BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Tương Ưng Bộ -
Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
[07] Chương VII Tương Ưng Bà La Môn-ooOoo- I. Phẩm A-La-Hán Thứ Nhất I. Dhananjàni (S.i,160) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc. 2) Lúc bấy giờ, nữ Bà-la-môn Dhananjàni, vợ một người Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja, có lòng tín thành đối với Phật, Pháp và Tăng. 3) Rồi nữ Bà-la-môn Dhananjàni, trong khi bưng cơm cho Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja, hứng khởi thốt lên ba lần lời cảm hứng: "Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác ấy!" 4) Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja nói với nữ Bà-la-môn Dhananjàni: -- Như vậy, trong mọi thời, mọi dịp, kẻ hạ tiện này nói lời tán thán vị Sa-môn trọc đầu ấy. Này kẻ Hạ tiện kia, ta sẽ luận phá bậc Ðạo Sư của Ngươi. 5) -- Thưa Bà-la-môn, tôi không thấy trong thế giới chư Thiên, Ma giới hay Phạm thiên giới, trong chúng Sa-môn hay Bà-la-môn, giữa chư Thiên hay loài Người, không một ai có thể luận phá Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác. Vậy này Bà-la-môn, Ông hãy đi. Sau khi đi, Ông sẽ biết. 6) Rồi Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja phẫn nộ, không hoan hỷ, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. 7) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja nói lên bài kệ với Thế Tôn:
8) (Thế Tôn):
9) Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, hay đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Vậy nay con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama cho con được xuất gia trước mặt Thế Tôn, cho con được thọ đại giới! 10) Và Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja được xuất gia trước mặt Thế Tôn, được thọ đại giới. 11) Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Bhàradvàja sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu chứng được mục đích mà các thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: Ðó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa". 12) Và Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa. II. Phỉ Báng (S.i,161) 1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc. 2) Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja được nghe Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja đã xuất gia với Thế Tôn, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. 3) Ông phẫn nộ, không hoan hỷ, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói những lời nói không tốt đẹp, ác ngữ, phỉ báng và nhiếc mắng Thế Tôn. 4) Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja: -- Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Các thân hữu bà con huyết thống, các khách có đến viếng thăm Ông không? 5) -- Thưa Tôn giả Gotama, thỉnh thoảng, các thân hữu, bà con huyết thống, các khách có đến viếng thăm tôi. 6) -- Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Ông có sửa soạn cho họ các món ăn loại cứng, loại mềm và các loại đồ nếm không? 7) -- Thưa Tôn giả Gotama, thỉnh thoảng tôi sửa soạn cho họ các món ăn loại cứng, loại mềm, các loại đồ nếm. 8) -- Nhưng này Bà-la-môn, nếu họ không thâu nhận, thời các món ăn ấy về ai? 9) -- Thưa Tôn giả Gotama, nếu họ không thâu nhận, thời các món ăn ấy về lại chúng tôi. 10) -- Cũng vậy, này Bà-la-môn, nếu Ông phỉ báng chúng tôi là người không phỉ báng; nhiếc mắng chúng tôi là người không nhiếc mắng; gây lộn với chúng tôi là người không gây lộn; chúng tôi không thâu nhận sự việc ấy từ Ông, thời này Bà-la-môn, sự việc ấy về lại Ông. Này Bà-la-môn, sự việc ấy chỉ về lại Ông. Này Bà-la-môn, ai phỉ báng lại khi bị phỉ báng, nhiếc mắng lại khi bị nhiếc mắng, gây lộn lại khi bị gây lộn, thời như vậy, này Bà-la-môn, người ấy được xem là đã hưởng thọ, đã san sẻ với Ông. Còn chúng tôi không cùng hưởng thọ sự việc ấy với Ông, không cùng san sẻ sự việc ấy với Ông, thời này Bà-la-môn, sự việc ấy về lại Ông! Này Bà-la-môn, sự việc ấy về lại Ông! 11) Nhà vua và vương cung, vương thần nghĩ rằng: "Sa-môn Gotama là vị A-la-hán". Tuy vậy Tôn giả Gotama nay đã phẫn nộ. 12) (Thế Tôn):
13) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja bạch Thế Tôn: -- Thật là vi diệu thay, Tôn giả Gotama!...,... Con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama cho con được xuất gia tu học với Tôn giả Gotama, được thọ đại giới. 14) Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja được xuất gia với Tôn giả Gotama, được thọ đại giới. 15) Ðược thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Akkosaka Bhàrahvàja sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần không bao lâu đạt được mục đích mà các thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến: Ðó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại với thắng trí, tự mình giác ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa". 16) Và Tôn giả Akkosaka Bhàradvàkja trở thành một vị A-la-hán nữa. III. Asurindaka (S.i,163) 1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc. 2) Bà-la-môn Asurindaka Bhàradvàja nghe như sau: " Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja đã xuất gia với Thế Tôn, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". 3) Phẫn nộ, không hoan hỷ, vị ấy đi đến Thế Tôn, sau khi đến, có những lời không tốt đẹp, ác ngữ, phỉ báng và nhiếc mắng Thế Tôn. 4) Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn giữ im lặng. 5) Rồi Bà-la-môn Asurindaka Bhàradvàja nói với Thế Tôn: -- Này Sa-môn, Ông đã bị chinh phục. Này Sa-môn, Ông đã bị chinh phục! 6) (Thế Tôn):
7) Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn Asurindaka Bhàradvàja bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama...,"... không còn trở lại đời sống này nữa." 8) Và Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa. IV. Bilangika (S.i,164) 1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha, Veluvana, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc. 2) Bà-la-môn Bilangika Bhàradvàja được nghe: "Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja đã xuất gia với Sa-môn Gotama, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". 3) Phẫn nộ, không hoan hỷ, vị ấy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, giữ yên lặng, đứng một bên. 4) Rồi Thế Tôn, với tâm tư của mình, biết được tâm tư của Bà-la-môn Bilangika Bhàradvàja, liền nói lên bài kệ cho Bà-la-môn Bilangika Bhàradvàja:
5) Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn Bilangika Bhàradvaja bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Nay con quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và Tỷ-kheo Tăng. Mong cho con được xuất gia với Tôn giả Gotama...,..., Ðó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa". 6) Và Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa. V. Bất Hại - Ahimsaka (S.i,164) 1) Nhân duyên tại Sàvatthi. 2) Rồi Bà-la-môn Ahimsaka Bhàradvàja đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Ahimsaka Bhàradvàja bạch Thế Tôn: -- Con là Ahimsaka, thưa Tôn giả Gotama! Con là Ahimsaka, thưa Tôn giả Gotama!. 4) (Thế Tôn):
5) Khi được nghe vậy, Bà-la-môn Ahimsaka Bhàradvàja bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama...,"... không còn trở lui đời sống này nữa." 6) Và Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa. VI. Bện Tóc (S.i,165) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Rồi Bà-la-môn Jatabhàradvàja đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jatabhàradvàja nói lên bài kệ với Thế Tôn:
4) (Thế Tôn)
5) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Jatabhàradvàja bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... 6) Và Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa. VII. Suddhika (S.i,165) 1) Tại Sàvatthi, Jetavana. 2) Rồi Bà-la-môn Suddhika Bhàradvàja đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Suddhika Bhàradvàja nói lên bài lệ này trước mặt Thế Tôn:
4) (Thế Tôn):
5) Khi được nghe vậy, Bà-la-môn Suddhika Bhàradvàja bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... 6) Và Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa. VIII. Aggika: Thờ lửa (S.i,166) 1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha, Veluvana, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc. 2) Lúc bấy giờ, một món ăn gồm gạo và sữa đông được sửa soạn cho Bà-la-môn Aggika Bhàradvàja để vị này sắp đặt: "Tôi sẽ tế lửa, tôi sẽ làm lễ cúng dường lửa". 3) Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Ràjagaha để khất thực. Trong khi đi khất thực thứ lớp ở Ràjagaha, Thế Tôn đi đến trú xứ của Bà-la-môn Aggika Bhàradvàja; sau khi đến, Thế Tôn đứng một bên. 4) Bà-la-môn Aggika Bhàradvàja thấy Thế Tôn đi khất thực đến, thấy vậy liền nói lên bài kệ với Thế Tôn:
5) (Thế Tôn):
6) - Mong Tôn giả thọ lãnh món ăn này. Tôn giả Gotama thật là bậc Bà-la-môn. 7) (Thế Tôn):
8) Ðược nghe như vậy, Bà-la-môn Aggika Bhàradvàja bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay Tôn giả Gotama!... 9) Và Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa. IX. Sundarika (S.i,167) 1) Một thời Thế Tôn ở giữa dân tộc Kosala, trên bờ sông Sundarika. 2) Lúc bấy giờ Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja tế lửa trên bờ sông Sundarika, làm lễ cúng dường lửa. 3) Rồi Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja sau khi tế lửa, làm lễ cúng dường lửa xong, từ chỗ ngồi đứng dậy, nhìn xung quanh tất cả bốn phương và nghĩ: "Ai có thể hưởng họ món ăn cúng tế còn lại này?" 4) Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja thấy Thế Tôn đang ngồi dưới gốc cây, đầu được bao trùm, thấy vậy, tay trái cầm món ăn cúng tế còn lại, tay phải cầm bình nước đi đến Thế Tôn. 5) Và Thế Tôn nghe tiếng chân của Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja liền tháo đồ trùm ở đầu. 6) Và Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja nghĩ: "Ðầu vị này trọc, vị này là người trọc đầu", nghĩ vậy, muốn trở lui. 7) Rồi Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja lại suy nghĩ: "Trọc đầu ở đây, một số Bà-la-môn cũng như vậy. Vậy ta hãy đến và hỏi vấn đề thọ sanh". 8) Rồi Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn: -- Thọ sanh Tôn giả là gì? 9) (Thế Tôn):
10) Sundarika:
11) (Thế Tôn):
12) -- Vậy thưa Tôn giaủ Gotama, con phải cho ai vật cúng còn lại này? 13) -- Này Bà-la-môn, trong toàn thế giới chư Thiên, Ma giới, Phạm thiên giới, trong chúng Sa-môn và Bà-la-môn, trong thế giới chư Thiên và loài Người, Ta không thấy một ai ăn vật cúng còn lại này có thể tiêu hóa được, ngoại trừ Như Lai hay đệ tử Như Lai. Này Bà-la-môn, vậy này Bà-la-môn, hãy quăng vật cúng còn lại này tại chỗ không có cỏ xanh, hay nhận chìm xuống nước, nơi không có loài hữu tình. 14) Rồi Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja nhận chìm vật cúng còn lại ấy vào trong nước, nơi không có loài hữu tình. 15) Vật cúng ấy khi được quăng vào trong nước liền xì lên, sôi lên, phun hơi và phun khói lên. Ví như lưỡi cày đốt nóng cả ngày, khi bỏ vào trong nước, bèn xì lên, sôi lên, phun hơi và phun khói lên. Cũng vậy, vật cúng còn lại ấy khi được quăng vào trong nước bèn xì lên, sôi lên, phun hơi và phun khói lên. 16) Rồi Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja hoảng hốt, lông tóc dựng ngược, đi đến Thế Tôn; sau khi đến liền đứng một bên. 17) Thế Tôn nói lên bài kệ cho Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja đang đứng một bên:
18) Khi được nói vậy, Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... 19) Và Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa. X. Bahudhiti (S.i,170) 1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng. 2) Lúc bấy giờ, một Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja bị mất mười bốn con bò. 3) Rồi Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja trong khi đi tìm những con bò đực ấy, đi đến khu rừng kia; sau khi đến, thấy Thế Tôn ngồi kiết-già trong khu rừng ấy, lưng giữ thẳng và để chánh niệm trước mặt. 4) Thấy vậy, Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ này với Thế Tôn:
5) (Thế Tôn):
6) Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thế thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Vậy nay con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong cho con được xuất gia với Tôn giả Gotama, cho con được thọ đại giới. 7) Rồi Bà-la-môn Bhàradvàja được xuất gia với Tôn giả Gotama, được thọ đại giới. 8) Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Bhàradvàja ở một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Và không bao lâu, vị này chứng được mục đích tối cao mà các thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình hướng đến: Ðó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không có trở lại trạng thái này nữa". 9) Và Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa.
III. Phẩm Cư Sĩ I. Cày Ruộng (S.i,172) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Magadha, trên núi Nam Sơn, tại làng Bà-la-môn tên Ekanàlà. 2) Lúc bấy giờ là thời gian gieo mạ, và Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja sắp đặt sẵn sàng khoảng năm trăm lưỡi cày. 3) Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến nông trường của Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja. 4) Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja đang phân phát đồ ăn. 5) Thế Tôn đi đến chỗ phân phát đồ ăn, rồi đứng một bên. 6) Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja thấy Thế Tôn đang đứng một bên để khất thực, thấy vậy, bèn nói với Thế Tôn: -- Này Sa-môn, tôi cày và tôi gieo mạ; sau khi cày và gieo mạ, tôi ăn. Này Sa-môn, Ông có cày và gieo mạ không; sau khi cày và gieo mạ, Ông ăn? 7) -- Này Bà-la-môn, Ta cũng có cày và gieo mạ, sau khi cày và gieo mạ, Ta ăn. 8) -- Nhưng chúng tôi không thấy cái ách, cái cày, cái lưỡi cày, cái gậy đâm, hay các con bò đực của Tôn giả Gotama. Tuy vậy Tôn giả Gotama lại nói như sau: "Này Bà-la-môn, Ta cũng có cày và gieo mạ, sau khi cày và gieo mạ, Ta ăn". 9) Rồi Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja nói lên bài kệ với Thế Tôn:
10) (Thế Tôn):
11) -- Hãy ăn Tôn giả Gotama, Tôn giả Gotama thật là người nông phu. Tôn giả Gotama cày, sự cày đưa đến quả bất tử. 12) (Thế Tôn):
Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối cho người có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Vậy nay con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng! II. Udaya (S.i,173) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, cầm y bát đi đến trú xứ của Bà-la-môn Udaya. 3) Bà-la-môn Udaya lấy cơm đổ đầy bình bát của Thế Tôn. 4) Lần thứ hai Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của Bà-la-môn Udaya... 5) Lần thứ ba, Bà-la-môn Udaya lấy cơm đổ đầy bình bát Thế Tôn và nói với Thế Tôn: - Tham lam là Sa-môn Gotama, đến đi đến lại nhiều lần! (Thế Tôn):
7) Khi được nói vậy, Bà-la-môn Udaya bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay Tôn giả Gotama... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng! III. Devahita (S.i,173) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn bị bịnh về phong khí và Tôn giả Upavàna là thị giả Thế Tôn. 3) Rồi Thế Tôn gọi Tôn giả Upavàna: -- Này Upavàna, Ông có biết làm sao cho Ta nước nóng? 4) -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Tôn giả Upavàna vâng đáp Thế Tôn, đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của Bà-la-môn Devahita; sau khi đến, đứng im lặng một bên. 5) Bà-la-môn Devahita thấy Tôn giả Upavàna đứng im lặng một bên, bèn nói lên bài kệ với Tôn giả Upavàna:
6) Tôn giả:
7) Rồi Bà-la-môn Devahita bảo một người lấy đòn gánh gánh nước nóng và một bình đường mật, dâng cho Tôn giả Upavàna. 8) Rồi Tôn giả Upavàna đi đến Thế Tôn, dùng nước nóng tắm cho Thế Tôn, dùng đường mật pha với nước nóng dâng lên Thế Tôn dùng. 9) Và bệnh phong khí của Thế Tôn được nhẹ bớt. 10) Rồi Bà-la-môn Devahita đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. 11) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Devahita nói lên bài kệ với Thế Tôn:
12) (Thế Tôn):
13) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Devahita bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng! IV. Mahàsàla: Ðại phú giả hay y choàng thô. 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Rồi một Bà-la-môn đại phú, dáng bộ tiều tụy, đắp y thô xấu, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. 3) Thế Tôn nói với vị Bà-la-môn đại phú đang ngồi xuống một bên: -- Này Bà-la-môn, sao dáng bộ ông tiều tụy? Sao ông đắp y thô xấu? 4) -- Thưa Tôn giả Gotama, ở đây bốn đứa con trai của con, chúng âm mưu với vợ của chúng, trục xuất con ra khỏi nhà. 5) -- Vậy này Bà-la-môn, hãy đọc thuộc bài kệ này, và khi nào quần chúng hội họp trong thính đường và cả các người con cùng ngồi họp, hãy đọc lên bài kệ:
6) Bà-la-môn đại phú ấy học thuộc lòng bài kệ này từ Thế Tôn. Khi quần chúng tụ hội tại thính đường và giữa các người con đang ngồi họp, vị ấy đọc lên bài kệ:
8) Rồi những người con Bà-la-môn đại phú ấy, dắt người cha về nhà, tắm rửa và mỗi người đắp cho cha một bộ áo. 9) Rồi Bà-la-môn đại phú ấy cầm một bộ áo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. 10) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn đại phú ấy bạch Thế Tôn: -- Thưa Tôn giả Gotama, chúng con Bà-la-môn, có dâng cúng sở phí cho bậc Ðạo Sư. Mong Tôn giả Gotama chấp nhận sở phí cho bậc Ðạo Sư của con. 11) Và Thế Tôn vì lòng từ chấp nhận. 12) Rồi Bà-la-môn đại phú ấy bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng! V. Mànatthada (S.i,177) 1) Nhân duyên tại Sàvatthi. 2) Lúc bấy giờ, Bà-la-môn tên Mànatthada trú ở Sàvatthi. Vị này không cung kính mẹ, không cung kính cha, không cung kính Ðạo sư, không cung kính anh trưởng. 3) Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang thuyết pháp, có đại chúng đoanh vây. 4) Rồi Bà-la-môn Mànatthada suy nghĩ như sau: "Sa-môn Gotama nay đang thuyết pháp có đại chúng đoanh vây. Vậy ta hãy đi đến Sa-môn Gotama. Nếu Sa-môn Gotama nói chuyện với ta, ta cũng sẽ nói chuyện với Sa-môn Gotama. Nếu Sa-môn Gotama không nói chuyện với ta, ta cũng sẽ không nói chuyện với Sa-môn Gotama". 5) Rồi Bà-la-môn Mànatthada đi đến Thế Tôn; sau khi đến, liền đứng một bên và im lặng. 6) Và Thế Tôn không nói chuyện với Bà-la-môn ấy. 7) Bà-la-môn Mànatthada suy nghĩ: "Sa-môn Gotama này không biết gì hết", bèn muốn trở về. 8) Rồi Thế Tôn với tâm tư của mình biết được tâm tư của Bà-la-môn Mànatthada, liền nói lên bài kệ với Bà-la-môn Mànatthada:
9) Bà-la-môn Mànatthada suy nghĩ: "Sa-môn Gotama biết tâm tư của ta", cúi đầu đảnh lễ chaân Thế Tôn, lấy miệng hôn chân Thế Tôn, lấy tay thoa vuốt và nói lên tên của mình: -- Tôn giả Gotama, con là Mànatthada. Tôn giả Gotama, con là Mànatthada. 10) Rồi đại chúng ấy tâm khởi lên kinh dị vi diệu: "Thật là vi diệu, thưa Ngài! Thật là hy hữu, thưa Ngài! Bà-la-môn Mànatthada không bao giờ cung kính mẹ, không bao giờ cung kính cha, không bao giờ cung kính Ðạo sư, không bao giờ cung kính anh trưởng, nay lại hạ mình tột cùng như vậy trước Sa-môn Gotama." 11) Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn Mànatthada: -- Thôi vừa rồi Bà-la-môn. Hãy đứng dậy và ngồi lại trên ghế của Ông. Lòng tín thành của Ông đối với Ta từ đâu đến? 12) Rồi Bà-la-môn Mànatthada sau khi ngồi trên ghế của mình, nói lên bài kệ với Thế Tôn:
13) (Thế Tôn):
14) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Mànatthada bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng! VI. Paccaniika (S.i,179) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Lúc bấy giờ Bà-la-môn tên là Paccaniikasàta ở tại Sàvatthi. 3) Rồi Bà-la-môn Paccaniikasàta suy nghĩ như sau: "Ta hãy đi đến Sa-môn Gotama, và Sa-môn Gotama có nói điều gì, ta sẽ nói lời phản ngược lại". 4) Lúc bấy giờ Thế Tôn đang đi kinh hành ngoài trời. 5) Rồi Ba-la-môn Paccaniikasàta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn đang đi kinh hành: -- Này Sa-môn, hãy thuyết pháp. 6) (Thế Tôn):
7) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Paccaniikasàta bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng! VII. Navakammika (S.i,179) 1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng. 2) Lúc bấy giờ Bà-la-môn Navakammika Bhàradvàa đang làm công việc tại khu rừng ấy. 3) Bà-la-môn Navakammika thấy Thế Tôn ngồi kiết-già dưới gốc cây, lưng thẳng và để niệm trước mặt. 4) Thấy vậy, vị Bà-la-môn suy nghĩ: "Ta thích làm việc về củi gỗ tại khu rừng này. Còn Sa-môn Gotama thời thích làm việc gì?" 5) Rồi Bà-la-môn Navakammika đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ với Thế Tôn:
6) (Thế Tôn):
7) Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn Navakammika Bhàradvàja bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng! VIII. Katthahàra (S.i,180) 1) Một thời Thế Tôn sống ở giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng. 2) Lúc bấy giờ, nhiều thanh niên lượm củi, đệ tử của Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja, đi đến khu rừng ấy. 3) Sau khi đến, họ thấy Thế Tôn ngồi kiết-già trong khu rừng ấy, lưng thẳng và để niệm trước mặt. Thấy vậy, họ liền đi đến Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja. 4) Sau khi đến, họ nói với Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja: -- Tôn giả có biết không, tại một khu rừng kia, có vị Sa-môn ngồi kiết-già, lưng thẳng và để niệm trước mặt?. 5) Rồi Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja cùng với các thanh niên ấy đi đến khu rừng và thấy Thế Tôn tại khu rừng ấy, đang ngồi kiết-già, lưng thẳng và để niệm trước mặt. Thấy vậy họ liền đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ với Thế Tôn:
6) (Thế Tôn):
7) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!.. từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng! IX. Màtaposaka: Nuôi dưỡng mẹ (S.i,181) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Rồi Bà-la-môn Màtaposaka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, bèn ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Màtaposaka nói với Thế Tôn: -- Thưa Tôn giả Gotama, tôi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp. Sau khi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp, tôi nuôi dưỡng mẹ cha. Thưa Tôn giả Gotama, tôi làm như vậy; tôi có làm đúng trách nhiệm không? 4) -- Này Bà-la-môn, Ông làm như vậy là làm đúng trách nhiệm. Này Bà-la-môn, ai tìm đồ ăn thiết thực theo thường pháp; sau khi tìm đồ ăn thiết thực theo thường pháp, lại nuôi dưỡng mẹ cha thì người ấy được nhiều công đức.
5) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Màtaposaka bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng! X. Bhikkhaka (S.i,182) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Rồi Bà-la-môn Bhikkhaka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, bèn ngồi một bên. 3) Ngồi một bên Bà-la-môn Bhikkhaka bạch Thế Tôn: -- Thưa Tôn giả Gotama, con là người khất thực và Tôn giả cũng là người khất thực. Vậy có sự sai khác gì giữa chúng ta? 4) (Thế Tôn):
5) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Bhikkhaka bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng! XI. Sangàrava (S.i,182) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Sangàrava trú ở Sàvatthi, là nhà Tịnh thủy hành, tin tưởng nhờ nước được thanh tịnh, sáng chiều theo hạnh xuống nước (để tắm cho thanh tịnh). 3) Rồi Tôn giả Ananda vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực. Khất thực xong, sau bữa ăn, trên con đường đi khất thực trở về Tôn giả đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. 4) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: -- Ở đây, bạch Thế Tôn, Bà-la-môn Sangàrava trú ở Sàvatthi, là nhà Tịnh thủy hành, tin tưởng nhờ nước được thanh tịnh, sáng chiều theo hạnh xuống nước (để tắm cho thanh tịnh). Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vì lòng từ mẫn đi đến trú xứ của Bà-la-môn Sangàrava. 5) Thế Tôn im lặng nhận lời. 6) Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của Bà-la-môn Sangàrava; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. 7) Rồi Bà-la-môn Sangàrava đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. 8) Thế Tôn nói với Bà-la-môn Sangàrava đang ngồi một bên: -- Có đúng sự thật chăng, này Bà-la-môn, Ông là nhà Tịnh thủy hành, tin tưởng nhờ nước được thanh tịnh, sáng chiều sống theo hạnh xuống nước (để tắm cho thanh tịnh)? 9) -- Thưa đúng vậy, Tôn giả Gotama. 10) -- Này Bà-la-môn, nhằm mục đích lợi ích gì, Ông là nhà Tịnh thủy hành, tin tưởng nhờ nước được thanh tịnh, sáng chiều sống theo hạnh xuống nước (để tắm cho thanh tịnh)? 11) -- Ở đây, Tôn giả Gotama, ban ngày tôi làm ác nghiệp gì, buổi chiều tôi tắm để gội sạch ác nghiệp ấy; buổi tối tôi làm ác nghiệp gì, buổi sáng hôm sau tôi tắm để gội sạch ác nghiệp ấy. Tôn giả Gotama, do nhằm mục đích như vậy, tôi là nhà Tịnh thủy hành tin tưởng nhờ nước được thanh tịnh, sáng chiều tôi sống theo hạnh xuống nước (để tắm cho thanh tịnh). 12) (Thế Tôn):
13) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng! XII. Khomadusa (S.i,154) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Sakka, tại thị trấn của dân chúng Sakka tên là Khomadussa. 2) Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào thị trấn Khomadussa để khất thực. 3) Lúc bấy giờ các Bà-la-môn gia chủ ở Khomadussa đang tụ họp tại hội trường để giải quyết một vài vấn đề và trời đang mưa nhỏ hột. 4) Rồi Thế Tôn đi đến hội trường ấy. 5) Các Bà-la-môn gia chủ ở Khomadussa thấy Thế Tôn từ xa đi đến. 6) Thấy vậy, họ bèn nói: -- Những Sa-môn đầu trọc ấy là ai? Và họ có thể biết gì về quy tắc của hội trường? 7) Rồi Thế Tôn nói lên bài kệ với các Bà-la-môn gia chủ ở Khomadussa:
8) Khi được nghe nói vậy, các Bà-la-môn gia chủ ở Khomadussa bạch Thế Tôn: -- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem ánh sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Chúng con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng. -ooOoo- |
Mục Lục các Tập (Thiên):
Revised: 30-11-2000