BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Tiểu Bộ - Khuddhaka Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
-ooOoo- Phẩm Sáu Kệ(CCK) Uruvelà Kassapa (Thera. 42) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh làm anh cả trong ba anh em một gia đình Bà-la-môn tên Kassapa, và cả ba đều học thông ba tập Vệ-đà. Ba anh em có đến năm trăm, ba trăm và hai trăm thanh niên đệ tử vì không tìm được chân lý trong kinh điển của họ, chỉ tìm thấy những vấn đề thế tục, nên họ từ bỏ gia đình và trở thành những ẩn sĩ. Cả ba được đặt tên tùy theo chỗ ở của mỗi vị, và ngài được gọi là Uruvelà Kassapa vì ngài ở Uruvelà. Một số sự kiện đã xảy ra, vị Bồ-tát xuất gia, chuyển Pháp luân, năm vị Trưởng lão chứng quả A-la-hán, năm mươi bạn đứng đầu là Yasa được hóa độ, sự xuất phát của vị A-la-hán để thuyết pháp độ sanh, sự hóa độ ba mươi người bạn giàu có, bậc Ðạo sư đi đến Uruvelà. Khi Thế Tôn hiện ra nhiều thần thông bắt đầu với sự nhiếp phục con rắn, Kassapa khởi lòng tin và xuất gia, hai người em cũng bắt chước người anh cả. Thế Tôn giảng kinh AAdittapariyàya cho ba anh em Kassapa với một ngàn đệ tử và khiến mọi người chứng quả A-la-hán. Uruvelà Kassapa ôn lại sự thành quả của mình, nói lên chánh trí với những bài kệ như sau:
(CCXI) Tekicchakàrì (Thera. 42) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh làm con một Bà-la-môn tên Subuddha. Ngài được các nhà giải phẫu cứu sống khi ngài mới sanh, vì vậy ngài được đặt tên là Tekicchakàrì (người được các bác sĩ cứu sống). Ngài lớn lên học các nghệ thuật và học thuật của giai cấp mình. Phụ thân ngài vì trí tuệ và chánh sách của mình, nên bị vua Candagotta, vua Bà-la-nại ganh ghét và bỏ tù. Tekicchakàrì nghe vậy, sợ hãi bỏ trốn, lánh mình tại tinh xá của một vị Trưởng lão, và tường thuật cho vị ấy biết nỗi khó khăn của mình. Vị Trưởng lão cho ngài xuất gia, chọn cho ngài một đề tài tu tập và ngài trở thành một Tỷ-kheo sống ngoài trời không kể gì lạnh nóng, hoàn toàn chú tâm vào tu tập cho được thành quả. Ác ma sợ ngài thoát khỏi sự chi phối của mình nên muốn phá rối vị Trưởng lão, đến gần dưới hình thức một người mục đồng, khi gặt hái đã xong, muốn cám dỗ ngài nên nói như sau:
Vị Trưởng lão nghĩ rằng: 'Người này nói đến tình cảnh của nó. Nhưng ta cần phải giáo huấn ta! Không phải phần việc để ta thuyết giảng'. Như vậy, vị Trưởng lão khuyên mình nên thiền quán trên ba quy y:
Rồi Ác ma, muốn ngài không sống hạnh viễn ly, làm như muốn lo cho ngài được hạnh phúc, nói rằng:
Vị Trưởng lão, nêu rõ ở trong nhà là một trói buộc và ở ngoài trời là giải thoát, nên trả lời:
Nói vậy, vị Trưởng lão phát triển thiền quán và chứng quả A-la-hán. Vì rằng vị Trưởng lão sống trong thời vua Bindusàra, các bài kệ này cần được hiểu là được tụng đọc vào kỳ kiết tập thứ ba như là thuộc Kinh tạng.
(CCXII ) Mahà-Nàga (Thera. 43) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài được sanh tại Sàketa, con trai một Bà-la-môn tên Madhu Vàsettha và được đặt tên là Mahà-Nàga. Ngài thấy thần thông do Trưởng lão Gavampati thực hiện trong khi Thế Tôn sống trong rừng Anjana, và khởi lòng tin, ngài xuất gia dưới sự hướng dẫn của vị Trưởng lão, và chứng quả A-la-hán nhờ vị này giáo huấn. Ngay khi ngài an trú trong an lạc giải thoát, Trưởng lão Mahà-Nàga thấy sáu Tỷ-kheo thường hay không cung kính các vị đồng Phạm hạnh, và ngài giáo huấn họ với những bài kệ như sau, những bài kệ này trở thành lời tuyên bố chánh trí của ngài:
(CCXIII) Kulla (Thera. 43) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Sàvatthi (Xá-vệ) trong gia đình một điền chủ tên là Kulla, ngài được cảm hóa với lòng tin và được bậc Ðạo Sư độ cho xuất gia. Nhưng ngài thường bị tham dục chi phối. Bậc Ðạo Sư biết yếu điểm này của ngài, cho ngài một đề tài bất tịnh và khuyên ngài thiền quán trong một nghĩa địa. Khi tu tập này chưa được kết quả bậc Ðạo Sư đi với ngài và yêu cầu ngài theo dõi tiến trình thối nát và tiêu diệt của vật bất tịnh. Khi Kulla đã được tự tại thoát ly, Thế Tôn phóng hào quang, khiến ngài nhớ lại bài học, chứng Sơ thiền và từ đấy phát triển thiền quán, chứng được quả A-la-hán. Ôn lại kinh nghiệm, ngài thốt ra những câu kệ sau đây, trước nói về ngài, rồi nhắc lại lời dạy của bậc Ðạo Sư, cuối cùng lại nói về ngài:
Những kệ này là lời tuyên bố chánh trí của ngài.
(CCXIV) Màlunkyaputta (Thera. 43) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Sàvatthi, con một vị chuyên môn đánh giá cho vua Kosala, và mẹ là Màlunkyya, nên ngài được gọi là Màlunkyaputta (con bà Màlunkyà). Khi đến tuổi trưởng thành, tánh ưa thích đời sống xuất gia, ngài trở thành một du sĩ ngoại đạo. Khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, ngài xin xuất gia trong Pháp và Luật của Thế Tôn, và sau một thời gian, ngài chứng được sáu thắng trí. Khi ngài về thăm nhà vì lòng từ mẫn đối với bà con, các bà con chào đón ngài rất niềm nở và muốn kéo ngài trở về với đời sống gia đình thế tục, nói rằng với tài sản của ngài, ngài có thể lập gia đình và làm các thiện sự. Nhưng ngài nói lên chí nguyện cuả ngài như sau:
(CCXV) Sappadàsa (Thera. 44) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), con của vị cố vấn tế lễ của vua Suddhodhana, và được đặt tên là Sappadàsa. Khi đức Phật viếng thăm bà con, ngài khởi lòng tin và xuất gia. Bị chi phối bởi những tập tục xấu, những tánh tình tâm lý không tốt đẹp, ngài không sao được thiền định và nhất tâm. Sự kiện này khiến ngài quá sầu não đến nỗi ngài gần tự tử, nhưng bỗng ánh sáng nội tâm chói sáng lan rộng thình lình, ngài chứng quả A-la-hán, nói lên chánh trí của mình, ngài nói:
(CCXVI) Kàtiyàna (Thera. 45) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài được sanh ở Sàvatthi, con của một Bà-la-môn thuộc dòng họ Kosiya, nhưng được gọi là Kàtiyàna, theo gia đình của bà mẹ. Thấy bạn của mình là Sàmannakàni trở thành một Trưởng lão, ngài cũng xuất gia. Khi ngài học tập, ngài cương quyết đối trị nằm ngủ ban đêm. Trong khi đi qua lại trên con đường kinh hành, ngài quá buồn ngủ nên té xuống. Bậc Ðạo Sư thấy vậy, đi đến đứng truớc ngài và gọi: 'Này Kàtiyàna!'. Ngài liền đứng dậy, đảnh lễ, và đứng một bên, bị dao động mạnh, rồi Thế Tôn thuyết pháp cho ngài như sau:
(CCXII ) Migajàla (Thera. 45) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Sàvatthi, con của nữ cư sĩ nổi tiếng Visàkhà, và hay đi đến tinh xá để nghe pháp. Cuối cùng, ngài xuất gia, và sau một thời gian chứng quả A-la-hán, khi nói lên chánh trí của mình, ngài nói:
(CCXVIII) Jenta (Thera. 45) Trong thời đức Phật hiện tại , ngài sanh ra làm con của vị cố vấn tế tự cho vua Kosala và được đặt tên là Jenta. Khi lớn lên, ngài trở thành kiêu mạn với những quyền lợi về sanh, tài sản, địa vị, khinh bỉ những gì đáng phải kính trọng và cứng cỏi trong kiêu hãnh. Một hôm, ngài đến gần bậc Ðạo Sư đang thuyết pháp cho một số đông, nghĩ rằng: 'Nếu Sa-môn Gotama nói với ta trước, ta sẽ nói, ta không tự ý nói với Sa-môn Gotama!'. Thế Tôn không nói với Jenta, và Jenta vì lòng kiêu mạn cũng không nói. Sau cùng ngài nêu rõ lý do vì sao ngài đến và Thế Tôn nói với ngài như sau:
Jenta nghĩ rằng: 'Thế Tôn đã biết tư tưởng của ta, cảm thấy xúc động mạnh và đảnh lễ chân Thế Tôn'. Rồi ngài thưa với bậc Ðạo Sư:
Với lời dạy này, Jenta chứng được quả Dự Lưu, xuất gia và sau một thời gian, chứng quả A-la-hán. Nói lên sự thành công, ngài tuyên bố chánh trí của ngài:
(CCXIX) Sumana (Thera. 46) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh trong gia đình một cư sĩ, làm vị hộ trì cho Tôn giả Anuruddha. Từ trước, con cháu của người cư sĩ này chết trẻ. Khi sắp đẻ đứa con, người cha nghĩ nếu là con trai thời sẽ cho xuất gia với vị Trưởng lão. Sau mười tháng, đẻ được đứa con trai, vị cư sĩ này cho xuất gia khi đứa trẻ lên bảy tuổi. Do căn tánh thuần phục, không bao lâu ngài chứng được sáu thắng trí trong khi đang hầu hạ bậc Truởng lão. Cầm được cái bình để xách nước, Sumana với thần thông, đi đến hồ Anotatta, một con xà vương ác độc, phồng mang ngưỡng đầu lên không cho ngài lấy nước. Rồi Sumana hóa thành con chim Garuda (Kim xí điểu) nhiếp phục con rắn và mang nước bay về vị Trưởng lão. Rồi bậc Ðạo Sư, ngồi tại vườn Jetavana, thấy ngài bay về, liền gọi Sàriputta cùng xem, và tán thán ngài với bốn câu kệ. Sunmana để nêu lên chánh trí của mình cộng thêm những bài kệ của mình như sau:
(CCXX) Nhàlaka - Muni (Thera. 46) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Ràjagaha (Vương Xá), trong gia tộc Bà-la-môn, được giáo dục trong văn chương Vệ-đà, ngài được biết là vị đã đậu cấp bực Nhàlaka (cấp bực tắm rửa). Trở thành một ẩn sĩ, ngài sống trong một khu rừng cách xa Vương Xá khoảng ba do-tuần, sống với lúa hoang và thờ lửa. Ðức Thế Tôn, thấy được điều kiện trở thành một vị A-la-hán chói sáng trong tâm ngài, như ánh sáng trong một cái ghè. Thế Tôn đến tại am thất của ngài, ngài vui vẻ đón tiếp đức Phật, thỉnh đức Phật dùng cơm ngài nấu và như vậy ba ngày trôi qua. Ngày thứ tư, Thế Tôn nói: 'Ông hết sức yếu ớt, làm sao ông sống với đồ ăn như thế này?'. Rồi đức Phật giảng về hạnh biết đủ và thuyết pháp cho ngài. Và từ quả Dự Lưu ngài chứng quả A-la-hán. Thế Tôn xác chứng quả vị cuả ngài và ra đi, ngài vẫn ở tại chỗ cũ, nhưng rồi bị đau vì tê liệt. Bậc Ðạo Sư lại đến thăm và hỏi ngài về sức khỏe:
(CCXXI) Brahmadatta (Thera. 46) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Sàvatthi, con vua nước Kosala, tên là Brahmadatta, ngài chứng kiến uy nghi của đức Phật nhân ngày lễ dâng cúng Jetavana, khởi lòng tin, xuất gia và sau một thời gian chứng sáu thắng trí với lòng tin và hiểu biết về nghĩa, bởi lòng tin và hiểu biết về Pháp. Một hôm ngài đi khất thực, một Bà-la-môn nhiếc mắng ngài, ngài im lặng nghe và tìếp tục đi, Bà-la-môn ấy lại chửi mắng ngài, và dân chúng phê bình sự im lặng của ngài; ngài giảng dạy cho dân chúng như sau:
Rồi Bà-la-môn chửi mắng ấy nghe những lời này, cảm thấy ưu não và hoan hỷ rồi xin lỗi ngài. Ðược xuất gia với sự hướng dẫn của ngài, được dạy đề tài quán từ bi, như vậy ngài dạy cho phương pháp để đối trị phẫn nộ:
(CCXXII) Sirimanda (Thera. 47) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Sunsumàragira trong một gia đình Bà-la-môn. Khi được nghe Thế Tôn thuyết pháp ở rừng Bhesakalà, ngài khởi lòng tin và xuất gia. Một hôm, nhân ngày lễ trai giới, trong khi giới bổn Pàtimokkhà đang được đọc, đến phần cuối phần giới thiệu nói về một lỗi bị phạm được nhẹ đi nếu phát lộ sám hối, ngài nghĩ đến lợi ích phát lộ sám hối các lỗi đã được giấu đi, và do vậy ngài phấn khởi hoan hỷ nói lớn tiếng: 'Ôi, thật là hoàn toàn trong sạch, giới luật của bậc Ðạo Sư!'. Rồi phát triển thiền quán, ngài chứng quả A-la-hán. Ôn lại con đường đã trải qua, với tâm phấn khởi, ngài dạy các vị đồng Phạm hạnh:
(CCXXIII) Sabbhakàma (Thera. 47) Trong thời đức Phật hiện tại, sau khi đức Phật nhập diệt, ngài sanh ở Vesàli, thuộc gia đình quý tộc và được đặt tên là Sabbhakàma. Khi đến tuổi trưởng thành, thuận theo chí hướng xuất ly, ngài xuất gia dưới sự hướng dẫn của Tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất). Trong khi đi học tập, ngài trở về Vesàli với bậc y chỉ sư của mình và về thăm gia đình. Vợ ngài lúc trước, buồn khổ, gầy mòn, áo xiêm không săn sóc, nước mắt chạy quanh, chào ngài và đứng một bên. Thấy vợ cứ như vậy, lòng thương hại khởi lên, và quên mất chí hướng xuất trần, ngài để cho dục vọng nổi lên. Như con ngựa khéo luyện tập bị roi đánh, ưu não khởi lên và ngài đi đến nghĩa địa để quán bất tịnh. Thiền định được chứng đạt, thiền quán được triển khai, ngài chứng quả A-la-hán. Rồi nhạc phụ của ngài dắt vợ cũ của ngài đến, trang điểm thật đẹp mắt, và với một số tùy tùng đông đảo, đi đến tinh xá để gặp ngài và kéo ngài trở lui với đời sống gia đình; nhưng ngài tuyên bố với mọi người là ngài đã từ bỏ các dục vọng như vậy, với những bài kệ như sau:
[ ^ ] -ooOoo- Phẩm Bảy Kệ(CCXXIV) Sundara-Samudda (Thera. 49) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh làm con một người trong hội đồng thành phố giàu có, ở Ràjagaha (Vương Xá) và được đặt tên là Samudda. Vì ngài rất đẹp trai nên được gọi là Sundara-Samudda, khi ngài còn trẻ, ngài thấy được uy nghi đức Phật, khi có cuộc lễ đón rước đức Phật đến Ràjagaha, với lòng tin và với thiên tánh tự nhiên, ngài xuất gia. Ðược giao cho một đề tài thiền quán, ngài đi từ Ràjagaha đến Sàvatthi, ở với một người bạn và tu tập thiền quán. Mẹ ngài ở Vương Xá, thấy các người con của các đại biểu hội đồng thành phố khác với những người vợ trang sức thật lộng lẫy vui chơi trong những ngày lễ, bà mẹ buồn, nhớ con và khóc; một kỹ nữ thấy vậy liền dỗ bà và tự nguyện đi đến Sàvatthi để đem con bà về. Bà mẹ hứa rằng, nếu con bà chịu cưới nàng, bà sẽ cho nàng làm chủ gia đình và tặng nhiều tặng phẩm. Với một số tùy tùng, nàng đi đến Sàvatthi và dừng lại ngôi nhà ngài thường hay đến hằng ngày để khất thực; nàng hết sức săn sóc cho ngài. Nàng ăn mặc lộng lẫy và mang dép vàng; một hôm nàng để đôi dép nàng tại ngưỡng cửa, đảnh lễ ngài với hai tay chấp lại, khi ngài đi qua với cử chỉ muốn cám dỗ ngài. Và ngài một tư tưởng thế tục thoáng qua, ngài cương quyết nỗ lực cuối cùng đứng tại đấy thiền định, thiền quán và chứng được sáu thắng trí. Ngài diễn đạt quả chứng của ngài như sau:
(CCXXV) Lakuntaka-Bhaddiya (Thera. 49) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Sàvatthi, trong một gia đình giàu có, được đặt tên là Bhaddiya, nhưng vì ngài rất thấp, nên được biết với tên là Lakuntaka Bhaddhiya (Bhaddiya người lùn). Nghe bậc Ðạo Sư giảng, ngài xuất gia, trở thành một nhà học giả và biện tài, ngài dạy cho các người khác với một giọng nói rất dịu ngọt. Một hôm, nhân ngài đang lễ, một phụ nữ đi xe với một Bà-la-môn, thấy ngài và cười lên, để lộ hàm răng của nàng. Vị Trưởng lão, lấy hàm răng ấy như một đề tài để thiền quán, khởi lên thiền định và trên căn cứ ấy, phát triển thiền quán và trở thành một vị Bất Lai. Về sau nhờ Tôn giả Sàriputta dạy tu thân hành niệm, ngài chứng quả A-la-hán, ngài nói lên chánh trí của ngài:
(CCXXVI) Bhadda (Thera. 50) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Sàvatthi, trong gia đình một vị lớn trong hội đồng thành phố, làm con một gia đình cha mẹ trước đây không có con, dầu đã có cầu khẩn thần linh nhiều lần vẫn chưa có con. Họ đi đến bậc Ðạo Sư và nói: 'Nếu chúng con có được đứa con, chúng con sẽ dâng lên cho ngài để làm thị giả!'. Khi được sinh Bhadda, chúng mặc áo đẹp nhất cho ngài, đưa ngài đến bậc Ðạo Sư và nói: 'Bạch Thế Tôn, đây là đứa con chúng con sanh ra, sau khi yết kiến Thế Tôn, chúng con xin dâng hiến cho Thế Tôn'. Thế Tôn bảo Ananda cho Bhadda xuất gia và đi vào hương phòng. Ananda giảng dạy cho ngài và căn cơ ngài quá thuần thục đến nỗi trong khi đang học, vừa lúc mặt trời mọc, ngài phát triển thiền quán và chứng được sáu thắng trí. Thế Tôn biết được những gì xảy ra và gọi: 'Hãy đến này Bhadda!' Ngài đến, chấp tay đảnh lễ bậc Ðạo Sư. Ðó là lễ xuất gia của ngài, đó là lễ xuất gia do đức Phật chủ trì. Và bậc Trưởng lão nói lên chánh trí của ngài:
(CCXXVII) Sopàka (Thera. 50) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh từ vợ một người cùng đinh, và do thọ sanh, ngài được gọi là Sopàka (người cùng đinh). Có người nói ngài là con một thương gia. Sự kiện này không được tập Apadàna chấp nhận:
Bốn tháng sau khi sanh, cha ngài mệnh chung, và được người cậu nuôi dưỡng. Người cậu, do người con hay nóng giận của mình xúi giục, muốn giết ngài. Nó đem ngài đến bãi tha ma, trói hai tay ngài cột vào cổ một thây ma, nghĩ rằng các con chó rừng sẽ ăn thịt ngài. Nó không thể giết ngài vì ngài tái sanh lần cuối cùng. Ban đêm các con chó rùng và các con thú khác đến, và đứa con nít kêu khóc:
Bậc Ðạo Sư trong lúc ấy đang nhìn xem ai là người đáng cứu độ, thấy trong đứa trẻ, những nhân duyên chứng quả A-la-hán được chói sáng trong tâm của đứa trẻ, liền chiếu sáng hào quang và nói:
Với sức mạnh của đức Phật, đứa trẻ bứt đứt dây trói, và cuối bài kệ đứng dậy, trở thành một bậc Dự lưu và đứng trước hương phòng của đức Phật! Mẹ ngài tìm ngài hỏi người cậu, nhưng người cậu im lặng không nói gì. Mẹ ngài đi đến đức Phật, nghĩ rằng đức Phật biết tất cả, quá khứ, hiện tại, vị lai. Bậc Ðạo Sư, dùng thần thông giấu đứa con. Bà thưa với Thế Tôn: 'Bạch Thế Tôn, con không thể tìm thấy đứa con. Nhưng Thế Tôn biết được con tôi đang làm gì?'. Thế Tôn trả lời:
Và như vậy, Thế Tôn thuyết pháp cho bà, bà nghe xong chứng quả Dự lưu, nhưng đứa trẻ chứng quả A-la-hán. Rồi Thế Tôn rút lại thần thông và bà mẹ sung sướng thấy được người con. Ðược biết con mình đã chứng quả A-la-hán, bà bằng lòng để con xuất gia và bà ra về. Rồi ngài đến đảnh lễ bậc Ðạo Sư, khi bậc Ðạo Sư đang đi dưới bóng mát của hương phòng và đi theo Thế Tôn. Thế Tôn muốn thế độ cho ngài liền hỏi ngài mười câu hỏi, bắt đầu bằng câu: 'Thế nào là một pháp?'. Ngài hiểu được ý Thế Tôn liền trả lời: 'Các chúng sanh được nuôi dưỡng bằng thức ăn...', với trí sáng suốt của mình. Bậc Ðạo Sư thỏa mãn với những câu trả lời của đứa trẻ, thọ giới cho ngài. Do vậy ngài có được tên là: 'Ðặt trẻ với những câu hỏi'. Ngài nói lên chánh trí của mình, thuật lại những sự việc đã xảy ra, với bài kệ như sau:
(CCXXVIII) Sarabhanga (Thera. 50) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh tại Ràjagaha (Vương Xá), con của một Bà-la-môn, ngài có thể được đặt tên, độc lập hay không độc lập với truyền thống gia đình, ngài không có đặc điểm gì để đặt tên. Khi đến tuổi trưởng thành, ngài trở thành một ẩn sĩ, tự dựng một thảo am, làm bằng cọng cây lau mà tự ngài bẻ gãy, và từ đấy ngài được biết với tên là Sara-Bhanga, (người bẻ gãy cọng cây lau). Thế Tôn với Phật nhãn nhìn quanh thế giới, thấy được nơi ngài những điều kiện để thành vị A-la-hán. Thế Tôn đi đến thuyết pháp cho ngài. Và ngài khởi lòng tin, trở thành một vị xuất gia, sau một thời gian trở thành vị A-la-hán, ngài vẫn tiếp tục ở thảo am. Thảo am dần dần hư nát và sụp đổ xuống, dân chúng hỏi ngài sao không dựng thảo am lại, ngài trả lời, khi thảo am được dựng lên, ngài còn ẩn sĩ. Nhưng nay ngài không thể làm được như vậy nữa. Rồi ngài nói lên toàn bộ vấn đề như sau:
[ ^ ] -ooOoo- Phẩm Tám Kệ(CCXXLX) Mahà-Kaccàyana (Thera. 52) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh tại Ujienì trong gia đình của vị cố vấn nghi lễ cho vua Candapajjota. Ngài học ba tập Vệ-đà, khi ngài lớn và khi phụ thân mất ngài kế tiếp chức vụ của cha. Ngài được biết với tên là Kaccàna theo dòng họ. Nhà vua được nghe tin đức Phật xuất hiện, ngài đi mời đức Phật, ngài đi với bảy người, được bậc Ðạo Sư thuyết pháp, sau buổi thuyết giảng, cả ngài với bảy người đều chứng quả A-la-hán, với hiểu biết về nghĩa và về pháp. Rồi Thế Tôn đưa tay nói: 'Hãy đến các Tỷ-kheo!', cả tám vị được cắt tóc, đầy đủ với bát và y. Khi ngài đã được giải thoát, ngài mời đức Phật đến Ujjenì để thuyết pháp cho vua. Ðức Phật nói Kaccàna tự mình đi về, thực hiện sứ mệnh ấy. Kaccàna theo lời khuyên, đi với cả bảy vị, thuyết pháp cho vua, khiến vua khởi lòng tin rồi trở lại với bậc Ðạo Sư. Một hôm, nhiều Tỷ-kheo sau khi bỏ một bên các bổn phận của mình, tìm thú vui trong các vui thế tục và xã hội, đang sống một đời sống phóng dật. Vị Trưởng lão trong hai câu kệ, khuyên răn các vị ấy, và với sáu bài kệ tiếp, giảng dạy cho vua:
Lời cho vua:
(CCXXX) Sirimitta (Thera. 52) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Ràjagaha (Vương Xá), con của một điền chủ giàu có, được đặt tên là Sirimitta; mẹ ngài là chị của Sirigutta. Nay Sirimitta, cháu của Sirigutta tìm được lòng tin đối với bậc Ðạo Sư nhiếp phục con voi Dhanapàla. Rồi ngài xuất gia và sau một thời gian chứng quả A-la-hán. Một hôm, từ chỗ ngồi đứng dậy để tụng học giới bổn Pàtimokkha, ngài cầm một cái quạt có sơn màu, rồi ngồi xuống, ngài thuyết pháp cho các Tỷ-kheo, và làm như vậy, ngài làm nổi bật những đức tánh khác như sau:
Sau khi thuyết giảng về phẫn nộ, hận... ngài nói đến con đường siêu thoát, diễn tả thái độ chơn chánh của từng cá nhân, như vậy chứng nhận chánh trí của mình:
(CCXXXI) Mahà-Panthaka (Thera. 53) Khi bậc Ðạo Sư đi đến Ràjagaha, chuyển bánh xe pháp, Panthaka, con đầu lòng của con gái một nhân viên giàu có trong Ủy ban thành phố, và một trong những người nô tỳ của phụ thân của người con gái, cả hai thường đi đến ông ngoại để nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp, khởi lòng tin với thiền quán. Sau khi xuất gia, ngài trở thành thiện xảo trong lời dạy của bậc Ðạo Sư và trong bốn thiền, và sau một thời gian, chứng quả A-la-hán. An trú trong an lạc thiền quán và quả chứng, ngài hồi tưởng lại sự thành công của mình, và sung sướng rống tiếng rống con sư tử như sau:
[ ^ ] -ooOoo- Phẩm Chín Kệ
(CCXXXII) Bhùta (Thera. 54) Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh tại ngoại thành Sàketa, con một hội viên giàu có trong Hội đồng thành phố, ngài là con út và người con độc nhất được sống sót, các người con khác bị một con Dạ-xoa thù nghịch ăn thịt. Ngài được canh gác cẩn mật, và con Dạ-xoa bận lên hầu Vessavana nên không về nữa. Khi đến tuổi đặt tên, ngài được đặt tên là Bhùta, vì do nguyện cầu được sanh ngài: 'Mong rằng các hàng phi nhân có lòng từ hộ trì cho đứa trẻ'. Nhờ công đức của mình, ngài lớn lên không bị tai nạn gì, được nuôi dưỡng trong ba lâu đài như Yasa. Khi bậc Ðạo Sư đến Sàketa, ngài cùng với các cư sĩ khác đến tịnh xá nghe thuyết pháp. Sau khi xuất gia, ngài sống trong một hang động, trên bờ sông Ajakaranì. Tại đấy, ngài chứng quả A-la-hán. Sau đó ngài về thăm các bà con vì lòng từ mẫn và ở trong rừng Anjana. Khi các bà con yêu cầu ngài ở lại, vì lợi ích chung cho các bà con và cho ngài, ngài nói ngài ưa thích đời sống xuất gia và nói lên những bài kệ như sau, trước khi từ biệt các bà con:
[Phẩm trước][Mục lục][Phẩm kế][ ^ ] |
Revised: 21-01-2001