BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Tương Ưng Bộ -
Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
[55] Chương XI Tương Ưng Dự Lưu (a)-ooOoo- I. Phẩm Veludvàra 1. I. Vua (S.v,342) 1-2) Sàvatthi. Ở đấy... nói như sau: 3) -- Dầu cho, này các Tỷ-kheo, một vị Chuyển luân vương làm chủ tể và cai trị bốn châu, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, thiên giới, thế giới này, cộng trú với chư Thiên ở cõi Ba mươi ba; tại đấy, vị ấy trú trong rừng Nandana, được chúng Thiên nữ đoanh vây, được đầy đủ, được cung cấp, được bao bọc năm thiên dục công đức, nhưng không được đầy đủ bốn pháp; tuy vậy, vị ấy chưa được giải thoát khỏi địa ngục, chưa được giải thoát khỏi sanh vào loài bàng sanh, chưa giải thoát khỏi ngạ quỷ, và chưa thoát khỏi ác sanh, ác thú, đọa xứ. 4) Nhưng này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử, dầu muốn sống bằng các miếng ăn khất thực, đắp với y nhiều tấm (nantakàni); vị ấy đầy đủ bốn pháp. Và vị ấy được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi sanh vào loài bàng sanh, được giải thoát khỏi cõi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi ác sanh, ác thú, đọa xứ. Thế nào là bốn? 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật: "Ðây là Như Lai, ng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". 6) Vị ấy thành tựu lòng tin bất động đối với Pháp: "Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu". 7) Vị ấy thành tựu lòng tin bất động đối với chúng Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. ng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng cúng dường, đáng tôn trọng, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời". 8) Vị ấy thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính, không bị phá hoại, không bị đâm cắt, không bị nhiễm ô, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định. 9) Vị ấy thành tựu bốn pháp này. 10) Và này các Tỷ-kheo, có sự lợi đắc của bốn châu và sự lợi đắc của bốn pháp. Sự lợi đắc bốn châu không đáng giá (agahati) một phần mười sáu lợi đắc bốn pháp. 2. II. Thể Nhập (S.v,343) 1-2) ... 3) -- Thành tựu bốn pháp, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không có thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Thế nào là bốn? 4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật: "Ðây là Như Lai... Phật, Thế Tôn". 5-6) Ðối với Pháp... Ðối với Tăng... 7) Vị ấy thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. 8) Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. 9) Thế Tôn thuyết như vậy, Thiện Thệ thuyết vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
3. III. Dìghàvu (S.v,344) 1) Một thời, Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. 2) Lúc bấy giờ, cư sĩ Dìghàvu bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. 3) Rồi cư sĩ Dìghàvu thưa với cha là Jotika: -- Hãy đi, thưa Cha, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nhân danh con, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và thưa: "Cư sĩ Dìghàvu, bạch Thế Tôn, bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh, xin cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn". Rồi Cha hãy thưa như sau: "Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn đi đến nhà cư sĩ Dìghàvu vì lòng từ mẫn!" -- Ðược, này Con. Gia chủ Jotika nghe lời cư sĩ Dìghàvu, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. 4) Ngồi một bên, gia chủ Jotika bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, cư sĩ Dìghàvu bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. Vị ấy cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và thưa như sau: "Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn đi đến trú xứ cư sĩ Dìghàvu vì lòng từ mẫn!" Thế Tôn im lặng nhận lời. 5) Rồi Thế Tôn đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ cư sĩ Dìghàvu; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi xuống rồi, Thế Tôn nói với cư sĩ Dìghàvu: -- Này Dìghàvu, Ông có kham nhẫn được chăng? Ông có chịu đựng được chăng? Có phải khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng? Có phải có dấu hiệu giảm thiểu, không tăng trưởng? -- Bạch Thế Tôn, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Ðau đớn kịch liệt nơi con không có giảm thiểu, chúng tăng trưởng. Chúng có dấu hiệu tăng trưởng, không có dấu hiệu giảm thiểu. 6) -- Do vậy, này Dìghàvu, Ông hãy học tập như sau: "Ta sẽ thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật: Ðây là Như Lai, ng Cúng... Phật, Thế Tôn. Ðối với Pháp... Ðối với chúng Tăng... Tôi sẽ thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định"". Như vậy, này Dìghàvu, Ông cần phải học tập. 7) -- Bạch Thế Tôn, đối với bốn Dự lưu phần do Thế Tôn thuyết giảng, tất cả các pháp ấy đều có ở trong con. Con thực hiện chúng đầy đủ. Bạch Thế Tôn, con thành tựu lòng tin bất động đối với Phật: "Ðây là Như Lai, ng Cúng... Phật, Thế Tôn... Ðối với Pháp... đối với chúng Tăng... Tôi thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định". -- Do vậy, này Dìghàvu, sau khi Ông đã an trú trong bốn Dự lưu phần này, Ông hãy tu tập thêm sáu minh phần pháp (chavijjà-bhàgiye dhamme). 8) Ở đây, này Dìghàvu, Ông hãy trú, quán vô thường trong tất cả hành, quán khổ tưởng trong vô thường, quán vô ngã tưởng trong khổ, quán tưởng đoạn tận, quán tưởng ly tham, quán tưởng đoạn diệt. Như vậy, này Dìghàvu, Ông cần phải học tập. -- Bạch Thế Tôn, đối với sáu minh phần pháp được Thế Tôn thuyết giảng này, chúng đều có ở trong con và con thực hiện chúng đầy đủ. Bạch Thế Tôn, con trú, quán vô thường trong tất cả hành, quán khổ tưởng trong vô thường, quán vô ngã tưởng trong khổ, quán tưởng đoạn tận, quán tưởng ly tham, quán tưởng đoạn diệt. 9) Nhưng, bạch Thế Tôn, con có ý nghĩ sau đây: "Ta không có muốn gia chủ Jotika, ở đây khi ta chết phải rơi vào khốn khổ (vighàta)". -- Này Dìghàvu, chớ có tác ý như vậy! Hãy nhìn, này Dighàvu! Những gì Thế Tôn đang nói cho con, con hãy khéo tác ý. 10) Rồi Thế Tôn sau khi giáo giới cho cư sĩ Dìghàvu với lời giáo giới, từ chỗ ngồi đứng dậy, và ra đi. 11) Cư sĩ Dìghàvu, sau khi Thế Tôn ra đi không bao lâu liền mệnh chung. 12) Rồi nhiều Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, người cư sĩ tên là Dìghàvu; sau khi được nghe Thế Tôn giáo giới một cách tóm tắt, đã mệnh chung. Sanh thú cư sĩ ấy thế nào? Sanh xứ cư sĩ ấy chỗ nào? -- Hiền minh, này các Tỷ-kheo, là cư sĩ Dìghàvu! Cư sĩ Dìghàvu thực hiện các pháp và tùy pháp, không làm phiền nhiều Ta với những kiện tụng về pháp. 13) Cư sĩ Dìghàvu, sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh nhập diệt ở tại đấy, không còn trở lui thế giới này nữa. 4. IV. Sàriputta (1) (S.v,346) 1) Một thời, Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Ananda trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàthapindika. 2) Rồi Tôn giả Ananda, vào buổi chiều, từ chỗ Thiền tịnh đứng dậy... ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda thưa với Tôn giả Sàriputta: 3) -- Thưa Hiền giả Sàriputta, do nhân thành tựu bao nhiêu pháp, chúng sanh ở đời này được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ? -- Này Hiền giả, do nhân thành tựu bốn pháp nên chúng sanh ở đời này được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc sẽ chứng quả giác ngộ. Thế nào là bốn? 4) Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... đầy đủ các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. 5) Này Hiền giả, do nhân thành tựu bốn pháp này nên các chúng sanh ở đời này được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. 5. V. Sàriputta (2) (S.v,347) 1) ... 2) Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sàriputta đang ngồi một bên: 3) -- "Dự lưu phần, dự lưu phần", này Sàriputta, được nói đến như vậy. Này Sàriputta, thế nào là Dự lưu phần? -- Thân cận bậc Chân nhân, bạch Thế Tôn, là Dự lưu phần. Nghe diệu pháp là Dự lưu phần. Như lý tác ý là Dự lưu phần. Thực hành pháp và tùy pháp là Dự lưu phần. -- Lành thay, này Sàriputta! Lành thay, này Sàriputta! Thân cận bậc Chân nhân là Dự lưu phần... thực hành pháp và tùy pháp là Dự lưu phần. 4) "Dòng sông, dòng sông", này Sàriputta, được nói đến như vậy. Này Sàriputta, thế nào là dòng sông? -- Bạch Thế Tôn, đây là dòng sông Thánh đạo Tám ngành. Tức là chánh tri kiến... chánh định. -- Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Này Sàriputta, đây là dòng sông Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định. 5) "Dự lưu, Dự lưu", này Sàriputta, được gọi là như vậy. Này Sàriputta, thế nào là Dự lưu? -- Bạch Thế Tôn, ai thành tựu Thánh đạo Tám ngành này, người ấy gọi là Dự lưu, vị Tôn giả với tên như vậy, với họ như vậy. -- Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Này Sàriputta, ai thành tựu Thánh đạo Tám ngành này, người ấy được gọi là bậc Dự lưu, vị Tôn giả với tên như thế này, với họ như thế này. 6. VI. Các Người Thợ Mộc (Thapataye) (S.v,348) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Lúc bấy giờ nhiều Tỷ-kheo đang làm y cho Thế Tôn, nghĩ rằng: "Khi y xong, Thế Tôn sau ba tháng sẽ ra đi, du hành". 3) Lúc bấy giờ, Isidatta và Puràna, hai người thợ mộc trú ở Sàdhuka vì một vài công việc phải làm. Hai người thợ mộc Isidatta và Puràna nghe rằng nhiều Tỷ-kheo đang làm y cho Thế Tôn, khi y làm xong, Thế Tôn sau ba tháng sẽ ra đi, du hành. 4) Rồi hai thợ mộc Isidatta và Puràna đặt một người đứng ở giữa đường và dặn: -- Này Ông, khi nào Ông thấy Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đi đến, hãy báo tin cho chúng tôi biết. 5) Sau khi đứng hai, ba ngày, người ấy thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy liền đi đến hai người thợ mộc Isidatta và Puràna và nói với họ: -- Thưa Quý vị, bậc Thế Tôn ấy đã đến, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Nay là thời Quý vị nghĩ phải làm gì. 6) Rồi hai người thợ mộc Isidatta và Puràna đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đi theo sau lưng Thế Tôn. 7) Rồi Thế Tôn đi xuống đường, đến một gốc cây; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Isidatta và Puràna đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, hai người thợ mộc Isidatta và Puràna bạch Thế Tôn: 8) -- Bạch Thế Tôn, khi chúng con được nghe: "Thế Tôn sẽ đi khỏi Sàvatthi để du hành giữa dân chúng Kosala"; khi ấy, chúng con không được hoan hỷ, có sự ưu buồn, (nghĩ rằng): "Thế Tôn sẽ ở xa chúng ta". Và khi, bạch Thế Tôn, chúng con được nghe: "Thế Tôn đã đi khỏi Sàvatthi, đang du hành giữa dân chúng Kosala"; khi ấy, chúng con không được hoan hỷ, có sự ưu buồn (nghĩ rằng): "Thế Tôn đã ở xa chúng ta". 9) Bạch Thế Tôn, khi chúng con được nghe: "Thế Tôn sẽ đi khỏi dân chúng Kosala để du hành giữa dân chúng Malla"; khi ấy, chúng con không hoan hỷ, có ưu buồn (nghĩ rằng): "Thế Tôn sẽ ở xa chúng ta". Và khi, bạch Thế Tôn, chúng con được nghe: "Thế Tôn đã ra đi khỏi dân chúng Kosala, và đang du hành giữa dân chúng Malla"; khi ấy, chúng con không hoan hỷ, có ưu buồn (nghĩ rằng): "Thế Tôn đã ở xa chúng ta". 10) Bạch Thế Tôn, khi chúng con được nghe: "Thế Tôn sẽ ra đi khỏi dân chúng Malla để du hành giữa dân chúng Vajji"; khi ấy, chúng con không hoan hỷ, có ưu buồn (nghĩ rằng): "Thế Tôn sẽ ở xa chúng ta"; Và khi, bạch Thế Tôn, chúng con được nghe: "Thế Tôn đã ra đi khỏi dân chúng Malla, và đang du hành giữa dân chúng Vajji"; khi ấy, chúng con không hoan hỷ, có ưu buồn (nghĩ rằng): "Thế Tôn đã ở xa chúng ta". 11) Bạch Thế Tôn, khi chúng con được nghe: "Thế Tôn sẽ ra đi khỏi dân chúng Vajji để du hành giữa dân chúng Kàsi"; khi ấy, chúng con không hoan hỷ, có ưu buồn (nghĩ rằng): "Thế Tôn sẽ ở xa chúng ta". Và khi, bạch Thế Tôn, chúng con được nghe: "Thế Tôn đã ra đi khỏi dân chúng Vajji, và đang du hành giữa dân chúng Kàsi"; khi ấy, chúng con không hoan hỷ, có ưu buồn (nghĩ rằng): "Thế Tôn đã ở xa chúng ta". 12) Bạch Thế Tôn, khi chúng con được nghe: "Thế Tôn sẽ ra đi khỏi dân chúng Kàsi để du hành giữa dân chúng Magadha"; khi ấy, chúng con không hoan hỷ, có ưu buồn (nghĩ rằng): "Thế Tôn sẽ ở xa chúng ta". Và khi, bạch Thế Tôn, chúng con được nghe: "Thế Tôn đã ra đi khỏi dân chúng Kàsi, và đang du hành giữa dân chúng Magadha"; khi ấy, chúng con không hoan hỷ, có ưu buồn (nghĩ rằng): "Thế Tôn đã ở xa chúng ta". 13) Bạch Thế Tôn, khi chúng con được nghe: "Thế Tôn sẽ ra đi khỏi dân chúng Magadha để du hành giữa dân chúng Kàsi"; khi ấy, chúng con được vui vẻ, có sự hoan hỷ (nghĩ rằng): "Thế Tôn sẽ ở gần chúng ta". Khi chúng con được nghe: "Thế Tôn đã ra đi khỏi dân chúng Magadha và đang du hành ở Kàsi"; khi ấy, chúng con được vui vẻ, có sự hoan hỷ, (nghĩ rằng): "Thế Tôn đã ở gần chúng ta". 14) ... "khỏi dân chúng Kàsi để du hành ở giữa dân chúng Vajji..". 15) ... "khỏi dân chúng Vajji để du hành ở giữa dân chúng Malla..". 16) ... "khỏi dân chúng Malla để du hành ở giữa dân chúng Kosala..". 17) Bạch Thế Tôn, khi chúng con được nghe: "Thế Tôn sẽ ra đi khỏi dân chúng Kosala, để du hành giữa dân chúng Sàvatthi"; khi ấy, chúng con được vui vẻ, có sự hoan hỷ, (nghĩ rằng): "Thế Tôn sẽ ở gần chúng ta". Khi chúng con được nghe: "Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Thắng Lâm, khu vườn ông Anàthapindika"; khi ấy vô lượng là sự vui vẻ của chúng con, vô lượng là hoan hỷ của chúng con (nghĩ rằng): "Thế Tôn đã ở gần chúng ta". 18) -- Do vậy, này các người Thợ mộc, chật hẹp là đời sống ở gia đình, đầy những bụi đời! Phóng khoáng giữa trời là đời sống người xuất gia! Như vậy là vừa đủ, này các người Thợ mộc, để các Ông không có phóng dật. 19) -- Nhưng bạch Thế Tôn, ở đây chúng con có đàn áp khác, còn áp bức hơn, còn bội phần áp bức hơn. -- Thế nào là sự đàn áp khác, này các người Thợ mộc, còn áp bức hơn, còn bội phần hơn? 20) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, khi vua Pasenadi nước Kosala muốn đi ra viếng thăm khu vườn, thời các con voi của vua Pasenadi nước Kosala cần phải được chúng con chuẩn bị và trang sức, và các cung phi khả ái, khả ý của vua Pasenadi nước Kosala cần phải có chúng con đặt ngồi một người ngồi trước, một người ngồi sau. Bạch Thế Tôn, mùi hương của các cung phi ấy thật là thơm ngọt như một hộp nước hoa vừa được mở ra, các cung phi của vua được ướp với mùi thơm như vậy. Lại nữa, bạch Thế Tôn, thân xúc các cung phi này thật là mềm dịu như một túm bông hoa hồng, vì họ được nuôi dưỡng rất an lạc. Bạch Thế Tôn, trong lúc ấy, chúng con cần phải hộ trì cho voi, cần phải hộ trì cho các cung phi, cần phải hộ trì cho tự ngã nữa. 21) Dầu vậy, bạch Thế Tôn, chúng con không rõ biết sự khởi lên ái tâm đối với các cung phi ấy. Ðây, bạch Thế Tôn, là đàn áp khác, còn áp bức hơn, còn bội phần áp bức hơn! 22) -- Do vậy, này các người Thợ mộc, chật hẹp là đời sống ở gia đình, đầy những bụi đời! Phóng khoáng giữa trời là đời sống người xuất gia! Như vậy là vừa đủ, này các người Thợ mộc, để các Người không có phóng dật! 23) Này các người Thợ mộc, thành tựu bốn pháp, vị Thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Thế nào là bốn? 24) Ở đây, này các người Thợ mộc, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật: "Ðây là Như Lai... Phật, Thế Tôn"... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... Vị ấy sống ở gia đình, với tâm gột sạch, cấu uế, xan tham. Vị ấy thường bố thí, bàn tay rộng mở, ưa thích từ bỏ, thích được nhờ cậy, thích thú chia xẻ vật được bố thí. Thành tựu bốn pháp này, này các người Thợ mộc, vị Thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. 25) Này các người Thợ mộc, các Người thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật: "Ðây là Như Lai... Phật, Thế Tôn"... đối với Pháp... đối với chúng Tăng. Trong gia đình các Người, phàm có vật được bố thí nào, tất cả đều được chia xẻ hoàn toàn và vô tư cho những vị có trì giới và các thiện nhân. 26) Các Ông nghĩ thế nào, này các người Thợ mộc, có bao nhiêu người ở tại Kosala có thể ngang bằng các Ông về phần chia vật bố thí? 27) -- Thật lợi đắc cho chúng con, bạch Thế Tôn! Thật khéo lợi đắc cho chúng con, bạch Thế Tôn, được Thế Tôn biết chúng con như vậy! 7. VII. Những Người Ở Veludvàra (S.v,352) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn đang đi du hành giữa Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo và đi đến một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala tên là Veludvàra. 2) Các Bà-la-môn gia chủ ở Veludvàra được nghe: "Sa-môn Gotama là Thích tử, đã xuất gia từ gia tộc họ Thích, đang đi du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo và đã đến Veludvàra". Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Thế Tôn Gotama: "Ðây là Như Lai, ng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giơùi, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Sau khi chứng ngộ, Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện có nghĩa, có văn. Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn, đầy đủ, trong sạch. Tốt lành thay, sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy!" 3) Rồi các Bà-la-môn gia chủ ở Veludvàra đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, một số đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên; một số chấp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số nói lên với Thế Tôn tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên; một số im lặng ngồi xuống một bên. 4) Ngồi một bên, các Bà-la-môn gia chủ ở Veludvàra bạch Thế Tôn: -- Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi có ước vọng như thế này, có ước muốn như thế này, có chú tâm (adhippàya) như thế này: "Mong rằng chúng tôi được sống trong một nhà chật đầy trẻ con! Mong chúng tôi được sử dụng các hương chiên đàn từ Kàsi! Mong rằng chúng tôi được trang sức bằng vòng hoa và phấn sáp! Mong rằng chúng tôi được sử dụng vàng và bạc! Sau khi thân hoại mạng chung, mong rằng chúng tôi được sanh thiện thú, thiên giới, cõi đời này!" Mong rằng Tôn giả Gotama hãy thuyết pháp cho chúng tôi, những người có ước vọng như vậy, có ước muốn như vậy, có chú tâm như vậy. Hãy thuyết pháp như thế nào để chúng tôi được sống trong một nhà chật đầy trẻ con, để chúng tôi được sử dụng các hương chiên đàn từ Kàsi... để chúng tôi, khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, thiên giới, cõi đời này. 5) -- Vậy này các Gia chủ, Ta sẽ thuyết cho các Ông một pháp môn đưa đến lợi ích (tự lợi cho tự ngã) (attuupanàyikam). Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng. -- Thưa vâng, Tôn giả. Các Bà-la-môn ở Veludvàra vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Này các Gia chủ, thế nào là pháp môn đưa đến lợi ích cho tự ngã? 6) Ở đây, này các Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Ta muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ. Nếu có ai đến đoạt mạng sống của ta, một người muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý đối với ta. Nhưng nếu ta đoạt mạng sống một người muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý đối với người ấy. Một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp ấy cũng không khả ái, không khả ý cho người khác. Và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao ta lại đem cột pháp ấy cho một người khác?" Do suy tư như vậy, vị ấy từ bỏ sát sanh, khuyến khích người khác từ bỏ sát sanh, nói lời tán thán từ bỏ sát sanh. Như vậy, về thân hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh (kotiparisuddham). 7) Lại nữa, này các Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy tư như sau: "Nếu có ai lấy của không cho của ta, gọi là ăn trộm, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho ta. Nhưng nếu ta lấy của không cho của người khác, gọi là ăn trộm, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy. Một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp ấy cũng không khả ái, không khả ý cho người khác. Và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao lại đem cột pháp ấy cho người khác?" Do suy tư như vậy, vị ấy từ bỏ lấy của không cho, khuyến khích người khác từ bỏ lấy của không cho, nói lời tán thán từ bỏ lấy của không cho. Như vậy, về thân hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh. 8) Lại nữa, này các Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Nếu ai có tà hạnh với vợ của ta, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho ta. Nhưng nếu ta có tà hạnh với vợ của người khác, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy. Một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp này không khả ý, không khả ái cho người khác. Và một pháp này không khả ý, không khả ái cho ta, thời sao ta lại đem cột pháp ấy cho người khác?" Do suy tư như vậy, vị ấy tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục, khuyến khích người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục, nói lời tán thán từ bỏ tà hạnh trong các dục. Như vậy, về thân hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh. 9) Lại nữa, này các Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Nếu có ai làm tổn hại lợi ích ta với lời nói láo, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho ta. Nhưng nếu ta cũng làm tổn hại lợi ích người khác với lời nói láo, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy. Một pháp này... cho một người khác?" Do suy tư như vậy, vị ấy tự mình từ bỏ nói láo, khuyến khích người khác từ bỏ nói láo, nói lời tán thán từ bỏ nói láo. Như vậy, về khẩu hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh. 10) Lại nữa, này các Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy tư như sau: "Nếu có ai chia rẽ bạn bè ta bằng lời nói hai lưỡi,như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho ta. Nhưng nếu ta chia rẽ bạn bè người khác bằng lời nói hai lưỡi, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy. Một pháp không khả ái... đem cột pháp ấy cho một người khác?" Do suy tư như vậy, vị ấy tự mình từ bỏ nói hai lưỡi, khuyến khích người khác từ bỏ nói lời hai lưỡi, nói lời tán thán từ bỏ nói lời hai lưỡi. Như vậy, về khẩu hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh. 11) Lại nữa, này các Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy tư như sau: "Nếu có ai đối xử với ta bằng thô ác ngữ, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho ta. Nhưng nếu ta cũng đối xử với người khác bằng thô ác ngữ, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy. Và một pháp không khả ái... đem cột pháp ấy cho một người khác?" Do suy tư như vậy, vị ấy tự mình từ bỏ thô ác ngữ, khuyến khích người khác từ bỏ thô ác ngữ, nói lời tán thán từ bỏ thô ác ngữ. Như vậy, về khẩu hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh. 12) Lại nữa, này các Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy tư như sau: "Nếu có ai đối xử với ta với lời tạp ngữ, với lời phù phiếm, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho ta. Nhưng nếu ta cũng đối xử với người khác với lời tạp ngữ, với lời phù phiếm, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy. Và một pháp không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp ấy cũng không khả ái, không khả ý cho người khác. Và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao ta lại đem cột pháp ấy cho một người khác?" Do suy tư như vậy, vị ấy tự mình từ bỏ lời nói phù phiếm, khuyến khích người khác từ bỏ nói lời phù phiếm, tán thán từ bỏ nói lời phù phiếm. Như vậy, về khẩu hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh. 13) Vị ấy thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật: "Ðây là Như Lai, bậc A-la-hán... Phật, Thế Tôn". 14) ... đối với Pháp... 15) ... đối với chúng Tăng... 16) Vị ấy thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính, không bị phá hoại, không bị đâm cắt, không bị điểm ố, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định. 17) Này các Gia chủ, khi nào vị Thánh đệ tử thành tựu bảy pháp này và bốn lời nguyện xứ này, nếu vị ấy muốn, vị ấy có thể tuyên bố về mình: "Ta đã đoạn tận địa ngục, đoạn tận khỏi sanh vào loại bàng sanh, đoạn tận cõi ngạ quỷ, đoạn tận ác sanh, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, không có bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ". 18) Ðược nói vậy, các Bà-la-môn gia chủ ở Veludvàra bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn... từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng! 8. VIII. Gỉang Ðường Bằng Gạch (1) (S.v,356) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Nàtika, trong ngôi giảng đường bằng gạch. 2) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến... bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Sàlha đã mạng chung, sanh thú thế nào, thọ sanh chỗ nào? Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo-ni Nànda mệnh chung, sanh thú thế nào, thọ sanh chỗ nào? Bạch Thế Tôn, cư sĩ Sudatta mệnh chung, sanh thú thế nào, thọ sanh chỗ nào? Nữ cư sĩ Sujàtà mệnh chung, sanh thú thế nào, thọ sanh chỗ nào? 3) -- Tỷ-kheo Sàlha, này Ananda, đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Tỷ-kheo-ni Nànda, này Ananda, mệnh chung, sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ chỗ ấy nhập Niết-bàn, không phải trở lui thế giới này. Cư sĩ Sudatta, này Ananda, do đoạn diệt ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si, là bậc Nhất Lai, sau khi trở lui thế giới này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau. Nữ cư sĩ Sujàtà, này Ananda, mạng chung, sau khi đoạn tận ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. 4) Này Ananda, thật không có gì lạ vấn đề con người phải mệnh chung. Nhưng mỗi lần có người mệnh chung lại đến hỏi Như Lai về vấn đề này, thời này Ananda, như vậy làm phiền nhiễu Như Lai. Này Ananda, vì vậy Ta sẽ giảng pháp môn Pháp kính (gương Chánh pháp) để vị Thánh đệ tử sau khi thành tựu pháp môn này, nếu muốn, sẽ tự tuyên bố về mình như sau: "Ta đã đoạn tận địa ngục, đoạn tận khỏi sanh vào loài bàng sanh, đoạn tận cõi ngạ quỷ, đoạn tận ác sanh, ác thú, đọa xứ. Ta đã chứng quả Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ". 5) Này Ananda, pháp môn Pháp kính ấy là gì mà Thánh đệ tử thành tựu pháp môn ấy, nếu muốn, sẽ tự mình tuyên bố về mình như sau: "Ta đã đoạn tận địa ngục... Ta đã chứng quả Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ"? 6) Ở đây, này Ananda, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật: "Ðây là Như Lai, bậc A-la-hán... Phật, Thế Tôn"... với Pháp... với Tăng.... thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. 7) Ðây là pháp môn Pháp kính, này Ananda, thành tựu pháp môn này, vị Thánh đệ tử nếu muốn, tự mình tuyên bố về mình như sau: "Ta đã đoạn tận địa ngục, đoạn tận khỏi sanh vào loài bàng sanh, đoạn tận cõi ngạ quỷ, đoạn tận ác sanh, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ". 8) (Kinh này và hai kinh sau đều cùng một nhân duyên). 9. IX. Giảng Ðường Bằng Gạch (2) (S.v,358) 1-2) ... ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Asokà đã mệnh chung, sanh thú của vị ấy thế nào, sanh xứ chỗ nào? Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo-ni Asokà đã mệnh chung... Nam cư sĩ Asokà đã mệnh chung... Nữ cư sĩ Asokà đã mệnh chung, sanh thú của vị ấy thế nào, sanh xứ chỗ nào? 3-6) -- Này Ananda, Tỷ-kheo Asokà đã mệnh chung, sau khi đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát... (như kinh trên 8, đoạn số 3 với Tỷ-kheo-ni Asokà, nam cư sĩ Asokà và nữ cư sĩ Asokà) ... 7) Này Ananda, đây là pháp môn Pháp kính, thành tựu pháp môn này, vị Thánh đệ tử nếu muốn, tự mình tuyên bố về mình: "Ta đã đoạn tận địa ngục, ta đã đoạn tận khỏi sanh vào loài bàng sanh, ta đã đoạn tận cõi ngạ quỷ, ta đã đoạn tận ác sanh, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ". 10. X. Ngôi Nhà Bằng Gạch (3) (S.v,358) 1-2) ... ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: -- Cư sĩ ở Nàtika tên Kakkata đã mệnh chung, sanh thú của vị ấy thế nào, sanh xứ chỗ nào? Cư sĩ ở Nàtika tên Kàlinga, bạch Thế Tôn, đã mệnh chung, sanh thú của vị ấy thế nào, sanh xứ chỗ nào? Cư sĩ ở Nàtika tên Nikata... Cư sĩ Katissaha... Cư sĩ Tuttha... Cư sĩ Santuttha... Cư sĩ Dhadda... Cư sĩ Subhadda ở Nàtika, bạch Thế Tôn, đã mệnh chung, sanh thú của vị ấy thế nào, sanh xứ chỗ nào? 3) -- Cư sĩ Kakkata, này Ananda, đã mệnh chung, sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ đấy nhập Niết-bàn, không còn phải trở lui cõi đời này. Cư sĩ Kàlinga, này Ananda... Cư sĩ Nikata, này Ananda... Cư sĩ Katissaha, này Ananda... Cư sĩ Tuttha, này Ananda... Cư sĩ Santuttha, này Ananda... Cư sĩ Bhadda, này nanda... Cư sĩ Subhadda, này Ananda, sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ đấy nhập Niết-bàn, không còn phải trở lui cõi đời này nữa. Tất cả đều cùng một sanh thú. 4) Hơn năm mươi cư sĩ ở Nàtika, này Ananda, đã mệnh chung, sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ đấy nhập Niết-bàn, không còn phải trở lui cõi đời này nữa. Hơn chín mươi nam cư sĩ ở Nàtika, này Ananda, đã mệnh chung, sau khi đoạn diệt ba kiết sử, sau khi làm cho muội lược tham, sân, là bậc Nhứt Lai, sau khi trở lui thế giới này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau. Năm trăm lẻ sáu nam cư sĩ ở Sàkata, này Ananda, đã mệnh chung, sau khi đoạn diệt ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không còn thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. 5-7) Này Ananda, thật không có gì lạ vấn đề con người phải mệnh chung. Nhưng mỗi lần có người mệnh chung, Ông lại đến hỏi Như Lai về vấn đề này; thời này Ananda, như vậy làm phiền nhiễu Như Lai... (xem trên 9, đoạn số 4,5,6,7) ... quyết chắc chứng quả giác ngộ.
II. Phẩm Một Ngàn, hay Vườn Vua 11. I. Một Ngàn (S.v,360) 1) Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, tại khu vườn Ràjaka. 2) Rồi một chúng gồm một ngàn Tỷ-kheo-ni đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. 3) Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo-ni đang đứng một bên: -- Này các Tỷ-kheo-ni, vị Thánh đệ tử thành tựu bốn pháp là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Thế nào là bốn? 4) Ở đây, này các Tỷ-kheo-ni, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật: "Ðây là Như Lai... Phật, Thế Tôn". 5-6) ... đối với Pháp... đối với Tăng... 7) Vị ấy thành tựu các giới được bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. 8) Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo-ni, bậc Thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. 12. II. Các Bà La Môn (S.v,361) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi. 3) -- Này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn trình bày một đạo lộ hướng thượng (udayagàminim). Họ khuyến khích các đệ tử như sau: "Hãy đến, này các Ông! Sáng sớm dậy, hãy đi hướng mặt về phía Ðông. Chớ có tránh những lỗ hổng, lỗ trũng, khúc cây, chỗ có gai, hố nước nhớp, chớ có tránh đường mương. Nếu có rơi vào các chỗ ấy và đi đến chết, như vậy, này các Ông, sau khi thân hoại mạng chung, các Ông sẽ sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này". 4) Nhưng này các Tỷ-kheo, con đường ấy của các Bà-la-môn là con đường của kẻ ngu, con đường của kẻ si, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Này các Tỷ-kheo, nay Ta trình bày một đạo lộ hướng thượng trong luật của bậc Thánh, và con đường ấy nhứt hướng đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này các Tỷ-kheo, đạo lộ hướng thượng ấy là gì, đạo lộ đưa đến nhứt hướng yếm ly... Niết-bàn? 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật: "Ðây là Như Lai..".... đối với pháp... đối với chúng Tăng... Vị ấy thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. 6) Ðây là đạo lộ đưa đến hướng thượng, này các Tỷ-kheo,... nhứt hướng yếm ly... đưa đến Niết-bàn. 13. III. Ananda (S.v,362) 1) Một thời, Tôn giả Ananda và Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. 2) Rồi Tôn giả Sàriputta, vào buổi chiều, từ chỗ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm. Sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, Tôn giả ngồi xuống một bên. Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Ananda: 3) -- Do đoạn tận những pháp nào, này Hiền giả Ananda, do nhân thành tựu những pháp nào, quần chúng ở đời này được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ? 4) -- Do đoạn tận bốn pháp, thưa Hiền giả, do nhân thành tựu bốn pháp, quần chúng ở đời này được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Thế nào là bốn? 5) Kẻ vô văn phàm phu, này Hiền giả, không thành tựu tịnh tín đối với đức Phật, khi thân hoại mạng chung, sanh vào ác sanh, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy là không có tịnh tín đối với đức Phật. Và vị Ða văn Thánh đệ tử, thưa Hiền giả, thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Như vậy là tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là Như Lai... Phật, Thế Tôn". 6) Kẻ vô văn phàm phu, này Hiền giả, không thành tựu tịnh tín đối với Pháp, khi thân hoại mạng chung, sanh vào ác sanh, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy là không có tịnh tín đối với Pháp. Và vị Ða văn Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp... Như vậy là tịnh tín bất động đối với Pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết... chỉ người có trí mới giác hiểu". 7) Kẻ vô văn phàm phu, này Hiền giả, không thành tựu tịnh tín đối với chúng Tăng... Như vậy là tịnh tín bất động đối với chúng Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn... vô thượng phước điền ở đời". 8) Kẻ vô văn phàm phu, này Hiền giả, thành tựu ác giới... Như vậy là không có tịnh tín bất động... Như vậy tịnh tín bất động đối với các giới: "Các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định". 9) Do đoạn tận bốn pháp này, này Hiền giả, do nhân thành tựu bốn pháp này, quần chúng ở đời này được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. 14. IV. Ác Thú (1) (S.v,364) 1-2) ... 3) -- Do thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử vượt qua sợ hãi của tất cả ác thú. Thế nào là bốn? 4-7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là Như Lai, bậc A-la-hán... Phật, Thế Tôn"... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. 8) Do thành tựu bốn pháp này, vị Thánh đệ tử vượt qua sợ hãi của tất cả ác thú. 15. V. Ác Thú (2) (S.v,364) 1-2) ... 3) -- Do thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử vượt qua sợ hãi của tất cả ác thú, đọa xứ. Thế nào là bốn? 4-7) ... (như đoạn số 4-7, kinh trên) ... 8) Do thành tựu bốn pháp này, vị Thánh đệ tử vượt qua sợ hãi của tất cả ác thú, đọa xứ... 16. VI. Thân Hữu (1) (S.v,364) 1-2) ... 3) -- Tất cả những ai, này các Tỷ-kheo, các Ông có lòng từ mẫn, và những người mà các Ông nghĩ cần phải nghe theo, những ai là bạn bè, hay thân hữu, hay bà con, hay cùng một huyết thống; tất cả những vị ấy, này các Tỷ-kheo, cần phải được khuyến khích, phải được áp đặt, phải được an trú trong bốn Dự lưu phần. Thế nào là bốn? 4) Họ cần phải được khuyến khích, phải được áp đặt, phải được an trú vào tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là Như Lai, bậc A-la-hán... Phật, Thế Tôn"... đối với Pháp... đối với Tăng... đối với các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. 5) Những ai mà các Ông có lòng từ mẫn, này các Tỷ-kheo, những ai mà các Ông nghĩ là cần phải nghe theo, các bạn bè, hay thân hữu, hay bà con, hay cùng một huyết thống; các người ấy cần phải được khuyến khích, cần phải được áp đặt, cần phải được an trú trong bốn Dự lưu phần này. 17. VII. Bạn Bè Thân Hữu (2) (S.v,365) 1-2) ... 3) -- Những ai, này các Tỷ-kheo, các Ông có lòng từ mẫn, những ai mà các Ông nghĩ rằng cần phải nghe theo, các bạn bè, thân hữu, hay bà con, hay cùng một huyết thống; các người ấy cần phải được các Ông khuyến khích, áp đặt, an trú trong bốn Dự lưu phần. Thế nào là bốn? 4) Cần phải khuyến khích, cần phải áp đặt, cần phải an trú trong tịnh tín bất động đối với Phật: "Ðây là Như Lai, bậc A-la-hán... Phật, Thế Tôn". Dầu cho, này các Tỷ-kheo, bốn đại chủng địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại có đổi khác, nhưng nhất định không có thay đổi trong vị Thánh đệ tử đã thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật. Ở đây, sự đổi khác có nghĩa là: Một Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động như vậy sẽ sanh vào địa ngục, hay vào loài bàng sanh, hay vào hàng ngạ quỷ; sự kiện như vậy không xảy ra. 5-6) ... đối với Pháp... đối với Tăng. 7) Cần phải khuyến khích, cần phải áp đặt, cần phải an trú vào các giới được các bậc Thánh ái kính. Dầu cho, này các Tỷ-kheo, bốn đại chủng địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại có đổi khác; nhưng nhất định không có sự đổi khác trong vị Thánh đệ tử đã thành tựu tịnh tín bất động đối với các giới được các bậc Thánh ái kính. Ở đây, sự đổi khác có nghĩa là vị Thánh đệ tử thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính, sẽ sanh vào địa ngục, hay các loài bàng sanh, hay các ngạ quỷ; sự kiện như vậy không xảy ra. 8) Những ai mà các Ông có lòng từ mẫn, này các Tỷ-kheo,... an trú trong bốn Dự lưu phần. 18. VIII. Du Hành Chư Thiên (S.v,366) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Rồi Tôn giả Mahà Moggalàna, như nhà lực sĩ duỗi ra cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, Tôn giả biến mất ở Jetavana và hiện ra ở cõi trời Ba mươi ba. 3) Rồi một số đông chư Thiên cõi Ba mươi ba đi đến Tôn giả Mohà Moggalàna; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Mahà Moggalàna rồi đứng một bên. Tôn giả Mahà Moggalàna nói với chư Thiên đang đứng một bên: 4) -- Lành thay, chư Hiền, là sự thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là Như Lai... Phật, Thế Tôn". Do nhân thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật, như vậy ở đây, một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. 5-6) Lành thay, chư Hiền, là tịnh tín bất động đối với Pháp... đối với chúng Tăng... 7) Lành thay, chư Hiền, là sự thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. Do nhân thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính, chư Hiền, như vậy ở đây, một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, thiên giới, cõi đời này. 8) -- Lành thay, Tôn giả Moggalàna, là sự thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là Như Lai... Phật, Thế Tôn". Do nhân thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật, thưa Tôn giả Moggalàna, như vậy ở đây, một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. 9-11) Lành thay, Tôn giả Moggalàna, là sự thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp... đối với chúng Tăng... các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. Do nhân thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính, thưa Tôn giả Moggalàna, như vậy ở đây, một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. 19. IX. Thăm Viếng Chư Thiên (1) (S.v,367) 1) Một thời Tôn giả Mahà Moggalàna trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại khu vườn của ông Anàthapindika. 2-7) Rồi Tôn giả Moggalàna, như người lực sĩ... (như trên) ... 8-11) ... (như trên) ... một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, thiên giới, cõi đời này. 20. X. Thăm Viếng Chư Thiên (2) (S,v,357) (Giống như kinh 18, chỉ khác, đây là Thế Tôn, không phải Mahà Moggalàna) ... -ooOoo- |
Mục Lục các Tập (Thiên):
Revised: 30-11-2000