embraces and protects all the beings who think upon him and does not exclude any one of them. His rays, signs, and so forth are difficult to be explained in detail. But in simple meditation let the mind's eye dwell upon them.

'If you pass through this experience, you will at the same time see all the Buddhas of the ten quarters. Since you see all the Buddhas it is called the Samadhi of the remembrance of the Buddhas.

'Those who have practiced this meditation are said to have contemplated the bodies of all the Buddhas. Since they have meditated on Buddha's body, they will also see Buddha's mind. It is great compassion that is called Buddha's mind. It is by his absolute compassion that he receives all beings.

'Those who have practiced this meditation will, when they die, be born in the presence of the Buddhas in another life, and obtain a spirit of resignation wherewith to face all the consequences which shall hereafter arise.

'Therefore those who have wisdom should direct their thought to the careful meditation upon that Buddha Amitayus. Let those who meditate on Buddha Amitayus begin with one single sign or mark -- let them first meditate on the white twist of hair between the eyebrows as clearly as possible; when they have done this, the eighty-four thousand signs and marks will naturally appear before their eyes. Those who see Amitayus will also see all the innumerable Buddhas of the ten quarters. Since they have seen all the innumerable Buddhas, they will receive the prophecy of their future destiny to become Buddha in the presence of all the Buddhas -- Such is the perception gained by a complete meditation on all forms and bodies of Buddha, and it is the Ninth Meditation.

19. 'When you have seen Buddha Amitayus distinctly, you should then further meditate upon Bodhisattva Avalokitesvara, whose height is eight hundred thousand nayutas of yojanas ; the color of his body is purple gold, his head has a turban at the back of which there is a halo; the circumference of his face is a hundred thousand yojanas. In that halo, there are five hundred Buddhas miraculously transformed just like those of Shakyamuni Buddha; each transformed Buddha is attended by five hundred transformed Bodhisattvas who are also attended by numberless gods. Within the circle of light emanating from his whole body appear illuminated the various forms and marks of all beings that live in the five paths of existence.

'On the top of his head Is a heavenly crown of gems like those that are fastened (on Indra's head), in which crown there is a transformed Buddha standing, twenty-five yojanas high.

'The face of Bodhisattva Avalokitesvara In, like Jambunada gold in color.

'The soft hair between the eyebrows has all the colors of the seven jewels, from which eighty-four kinds of rays flow out, each ray has innumerable transformed Buddhas, each of whom is attended by numberless transformed Bodhisattvas; freely changing their manifestations they fill up the worlds of the ten quarters; (the appearance) can be compared with the color of the red lotus-flower.

'He wears a garland consisting of eight thousand rays, in which is seen fully reflected a state of perfect beauty. The palm of his hand has a mixed color of five hundred lotus-flowers. His hands have ten tips of fingers, each tip has eighty-four thousand pictures, which are like signet-marks, each picture has eighty-four thousand colors, each color has eighty-four thousand rays which are soft and mild and shine over all things that exist. With these jewel hands he draws and embraces all beings. When he lifts up his feet, the soles of his feet are seen to be marked with a wheel of a thousand spokes which miraculously transform themselves into five hundred million pillars of rays. When he puts his feet down to the ground, the flowers of diamonds and jewels are scattered about, and all things are simply covered by them. All the other signs of his body and the minor marks of excellence are perfect, and not at all different from those of Buddha, except the signs of having the turban on his head and the top of his head invisible, which two signs of him are inferior to those of the World-Honored One -- such is the perception of the real form and body of Bodhisattva Avalokitesvara, and it is the Tenth Meditation.'

The Buddha, especially addressing Ananda, said: 'Whosoever wishes to meditate on Bodhisattva Avalokitesvara must do so in the way I have explained. Those who practice this meditation will not suffer any calamity; they will utterly remove the obstacle that is raised by karma, and will expiate the sins which would involve them in births-and deaths for numberless kalpas. Even the hearing of the name of this Bodhisattva will enable one to obtain immeasurable happiness. How much more, then, will the diligent contemplation of him!

'Whosoever will meditate on Bodhisattva Avalokitesvara should first meditate on the turban of his head and then on his heavenly crown.

'All the other signs should also be meditated on according to their order, and they should be clear and distinct just as one sees the palms of one's hands.

'Next you should meditate on Bodhisattva Mahasthama, whose bodily signs, height and size are equal to those of Avalokitesvara; the circumference of his halo is one hundred and twenty-five yojanas, and it shines as far as two hundred and fifty yojanas. The rays of his whole body shine over the countries of the ten quarters, they are purple gold in color, and can be seen by all beings that are in favorable circumstances. If one but sees the ray that issues from a single root of the hair of this Bodhisattva, he will at the same time see the pure and excellent rays of all the innumerable Buddhas of the ten quarters.

'For this reason this Bodhisattva is named the Unlimited Light; it is with this light of wisdom that he shines over all beings and causes them to be removed from the three paths of existence, and to obtain the highest power. For the same reason this Bodhisattva is called the Bodhisattva of Great Strength (Mahasthama). His heavenly crown has five hundred jewel-flowers; each jewel-flower has five hundred jewel-towers, in each tower are seen manifested all the pure and excellent features of the far-stretching Buddha countries in the ten quarters. The turban on his head is like a lotus-flower; on the top of the turban there is a jewel pitcher, which is filled with various brilliant rays fully manifesting the state of Buddha. All his other bodily signs are quite equal to those of Avalokitesvara. When this Bodhisattva walks about, all the regions of the ten quarters tremble and quake. Wherever the earth quakes there appear five hundred million jewel-flowers; each jewel-flower with its splendid dazzling beauty looks like the World of Highest Happiness (Sukhavati).

'When this Bodhisattva sits down, all the countries of seven jewels at once tremble and quake: all the incarnate, divided Amitayuses - innumerable as the dust of the earth - and all the incarnate Bodhisattvas - Avalokitesvara and Mahasthamaprapta - who dwell in the middlemost Buddha countries situated between the Buddha country of the lower region presided over by Buddha "Golden Light," and the country of the upper region presided over by Buddha "King of Light" -- all these assemble in the World of Highest Happiness (Sukhavati) like gathering clouds, sit on their thrones of lotus-flowers which fill the whole sky, and preach the excellent Dharma in order to deliver all the beings that are immersed in suffering -- such is the perception of the form and body of Bodhisattva Mahasthamaprapta, and it is the Eleventh Meditation.

'Those who practice this meditation are freed from the sins which would otherwise trap them in births-and-deaths for innumerable asamkhya kalpas.

'Those who have practiced this meditation do not live in an embryo state but obtain free access to the excellent and admirable countries of Buddhas. Those who have experienced this are said to have perfectly meditated upon the two Bodhisattvas Avalokitesvara and Mahasthamaprapta.

20. 'After you have had this perception, you should imagine yourself to be born in the World of Highest Happiness in the western quarter, and to be seated, cross-legged, on a lotus-flower there. Then imagine that the flower has shut you in and has afterwards unfolded; when the flower has thus unfolded, five hundred colored rays will shine over your body, your eyes will be opened so as to see the Buddhas and Bodhisattvas who fill the whole sky; you will hear the sounds of waters and trees, the notes of birds, and the voices of many Buddhas preaching the excellent Dharma, in accordance with the twelve divisions of the scriptures. When you have ceased from that meditation you must remember the experience ever after.

'If you have passed through this experience you are said to have seen the World of Highest Happiness in the realm of the Buddha Amitayus -- this is the perception obtained by a complete meditation on that Buddha country, and is called the Twelfth Meditation.

'The innumerable incarnate bodies of Amitayus, together with those of Avalokitesvara and Mahasthamaprapta, constantly come and appear before such devotees as above mentioned.'

21. Buddha then spoke to Ananda and Vaidehi: 'Those who wish, by means of their serene thoughts, to be born in the western land, should first meditate on an image of the Buddha, who is sixteen cubits high, seated on a lotus-flower in the water of the lake. As it was stated before, the real body and its measurement are unlimited, incomprehensible to the ordinary mind.

'But by the efficacy of the ancient prayer of that Tathagata, those who think of and remember him shall certainly be able to accomplish their aim.

'Even the mere perceiving of the image of that Buddha brings to one immeasurable blessings. How much more, then, will the meditating upon all the complete bodily signs of that Buddha! Buddha Amitayus has supernatural power; since everything is at his disposal, he freely transforms himself in the regions of the ten quarters. At one time he shows himself as possessing a magnificent body, which fills the whole sky, at another he makes his body appear small, the height being only sixteen or eighteen cubits. The body he manifests is always pure gold in color; his halo - bright with transformed Buddhas - and his jewel lotus-flowers are as mentioned above. The bodies of the two Bodhisattvas are the same always.

'All beings can recognize either of the two Bodhisattvas by simply glancing at the marks of their heads. These two Bodhisattvas assist Amitayus in his work of universal salvation -- such is the meditation that forms a joint perception of the Buddha and Bodhisattvas, and it is the Thirteenth Meditation.'

PART III.

22. Buddha then spoke to Ananda and Vaidehi: 'The beings who will be born in the highest form of the highest grade (i. e. to Buddhahood) are those, whoever they may be, who wish to be born in that country and cherish the threefold thought whereby they are at once destined to be born there. What is the threefold thought, you may ask. First, the True Thought; second, the Deep Believing Thought; third, the Desire to be born in that Pure Land by bringing one's own stock of merit to maturity. Those who have this threefold thought in perfection shall most assuredly be born into that country.

'There are also three classes of beings who are able to be born in that country. What, you may ask, are the three classes of beings ? First, those who are possessed of a compassionate mind, who do no injury to any beings, and accomplish all virtuous actions according to Buddha's precepts; second, those who study and recite the Sutras of the Mahayana doctrine, for instance, the Vaipulya Sutras; third, those who practice the sixfold remembrance. These three classes of beings who wish to be born in that country by bringing (their respective stocks of merit) to maturity, will become destined to be born there if they have accomplished any of those meritorious deeds for one day or even for seven days.

'When one who has practiced (these merits) is about to be born in that country, Buddha Amitayus, together with the two Bodhisattvas Avalokitesvara and Mahasthamaprapta, also numberless created Buddhas, and a hundred thousand Bhikkhus and Sravakas, with their whole retinue, and innumerable gods, together with the palaces of seven jewels, will appear before him out of regard for his diligence and courage; Avalokitesvara together with Mahasthamaprapta, will offer a diamond seat to him; thereupon Amitayus himself will send forth magnificent rays of light to shine over the dying person's body. He and many Bodhisattvas will offer their hands and welcome him, when Avalokitesvara, Mahasthamaprapta, and all the other Bodhisattvas will praise the glory of the man who practiced the meritorious deeds, and convey an exhortation to his mind. When the new-comer, having seen these, rejoicing and leaping for joy, looks at himself, he will find his own body seated on that diamond throne; and as he follows behind Buddha he will be born into that country, in a moment When he has been born there, he will see Buddha's form and body with every sign of perfection complete, and also the perfect forms and signs of all the Bodhisattvas; he will also see brilliant rays and jewel forests and hear them propounding the excellent Dharma, and instantly be conscious of a spirit of resignation to whatever consequences may hereafter arise. Before long he will serve every one of the Buddhas who live in the regions of the ten quarters. In the presence of each of those Buddhas he will obtain successively a prophecy of his future destiny. On his return to his own land Sukhavati, in which he has just been born he will obtain countless hundreds of thousand Dharanis -- such are those who are to be born in the highest form of the highest grade to Buddhahood.

23. 'Next, the beings who will be born in the middle form of the highest grade are those who do not necessarily learn, remember, study, or recite those Vaipulya Sutras, but fully understand the meaning of the truth contained in them, and having a firm grasp of the highest truth do not speak evil of the Mahayana doctrine, but deeply believe in (the principle of) cause and effect; who by bringing these good qualities to maturity seek to be born in that Country of Highest Happiness. When one who has acquired these qualities is about to die, Amitayus, surrounded by the two Bodhisattvas Avalokitesvara and Mahasthamaprapta, and an innumerable retinue of dependents, will bring a seat of purple gold and approach him with words of praise, saying: "O my son in the Dharma! you have practiced the Mahayana doctrine; you have understood and believed the highest truth; therefore I now come to meet and welcome you." He and the thousand created Buddhas extend their hands all at once.

'When that man looks at his own body, he will find himself seated on that purple gold seat; he will, then, stretching forth his folded hands, praise and eulogize all the Buddhas. As quick as thought he will be born in the lake of seven jewels of that country. That purple gold seat on which he sits is like a magnificent jewel-flower, and will open after a night; the new-comer's body becomes purple gold in color, and he will also find under his feet a lotus-flower consisting of seven jewels. Buddha and the Bodhisattvas at the same time will send forth brilliant rays to shine over the body of that person whose eyes will instantaneously be opened and become clear. According to his former usage (in the human world) he will hear all the voices that are there, preaching primary truths of the deepest significance.

'Then he will descend from that golden seat and make obeisance to the Buddha with folded hands, praising and eulogizing the World-Honored One. After seven days, he will immediately attain to the state of the highest perfect knowledge, anuttarasamyaksambodhi, from which he will never fall away; next he will fly to all the ten regions and successively serve all the Buddhas therein; he will practice many a Samadhi in the presence of those Buddhas. After the lapse of a lesser kalpa he will attain a spirit of resignation to whatever consequences may hereafter arise, and he will also obtain a prophecy of his future destiny in the presence of Buddhas.

24. 'Next are those who are to be born in the lowest form of the highest grade: this class of beings also believes in the principle of cause and effect, and without slandering the Mahayana doctrine, simply cherishes the thought of obtaining the highest Bodhi and by bringing this good quality to maturity seeks to be born in that Country of Highest Happiness. When a devotee of this class dies, Amitayus, with Avalokitesvara, Mahasthamaprapta and all the dependents, will offer him a golden lotus-flower; he will also miraculously create five hundred Buddhas in order to send for and meet him. These five hundred created Buddhas will all at once extend their hands and praise him, saying: "O my son in the Dharma! you are pure now; as you have cherished the thought of obtaining the highest Bodhi, we come to meet you." When he has seen them, he will find himself seated on that golden lotus-flower. Soon the flower will close upon him; following behind the World-Honored One he will go to be born in the lake of seven jewels. After one day and one night the lotus-flower will unfold itself. Within seven days he may see Buddha's body, though his mind is not as yet clear enough to perceive all the signs and marks of the Buddha, which he will be able to see clearly after three weeks; then he will hear many sounds and voices preaching the excellent Dharma, and he himself, travelling through all the ten quarters, will make obeisance to all the Buddhas, from whom he will learn the deepest significance of the Dharma. After three lesser kalpas he will gain entrance to the knowledge of a hundred divisions of nature and become settled in the first joyful stage of Bodhisattva. The perception of these three classes of beings is called the meditation upon the superior class of beings, and is the Fourteenth Meditation.

25. 'The beings who will be born in the highest form of the middle grade are those who observe the five prohibitive precepts, the eight prohibitive precepts and the fasting, and practice all the moral precepts; who do not commit the five deadly sins, and who bring no blame or trouble upon any being; and who by bringing these good qualities to maturity seek to be born in the World of Highest Happiness in the western quarter. On the eve of such a person's departure from this life, Amitayus, surrounded by Bhikkhus and dependents, will appear before him, flashing forth rays of golden color, and will preach the Dharma of suffering, non-existence, impermanence, and non-self. He will also praise the virtue of homelessness that can liberate one from all sufferings. At the sight of Buddha, that believer will excessively rejoice in his heart; he will soon find himself seated on a lotus-flower. Kneeling down on the ground and stretching forth his folded hands he will pay homage to Buddha. Before he raises his head he will reach that Country of Highest Happiness and be born there. Soon the lotus-flower will unfold, when he will hear sounds and voices praising and glorifying the Four Noble Truths of suffering. He will immediately attain to the fruition of Arhatship, gain the threefold knowledge and the six supernatural faculties, and complete the eightfold emancipation.

26. 'The beings who will be born in the middle form of the middle grade are those who either observe the eight prohibitive precepts, and the fasting for one day and one night, or observe the prohibitive precept for Sramanera for the same period, or observe the perfect moral precepts, not lowering their dignity nor neglecting any ceremonial observance for one day and one night, and by bringing their respective merits to maturity seek to be born in the Country of Highest Happiness. On the eve of departure from this life, such a believer who is possessed of this moral virtue, which he has made fragrant by cultivation during his life, will see Amitayus, followed by all his retinue; flashing forth rays of golden color, this Buddha will come before him and offer a lotus-flower of seven jewels.

'He will hear a voice in the sky, praising him and saying: "O son of a noble family, you are indeed an excellent man. Out of regard for your obedience to the teachings of all the Buddhas of the three worlds, I now come and meet you." Then the newcomer will see himself seated on that lotus-flower. Soon the lotus-flower will fold around him, and being in this he will be born in the jewel-lake of the World of Highest Happiness in the western quarter.

'After seven days that flower will unfold again, when the believer will open his eyes, and praise the World-Honored One, stretching forth his folded hands. Having heard the Dharma, he will rejoice and obtain the fruition of a Srotapanna.

'In the lapse of half a kalpa he will become an Arhat.

27. 'Next are the beings who will be born in the lowest form of the middle grade to Buddhahood. If there are sons or daughters of a noble family who are filial to their parents and support them, besides exercising benevolence and compassion in the world, at their departure from this life such persons will meet a good and learned teacher who will fully describe to them the state of happiness in that Buddha country of Amitayus, and will also explain the forty-eight prayers of the Bhikkhu Dharmakara. As soon as any such person has heard these details, his life will come to an end. In a brief moment he will be born in the World of Highest Happiness in the western quarter.

'After seven days he will meet Avalokitesvara and Mahasthamaprapta, from whom he will learn the Dharma and rejoice. After the lapse of a lesser kalpa he will attain to the fruition of an Arhat. The perception of these three sorts of beings is called the meditation of the middle class of beings, and is the Fifteenth Meditation.

28. 'Next are the beings who will be born in the highest form of the lowest grade. If there be any one who commits many evil deeds, provided that he does not speak evil of the Mahayana Sutras, he, though himself a very stupid man, and neither ashamed nor sorry for all the evil actions that he has done, yet, while dying, may meet a good and learned teacher who will recite and laud the headings and titles of the twelve divisions of the Mahayana scriptures. Having thus heard the names of all the Sutras, he will be freed from the greatest sins which would involve him in births and deaths during a thousand kalpas.

'A wise man also will teach him to stretch forth his folded hands and to say, "Adoration to Buddha Amitayus" ( Namo Amitabhaya Buddhaya, or Namu Amida Butsu ). Having uttered the name of the Buddha, he will be freed from the sins which would otherwise involve him in births and deaths for fifty million kalpas. Thereupon the Buddha will send a created Buddha, and the created Bodhisattvas Avalokitesvara and Mahasthamaprapta, to approach that person with words of praise, saying: "O son of a noble family, as you have uttered the name of that Buddha, all your sins have, been destroyed and expiated, and therefore we now come to meet you." After this speech the devotee will observe the rays of that created Buddha flooding his chamber with light, and while rejoicing at the sight he will depart this life. Seated on a lotus-flower he will follow that created Buddha and go to be born in the jewel-lake.

'After the lapse of seven weeks, the lotus-flower will unfold, when the great compassionate Bodhisattvas Avalokitesvara and Mahasthamaprapta will stand before him, flashing forth magnificent rays, and will preach to him the deepest meaning of the twelve divisions of the scriptures. Having heard this, he will understand and believe it, and cherish the thought of attaining the highest Bodhi. In a period of ten lesser kalpas he will gain entrance to the knowledge of the hundred divisions of nature and be able to enter upon the first joyful stage of Bodhisattva. Those who have had an opportunity of hearing the name of Buddha, the name of the Dharma, and the name of the Sangha - the names of the Three jewels - can also be born in that country.'

29. Buddha continued: 'Next are the beings who will be born in the middle form of the lowest grade. If there is any one who transgresses the five and the eight prohibitive precepts, and also all the perfect moral precepts; he, being himself so stupid as to steal things that belong to the whole community or things that belong to a particular Bhikkhu and not be ashamed nor sorry for his impure preaching of the Dharma (in case of preacher), but magnify and glorify himself with many wicked deeds - such a sinful person deserves to fall into hell in consequence of those sins. At the time of his death, when the fires of hell approach him from all sides, he will meet a good and learned teacher who will, out of great compassion, preach the power and virtue of the ten faculties of Amitayus and fully explain the supernatural powers and brilliant rays of that Buddha; and will further praise moral virtue, meditation, wisdom, emancipation, and the thorough knowledge that follows emancipation. After having heard this, he will be freed from his sins, which would involve him in births and deaths during eighty million kalpas; thereupon those violent fires of hell will transform themselves into a pure and cool wind blowing about heavenly flowers. On each of these flowers will stand a created Buddha or Bodhisattva to meet and receive that person. In a moment he will be born in a lotus-flower growing in the lake of seven jewels. After six kalpas the lotus-flower will open, when Avalokitesvara and Mahasthama will soothe and encourage him with their Brahma-voices, and preach to him the Mahayana Sutras of the deepest significance.

'Having heard this Dharma, he will instantaneously direct his thought toward the attainment of the highest Bodhi.

30. 'Finally, there are the beings who will be born in the lowest form of the lowest grade. If there is any one who commits evil deeds, and even completes the ten wicked actions, the five deadly sins and the like; that man, being himself stupid and guilty of many crimes, deserves to fall into a miserable path of existence and suffer endless pains during many kalpas. On the eve of death he will meet a good and learned teacher who will, soothing and encouraging him in various ways, preach to him the excellent Dharma and teach him the remembrance of Buddha, but, being harassed by pains, he will have no time to think of Buddha. Some good friend will then say to him: "Even if you cannot exercise the remembrance of Buddha, you may, at least, utter the name, "Buddha Amitayus." Let him do so serenely with his voice uninterrupted; let him be (continually) thinking of Buddha until he has completed ten times the thought, repeating the formula, "Adoration to Buddha Amitayus" (Namah Amitabha Buddhayah, Namu Amida Butsu ). On the strength of his merit of uttering that Buddha's name he will, during every repetition, expiate the sins which involved him in births and deaths during eighty million kalpas. He will, while dying, see a golden lotus-flower like the disk of the sun appearing before his eyes; in a moment he will be born in the World of Highest Happiness. After twelve greater kalpas the lotus-flower will unfold; thereupon the Bodhisattvas Avalokitesvara and Mahasthamaprapta, raising their voices in great compassion, will preach to him in detail the real state of all the elements of nature and the law of the expiation of sins. On hearing them he will rejoice and will immediately direct his thought toward the attainment of the Bodhi -- such are the beings who are to be born in the lowest form of the lowest grade to Buddhahood. The perception of the above three is called the meditation of the inferior class of beings, and is the Sixteenth Meditation.'

PART IV.

31. When Buddha had finished this speech, Vaidehi, together with her five hundred female attendants, could see, as guided by the Buddha's words, the scene of the far-stretching World of the Highest Happiness, and could also see the body of Buddha and the bodies of the two Bodhisattvas. With her mind filled with joy she praised them, saying: 'Never have I seen such a wonder!' Instantaneously she became wholly and fully enlightened, and attained a spirit of resignation, prepared to endure whatever consequences might yet arise. Her five hundred female attendants too cherished the thought of obtaining the highest perfect knowledge, and sought to be born in that Buddha country.

32. The World-Honored One predicted that they would all be born in that Buddha country and be able to obtain the Samadhi (the supernatural calm) of the presence of many Buddhas. All the innumerable Devas (gods) also directed their thought toward the attainment of the highest Bodhi.

Thereupon Ananda rose from his seat, approached Buddha, and spoke thus: 'World-Honored One, what should we call this Sutra? And how should we receive and remember it in the future?'

Buddha said in his reply to Ananda: 'Ananda, this Sutra should be called 'The Meditation on the Land of Sukhavati, on Buddha Amitayus, Bodhisattva Avalokitesvara, Bodhisattva Mahasthamaprapta,' or otherwise be called 'The Sutra on the entire removal of the obstacle of Karma, the means of being born in the realm of the Buddhas.' You should take and hold it, not forgetting nor losing it. Those who practice the Samadhi in accordance with this Sutra will be able to see, in the present life, Buddha Amitayus and the two great Bodhisattvas.

'In case of a son or a daughter of a noble family, the mere hearing of the names of the Buddha and the two Bodhisattvas will expiate the sins which would involve them in births and deaths during innumerable kalpas. How much more will the remembrance of that Buddha and the Bodhisattvas!

'Know that the one who remembers that Buddha is the White Lotus among people, whom the Bodhisattvas Avalokitesvara and Mahasthama consider an excellent friend. Such a person will, sitting in the Bodhi-mandala, be born in the abode of Buddhas.'

The Buddha further spoke to Ananda : 'You should carefully remember these words. To remember these words is to remember the name of Buddha Amitayus.' When Buddha concluded these words, the worthy disciples Mahamaudgalyayana, and Ananda, Vaidehi and the others were all enraptured with boundless joy.

33. Thereupon the World-Honored One came back, walking through the open sky to Vulture Peak. Ananda soon after spoke before a great assembly of all the occurrences as stated above. On hearing this, all the innumerable Devas, Nagas and Yakshas were inspired with great joy; and having made obeisance to the Buddha they went their way.

Here ends the Sutra of the Meditation on Buddha Amitayus, spoken by Buddha Shakyamuni.


Source: Rick St Clair's web page, http://web.mit.edu/stclair/www/amida.html


[Trở về trang Thư Mục]

 (20-03-2002)