BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


LUẬT XUẤT-GIA TÓM TẮT (PABBAJITA VINAYA SANKHEPA)

TỲ-KHƯU HỘ-TÔNG (VANSARAKKHITA BHIKKHU)

PL. 2510 - TL. 1966
TÁI BẢN PL. 2537 - TL. 1993


   VI. UỐNG RƯỢU PHẦN THỨ SÁU (Suràpànavagga).

1) Uống rượu (suràpàna).

Tỳ-khưu uống nước có chất say, phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại xứ Bhaddavatikà, do Tỳ-khưu Sàgata uống rượu.

Chú giải: nước say làm bằng chất say nhất là làm bằng bột gọi là rượu (sura), nước mà người ngâm bông cây gọi là "meraya".

Cả 2 thứ nước ấy dầu Tỳ-khưu uống 1 nhỏ, cũng phạm Ưng đối trị.

Không phải nước say tưởng là nước say, hoặc nghi rồi uống, phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Biết là không phải nước say, uống không phạm tội, uống thuốc có chất say, mà có mầu, mùi và vị như nước say, hoặc canh, thịt, dầu, tầm ruột rừng và đường mà người để chút ít nước say vào cho bán mùi hôi, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 2 chi:

- Nước có chất say (majjabhàvoca)
- Uống nước có chất say ấy (tassapànam)

Đều đủ cả 2 chi ấy thì mới phạm tội. Chỗ sanh tội (samutthàna vidhi) như trong điều học "thọ lông cừu" (elakalomàsikkhàpada). Chỉ khác nhau là điều học này phạm tội vì đời (lokavajja), phạm vì ác tâm (akusalacitta), có 3 thọ .

2) Dùng tay chọc léc (angulipatodaka)

Tỳ-khưu dùng tay chọc léc vị khác, phạm Ưng đối trị .

Điều học này do đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá, gần thành Xá Vệ, do phe Lục sư chọc léc vị khác.

Chú giải: Chọc léc Sa-di, phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Không cố ý chọc léc chơi rồi đụng nhằm, có việc rồi đụng nhằm, và Tỳ-khưu điên, đều không phạm tội .

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 2 chi:

- Cố ý chọt lét chơi (hassàdhippàyatà).
- Tay mình đụng nhằm Tỳ-khưu khác (upasampannassakàye nakàỳamasanam).

Ðều đủ cả 2 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthàna) như trong điều học Bất cộng trụ thứ nhất (pathama pàràjika sikkhàpada).

3) Giỡn nước (hassadhamma).

Tỳ-khưu giỡn nước phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Tỳ-khưu Vagga giỡn nước.

Chú giải: Giỡn trong nước sâu từ cườm chân trở xuống phạm Tác ác. mỗi lần lặn xuống ngước lên phạm Ưng đối trị, lội phạm Ưng đối trị, mỗi lần tay bơi chân quậy. Nếu lội nổi trên nước, phạm Ưng đối trị, mỗi lần tay chân bơi quậy; xuống chơi trong nước cạn dưới cườm chân, hoặc chơi ghe, hoặc lấy tay, chân, cây... chận nước hoặc giỡn nước trong đồ đựng, giỡn bùn, hoặc khoác nước chơi, đều phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Viết chữ giải nghĩa không cố ý chơi, xuống tắm như thường, lội ngang rạch, sông hoặc có tai hại, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 2 chi:

- Nước sâu ngập cườm chân (uparigoppahatà).
- Xuống cố ý giỡn chơi cho vui (hassàdhippàyenakilanam).

Ðều đủ cả 2 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị . Chỗ sanh tội (samutthàna vidhi) như trong điều học Bất cộng trụ thứ nhất (pathama pàràjikasikkhàpada).

4) Không kiên luật (anàdariya).

Tỳ-khưu tỏ dạng không kiên luật hoặc không kiên người giảng luật, phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại tịnh xá Ghosita, gần thành Kosambi, do Tỳ-khưu Channa không kiên pháp luật.

Chú giải: Tỳ-khưu nhờ vị khác thức tỉnh, khuyên dạy dìu dắt, cấm răn theo điều học của đức Phật đã cấm chế mà không kiên vị ấy, hoặc không kiên luật pháp, phạm Ưng đối trị. Nghĩ rằng "Vị này kiếm điều bắt tội chê trách, nói xấu, lời vị này, ta không hành theo rồi không kiên nể như thế gọi là không kiên", với Tỳ-khưu, phạm Ưng đối trị, với sa-di, phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Tỳ-khưu có học Phạn, đáp: "sự học đọc Pali và Chú giải của thầy giáo thọ của tôi như vậy.", và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 2 chi:

- Tỳ-khưu thức tỉnh theo luật mà Phật cấm chế(Upasampannassa pannattena vacanam);
- Dễ duôi không kiêng nể(anàdariya karanam).

Ðều đủ cả 2 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học trộm cắp (adinnàdànà sikkhàpada). Chỉ khác nhau là điều học này thuộc thọ khổ (dukkhavedanà).

5) Nhát Tỳ-khưu khác (bhimsàpana).

Tỳ-khưu nhát hoặc làm cho vị khác kinh sợ, phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá ( Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư nhát phe Thập thất sư.

Chú giải: Làm cho Tỳ-khưu khác sợ là nói: chỗ nầy có kẻ cướp độc ác, hoặc đem vật gì làm cho sợ, nói lời chi cho Tỳ-khưu khác sợ, Tỳ-khưu này dầu sợ hay không sợ, Tỳ-khưu nhát cũng phạm Ưng đối trị; Tỳ-khưu nhát cũng phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Không tính làm cho người sợ, nói lời thiệt, như nói "đường này xa có bọn cướp", và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 2 chi:

- Người ấy là Tỳ-khưu (upasampannata);
- Cố ý ráng làm cho Tỳ-khưu kinh sợ, trong khi vị này nghe và thấy(bhimsàpetukàmatàya vàyamanam).

Ðều đủ cả 2 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như điều học trên.

6) Nhúm lửa lên ngọn (jotisamà dahana).

Tỳ-khưu vô bịnh tự mình hoặc dạy người khác nhúm lửa cho lên ngọn đặng hơ, Ưng đối trị.

Nếu đốt vì hữu sự, như đốt bát, không phạm tội.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại rừng Bhesaka do các Tỳ-khưu nhúm lửa để hơ trong tháng lạnh.

Chú giải: Nhúm lửa chưa cháy phạm, cháy lên ngọn phạm Ưng đối trị.

Tỳ-khưu có bịnh, không có lửa chịu không được gọi là: "có bịnh". Tỳ-khưu có bịnh tưởng là không bịnh, nghi rồi nhúm lửa để hơ, phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Biết là có bịnh rồi nhúm lửa hơ không phạm tội, hơ lửa của người khác nhúm, nhúm lửa vì hữu sự hoặc có tai nạn, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 4chi:

- Vô bịnh (agilànatà);
- Không có duyên cớ mà đức Phật cho phép (anunnàtakaranàbhàvo).
- Cố ý để hơ (Visibbhetukàmata).
- Tự mình hoặc dạy kẻ khác nhúm lửa cháy lên ngọn (samàdahanam).

Ðều đủ cả 4 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học làm mai dong (sancaritta sikkhàpada).

7) Tắm (nahàna).

Tỳ-khưu ở xứ Trung Ấn độ, 15 ngày tắm một kỳ được, nếu chưa đủ 15 ngày rồi tắm, phạm Ưng đối trị, trừ ra có dịp mới tắm được. (điều học này chỉ cấm ở xứ Trung Ấn độ, xứ ngoài như xứ ta nên tắm thường thường, không phạm tội).

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Trúc Lâm tịnh xá (Vihàra veluvana) gần thành Vương xá (Ràjagaha). Do chư Tỳ-khưu tắm lâu, làm cho đức vua "Tần Bà Sa" chờ đợi.

8) Làm dấu (dubhannakarana).

Tỳ-khưu được y mới, nếu muốn mặc, cần phải dùng 1 trong 3 màu là: màu xanh chàm, đen xậm, xám tro (bùn), để làm dấu tròn (bandukappa) mới nên mặc, nếu chưa làm dấu tròn mà dùng, phạm phạm Ưng đối trị .

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do chư Tỳ-khưu không biết nhìn y đã bị bọn cướp đoạt.

Chú giải: Tỳ-khưu đã mặc y là, dấu mà tưởng là chưa làm, hoặc nghi mà mặc, phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Ðã làm dấu tròn, biết đã làm rồi mặc, hoặc đã làm mà dấu tròn đã bay tan, hoặc chỗ làm dấu tròn ấy đứt rách mất, hoặc y làm không được, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 3 chi:

- Y chưa làm dấu tròn (cìvarassa akatakappalà).
- Không phải là Tỳ-khưu có y mất (nanatthàcìvaradità).
- Ðã mặc hoặc đắp y ấy (nivàsanamvà pàrupanamvà).

Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị . Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học thọ lông cừu (elakalomà sikkhàpada). Chỉ khác nhau là điều học này phạm vì làm, là mặc, đắp, vì không làm là không làm dấu (kiriyà kiriyà).

9) Gởi y (vikappana).

Tỳ-khưu gởi y cho 1 trong 5 hạng người xuất gia, Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, Thất xoa ma na, Sa-d, Sa-di ni, mà không cho người lãnh gởi xả phép gởi cho, rồi đem y về mặc, đắp, phạm Ưng đối trị .

Ðiều học này gọi là "paccudhàra" như thế cũng được.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do Tỳ-khưu Upananda gởi y khi lấy y đem vể mặc không nhờ người lãnh gởi xả phép gởi.

Chú giải: Tỳ-khưu đã gởi y rồi đem về mặc mà chưa xả phép gởi ấy phạm Ưng đối trị . Nguyện đặt tên và lìa xa y chưa xả phép gởi. Phạm Tác ác, đã xả phép gởi tưởng là chưa xả hoặc nghi rồi mặc, đắp, phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Biết đã xả phép gởi rồi mặc, đắp, chưa chịu gởi đã xả phép gởi cho, hoặc dùng y vì thân thiết với người chịu gởi, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 3 chi:

- Không xả y mà mình đã gởi (sàmamvikappi tassa apaccudhàro).
- Y ấy đủ thước tấc (bề ngang, bề dài) nên gởi (vikappanùpaga cìvaratà).
- Ðã mặc, đắp (paribhogo).

Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị . Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học lễ dâng y lần thứ nhất (pathamakathina sikkhàpada).

10) Giấu vật dụng (ananidhàna).

Tỳ-khưu giấu 1 trong 5 món, bát, ca-sa, tọa cụ, dây thịt lưng của vị khác, để giểu chơi Ưng đối trị .

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư giấu các vật dụng (bát, cà-sa... ) của phe Thập thất sư.

Chú giải: Người lãnh đem giấu phạm Tác ác. Tỳ-khưu giấu hoặc dạy người đem giấu, phạm Ưng đối trị, giấu của người chưa tu lên bực trên phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Vật dụng của người khác cất không kỹ lưỡng giùm cất cho, hoặc lượm cố ý để thức tỉnh, rồi mới cho lại, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này phạm tội vì dạy người khác (sànattika) có 2 chi:

- Nhất là dấu bát của Tỳ-khưu (pattàdinam apanidhànam).
- Cố ý làm cho chủ khó lòng, hoặc giễu chơi (hassadhippàyatà).

Ðều đủ cả 2 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị . Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học trộm cắp (adinnàdànà sikkhàpada).

VII. GIẾT CÔN TRÙNG PHẦN THỨ BẢY (sappànakavagga).

1) Giết súc sanh (sancicapàna).

Tỳ-khưu cố ý giết súc sanh phạm Ưng đối trị . Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do Tỳ-khưu Udàyi bắn thác điểu thú (quạ).

Chú giải: Tỳ-khưu cố ý giết súc sanh dù nhỏ bằng trứng chí, trứng rệp cũng phạm Ưng đối trị .

Thú lớn thì nghiệp ác lớn, nghi con thú còn sống, hoặc không phải thú còn sống mà tưởng là còn sống, rồi giết phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Biết rằng không-phải thú, không cố ý, quên, không biết, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

2) Giết côn trùng (sappànaka).

Tỳ-khưu biết trong nước có côn trùng sống rồi dùng nước ấy để: uống, tắm hoặc rữa tay, chơn, hoặc rửa đồ đựng phạm Ưng đối trị .

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư dùng nước có côn trùng sống.

3) Nhắc vụ cũ lại (ukkotana).

Tỳ-khưu biết Tăng đã giải sự tranh biện theo 1 trong 7 pháp diệt tránh rồi mà còn nhắc việc ấy lại nữa, phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư nhắc lại việc cũ mà Tăng đã xử xong đúng theo pháp.

Chú giải: Tỳ-khưu nào biết Tăng đã diệt tránh rồi mà còn đến nói vời Tỳ-khưu ấy rằng "Tăng xử việc ấy không đúng đâu, phải xử lại nữa" nói như thế thì phạm Ưng đối trị.

Tăng dùng theo pháp nghi, tưởng là không dùng theo pháp, phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Tưởng là Tăng sự không đúng theo pháp, biết Tăng sự không đúng, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 3 chi:

- Tranh biện mà Tăng đã diệt theopháp (yadhàdhammam nihatabhàvo).
- Ðã biết (jànanatà).
- Nhắc lại (ukkotanam).

Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học trộm cắp (adinnàdànà sikkhàpada) chỉ khác nhau là điều học này thuộc về thọ khổ ( dukkha vedanà).

4) Giấu tội nặng (dutthullapaticchàdana).

Tỳ-khưu biết Tỳ-khưu khác phạm tội nặng là tội Tăng tàn, mà lại giùm giấu tội ấy, phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do Tỳ-khưu Upananda nhờ Tỳ-khưu khác giấu tội Tăng tàn - làm mai dong - mà ngài đã phạm.

Chú giải: Trong tội nặng, nghi, tưởng là không phạm tội nặng, phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Tính sợ có sự cãi lẻ đến Tăng hoặc nghi rằng người ấy hung ác sẽ có hại đến sinh mạng hoặc đến phạm hạnh, rồi nín thinh, chưa gặp Tỳ-khưu đáng nói, hoặc không muốn giấu rồi nín thinh, không nói vì nghi, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 2 chi:

- Biết là Tỳ-khưu phạm tội nặng (upasam pannassa dutthullàpattijànanam).
- Ðịnh không nói vớingười khác vì muốn giấu tội nặng ấy (dhùranikkhapo).

Ðều đủ cả 2 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị . Chỗ sanh tội (samutthàna) tội sanh vì thân khẩu ý, phạm vì làm (kiriya) không phạm vì tưởng (sannàvimokkha), vô ý cũng phạm (acittaka), phạm tội vì đời (lokavajja), thân nghiệp, khẩu nghiệp, ác tâm (akusalacitta), thọ khổ (dukkhavedanà).

5) Người chưa đủ 20 tuổi (onavìsativassa).

Tỳ-khưu biết là người chưa đủ 20 tuổi rồi làm thầy tế độ cho tu lên bực trên (upasampadà), phạm Ưng đối trị .

Người ấy vẫn còn là Sa-di, chưa được lên bậc Tỳ-khưu đâu.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Trúc lâm tịnh xá (Vihàra veluvana) gần thành Vương xá (Ràjagaha) do Tỳ-khưu truyền Tỳ-khưu giới cho những người trẻ tuổi.

Chú giải: Tỳ-khưu làm hoà thượng tế độ, phạm Ưng đối trị. Ngoài ra, các Tỳ-khưu khác chứng minh đều phạm Tác ác. Về phần người tu lên bậc trên ấy, dầu hoà thượng biết, hay không làm phép cho lên bậc trên cũng không được lên. Người ấy khi đã tu được 10 hạ rồi, được làm hoà thượng cho kẻ khác tu lên bậc trên, trừ hoà thượng ấy ra, nếu các Tỳ-khưu chứng minh đủ số, người mới tu ấy được gọi là lên bực trên đúng đắn. Dầu người chưa được lên bực trên kia, chưa biết mình đến đâu thì đường trời và Niết Bàn cũng không hư hại đến đó. Nếu biết thì nên làm lễ người tu lên bực trên lại.

6) Trốn quan thuế (theyyasattha).

Tỳ-khưu biết bọn buôn tính trốn thuế nhà nước, trốn quan thuế, rồi còn rủ đi chung đường cùng nhau, dầu đi khỏi một khoảng xóm cũng phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do 1 Tỳ-khưu đi chung với bọn buông lậu bị bắt rồi được thả ra.

Chú giải: đi đường rừng không có xóm, qua khỏi nửa do tuần cũng phạm Ưng đối trị.

Người không rủ, Tỳ-khưu không rủ, hoặc bọn buôn mà Tỳ-khưu nghi, hoặc không phải bọn buôn, đều phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Tỳ-khưu tưởng là không phải bọn buôn lậu, không rủ mà đi chung đường cùng nhau hoặc người rủ mà Tỳ-khưu không rủ, hoặc rủ nhau đi vì có tai hại, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 4 chi:

- Bọn buôn lậu (theyyasatthabhàro).
- Ðã biết (jànanam).
- Cả 2 bên đồng rủ nhau đi (samvidhànam).
- Ði khỏi xóm hoặc đã quá nửa do tuần (avisanketenagamanam).

Ðều đủ cả 4 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Tội phát sanh do thân ý, thân khẩu ý, phạm vì làm (kiriyà), khỏi phạm vì tưởng (sannavimokkha) phạm vì cố ý (pannattivajja), thân nghiệp, khẩu nghiệp, 3 tâm, 3 thọ.

7) Rủ phụ nữ đi chung (samvidhàra).

Tỳ-khưu rủ phụ nữ đi chung đường cùng nhau ., dầu chỉ đi qua khỏi xóm cũng Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do 1 vị Tỳ-khưu rủ 1 người phụ nữ đi chung đường.

Chú giải: Trong tinh nữ, ngạ quỉ nữ, bộ nấp và thú cái có thân hình như người, Tỳ-khưu phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Biết là không phải phụ nữ, không phạm tội, ngòai ra như điều học trên trừ ra có sự nguy hiểm.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 3 chi:

- Cả hai bên đều rủ nhau đi chung đường (Dvinampisam vidahitvà maggapati pannatà);
- Không sai ý muốn(avisanketatà);
- Ðã đi qua khỏi xóm hoặc đi khỏi nữa do tuần (gàmantàrogamanam và adhayojanàtikkamovà);

Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Tội phát sanh do thân khẩu, thân ý, thân khẩu ý, phạm vì làm (kiriyà), không khỏi phạm vì tưởng (nosannàvimokha) vô ý cũng phạm tội (acittaka), phạm vì Phật cấm (pannattivajja), thân nghiệp, khẩu nghiệp, có 3 tâm, có 3 thọ.

8) Tỳ-khưu tà kiến (aritha).

Tỳ-khưu chấp tà kiến, hiểu thấy sai lầm pháp luật mà đức Phật đã giảng giải, các Tỳ-khưu khác ngăn cản cũng chẳng nghe, nếu Tăng đã tụng lời khuyên răn đến 3 lần (samanubhàsanakamma) mà còn chưa dứt bỏ tà kiến, phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do Tỳ-khưu Arittha tà kiến.

Chú giải: Tỳ-khưu tà kiến là nói "tiếp xúc phụ nữ không có tội, ví như đụng nhằm vật lót, trải,mêm dịu, không thấy tội, trong sự dâm dục như thế, vị khác nghe biết nên giảng tội ngũ trần, răn cấm Tỳ-khưu ấy đến 2, 3 lần mà không nghe, Tỳ-khưu tà kiến ấy phạm Tác ác. Nếu Tỳ-khưu tà kiến không chịu bỏ kiến thức xấu xa nên dẫn đến cho Tăng khuyên răn. Nếu đã khuyên mà không nghe Tăng tụng Samanubhàsana đến 2 lần mà Tỳ-khưu ấy cũng chưa bỏ tánh cũ thì phạm Tác ác, khi tụng dứt lần thứ 3 rồi, phạm Ưng đối trị.

9) Thân cận cùng Tỳ-khưu si mê (ukkhitasambhoga).

Tỳ-khưu biết rõ vị ấy chưa bỏ kiến thức lầm lạc như thế rồi thân cận cùng vị ấy, là ăn chung hoặc hành Tăng sự chung (sanghakamma), ngủ trong nơi dừng che cùng nhau phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư hành Tăng sự chung với Tỳ-khưu Arittha.

Chú giải: Tỳ-khưu nào phạm tội, Tăng không cho ở chung cùng Tăng, vì không thấy tội hoặc không chịu sám hối, hoặc không bỏ tà kiến mà vị nào được biết như thế rồi cho vật thực, hoặc ăn chung cùng nhau, hoặc học hay dạy pháp, hoặc cho Tỳ-khưu ấy làm Tăng sự chung cùng nhau ... phạm Ưng đối trị. Nghi trong Tỳ-khưu mà Tăng đã cáo tội ấy thì phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Tưởng là Tỳ-khưu mà Tăng không cáo tội, biết là Tỳ-khưu đã bỏ tà kiến, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 3 chi.

- Tăng không hành theo pháp (akatànudhammata).
- Biết rõ (jànanam).
- Có làm việc nhất là thân cận cùng Tỳ-khưu ấy (sambhogàdikaranam).

Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học trộm cắp (adinnàdànà sikkhàpada), chỉ khác nhau là điều học này phạm tội vì đời (lokavajja) có 4 tâm, 3 thọ.

10) Dỗ dành Sa-di (kanthaka).

Tỳ-khưu biết Sa-di mà Tỳ-khưu đã hủy bỏ rồi vì tội thấy quấy ngoài pháp luật mà đức Phật đã giải, dỗ dành Sa-di ấy về cho hầu hạ mình, hoặc ăn chung ngủ chung trong chỗ che lợp, Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi), do phe Lục sư dỗ dành Sa-di Kanthaka tà kiến cho hầu hạ mình.

Chú giải: Tỳ-khưu nghe thấy biết Sa-di tà kiến như thế rồi khuyên răn đến 2, 3 lần mà không nghe nên tụng lời hủy thương (không cho ở chung, ăn chung - nàsana) đến Sa-di ấy rằng: "Ajjatagge te àvuso samanuddesa nacevaso bhagavà satthà apadisitabboyampicanne samanudde sàlabhanti bhikhùhisaddhim dirattatirattam sahaseyyam sàpite caraparevinassàti".

Nghĩa là: Này Sa-di! Kể từ ngày nay ngươi chẳng nên ỷ lại nói đức Thế Tôn là tôn sư của ngươi nữa. Các Sa-di khác được phép ngủ chung với Tỳ-khưu đến 2, 3 đêm là hạn định, dầu như thế ngươi cũng không được phép ngủ chung, ngươi lánh xa ra đi, ngươi là người xấu xa, hãy hư hại đi", như thế nếu Tỳ-khưu nào đã biết Sa-di mà Tăng đã phá hoại như vậy rồi lại dỗ dành cho vật dụng hay dạy đạo, cho hầu hạ mình vui thích thân cận hoặc ở chung cùng Sa-di, phạm Ưng đối trị.

VIII. NÓI THEO PHÁP PHẦN THỨ TÁM (Dhammika vagga).

1) Nói theo pháp (sahadhammika).

Tỳ-khưu làm quấy, khi vị khác thức tỉnh mà còn cãi lẽ rằng "Tôi chưa học hỏi điều học ấy, chờ tôi học hỏi các ngài bác học, luật sư đã", nói lời như thế thì phạm Ưng đối trị.

Lẽ thường Tỳ-khưu học hỏi, nếu chưa được biết rõ điều nào thì cần phải học tập cho thấu đáo điều ấy nơi bậc minh sư, cầu ngài giảng giải cho thấy rõ rệt.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Ghositàràma gần thành Kosambi, do Tỳ-khưu Channa làm quấy.

Chú giải: cãi lẽ với người chưa tu lên bậc trên phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Tỳ-khưu nói "Tôi biết sẽ học hỏi", và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội, điều này không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 2 chi:

- Tỳ-khưu đã cóvị khác khuyên răn theo điều luật cấm chế (upasampannattena vacanam).
- Cãi lẽ như thế (asikkhitukàmatàya evamvacanam).

Ðều đủ cả 2 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học trộm cắp (adinnàdànà sikkhàpada). Chỉ khác nhàu là điều học này thuộc về thọ khổ (dukkhavedanà).

2) Nói cho người dãi đãi (vilekhana).

Tỳ-khưu đương học luật, vị khác cố ý nói xấu điều học làm cho Tỳ-khưu ấy dãi đãi, phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư nói cho Tỳ-khưu dãi đãi.

Chú giải: Nói xấu rằng "học tập điều học có ích chi, người nào học như thế chỉ làm khó khăn, nóng nảy bực bội, trong tâm thôi", nói như thế thì phạm Ưng đối trị.

Nói cho Sa-di thì phạm Tác ác, nói xấu kinh và luận trong Tỳ-khưu và Sa-di thì phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Không cố ý nói xấu, nóirằng "hãy đọc kinh hoặc luận, hoặc kệ ngôn đi, sau sẽ học luật", và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 2 chi;

- cố ý nói xấu (garahitukàmatàca).
- nói xấu điều học trong Tỳ-khưu (upasampannassa santike sikkhàpadavivannamca).

Ðều đủ cả 2 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học trộm cắp (adinnàdànà sikkhàpada). chỉ khác nhau là điều học này thuộc về thọ khổ (dukkhavedana

3) Làm như không biết (mohana).

Tỳ-khưu phạm tội, cố ý nói "tôi chỉ mới biết đây rằng: điều ấy có trong giới bổn (Pàtimokkha). Nếu vị khác nói: Tỳ-khưu ấy đã từng biết trước rồi mà nói như thế ấy là cố ý làm như không biết. Tăng nên tuyên bố bài moharo panakamma [*] đến Tỳ-khưu ấy khi tăng đã tụng rồi mà vẫn còn làm như không biết" nữa, phạm Ưng đối trị.

[*] Moharo panakamma là lời Tăng khuyên rằng: - Này ông, việc không phải là lợi của ông đâu, ông chỉ được điều quấy vì khi Tỳ-khưu tụng giới bổn, ông không ghi nhớ cho đúng đắn.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư làm tuồng như không biết.

4) Đánh Tỳ-khưu khác (pahàradàna).

Tỳ-khưu giận vị khác rồi đánh đánh vị ấy như bốp tai, đá, cú ..., phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư đánh phe Thập thất sư.

Chú giải: Dầu vị ấy bị đánh như thế mà rủi có chết cũng phạm Ưng đối trị, vì chỉ cố ý đánh cho đau khổ thôi. đánh Sa-di thì phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Nếu có người muốn làm hại đánh mình, mình có thể cự lại cho khỏi bị hại, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 3 chi:

- Giận hờn (kupikatà).
- Không cố ý, muốn cho mình khỏi bị hại (namokkhàdhippàyatà).
- Ðánh người tu lên bậc trên (upasam pannassapahàradànam0

Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học Bất cộng trụ thứ nhất (pathamapàràjika sikkhàpada). chỉ khác nhau là điều học này thuộc về thọ khổ (dukkhavedanà).

5) Dá tay muốn đánh (talasattika).

Tỳ-khưu giận hờn vị khác rồi dưa tây lên muốn đánh, phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư dá tay muốn đánh phe Thập thất sư.

Chú giải: Nếu Tỳ-khưu dá tay muốn đánh rồi quên đánh nhằm phạm Tác ác. Vì không cố ý đánh. nếu trúng nhằmmình bị bịnh thế nào, cũng phạm Tác ác. Ngoài ra cũng như trong điều học trên.

6) Cáo vô cớ (amùlaka).

Tỳ-khưu vô cớ, là không được thấy, không được nghe, không nghi mà cáo vị khác vì tội Tăng tàn, phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư, vô cớ cáo các Tỳ-khưu trong phe.

Chú giải: Tỳ-khưu tự mình cáo vô cớ hoặc dạy kẻ khác cáo phạm 1 trong 13 tội Tăng tàn, nếu vị bị cáo được biết rằng mình bị cáo thì Tỳ-khưu tiên cáo phạm Ưng đối trị, cáo Sa-di phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Tưởng là Tỳ-khưu phạm, rồi cáo theo ý tưởng, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 4 chi:

- Bị cáo là người tu lên bậc trên (upasampannatà).
- Cáo tội Tăng tàn không có cớ (sanghàdisesassa amùlakata).
- Tự mình cáo hoặc dạy kẻ khác cáo (anuddhasanata
- Trong khi bị cáo biết rằng mình bị cáo (tamdhanamvijànanam).

Ðều đủ cả 4 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị: Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học trộm cắp (adinnàdànà sikkhàpada). chỉ khác nhau là điều học này thuộc về thọ khổ (dukkhavedanà0.

7) Cố ý làm cho Tỳ-khưu nghi ngờ (san cicca).

Tỳ-khưu cố ý làm cho sự nghi ngờ lo buồn phát sanh đến các vị khác, dầu là trong một chốc lát cũng phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư cố ý làm cho phe thật thất sư nghi ngờ.

Chú giải: Làm cho phát sanh sự nghi ngờ là nói "có lẽ ngài chưa đúng 20 tuổi chăng? Tu không lên bậc trên được", có lẽ ngài ăn vật thực sái giờ, có lẽ ngài uống nước có chất say, có lẽ ngài ngồi trong chỗ kín với phụ nữ, làm cho người lo buồn, như thế phạm Ưng đối trị, làm cho Sa-di phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Không cố ý làm cho Tỳ-khưu buồn lo, là nói vì muốn cho sự lợi ích đến thấy, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 3 chi:

- Người đã tu lên bậc trên (upasampannatà).
- Cố ý làm cho Tỳ-khưu ấy lo buồn (adhàsukàmatà).
- Làm cho sự lo buồn phát sanh như đã giải (kukucca upàdanam0

Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthàna) như trong điều học trên.

8) Rình nghe lén ( upassuti).

Khi các Tỳ-khưu đương tranh biện nhau, Tỳ-khưu đi rình nghe lén, tính rằng các Tỳ-khưu này nói lời chi, ta nghe lời ấy rồi cố ý để cáo, phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư cãi lẽ với Tỳ-khưu khác trong sạch, rồi đi rình nghe lén.

Chú giải: Tỳ-khưu khi đếnnơi nghe các Tỳ-khưu khác đương tranh biện rồi ra dấu "tằng hắn" hoặc nói "tôi ở đây", nếu không làm như thế, nín thinh để nghe cũng phạm Ưng đối trị, rình nghe Sa-di thì phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Ði rình nghe, tính rằng được nghe các ngài nói, ta trở về, ta lánh đi, ta chịu nhịn, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 3 chi:

- Người đã tu lên bậc trên (upasampannata)
- Cố ý cáo (codanà dhippàyo).
- Rình nghe lén được (savanam).

Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học trốn qua thuế (theyyasattha sikkhàpada), phạm vì làm là mình nghe lén (siỳa kiriỳa) phạm vì không làm là không "tằng hắn" cho người biết (siyà akiriyà), khỏi phạm vì tưởng (sannàvimokkha), phạm vì cố ý (sacittaka), phạm vì tội đời (lokavajja) thân nghiệp, khẩu nghiệp (kàỳakamma vacìkamma), phạm ác tâm (akusalacitta) thuộc về thọ khổ (dikkha vedanà).

9) Phỉ báng Tăng làm việc phải (kammapatibàhana).

Tỳ-khưu nhận chịu cho Tăng, làm việc phải, đến sau trở lại nói xấu Tăng làm việc ấy, phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư nói xấu Tăng làm việc phải.

Chú giải: Tỳ-khưu nghi trong Tăng sự đúng theo pháp, hoặc trong Tăng sự đúng theo pháp mà nói là không đúng, phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Tỳ-khưu tưởng trong Tăng sự không đúng theo pháp, rồi nói xấu, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 3 chi:

- Tăng sự đúng theo phép (dhammakammatà).
- Tưởng là tăng sự đúng theo phép (dhammakammamtisannà).
- đã nhận chịu rồi nói xấu (chandam datvàkhiyanam).

Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học trộm cắp (adinnàdànà sikkhàpada), chỉ khác là điều học này thuộc về thọ khổ (dukkha vadanà).

10) Chưa chịu mà bỏ ra đi (pakkamana).

khi Tăng đương hội họp để diệt tránh hoặc làm Tăng sự. Tăng chưa làm xong việ ấy, Tỳ-khưu ở trong hội chưa ưng chịu mà bỏ ra đi, phạm Ưng đối trị.

Điều học này gọi là Chandamadtvà gamana như thế cũng được.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do Tăng hội họp làm Tăng sự có Tỳ-khưu chưa chịu rồi bỏ ra đi.

Chú giải: Tỳ-khưu bỏ ra đi, bước chưa khỏi hắc "Tăng" (hatthapàsa sangham) thì phạm Tác ác, ra khỏi hắc Tăng thì phạm Ưng đối trị, nghi trong Tăng sự đúng theo phép hoặc trong Tăng sự không đúng theo phép, tưởng là không đúng thì phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Biết là Tăng sự không đúng theo phép, bỏ ra đi không phạm tội, biết rằng chẳng có tiếng chẳng lành đến Tăng, hoặc Tăng làm không đúng theo phép rồi bỏ ra đi, hoặc có bịnh, hoặc đi tiểu, đại tiện, hoặc đi ra tính sẽ trở lại, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 6 chi:

- Trong khi phân xử (vinicchayaka thàyavaggamànatà).
- Tăng sự đúng theo pháp (dhammakammatà).
- Biết rằng Tỳ-khưu đúng theo pháp (dhammakammasannità).
- Ở trong giới hạn Tăng (samànasìmàyathitatà).
- Mình có sự đồng đẳng với Tăng (samànasamvàsakatà).
- Cố ý làm cho hư Tăng sự, rồi bỏ ra đi khỏi Tăng hội (kotitukàma tàyahatthapàsavijahanam).

Ðều đủ cả 6 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthàna), tội sanh do thân, khẩu, ý, phạm vì làm là bỏ ra đi và không làm là không hữu sự (kiriỳa kiriỳa), khỏi phạm vì tưởng (sannàvimokkha), phạm vì cố ý (sacittaka), phạm vì tội đời (lokavajja), thân nghiệp, khẩu nghiệp, ác tâm (akusalacitta), thọ khổ (dukkhavedanà).

11) Phỉ báng các Tỳ-khưu (khiyyadhamma).

Tỳ-khưu đồng ý với Tăng đã thưởng y đến 1 Tỳ-khưu nào, đến sau trở lại nói xấu rằng "các Tỳ-khưu ấy đem lợi của Tăng đến Tỳ-khưu vì ý riêng", như thế phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Trúc Lâm tịnh xá (Velivana) gần thành Vương xá (Ràjagaha), do phe Lục sư nói xấu vị A la hán Dabbamalla.

12) Đoạt về cho người khác (parinnàmana).

Tỳ-khưu biết rằng lợi mà thí chủ đã sẵn lòng dâng đến Tăng rồi thành lợi đến Tăng ấy về cho người khác, phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư đoạt của Tăng về cho Tỳ-khưu khác.

Chú giải: như trong điều học đoạt về cho mình (parihatta sikkhàpada) trong Ưng xả đối trị. chỉ khác là trong điều học "đoạt về cho mình" phạm tội Ưng xả đối trị vì đoạt về cho mình, trong điều học này chỉ phạm Ưng đối trị, vì đoạt về cho người khác.

IX. TRONG ÐỀN VUA PHẦN THỨ CHÍN (antepura).

1) Trong cung cấm (antepura).

Đức vua được thọ lễ tôn vương làm chúa trong nước, ngài còn ngự trong cung cấm với hoàng hậu, Tỳ-khưu chưa được lịnh đòi vào cung cấm ấy, phạm Ưng đối trị.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do đức Ànanda vào trong cung cấm trong khi đức vua Pasanadikosala cùng hoàng hậu còn ngự trên long sàn.

2) Lượm vật báu (ratana).

Tỳ-khưu thấy vật dụng của người thế rơi hoặc bỏ quên trong nơi nào, cho là vật làm rớt rồi tự mình hoặc bảo kẻ khác lượm lấy, phạm Ưng đối trị, trừ ra vật ấy rơi hoặc bỏ quên trong chùa hoặc chỗ ở của mình, phải lượm cất cho chủ, nếu không lượm cất, phạm Tác ác.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do Tỳ-khưu đi tắm lượm được túi bạc đựng 500 lượng của người bà la môn.Bà-la-môn đã nhờ Tỳ-khưu cho túi bạc lại, rồi tính cáo gian rằng của tôi có đến 1000 lượng không phải chỉ 500 lượng đâu, bèn bắt Tỳ-khưu ấy rồi thả ra.

Chú giải: Tự mình lượm lấy hoặc bảo kẻ khác lượm lấy bạc vàng cho mình, phạm Ưng đối trị. Cho Tăng, cho Tháp và cho vị khác, phạm Tác ác, dầu của cha mẹ rồi lượm cất như người giữ kho, phạm Ưng đối trị. Nếu người thế nói: "xin ngài cất giùm vật này", thì nên ngăn "không nên". Nếu họ bất bình liệng vật ấy rồi bỏ đi, gọi là việc bận của Tỳ-khưu, Tỳ-khưu nên lượm cất.

Thợ mộc, hoặc người của nhà nước làm việc trong chùa họ gởi vật chi hoặc gởi chỗ ở, xin cất giữ dùm cho, cũng chẳng nên vị mặt, sợ sệt, nên chỉ chỗ cất để cũng được. Dầu phía trong chùa hoặc phía trong chỗ ở hoặc trong nơi mà họ nghi, có lẽ Tỳ-khưu hay Sa-di lượm lấy vật rơi rớt trong chỗ như thế, nên tự mình hoặc bảo kẻ khác lượm lấy rồi làm dấu cất và nên nói: "Vật của người nào người ấy hãy vào lấy đi". Nếu người vào đến, nên hỏi người ấy rằng "vật của ngươi làm mất ấy như thế nào" Nếu họ nói trúng nên cho họ, nói không trúng nên đáp "Ngươi hãy vào kiếm đi".

Nếu Tỳ-khưu đi khỏi nơi ấy, nên gởi cho vị khác đáng gởi, nếu không có vị như thế, nên gởi cho vị cư sĩ đáng tin cậy, rồi ra đi được.

Tỳ-khưu không đi khỏi chùa và không thấy chủ lại kiếm, nên lấy vật ấy dùng vào chỗ ở hoặc tháp, hoặc ao sen, là vật bền chắc. Nếu đã quá lâu ngày mà chủ lại đến, nên chỉ rõ vật bền chắc ấy, rồi nói "Ngươi nên hoan hỉ đi". Nếu chủ không vui lòng, muốn đòi lại nên cho người khác lấy vật bền chắc ấy làm của họ, rồi hườn vật mà họ làm rơi trong chùa hoặc trong chỗ ở của mình ấy lại cho họ. Nếu không lượm cất, phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Vật rơi trong chỗ mà đức Phật cho phép lượm, Tỳ-khưu lượm cất vật có thể cất được, lượm vật ấy vì sự cần thiết, hoặc là vật lượm, hoặc lượm lấy cho là vật đã bỏ, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này phạm tội vì dạy người khác (sànattika) có 4 chi:

- Không có cớ mà đức Phật cho phép (anunnàtakàranam).
- Vật của người khác (parasantakatà).
- Không phải lượm lấy vì cho là vật bỏ và mượn (vissàsagànakapàlukulasannànam abhàvo).
- Tự mình lượm hoặc bảo kẻ khác lượm (uggahanamvà uggahàpanamvà).

Ðều đủ cả 4 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học làm mai dong (sancaritta sikkhàpada).

3) Đi vào xóm sái giờ (vikàlegàmappavesana).

Tỳ-khưu không cho vị khác trong bọn hay mà đi vào xóm sái giờ thì phạm Ưng đối trị, trừ ra có việc gấp, nhất là có rắn mỗ Tỳ-khưu trong bọn.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư đi vào xóm sái giờ để nói chuyện vô ích làm cho thiên hạ chê trách.

Chú giải: Ra đi vào xóm bước đầu, phạm Tác ác. qua bước thứ nhì, phạm Ưng đối trị. Ăn trong nhà thiện tín hoặc trong nhà ăn rồi muốn đi vào xóm, nếu có Tỳ-khưu ngồi bên trái hoặc bên mặt cũng phải từ giã có nên nghĩ rằng "không có " rồi đi. Khi đi ra đến đường dầu thấy Tỳ-khưu khác cũng phải từ giã bằng lời này "Tôi xin từ giã đi vào xóm trong lúc sái giờ (vikalegàmappavesanam àpucchàmi)". Trong lúc sái giờ thì phạm Ưng đối trị, trong giờ tưởng là sái giờ thì phạm Tác ác.

Thể thức không phạm tội:

Biết là buổi sớm có việc gấp, hoặc có từ giã vị khác rồi đi, không có việc nào khác rồi đi hoặc đi đến chùa mà phải qua sớm, hoặc đi đến chỗ ngụ của Tỳ-khưu ni, đi đến chỗ người tu ngoại đạo hoặc có tai hại, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 3 chi:

- Không từ giã Tỳ-khưu trong bọn (santambhikkhuni anàpucchà).
- Không có cớ mà đức Phật cho phép (anunnàtakàranam).
- Ði vào xóm sái giờ (vikàlegàmappanesanam).

Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học lễ dâng y lần thứ nhất (pathamakathina), chỉ khác nhau điều học này phạm tội vì làm và không làm (kiriỳa kiriya).

4) Làm ống đựng kim (suceghana).

Tỳ-khưu làm ống đựng kim bằng xương, hoặc bằng ngà, bằng sừng, phạm Ưng đối trị.

Phải phá bỏ ống đượng kim ấy rồi sám hối rồi mới hết tội.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại tịnh xá Nigrodha gần thành Kapilavatthu, xứ "Thích Ca", do chư sư xin rất nhiều ống đựng kim bằng ngà, thí chủ không rãnh làm việc để nuôi sanh mạng và vợ con, làm cho thiên hạ chê trách.

Thể thức không phạm tội:

Làm ống đựng thuốc nhỏ mắt, cán dao, ống lược nước và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anànattika) có 3 chi:

- Ống đựng kim (sùcigharatà);
- Làm, nhứt là bằng xương (atthima ỳadità);
- Tự mình làm hoặc bảo kẻ khác làm cho mình làm được (attano atthàỳa karanam và kàràpetvà và patilàbho).

Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như trong điều học làm mai dong (sancaritta sikkhàpada).

5) Làm giường(manca).

Tỳ-khưu làm giường hoặc bàn nhỏ thấp dài, nên làm chân cao hơn hết là chừng 8 ngón tay của đức Phật (ngón tay của Phật bằng 3 ngón tay của người bậc trung) -- kể từ dạ dưới giường trở xuống, nếu làm quá mực thước, phạm Ưng đối trị.

Phải cắt bỏ cho bằng hạn định rồi sám hối, mới hết tội (điều học này gọi là "chedanaka" như thế cũng được).

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi), do Tỳ-khưu Upananda làm giường cao quá hạn định.

Thể thức không phạm tội:

Bảo họ làm cho vừa hạn định hoặc cao quá giới hạn rồi dạy họ cắt bỏ cho vừa và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội. Có hai chi:

- Giường hoặc bàn nhỏ dài cao quá giới hạn(pamànàtikkantani ancapithatà);
- Tự mình làm hoặc bảo kẻ khác làm cho mình, làmđược (attano attàyakaranam vàkàràpetvàvà patilàbho);

Ðều đủ cả 2 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị. Chỗ sanh tội (samutthàna) ngoài ra, như trong điều học làm ống đựng kim(sùcighara sikkhapada).

6) Làm giường có dồn gòn(tulonaddha).

Tỳ-khưu làm giường hoặc bàn nhỏ thấp dài có dồn gòn hoặc dồn bông, phạm Ưng đối trị. Phải phá bỏ rồi sám hối mới hết tội.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi),do phe Lục sư làm giường có dồn bông làm cho thiên hạ chê trách.

Thể thức không phạm tội:

Trong các đồ trang sức, dây nịch lưng, áo bát, vải lược nước, gối có dồn bông không tội.

Ðiều học này phạm tội vì dạy người khác (sànattika) có 2 chi:

- Giường hoặc bàn nhỏ thấp dài có dồn gòn (tulonaddhamancapithatà).
- Tự mình làm hoặc bảo kẻ khác làm cho mình, làm được (attano atthàyakaranam vàkàràdetvà và patilàbho).

Ðều đủ cả 2 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị.

7) Làm tọa cụ (nisìdana).

Tỳ-khưu làm tọa cụ để ngồi, nên làm theo hạn định là bề dài 2 gang, bề ngang một gang rưỡi, bề 1 gang của đức Phật, nếu làm quá hạn định phạm Ưng đối trị. Phải cắt bỏ cho bằng mực thước rồi sám hối mới hết tội.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư làm toạ cụ quá hạn định.

Thể thức không phạm tội:

Làm cho vừa theo hạn định hoặc nhỏ hơn người khác làm cho, quá hạn định rồi cắt bỏ ra cho bằng và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội . Có 2 chi:

- Toạ cụ quá hạn định(nisìdanassapamànàtikknatatà).
- Tự mình làm hoặc bảo kẻ khác làm, làm được (attano atthàya karanam và karàpetvà patilàbho);

Ðều đủ cả 2 chi ấy mới phạm tội Ưng đối trị . Chỗ sanh tội (samutthàna) như trong điều học trên.

8) Vải rịt ghẻ (gandappaticchàdi).

Tỳ-khưu làm vải rịt ghẻ, nên làm cho đúng theo hạn định là bề dài bốn gang, bề ngang 2 gang của đức Phật.

Nếu làm quá hạn định phạm Ưng đối trị .

Phải cắt bỏ cho bằng hạn định rồi sám hối mới hết tội.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi),do phe Lục sư làm vải rịt ghẻ quá giới.

9) Làm y tắm mưa (vassikasàtikà).

Tỳ-khưu làm y để tắm mưa, nên làm theo hạn định là: bề dài 6 gang, bề ngang 2 gang của đức Phật. Nếu làm quá giới phạm Ưng đối trị .

Phải cắt bỏ cho đúng theo luật định, rồi sám hối mới hết tội.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư làm y tắm mưa quá giới.

10) Làm cà-sa lớn (nanda).

Tỳ-khưu làm ca-sa dài, lớn bằng cà sa của Phật thì phạm Ưng đối trị. Ca-sa của Phật có bề dài 9 gang, bề ngang 6 gang của đức Thế Tôn. Phải làm theo luật định là cắt cho vắn, cho nhỏ hơn ca-sa của Phật, rồi sám hối mới hết tội.

Ðiều học này gọi là Nandatthera cũng được.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sàvatthi) do Tỳ-khưu Nanda (em của Phật) có tướng mạo rất đẹp (bề cao thấp hơn đức Phật 4 ngón), mặc ca-sa lớn bằng ca-sa của Phật, ở xa đi lại, chư Tỳ-khưu tưởng là đức Thiên nhơn sư, bèn sửa soạn đứng dậy tiếp nghinh, rõ lại không phải là đức Phật, nên chê trách.

-ooOoo-

 Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11| Mục lục

Chân thành cám ơn anh NCT đã có thiện tâm giúp đánh máy vi tính -- (Bình Anson, tháng 08-2001)


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 03-08-2001