BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Tiểu Bộ - Khuddhaka Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
-ooOoo- Tập Năm Kệ(XXXVIII) Một Tỷ Kheo Ni Vô Danh (Therì. 130) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng sanh ở Devadaha và trở thành người nữ điều dưỡng cho Mahàpajàpati. Nàng tên là Vàddhesi nhưng tên gia tộc nàng không được biết đến khi chủ nàng xuất gia, nàng cũng xin xuất gia theo. Nhưng trong hai mươi lăm năm nàng bị các dục chi phối ám ảnh, không được thiền định dầu cho đến một sát-na. Nàng than van tình trạng của nàng cho đến khi nàng được nghe Dhammadinnà thưyết pháp. Rồi tâm nàng xa lánh các dục, nàng tu tập thiền định và cuối cùng nàng chứng được sáu thắng trí. Suy tư trên quả chứng của mình, nàng nói lên bài kệ:
(XXXIX) Vimala, Xưa Làm Một Kỹ Nữ (Therì. 131) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh ở Vesàli làm con gái một người bán sắc đẹp sinh sống. Nàng được đặt tên là Vimalà. Khi nàng lớn lên, và suy tư với những tư tưởng ức nhiễm, nàng thấy Tôn giả Mahà Moggallàna đang đi khất thực ở Vesàli, nàng cảm thấy thương yêu Tôn giả và đi theo về tinh xá để cám dỗ. Có người nói nàng được các ngoại đạo xúi dục nên làm như vậy. Tôn giả chỉ trích hành động không tốt đẹp của nàng và thuyết pháp cho nàng, như đã được ghi trong Trưởng lão Tăng Kệ. (Therà. 1150-57), nàng cảm thấy xấu hổ và trở thành một tín nữ. Về sau cùng nàng xuất gia, tinh tấn tu tập, và không bao lâu chứng quả A-la-hán, nghĩ đến quả chứng của mình, nàng phấn khởi nói lên bài kệ:
(VL) Sìha (Therì. 131) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh ở Vesàli, con gái của một người chị võ tướng Sìha. Do vậy, nàng được đặt tên là Sìha, như tên của người cậu của nàng. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp cho người cậu, Sìha trở thành một tín nữ và được phép cha mẹ cho xuất gia. Khi nàng tu tập thiền quán, nàng không thể chận đứng tâm tư nàng chạy theo những ngoại vật khả ý. Bảy năm bị dày vò, nàng kết luận: 'Làm sao ta thoát khỏi nếp sống uế nhiễm này. Ta hãy chết, tốt hơn'. Rồi nàng cột sợi dây trên cây, đút cổ vào thòng lọng để thắt cổ chết. Trong giây phút cuối cùng với sự cố gắng tinh thần chất chứa từ trước cho đến nay, nàng cố gắng triển khai thiền quán. Ðối với nàng đời sống hiện tại thật sự là đời sống cuối cùng, trong giờ phút cuối cùng, trí tuệ nàng được viên mãn, và với nội tâm thiền quán nàng chứng được quả A-la-hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. Mở thòng lọng ra nàng trở về lại tinh xá. Ðược thành một vị A-la-hán, nàng sung sướng phấn khởi nói lên bài kệ;
(XLI) Sundarì Nandà (Therì. 132) Trong đời đức Phật hiện tại, nàng được sanh trong một gia đình quý tộc thuộc dòng họ Thích-ca. Ðược tên là Nandà. Nàng có danh là Nandà hoa khôi. Khi bậc Thế Tôn giác ngộ, đi đến Kapilavatthu và độ cho Nandà và Rahula xuất gia. Khi vua Suddhodana (Tịnh Phạn) mệnh chung và bà Mahàpajàpati xuất gia, nàng Nandà tự nghĩ: 'Anh trưởng của ta đã chối từ không thừa tự quốc độ, xuất gia và trở thành đấng Thế Tôn, một bậc siêu nhân. Con của Ngài là Rahula cũng xuất gia, anh của ta vua Nandà cũng xuất gia. Mẹ của ta Mahàpajàpati, chị của ta, mẹ Rahula cũng xuất gia. Vậy ta ở nhà làm gì? Ta hãy xuất gia'. Như vậy nàng xuất gia không phải vì lòng tin, mà chính vì lòng thương yêu bà con trong gia đình. Nàng xuất gia như vậy sau khi từ bỏ gia đình, nàng vẫn tự kiêu với sắc đẹp của mình và không chịu đến yết kiến đức Phật, sợ đức Phật quở trách nàng. Nhưng trường hợp của nàng cũng giống như trường hợp với Tỷ-kheo-ni Abhirùpa Nandà (xem kệ XIX) với sự sai khác nhau: khi nàng thấy hóa thân của một nữ nhân do đức Phật hiện ra, nữ nhân ấy dần dần trở thành già xấu, tâm của nàng dựa trên tánh vô thường và đau khổ, hướng đến thiền định. Rồi đức Phật thuyết pháp cho nàng như sau:
Rồi nàng nghe theo lời dạy, với trí tuệ an trú vững chắc trên quả thứ nhất. Muốn giúp nàng đạt được những quả vị cao hơn, Thế Tôn dạy thêm cho nàng: Này Nandà, trong cái thân này không có một chút gì là tinh túy, chỉ là một đống xương và thịt bị già, chết chi phối. Như đã được nói trong tập Pháp cú:
Khi đức Phật nói xong, nàng liền chứng quả A-la-hán. Và nghĩ đến sự chiến thắng của mình, nàng sung sướng với lời dạy của đức Bổn Sư và nói thêm:
(XLII) Manduttara (Therì. 132) Trong đời đức Phật hiện tại, nàng sanh trong một gia đình Bà-la-môn, nước Kuru thành Kammàsadamma. Sau khi học hỏi ngoại đạo, nàng xuất gia theo phái Ni-kiền-tử và vì nàng thuyết pháp giỏi, nàng cầm cành cây diêm phù và đi khắp xứ Ấn Ðộ như nàng Bhaddà (XLVI). Nàng gặp Tôn giả Mahà-Moggallàna và bị ngài chiến thắng trong cuộc tranh luận. Nàng nghe theo lời dạy của Tôn giả Moggallàna, xuất gia trong giáo pháp đức Bổn Sư và không bao lâu chứng quả A-la-hán với nghĩa tín thọ, pháp tín thọ. Suy tư trên chiến thắng của mình, nàng sung sướng nói lên bài kệ:
(XLIII) Mittakali (Therì. 132) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh trong một gia đình Bà-la-môn, ở xứ dân chúng Kuru, tại thành Kammàsadamma. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng được nghe giảng về Bốn niệm xứ và xuất gia làm Tỷ-kheo-ni. Trong bảy năm nàng ưa thích được cúng dường, được trọng vọng và thường hay gây lộn cãi vã về sau nàng biết như lý tác ý, triển khai thiền quán và chứng được quả A-la-hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. Nghĩ đến sự chiến thắng của mình, nàng nói lên sự phấn khởi của nàng.
(XLIV) Sakulà (Therì. 133) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh làm Bà-la-môn, ở Sàvatthi, tên là Sakulà. Khi đức Phật nhận tinh xá Jetavana, nàng trở thành người tín nữ, và về sau được nghe một vị A-la-hán thuyết pháp, nàng phát nguyện xuất gia, tinh cần triển khai thiền quán và cuối cùng chứng quả A-la-hán. Về sau tùy theo lời phát nguyện, nàng được Thế Tôn tán thán là Thiên nhãn đệ nhất. Sau khi suy tư đến kết quả chứng của mình, nàng phấn khởi hoan hỷ và nói lên bài kệ:
(XLV) Sonà (Therì. 133) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh trong một gia đình quý tộc ở Sàvatthi. Sau khi lập gia đình, nàng sanh được mười người con trai, con gái và được biệt danh là 'người nhiều con'. Khi người chồng xuất gia nàng giao lại cho các con trai, con gái cai quản gia đình và giao cả gia sản cho các con trai, không giữ gì cho thân mình. Các con trai và con dâu nuôi dưỡng nàng, không bao lâu trở mặt khinh rẻ nàng. Nàng buồn cho thái độ các dâu con, xuất gia trở thành Tỷ-kheo-ni. Nàng suy nghĩ, nàng đã lớn tuổi mới xuất gia, nên hết sức tinh cần,tinh tấn. Trong khi hầu hạ các Trưởng lão Ni, nàng thức đêm tu học, nàng kiên trì học tập, không biếng nhác, không xao nhãng, như người chụp nắm các cột trong mái hiên, hay chụp nắm cành cây trong đêm tối để tránh đầu khỏi va chạm. Hạnh tinh tấn của nàng được mọi người biết, và bậc Ðạo Sư biết được trí tuệ của nàng đã chín muồi, nên phóng hào quang, hóa hiện trước mặt nàng và nói lên bài kệ:
Khi đức Phật nói câu này xong, nàng chứng được quả A-la-hán. Thế Tôn tán thán là 'Tỷ-kheo-ni tinh tấn đệ nhất'. Một hôm, suy tư đến quả chứng của mình, nàng phấn khởi nói lên những bài kệ:
(XLVI) Bhadda Kundalakess (Therì. 134) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng sanh ra ở Rajagaha (Vương Xá), trong gia đình vị thủ khố của nhà vua, và được tên là Bhaddà. Lớn lên và luôn luôn có người hầu hạ, nàng thấy ngang qua khe cửa, Satthuka, con vị giáo sĩ của vua, một kẻ cướp bị dẫn đi hành hình, theo lệnh của vua. Nàng bỗng yêu Satthuka và nằm trên giường nàng nói: 'Nếu ta không được chàng, ta sẽ chết'. Người cha vì thương nàng, nên hối lộ cho những người lính và đưa Satthuka đến gặp nàng. Satthuka khởi lòng tham đồ trang sức của nàng nên nói với nàng là khi bị dẫn đến 'hòn núi của kẻ trộm', chàng có phát nguyện: Nếu chàng được tha, chàng sẽ làm lễ cúng tạ ơn và nhờ nàng sửa soạn lễ tạ. Muốn được chàng bằng lòng, nàng vâng theo ý muốn của Satthuka, tự trang điểm với các đồ trang sức, lên xe đi với chàng và cùng đi đến 'hòn núi của kẻ trộm' Satthuka không cho người hầu hạ đi theo, lấy đồ trang sức cúng dường, và leo lên núi một mình với nàng, nhưng không nói lời thân ái với nàng. Do thái độ của chàng, nàng tìm ra được mưu kế của chàng. Rồi Satthuka bảo nàng cởi áo ngoài ra, dùng áo gói đồ trang sức nàng đang mang theo, Nàng hỏi chàng nàng có làm điều gì sái quấy chăng, và chàng trả lời: 'Nàng thật ngu si ta đến đây có phải để làm lễ cúng dường đâu! Ta chỉ đến đây để lấy đồ trang sức của nàng'. Nàng nói: 'Này chàng thân yêu, các đồ trang sức này của ai, và đồ trang sức nào thuộc của em'. Chàng nói: 'Ta không biết gì về sự phân chia này'. Nàng nói: 'Thôi được, chàng thân yêu, nhưng chàng cho em một sở nguyện, cho em mang đồ trang sức và được hôn chàng! Satthuka bằng lòng và nàng ôm hôn chàng đàng trước, rồi ôm chàng hôn đàng sau, và trong khi ấy xô chàng ngã xuống vực núi. Một Thiên nhân ở trên núi, thấy nàng làm vậy liền khen rằng:
Rồi Bhaddà suy nghĩ: 'Nay ta không thể về nhà được khi sự việc đã xảy ra như vậy. Vậy từ đây ta sẽ xuất gia'. Rồi nàng xuất gia theo phái Ni-kiền Tử. Họ hỏi nàng: 'Nàng ưng xuất gia đến mức độ nào?' Nàng trả lời: 'Tôi muốn xuất gia vào hạng tối thượng!' Rồi họ nhổ tóc của nàng và khi tóc nàng dài và quăn lại, nàng được gọi là Bhaddà tóc quăn. Nhưng trong khi nàng tập sự học hỏi giáo lý của phái Ni-kiền Tử, nàng biết rằng giáo lý ấy không có gì đặc biệt. Nàng từ giã chúng Ni-kiền Tử, tìm học những bậc minh sư có danh tiếng và cuối cùng không ai có thể tranh luận với nàng. Nàng vun lên một đống cát gần cửa đi vào làng, trồng lên một nhánh cây diêm phù, bảo mấy đứa con nít xem ai nhổ lên nhánh cây ấy. Sau một tuần không có ai nhổ lên cành cây, nàng liền đem cành cây ấy đi một nơi khác. Thế Tôn trong khi đi thuyết giảng, đến tinh xá Jetavana gần Sàvatthi, đúng lúc Bhaddà tóc quăn trồng nhánh cây ấy tại cửa thành Sàvatthi. Tôn giả Sàriputta vào thành, thấy cành cây ấy, muốn nhiếp phục nàng, bảo các đứa con nít dẫm lên cành cây ấy, để mở đầu cuộc tranh luận, nàng nghĩ rằng cuộc tranh luận sẽ không có kết quả nếu không có quần chúng đỡ đầu. Vì vậy nàng quy tụ một số đông quần chúng đến chứng kiến cuộc tranh luận giữa nàng và Tôn giả Sàriputta. Trước hết Tôn giả Sàriputta để cho nàng hỏi và Tôn giả trả lời, cho đến khi nàng không còn gì để hỏi nữa và ngồi im lặng. Rồi Tôn giả hỏi nàng: 'Thế nào gọi là một?' Nàng Bhaddà tóc quăn thú nhận không thể trả lời được. Tôn giả nói, một chút như vậy mà nàng không trả lời được, thì nàng có thể biết thêm được gì? Rồi Tôn giả giáo giới cho nàng và nàng xin quy y Tôn giả.Tôn giả Sàriputta khuyên nên quy y Thế Tôn, bậc Ðạo Sư loài Người và Trời. Nàng vâng lời, chiều lại đi đến yết kiến Thế Tôn khi ngài đang thuyết pháp. Sau khi đảnh lễ nàng đứng một bên, Thế Tôn thấy căn cơ nàng đã thuần thục liền nói:
Khi đức Phật nói xong bài kệ này, nàng chứng được quả A-la-hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. Nàng xuất gia, thọ giới với quả A-la-hán và chính đức Phật trao đại giới cho nàng. Rồi nàng đi đến tinh xá Tỷ-kheo-ni, sống an lạc hạnh phúc. Nàng sung sướng phấn khởi nói lên những bài kệ:
(XLVII) Patàcàrà (Therì. 134) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng sanh trong gia đình vị thủ ngân khố nhà vua ở Sàvatthi. Khi đến tuổi trưởng thành nàng giao du với một người đầy tớ trong nhà. Khi cha mẹ nàng định ngày gả nàng cho một chàng trai xứng đôi, nàng trốn đi với người tình nhân và sống tại một ngôi làng nhỏ. Khi nàng sắp sanh, nàng bảo chồng đưa nàng về nhà cha mẹ, vì ở đây không có ai săn sóc nàng, nhưng chồng nàng cứ hẹn lần hẹn hồi cho đến khi nàng biết chồng nàng không muốn đi về. Nàng liền chờ chồng đi vắng, sắp đặt công việc, tin cho người láng giềng biết rồi nàng bỏ về nhà cha mẹ. Khi người chồng về, người chồng liền đuổi theo, sợ nàng không có người săn sóc. Chồng nàng bắt gặp nàng và giữa đường nàng sinh được người con, rồi hai vợ chồng lại đi trở về làng. Ðến kỳ sinh nở thứ hai, sự việc xảy ra như lần trước, nhưng có điểm khác biệt như sau: giữa đường mưa to gió lớn nổi lên, người chồng tìm lá và cây làm cái chòi cho nàng tránh mưa, nhưng bị con rắn từ gò mối bò ra cắn chồng nàng chết tại chỗ. Trong cơn đau khổ chờ đợi chồng nàng, nàng bồng đứa con trên ngực và giữa mưa to gió lớn nàng nằm phục xuống đất để che chở cho hai đứa con trải qua một đêm như vậy cho đến sáng. Ðến sáng, nàng đi tìm chồng và thấy chồng bị rắn cắn chết rồi. Nàng khóc than suốt đêm. Vì mưa to, nước sông dâng lên đến đầu gối, nàng lại quá yếu nên không thể bồng hai đứa con lội qua sông. Nàng để đứa lớn ở bờ bên này và bồng đứa nhỏ lội qua sông. Rồi nàng đặt đứa nhỏ nằm trên khăn trùm đầu, dùng cành cây che lại để nó trên bờ, còn nàng lội qua sông lại để đem đứa lớn qua. Nhưng đến giữa dòng, quay mình trở lại thời thấy một con diều hâu, tưởng đứa con nít là một miếng thịt, nên bay xuống tha đứa nhỏ đi. Dầu cho người mẹ có xua đuổi và la lên nhưng vì quá xa nên không làm gì được. Còn đứa lớn bên bờ bên này, nghe tiếng mẹ la tưởng là mẹ kêu liền lội xuống nước đi qua và bị nước cuốn trôi. Thế là hai đứa con và cả người chồng bị chết. Nàng vừa khóc vừa đi về thành Sàvatthi, lại được tin hồi hôm mưa to gió lớn làm sụp đổ căn nhà của cha mẹ nàng, giết chết cả cha mẹ và em nàng vừa làm lễ hỏa táng xong. Trong cơn đau khổ khủng khiếp chồng chất, nàng hóa điên dại, ăn mặc hở hang, nàng vừa khóc vừa than:
Rồi nàng đi lang thang đây đó, khóc than nỗi đau khổ của nàng, và vì nàng mang xiêm áo tả tơi, nàng được gọi là Patacàra (kẻ mang xiêm áo). Người đi đường thấy nàng gọi nàng là người điên, có kẻ ném đá, có người thì quăng đồ nhớp bụi bặm trên nàng. Bậc Ðạo Sư ở Jetavana đang thuyết pháp, thấy nàng đi lang thang như vậy và biết căn cơ trí tuệ của nàng đã chín muồi, ngăn cản không cho người ta xua đuổi nàng và cho phép lại gần, khiến nàng hồi tỉnh lại, và cảm thấy xấu hổ với cách ăn mặc của mình, nàng nằm phục xuống đất. Một người quăng cho nàng một tấm y, nàng quấn y vào mình và thỉnh Phật cứu độ cho nàng và nàng kể lại thân phận của nàng: 'Thế Tôn hãy cứu độ cho con. Một đứa con bị chim diều hâu mang đi; một đứa con bị nước cuốn trôi; còn chồng con bị rắn cắn chết; cha mẹ và em con bị căn nhà sụp đổ giết chết và bị hỏa táng. Ðức Phật nói: 'Này Patacàra, đừng nghĩ rằng nàng đến với một người có thể cứu độ cho nàng. Như nay nàng than khóc vì con chết, vì chồng chết, cha mẹ chết. Cũng vậy, nàng đã khóc than kiếp luân hồi của nàng vì rằng con, chồng và cha mẹ bị chết của nàng còn nhiều hơn nước sông bốn biển'.
Nghe Thế Tôn dạy về con đường không thể diệt khổ, nỗi đau khổ của nàng được nhẹ dần. Rồi đức Phật khuyên thêm: 'Ôi Patàcàrà, một người mệnh chung, thì con cháu, bà con không có thể làm chỗ nương tựa. Cho đến hiện tại, họ cũng không giúp đỡ được gì. Do vậy, người có trí sống đời sống giới đức thanh tịnh, thành tựu con đường hướng đến Niết-bàn. Rồi đức Phật dạy:
Khi bậc Ðạo Sư nói xong, nàng chứng được quả Dự Lưu và xin được xuất gia. Ðức Phật đưa nàng đến chúng Tỷ-kheo-ni và cho phép nàng được xuất gia. Rồi nàng tinh tấn tu hành, cố gắng thành đạt những quả vị cao hơn. Một hôm lấy nước trong bát rửa chân, khi nàng đổ nước, thời nước chảy đến một khoảng đường ngắn rồi biến mất. Nàng đổ thêm nước, và con đường nước chảy dài hơn, và lần thứ ba, nàng lại đổ nuớc và con đường nước chảy còn dài hơn trước khi biến mất. Dựa trên sự kiện này làm nền tảng suy tư, nàng nghĩ: 'Cũng vậy là loài Người, chết trẻ, chết nửa chừng và chết già'. Và đức Phật ở tại hương phòng của Ngài phóng hào quang, hiện lên trước mặt nàng và dạy rằng: 'Hỡi nàng Patàcàrà, như vậy là cuộc sống của loài Người, cuối cùng cũng phải mạng chung. Vậy tốt hơn là sống như thế nào để thấy sự sanh diệt của năm uẩn, dầu cho chỉ thấy được một ngày, hay chỉ một sát-na, còn hơn sống một trăm năm mà không thấy được sự thật ấy:
Khi Thế Tôn nói xong, Patàcàrà chứng được quả A-la-hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. Suy tư đến quả chứng của mình, khi còn là một học nữ, nàng tán thán sự kiện đã giúp nàng chứng được quả vị cao hơn, và nàng nói lên bài kệ:
(XLVIII) 30 Tỷ Kheo Ni Tuyên Bố Về Chánh Trí Dưới Sự Lãnh Ðạo Của Patàcàrà (Therì. 135) Trong thời đức Phật hiện tại, chúng sanh trong nhiều gia đình sai khác, được nghe Patàcàrà thuyết pháp, trở thành tín nữ và cuối cùng xuất gia. Trong khi họ làm trọn những phận sự của mình, và sống đầy đủ giới hạnh, nàng thuyết cho họ lời giáo huấn như sau:
Rồi các Tỷ-kheo-ni ấy, nghe theo lời dạy của Patàcàrà, an trú trên thiền quán, tu tập trí tuệ cho đến khi căn cơ thuần thục, chứng được quả A-la-hán, với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. Rồi suy nghĩ trên quả chứng, họ phấn khởi sung sướng và họ thêm vào các bài kệ của Patàcàrà với những bài kệ của mình:
(XLIX) Candà (Therì. 135) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng làm con một vị Bà-la-môn, ít được người biết đến, tại một làng Bà-la-môn. Từ lúc nhỏ, gia đình bị mất hết tài sản, và nàng lớn lên trong điều kiện rất thiếu thốn. Trong gia đình, một bệnh thời khí phát ra giết hại cả nhà, và nàng phải đi xin nhà này qua nhà khác với một cái bát vỡ. Một ngày kia, nàng đến chỗ Tỷ-kheo-ni Patàcàrà khi vị này vừa ăn xong. Các Tỷ-kheo-ni thấy nàng trong tình cảnh đáng thương hại, tiếp nàng với lòng từ mẫn và cho nàng ăn. Sung sướng được thấy hạnh phúc tốt đẹp của các Tỷ-kheo-ni, nàng đến gần Patàcàrà, đảnh lễ, nàng ngồi xuống một bên để nghe pháp. Nàng nghe với tâm hồn phấn khởi, và lo lắng vì kiếp sống luân hồi, nàng xuất gia. Nàng theo lời giáo giới của vị Tỷ-kheo-ni, nàng an trú thiền quán, nhiệt tâm tinh cần. Rồi với nghị lực và lời phát nguyện và sự chín muồi của trí tuệ, không bao lâu nàng chứng được quả A-la-hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. Suy tư đến quả chứng của mình, nàng phấn khởi nói lên bài kệ:
[ ^ ] -ooOoo- Tập Sáu Kệ(L) Năm Trăm Patàcàrà (Therì. 136) Trong thời đức Phật hiện tại, chúng sanh trong những gia đình khá giả, tại nhiều chỗ khác nhau, lấy chồng, có con, sống lo việc bếp nước trong gia đình. Họ đều chịu sự đau khổ khi con của họ bị chết. Rồi họ đi tìm đến Patàcàrà, đảnh lễ nàng, ngồi xuống một bên nàng và nói cho nàng biết nỗi đau khổ của họ. Patàcàrà, làm cho họ vơi bớt sự đau khổ, nói lên những bài kệ như sau:
Sau khi nghe nàng giảng, họ đều cảm thấy dao động và xin xuất gia, dưới sự hướng dẫn của Patàcàrà. Sau khi tinh cần triển khai thiền quán, chứng đạt được quả A-la-hán, với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. Suy tư trên quả chứng của mình, các vị ấy lập lại bài kệ giáo hóa của Patàcàrà và cộng thêm những bài kệ của chính mình như sau:
Về sau Tỷ-kheo-ni này rất giỏi về lời dạy của Patàcàrà, nên chúng được gọi là: tùy thuộc của Patàcàrà.
(LI) Vàsitthi (Therì. 136) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh làm con một nhà quyền quý ở Vesàli. Khi nàng lớn, nàng được gả cho một người chồng tương xứng và nàng sống vui vẻ với người chồng. Khi có được đứa con, mới tập chạy, nó chết đi và nàng quá đau khổ vì đứa con chết. Khi các người bà con chữa bệnh cho chồng, nàng bỏ trốn và lang thang khắp đó đây cho đến khi nàng đến Mithìlà. Tại đây, nàng thấy đức Phật đang đi trên đường, tự tại, tự chế, làm chủ các căn. Khi thấy bậc Ðạo Sư và nhờ Phật lực nàng lấy lại được sự bình tĩnh. Rồi bậc Ðạo Sư thuyết pháp vắn tắt cho nàng, và nàng xin được xuất gia và bậc Ðạo Sư chấp nhận. Làm tất cả các bổn phận của mình, nàng an trú vào thiền quán, và với sự cố gắng vượt bực, với trí tuệ chín muồi, nàng chứng quả A-la-hán, vói pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. Suy tư trên quả chứng của mình, nàng sung sướng nói lên niềm hân hoan của mình:
(LII) Khemà (Therì. 137) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh nước Magadha (Ma-kiệt-đà) ở Sàgala, thuộc gia đình hoàng tộc, tên là Khemà. Nhan sắc đẹp đẽ, với da như vàng, nàng trở thành hoàng hậu Vua Bimbisàra. Khi Thế Tôn ở tại Veluvana (Trúc Lâm), nàng không đi đến yết kiến đức Phật vì sợ Thế Tôn chỉ trích lỗi của mình. Vua muốn nàng đi thăm Trúc Lâm, nên nhờ người tán thán ngôi vườn này, và cuối cùng nàng bằng lòng cùng vua đi đến tinh xá, không thấy Thế Tôn, nhưng muốn nàng thấy cho được Thế Tôn, dầu phải bắt nàng ở lại. Khi nàng sắp sửa từ giã tinh xá nhưng không gặp được Thế Tôn, các người hầu cận giữ nàng ở lại và đưa nàng đến gặp đức Thế Tôn một cách miễn cưỡng. Ðức Thế Tôn dùng thần lực hóa hiện một tiên nữ rất đẹp đang đứng quạt cho Ngài, sắc đẹp thắng xa sắc đẹp của nàng rất nhiều. Rồi trước mắt nàng, như nhân được hóa hiện ấy lớn lên trở thành già yếu răng rụng, tóc bạc, da nhăn và ngồi ngã xuống đất với chiếc quạt. Khemà thấy vậy, tự hỏi không biết thân mình có chịu hoàn cảnh tương tự hay không. Thế Tôn biết được tâm trạng của nàng bèn nói lên bài kệ:
Tập Sớ ghi chép, khi bậc Ðạo Sư nói xong, nàng chứng quả A-la-hán với pháp tín thọ. Nhưng theo tập Apadàna, nàng chỉ mới chứng quả, Dự lưu và sau khi được phép vua cho xuất gia, nàng xuất gia và trở thành A-la-hán. Sau đó, nàng tu tập thiền quán, có danh tiếng về môn tu này, và đức Phật khi ở Jetavana (Kỳ Viên) đã đặt nàng vào hạng thiền quán đệ nhất. Một ngày kia, nàng ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây, Ác ma hiện lên, dưới hình thức một thanh niên và cám dỗ nàng với lòng dục như sau:
Nàng trả lời:
(LIII) Sujàtà (Therì. 137) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng sanh ở Sàketa trong gia đình thủ khố nhà vua. Ðược gả chồng với con vị thủ khố tương xứng với gia đình, nàng sống hạnh phúc với chồng. Một hôm, trong khi đi dự lễ các Sao (Nakkhatakìlam), nàng đi về với những người hầu hạ, và nàng thấy bậc Ðạo Sư ở vườn Anjana. Nàng cảm thấy bị hấp dẫn, đến gần đảnh lễ ngài và nghe ngài thuyết pháp. Bậc Ðạo Sư biết căn cơ nàng đã chín muồi, nên đặc biệt thuyết pháp cho nàng, và thuyết pháp xong, nàng chứng được quả A-la-hán với pháp tín thọ, với nghĩa tín thọ. Ðảnh lễ bậc Ðạo Sư, về nhà được chồng và cha mẹ chấp thuận và với sự đồng ý của bậc Ðạo Sư, nàng được xuất gia làm Tỷ-kheo-ni. Suy tư đến quả chứng của mình, nàng sung sướng nói lên như sau:
(LIV) Anopanà (Therì. 138) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng sanh ở Sàketa, trong gia đình vị thủ kho Majjha. Vì nàng rất đẹp, nàng được tên là Anopanà (không ai sánh nổi). Khi nàng đến tuổi trưởng thành, nhiều con nhà giàu, các quan chức nhà vua, các hoàng tử, cử các sứ giả đến xin cưới nàng. Nghe tin vậy, nàng có tâm nguyện khác, nàng muốn sống đời sống không có gì hết. Nên nàng tìm đến bậc Ðạo Sư nghe ngài thuyết pháp, nhờ trí tuệ chín muồi, nhờ nhớ đến lời dạy, nhờ nhiệt tâm thiền quán, nàng chứng được quả thứ ba, quả Bất lai. Xin phép bậc Ðạo Sư cho xuất gia, nàng được nhận làm Tỷ-kheo-ni. Và đến ngày thứ bảy, nàng chứng được quả A-la-hán. Suy tư trên quả chứng, nàng sung sướng nói lên sự phấn khởi của mình:
(LV) Mahàpajàpatì Gotamì (Therì. 138) Trước khi bậc Ðạo Sư ra đời, nàng được sanh ở Devadaha, trong gia đình Mahà-Suppabuddha. Tên gia đình của nàng là Gotama, và nàng là em gái của Mahàmàyà. Các thầy đoán tướng tiên đoán rằng các người con của hai chị em sẽ là vị chuyển luân vương. Vua Suddhodana, khi đến tuổi trưởng thành, cưới cả hai chị em. Sau đó, bậc Ðạo Sư đản sanh, và trong khi chuyển pháp luân, ngài đi đến Vesàli, và phụ vương được quả A-la-hán mệnh chung. Rồi Mahàpajàpati muốn xuất gia, xin phép bậc Ðạo Sư nhưng không được chấp nhận. Rồi nàng cắt tóc, đắp y, và sau thời gỉảng kinh về tinh cần nỗ lực, nàng ra đi với năm trăm Thích-ca nữ mà các người chồng đã xuất gia, đi đến Vesàli, và xin bậc Ðạo Sư cho xuất gia, với sự can thiệp của Tôn giả Ananda. Bậc Ðạo Sư chấp nhận và dạy Tám kỉnh pháp cho các Tỷ-kheo-ni. Sau khi xuất gia, Mahàpajàpati đến yết kiến đức Phật và đứng một bên Ngài thuyết pháp cho nàng, và nàng tinh cần tinh tấn chứng được quả A-la-hán với trí tuệ trực giác và phân tích năm trăm Tỷ-kheo-ni, sau khi nghe Nandaka giáo giới, chứng được sáu thắng trí. Một ngày kia, khi bậc Ðạo Sư ngồi giữa thánh chúng tại tinh xá Jetavana (Kỳ Viên), Ngài xác nhận Mahàpajàpati là vị có kinh nghiệm đệ nhất, sống hưởng thọ hạnh phúc giải thoát, Niết-bàn. Ðể nói lên lòng biết ơn của mình, Mahàpajàpati tuyên bố chánh trí của mình trước mặt Thế Tôn, tán thán hạnh đức của Ngài đã giúp đỡ hộ trì cho nàng mà trước đây nàng không được gặp:
(LVI) Guttà (Therì. 139) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh ở Sàvatthi trong một gia đình Bà-la-môn và tên là Guttà. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng nhàm chán đời sống gia đình và được phép gia đình cho xuất gia, dưới sự lãnh đạo của Mahàpajàpati. Sau đó dầu nàng hành trì với tín tâm, nhưng tâm của nàng cứ chạy theo ngoại cảnh và do vậy nàng không thiền định được. Rồi bậc Ðạo Sư muốn khích lệ nàng, phóng hào quang và hiện ra trước mặt nàng và nói lên bài kệ như sau:
(LVII) Vijjayà (Therì. 139) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng sanh ở Ràjagaha (Vương Xá) trong một gia đình thường dân, khi lớn lên nàng trở thành bạn của Khemà, đưa nàng trở thành Trưởng lão Ni, khi ấy còn là nữ cư sĩ. Khi nghe Khemà xuất gia, nàng nói: 'Khemà là hoàng hậu còn xuất gia được, huống nữa là ta'. Nàng đi đến Khemà, và Khemà biết tâm nguyện căn cơ của nàng nên thuyết pháp, khiến nàng suy tư đến sanh lão bệnh tử và tìm được an ổn trong đạo pháp. Rồi Khemà cho nàng xuất gia, nàng hầu hạ, học hỏi làm tròn bổn phận của mình, tu tập thiền quán và khi trí tuệ thuần, nàng chứng được quả A-la-hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. Rồi suy tư trên quả chứng của mình nàng nói lên sự sung sướng phấn khởi của nàng:
[ ^ ] -ooOoo- Tập Bảy Kệ(LVIII) Uttarà (Therì. 140) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng sanh ở Sàvatthi, trong một gia đình thường dân, tên là Uttarà. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng nghe Patàcàrà thuyết pháp, trở thành một tín nữ, xuất gia và trở thành vị A-la-hán. Rồi suy tư trên quả chứng của mình, nàng phấn khởi nói lên bài kệ:
Một hôm nàng tu tập thiền quán dưới sự hướng dẫn của Patàcàrà, ngồi trong phòng của nàng, nàng suy nghĩ: 'Ta sẽ không ngồi dậy nếu tâm ta không giải thoát khỏi các lậu hoặc'. Quyết định như vậy, nàng triển khai trí tuệ, thiền quán, chứng được quả A-la-hán, với sức mạnh trực giác và triệt quán Chánh pháp. Sau khi tiếp tục quán mười chín đề tài với ý thức 'không biết ta có làm đủ những điều cần phải làm chăng', nàng nói lên sự sung sướng của nàng với những bài kệ ghi ở trên và nàng duỗi chân ra. Khi trời rạng đông và đêm đã sáng, nàng tìm gặp vị Tỷ-kheo-ni và lập lại những bài kệ của nàng.
(LIX) Calà (Therì. 141) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng sanh ở Magadha, tại làng Nàlaka, con của một nữ Bà-la-môn tên là Surùpasàrì. Khi đến tuổi đặt tên, nàng được gọi là Càlà. Em gái nàng tên là Upacàlà và em nhỏ nhất tên là Sìsùpacàlà và cả ba là em của Tôn giả Sàriputta. Khi ba đứa em nghe người anh xuất gia trở thành vị Tỷ-kheo chúng suy nghĩ: 'Ðây không phải là một giáo pháp thường tình, một sự xuất gia thường tình, vì một người anh như người anh chúng ta đã quyết tâm tu hành theo; ba nàng cũng xuất gia, dầu gia đình than khóc. Với sự tinh tấn, tinh cần, cả ba tu hành, chứng quả A-la-hán và sống an lạc giải thoát. Rồi Tỷ-kheo-ni Càlà, sau khi đi khất thực, đi vào rừng Andho để nghỉ trưa và tại đấy Ác ma hiện ra để cám dỗ nàng. Trong kinh, có đề cập đến vấn đề này. Tỷ-kheo-ni Càlà, sau khi đi khất thực ở Sàvatthi, đi vào trong rừng an lạc để nghỉ trưa. Ði vào rừng Andho, nàng ngồi xuống một gốc cây, Ác ma đến để lung lạc nàng và hỏi nàng những câu trong các bài kệ của nàng. Sau khi nàng nói lên những đức hạnh của vị Ðạo Sư, và sức mạnh của Chánh pháp, nàng làm cho Ác ma thấy rõ sự vô ích của mình muốn cám dỗ nàng và Ác ma thất vọng biến mất. Rồi nàng nói lên sự sung sướng phấn khởi của nàng và câu chuyện với Ác ma như sau:
Ác ma:
Càlà:
(LX) Upacàlà (Therì. 141) Câu chuyện giống như Tỷ-kheo-ni Càlà. Như Càlà, nàng chứng quả A-la-hán, và bị Ác ma cám dỗ nhưng Ác ma đã thất bại:
Ác ma:
Upacàlà:
[ ^ ] -ooOoo- Tập Tám Kệ(LXI) Sìsupacàlà (Therì. 142) Câu chuyện giống như hai câu chuyện trước. Nàng theo gương người anh, xuất gia và chứng quả A-la-hán. Hưởng thọ sự an lạc, nàng suy tư đến quả chứng, đã làm những điều cần làm và nói lên sự sung sướng của nàng:
Ác ma:
Khi Trưởng lão ni nghe vậy, liền nói: 'Hãy dừng lại, Ác ma! Dục giới mà ngươi nói đến, cho đến cả thế giới vũ trụ đều bị lửa tham, lửa sân, lửa si đốt cháy. Tại chỗ ấy, người có trí không ưa thích'. Nêu rõ cho Ác ma thấy tâm của mình đã xa lìa Ma giới, nàng trách mắng Ác ma như sau:
[ ^ ] -ooOoo- Tập Chín Kệ(LXII) Mẹ Của Vaddha Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh ở thành phố Bhàrukaccha, trong một gia đình thường dân. Sau khi lập gia đình, nàng sanh được một người con, đặt tên là Vaddha và nàng được biết là mẹ Vaddha. Nghe một Tỷ-kheo thuyết pháp, nàng trở thành một tín nữ, và giao lại con cho bà con. Nàng đi đến các Tỷ-kheo-ni và xuất gia. Vaddha đi thăm mẹ, đi một mình vào tinh xá Tỷ-kheo-ni và bị mẹ khiển trách như sau:
Rồi Vaddha suy nghĩ: 'Mẹ ta chắc đã chứng quả A-la-hán', nên nói như sau:
Rồi vị Trưởng lão Ni trả lời, nêu rõ trách nhiệm của mình đã làm xong:
Người con dùng lời khuyên của mẹ để tự sách tấn đi vào tinh xá, ngồi trên chỗ mình thường ngồi, triển khai thiền quán và chứng quả A-la-hán. Suy tư trên hạnh phúc về quả chứng của mình, Vaddha đi đến mẹ và nói lên chánh trí của mình:
[Phẩm trước][Mục lục][Phẩm kế][ ^ ] |
Revised: 21-01-2001