BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Tăng Chi Bộ - Anguttara
Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
I. Phẩm Bhandagana (I) (1) Giác Ngộ Như vậy, tôi nghe: Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Vajji, tại làng Bhanda. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo. - Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau: 2.- Này các Tỷ-kheo, do không giác ngộ, không thể nhập bốn pháp, như vậy phải chạy dài, luân chuyển trong một thời gian dài, đối với Ta và đối với các Thầy! Thế nào là bốn? 3. Này các Tỷ-kheo, do không giác ngộ, không thể nhập Thánh giới, như vậy phải chạy dài, phải luân chuyển trong một thời gian dài, đối với Ta và đối với các Thầy. Này các Tỷ-kheo, do không giác ngộ, không thể nhập Thánh định, ... Thánh tuệ, ... Thánh giải thoát, như vậy phải chạy dài, phải luân chuyển trong một thời gian dài, đối với Ta và đối với các Thầy. 4. Này các Tỷ-kheo, khi nào Thánh giới này được giác ngộ, được thể nhập; Thánh tuệ được giác ngộ, được thể nhập; Thánh định được giác ngộ, được thể nhập; Thánh giải thoát được giác ngộ, được thể nhập; hữu ái được chặt đứt, dây cột của hữu được đoạn tận, nay không còn tái sanh. 5.-Thế Tôn nói như vậy. Thiện Thệ sau khi nói vậy xong, bậc Ðạo sư lại nói thêm:
(II) (2) Rời Khỏi 1.- Người không thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là bị rời khỏi pháp luật này. Thế nào là bốn? Không thành tựu Thánh giới, này các Tỷ-kheo, được gọi là bị rời khỏi pháp luật này. Không thành tựu Thánh Thiền định, này các Tỷ-kheo, ... không thành tựu Thánh Trí tuệ, này các Tỷ-kheo ... không thành tựu Thánh giải thoát, này các Tỷ-kheo, được gọi là bị rời khỏi pháp luật này. Không thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là bị rời khỏi pháp luật này. 2. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là không rời khỏi pháp luật này. Thế nào là bốn? 3. Thành tựu Thánh giới, này các Tỷ-kheo, được gọi là không rời khỏi pháp luật này. Thành tựu Thánh định, này các Tỷ-kheo, ... thành tựu Thánh Trí tuệ, này các Tỷ-kheo ... thành tựu Thánh giải thoát, này các Tỷ-kheo, được gọi là không rời khỏi pháp luật này. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là không rời khỏi pháp luật này.
(III) (3) Mất Gốc (1) - Tán thán, không tán thán, tín nhiệm, không tín nhiệm. 1. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, không thông minh, không phải bậc Chân nhân, tự mình sử xự như môt kẻ mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều vô phước. Thế nào là bốn? Không có suy xét, không có cứu xét, tán thán người không đáng tán thán; Không có suy xét, không có cứu xét, không tán thán người đáng tán thán; Không có suy xét, không có cứu xét, tỏ bày sự tín nhiệm ở những chỗ không đáng tín nhiệm; Không có suy xét, không có cứu xét, bất tín nhiệm tại những chỗ đáng tín nhiệm. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, không thông minh, không phải bậc Chân nhân, tự mình sử xự như môt kẻ mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều vô phước. 2. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình sử xự như môt người không mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều phước đức. Thế nào là bốn? Sau khi suy xét, sau khi cứu xét, không tán thán những người không đáng được tán thán; Sau khi suy xét, sau khi cứu xét, tán thán những người đáng được tán thán; Sau khi suy xét, sau khi cứu xét, tỏ bày sự tín nhiệm ở những chỗ đáng tín nhiệm; sau khi suy xét, sau khi cứu xét, tỏ bày sự tín nhiệm tại những chỗ đáng tín nhiệm. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình sử xự như môt người không mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều phước đức.
(IV) (4) Mất Gốc (2) 1.- Do tà hạnh trong bốn sự, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, không thông minh, không phải bậc Chân nhân, tự mình sử xự như môt kẻ mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách, và tạo nhiều điều vô phước. Thế nào là tà hạnh trong bốn sự? Tà hạnh đối với mẹ, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, không thông minh ... tạo nên nhiều điều vô phước. Tà hạnh đối với cha, này các Tỷ-kheo, ... Tà hạnh đối với Như Lai, này các Tỷ-kheo,... Tà hạnh đối với đệ tử của Như Lai, này các Tỷ-kheo....., kẻ ngu, không thông minh, không phải bậc Chân nhân ... và tạo nên nhiều điều vô phước. Tà hạnh trong bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, không thông minh, ... tạo nên nhiều điều vô phước. 2. Chánh hạnh trong bốn sự này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình sử xự không như người mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều phước đức. Thế nào là chánh hạnh trong bốn sự? Chánh hạnh đối với mẹ, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh ... tạo nhiều phước đức. Chánh hạnh đối với cha, này các Tỷ-kheo, ... Chánh hạnh đối với Như Lai, này các Tỷ kheo... Chánh hạnh đối với đệ tử Như Lai, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình sử xự không như người mất gốc ... tạo nhiều phước đức. Chánh hạnh trong bốn sự này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, ... tạo nhiều phước đức. 3.
(V) (5) Thuận Dòng 1.- Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, hiện hữu có mặt ở đời. Thế nào là bốn? Hạng người đi thuận dòng, hạng người đi nghịch dòng, hạng người tự đứng lại, vị Bà-la-môn đã vượt qua đến bờ biên kia, đứng trên đất liền. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người đi thuận dòng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thọ hưởng các dục và làm các nghiệp ác. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người đi thuận dòng. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người đi ngược dòng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không thọ hưởng các dục, không làm ác nghiệp, với khổ, với ưu, nước mắt đầy mặt, khóc than, sống Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người đi ngược dòng. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người tự đứng lại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người do diệt tận năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy nhập Niết-bàn, không còn trở lại đời ấy nữa. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người tự đứng lại. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị Bà-la-môn đã vượt qua đến bên bờ kia, đứng trên đất liền? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người do hoại diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vị Bà-la-môn đã vượt qua đến bờ bên kia, đứng trên đất liền. Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. 2.
3.
(VI) (6) Học Hỏi Ít. 1.- Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn? Nghe ít, điều đã được nghe không khởi lên; Nghe ít, điều đã được nghe được khởi lên; Nghe nhiều, điều đã được nghe không khởi lên; Nghe nhiều, điều đã được nghe có khởi lên. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe ít, điều đã được nghe không khởi lên? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe ít về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe ít ỏi này, không biết nghĩa, không biết pháp, không thực hành pháp, tùy pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe ít, điều đã được nghe không khởi lên. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe ít, điều đã được nghe có khởi lên? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe ít về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe ít ỏi này, biết nghĩa, biết pháp, thực hành pháp đúng pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe ít, điều đã được nghe có khởi lên. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe nhiều, điều đã được nghe không khởi lên? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe nhiều về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe nhiều này, không biết nghĩa, không biết pháp, không thực hành pháp, tùy pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe nhiều, điều đã được nghe không khởi lên. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe nhiều, điều đã được nghe được khởi lên? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe nhiều về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe nhiều này, biết nghĩa, biết pháp, thực hành pháp, tùy pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe nhiều, điều đã được nghe có khởi lên. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. 2.
(VI I) (7) Chói Sáng Tăng Chúng - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, thông minh, được huấn luyện, không sợ hãi, nghe nhiều, trì pháp, thực hành pháp, tùy pháp, chói sáng tăng chúng. Thế nào là bốn? Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, thông minh, được huấn luyện, không sợ hãi, nghe nhiều, trì pháp, thực hành pháp, tùy pháp, chói sáng tăng chúng. Tỷ-kheo-ni, này các Tỷ-kheo, ... nam cư sĩ, này các Tỷ-kheo, ... , nữ cư sĩ, này các Tỷ-kheo, thông minh, được huấn luyện, không sợ hãi, nghe nhiều, trì pháp, thực hành pháp, tùy pháp, chói sáng tăng chúng.
(VIII ) (8) Vô Sở Úy - Có bốn vô sở úy của Như Lai, này các Tỷ-kheo, do thành tựu bốn vô sở úy này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng con sư tử trong các hội chúng và chuyển pháp luân. Thế nào là bốn? Ngài tự nhận là Chánh Ðẳng Giác, nhưng những pháp này không được Ngài Chánh Ðẳng Giác. Ở đấy, nếu có Bà-la-môn, Sa-môn, hay Thiên, Nhân, hay Ma vương, hay Phạm thiên, hay bất cứ ai ở đời buộc tội ta đúng pháp như vậy; này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có trường hợp này. Này các Tỷ-kheo, do Ta không thấy có trường hợp này, nên Ta trú, đạt an ổn, đạt được không run sợ, đạt được không sợ hãi. Như Lai tự nhận là Ngài đã đoạn trừ các lậu hoặc, nhưng các lậu hoặc này chưa được đoạn trừ. Ở đấy, nếu có vị Bà-la-môn, Sa-môn, hay Thiên, Nhân, hay Ma vương, hay Phạm thiên, hay bất cứ ai ở đời buộc tội ta đúng pháp như vậy; này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có trường hợp này. Này các Tỷ-kheo, do Ta không thấy có trường hợp này, nên Ta trú, đạt an ổn, đạt được không run sợ, đạt được không sợ hãi. Các pháp Như Lai nói là các chướng ngại pháp, ai có thọ dụng chúng không đủ có chướng ngại gì. Ở đấy, nếu có Bà-la-môn, Sa-môn, hay Thiên, Nhân, hay Ma vương, hay Phạm thiên, hay bất cứ ai ở đời buộc tội ta đúng pháp như vậy; này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có trường hợp này. Này các Tỷ-kheo, do Ta không thấy có trường hợp này, nên Ta trú, đạt an ổn, đạt được không run sợ, đạt được không sợ hãi. Pháp và mục đích mà Như Lai tuyên bố, không được Người chơn chánh thực hành đoạn diệt khổ đau. Ở đấy, nếu có vị Bà-la-môn, Sa-môn, hay Thiên, Nhân, hay Ma vương, hay Phạm thiên, hay bất cứ ai ở đời buộc tội ta đúng pháp như vậy; này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có trường hợp này. Này các Tỷ-kheo, do Ta không thấy có trường hợp này, nên Ta trú, đạt an ổn, đạt được không run sợ, đạt được không sợ hãi. Bốn pháp không sợ hãi này của Như Lai, này các Tỷ-kheo, do thành tựu bốn vô sở úy này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng con sư tử trong các hội chúng và chuyển pháp luân.
(IX) (9) Khát Ái - Có bốn ái sanh khởi này, này các Tỷ-kheo, khi nào ái sanh, có thể sanh khởi nơi vị Tỷ-kheo. Thế nào là bốn? Do nhận y áo, này các Tỷ-kheo, ái khi khởi lên, khởi lên nơi vị Tỷ-kheo, hay do nhận đồ ăn khất thực ... hay do nhận sàng tọa ... hay do nhận đây là hữu, đây là phi hữu, ái khi khởi lên, khởi lên vị Tỷ-kheo. Bốn ái sanh khởi này, này các Tỷ-kheo, khi nào ái sanh, có thể sanh khởi nơi vị Tỷ-kheo.
(X) (10) Các Ách 1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn ách này. Thế nào là bốn? Dục ách, hữu ách, kiến ách, vô minh ách. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là dục ách? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly các dục. Do như không thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly các dục, nên dục tham, dục hỷ, dục luyến, dục đam mê, dục khát, dục não, dục chấp thủ, dục ái trong các dục xâm chiếm và tồn tại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là dục ách. Và thế nào là hữu ách? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly các hữu. Do như không thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly các hữu, nên hữu tham, hữu hỷ, hữu luyến, hữu đam mê, hữu khát, hữu não, hữu chấp thủ, hữu ái trong các hữu xâm chiếm và tồn tại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu ách. Và thế nào là kiến ách? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của các kiến. Do như không thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly các kiến, nên kiến tham, kiến hỷ, kiến luyến, kiến đam mê, kiến khát, kiến não, kiến chấp thủ, kiến ái trong các kiến xâm chiếm và tồn tại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là kiến ách. Và thế nào là vô minh ách? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của sáu xúc xứ. Do như không thật quán tri sự tập khởi ... sự xuất ly của sáu xúc xứ, nên vô minh, vô trí trong sáu xúc xứ xâm chiếm và tồn tại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh ách. Ðây là dục ách, hữu ách, kiến ách và vô minh ách. Bị trói buộc bởi các ác bất thiện pháp, các phiền não, các pháp bị tái sanh, phiền nhiễu, các quả khổ dị thục trong tương lai, bởi sanh già, chết, do vậy được gọi là không an ổn khỏi các ách. Này các Tỷ-kheo, có bốn ách này. 2. Này các Tỷ-kheo, có bốn ách ly này. Thế nào là bốn? Ly dục ách, ly hữu ách, ly kiến ách, ly vô minh ách. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ly dục ách? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của các dục. Do như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của các dục, nên dục tham, dục hỷ, dục luyến, dục đam mê, dục khát, dục não, dục chấp thủ, dục ái trong các dục không xâm chiếm và tồn tại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ly dục ách. Và thế nào là ly hữu ách? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của các hữu. Do như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của các hữu, nên hữu tham, hữu hỷ, hữu luyến, hữu đam mê, hữu khát, hữu não, hữu chấp thủ, hữu ái trong các hữu không xâm chiếm và tồn tại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ly hữu ách. Và thế nào là ly kiến ách? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của các kiến. Do như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của các kiến, nên kiến tham, kiến hỷ, kiến luyến, kiến đam mê, kiến khát, kiến não, kiến chấp thủ, kiến ái trong các kiến không xâm chiếm và tồn tại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ly kiến ách. Và thế nào là ly vô minh ách? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của sáu xúc xứ. Do như thật quán tri sự tập khởi ... sự xuất ly của sáu xúc xứ, nên vô minh, vô trí trong sáu xúc xứ không xâm chiếm và tồn tại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ly vô minh ách. Ðây là ly dục ách, ly hữu ách, ly kiến ách và ly vô minh ách. Không bị trói buộc bởi các ác bất thiện pháp, các phiền não, các pháp bị tái sanh, phiền nhiễu, các quả khổ dị thục trong tương lai, bởi sanh già, chết, do vậy được gọi là an ổn khỏi các ách. Này các Tỷ-kheo, có bốn ly ách này. 3.
II. Phẩm Hành I. (11) Hành. 1.- Này các Tỷ-kheo, Nếu Tỷ-kheo khi đang đi khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hai hại tầm mà nếu Tỷ-kheo chấp nhận, không có từ bỏ, không có tẩy sạch, không có chấm dứt, không có đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang đi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người không có nhiệt tình, không có xấu hổ, liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đứng ... khi đang ngồi ... khi đang nằm, thức khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hai hại tầm mà nếu Tỷ-kheo chấp nhận, không có từ bỏ, không có tẩy sạch, không có chấm dứt, không có đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang nằm, thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người không có nhiệt tình, không có xấu hổ, liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt. 2. Này các Tỷ-kheo, Nếu Tỷ-kheo khi đang đi khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hai hại tầm mà nếu Tỷ-kheo không chấp nhận, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang đi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người có nhiệt tình, có xấu hổ, liên tục thường hằng, tinh cần tinh tấn, siêng năng. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đứng ... khi đang ngồi ... khi đang nằm, thức khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hai hại tầm mà nếu Tỷ-kheo không chấp nhận, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang nằm, thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người có nhiệt tình, có xấu hổ, liên tục thường hằng, tinh cần tinh tấn, siêng năng.
(II) (12) Chế Ngự - Này các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới, đầy đủ giới bổn Pàtimokkha, được chế ngự với sự chế ngự của Pàtimokkha. Hãy sống đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Ðã sống sống đầy đủ giới, này các Tỳ kheo, đầy đủ giới bổn Pàtimokkha, đã được chế ngự với sự chế ngự của Pàtimokkha, sống đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp, còn có gì cần phải làm thêm nữa? Nếu Tỷ-kheo trong khi đi, tham, sân, si được từ bỏ, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi được từ bỏ, tinh cần, tinh tấn, không có thụ động, niệm được an trú không có thất niệm, thân được khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm được định tĩnh nhất tâm. Này các Tỷ-kheo, nếu các Tỷ-kheo khi đang đi có sở hành như vậy; vị ấy được gọi là người có nhiệt tâm, có xấu hổ, liên tục thường hằng, tinh cần tinh tấn, siêng năng. Nếu Tỷ-kheo trong khi đứng, ... nếu Tỷ-kheo trong khi ngồi ... nếu Tỷ-kheo trong khi nằm thức, tham, sân, si được từ bỏ ... hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi được đoạn tận , tinh cần, tinh tấn, không có thụ động, niệm được an trú không có thất niệm, thân được khinh an, không có cuống nhiệt, tâm được định tĩnh nhất tâm. Này các Tỷ-kheo, nếu các Tỷ-kheo khi đang thức có sở hành như vậy; vị ấy được gọi là người có nhiệt tâm, có xấu hổ, liên tục thường hằng, tinh cần tinh tấn, siêng năng.
(III) (13) Chánh Cần - Này các Tỷ-kheo, có bốn chánh cần này. Thế nào là bốn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh ra được diệt trừ, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh không được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có mù mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; này các Tỷ-kheo, đây là bốn chánh cần.
(IV) (14) Chế Ngự - Này các Tỷ-kheo, có bốn tinh cần này. Thế nào là bốn? Tinh cần chế ngự, tinh cần đoạn tận, tinh cần tu tập, tinh cần hộ trì. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần chế ngự? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên vì, vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thật hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng ... mũi ngửi hương ... lưỡi nếm vị ... thâm cảm xúc ... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thật hành sự hộ trì ý căn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần chế ngự. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần đoạn tận? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có chấp nhận dục tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, khiến cho không hiện hữu lại; không có chấp nhận sân tầm khởi lên ... không có chấp nhận hại tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, khiến cho không hiện hữu lại, không có chấp nhận các ác bất thiện khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, khiến cho không hiện hữu lại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần đoạn tận. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần tu tập? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, đưa đến xả ly; tu tập trạch pháp giác chi ... tu tập tinh tấn giác chi ... tu tập hỷ giác chi ... tu tập khinh an giác chi ... tu tập định giác chi ... tu tập xả giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, đưa đến xả ly. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần tu tập. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần hộ trì? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hộ trì định tướng hiền thiện đã sanh, tướng bộ xương, tướng trùng ăn, tướng bầm xanh, tướng đầy ứ, mủ nồng, tướng nứt nẻ, tướng phồng trướng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần hộ trì. Này các Tỷ-kheo, có bốn này tinh cần này.
(V) (15) Thi Thiết - Này các Tỷ-kheo, có bốn thi thiết tối thượng này. Thế nào là bốn? Tối thượng trong những kẻ có tự ngã, này các Tỷ-kheo, tức là Ràhu, A-tu-la vương. Tối thượng trong các vị thọ hưởng các dục, này các Tỷ-kheo, tức là vua Mandhàtà. Tối thượng trong các vị có quyền lực tối thắng, này các Tỷ-kheo, tức là ác Ma. Trong thế giới chư Thiên, Ác ma, Phạm thiên, cùng với các Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, này các Tỷ-kheo, Như Lai được gọi là tối thượng, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Này các Tỷ-kheo, có bốn sự thi thiết tối thượng này.
(VI) (16).- Trí Tế Nhị - Này các Tỷ-kheo, có bốn trí tế nhị này. Thế nào là bốn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu trí tế nhị đối với sắc, không thấy một trí tế nhị đối với sắc nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Vị ấy không có phát nguyện đạt đến một trí tế nhị đối với sắc nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Vị ấy thành tựu trí tế nhị đối với thọ, không thấy một trí tế nhị đối với thọ nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Vị ấy không có phát nguyện đạt đến một trí tế nhị đối với thọ nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Vị ấy thành tựu trí tế nhị đối với tưởng ... thành tựu trí tế nhị đối với các hành, không thấy một trí tế nhị đối với hành nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Vị ấy không có phát nguyện đạt đến một trí tế nhị đối với hành nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn trí tế nhị.
(VI) (17) Sanh Thú Không Nên Ði - Này các Tỷ-kheo, có bốn sanh thú này không nên đi mà đi. Thế nào là bốn? Ði đến sanh thú vì dục, đi đến sanh thú vì sân, đi đến sanh thú vì si, đi đến sanh thú vì sợ hãi. Có bốn sanh thú không nên đi mà đi này.
(VIII) (18) Sanh Thú Nên Ði - Này các Tỷ-kheo, có bốn sanh thú này nên đi mà đi. Thế nào là bốn? Không vì dục đi đến sanh thú, không vì sân đi đến sanh thú, không vì si đi đến sanh thú, không vì sợ hãi đi đến sanh thú. Này các Tỷ-kheo, có bốn sanh thú nên đi mà đi này.
(IX) (19) Không Nên Ði
(X) (20) Người Ðầu Bếp - Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, người đầu bếp như vậy tương xứng bị quăng vào địa ngục. Thế nào là bốn? Ði đến sanh thú vì dục, đi đến sanh thú vì sân, đi đến sanh thú vì si, đi đến sanh thú vì sợ hãi. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, một người đầu bếp như vậy tương xứng bị quăng vào địa ngục. - Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, một người đầu bếp như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là bốn? Không vì dục đi đến sanh thú, không vì sân đi đến sanh thú, không vì si đi đến sanh thú, không vì sợ hãi đi đến sanh thú. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.
III. Phẩm Uruvelà (I) (21) Tại Uruvelà (1) 1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ở khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo. - Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: - Một thời, này các Tỷ-kheo, ta trú ở Uruvelà trên bờ sống Neranjarà, dưới cây bàng ajapàla, khi mới thành Chánh giác. Trong khi ta Thiền tịnh độc cư, này các Tỷ-kheo, tư tưởng sau đây được khởi lên: "Thật là khó khăn, sống không cung kính, không vâng lời, vậy Ta hãy cung kính, đảnh lễ và sống y chỉ vào một vị Sa-môn hay Bà-la-môn". Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: "Với mục đích làm cho giới uẩn chưa được đầy đủ, Ta hãy cung kính, đảnh lễ và sống y chỉ vào một vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác. Nhưng Ta không thấy một chỗ nào trong thế giới chư Thiên, Aùc ma và Phạm thiên, giữa quần chúng Sa-môn và Bà-la-môn, chư Thiên hay loài Người, không có một vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác với giới đầy đủ hơn Ta, mà ta có thể cung kính, đảnh lễ, sống y chỉ. Với mục đích làm cho định uẩn chưa được đầy đủ, Ta hãy cung kính, đảnh lễ và sống y chỉ vào một vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác ... Với mục đích làm cho tuệ uẩn chưa được đầy đủ, Ta hãy cung kính, đảnh lễ và sống y chỉ vào một vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác ... Với mục đích làm cho giải thoát uẩn chưa được đầy đủ, Ta hãy cung kính, đảnh lễ và sống y chỉ vào một vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác. Nhưng Ta không thấy một chỗ nào trong thế giới chư Thiên, Ác ma và Phạm thiên, giữa quần chúng Sa-môn và Bà-la-môn, chư Thiên hay loài Người, không có một vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác với giới đầy đủ hơn Ta, mà ta có thể sống cung kính, đảnh lễ, sống y chỉ". Rồi này các Tỷ-kheo, ta suy nghĩ như sau: "Với pháp này mà Ta đã chơn chánh giác ngộ, Ta hãy cung kính đảnh lễ và sống y chỉ pháp ấy". 2. Rồi Phạm thiên Sahampati với tâm tư của mình biết tâm tư của ta, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại bàn tay đang duỗi ra. Cũng như vậy, Phạm thiên Sahampati biến mất ở Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt ta. Rồi Phạm thiên Sahampati đắp thượng y vào môt bên vai, với đầu gối chân mặt quỳ trên đất, chắp tay hướng đến ta và thưa với ta: "Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Bạch Thế Tôn, trong thời quá khứ, các vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, chư Tôn giả ấy đã cung kính đảnh lễ, sống y chỉ vào Chánh pháp. Bạch Thế Tôn, trong thời vị lai, các vị sẽ thành A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, các Tôn giả ấy sẽ cung kính đảnh lễ, sống y chỉ vào Chánh pháp. Bạch Thế Tôn, mong rằng thời hiện tại, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, hãy cung kính đảnh lễ, sống y chỉ vào Chánh pháp". Phạm thiên Sahampati nói như vậy. Sau khi nói như vậy, lại nói thêm như sau:
Này các Tỷ-kheo, Phạm Thiên Sahampati nói như vậy; nói vậy xong, đảnh lễ ta, thân hữu hướng về bên ta rồi biến mất tại chỗ. Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi biết được thỉnh nguyện của Phạm thiên, và thích ứng với Ta, Ta sống cung kính, tôn trọng và y chỉ pháp ấy và ta đã tự Chánh Ðẳng Giác. Và này các Tỷ-kheo, vì rằng chúng Tăng thành tựu sự cao cả nên ta tôn trọng đặc biệt chúng Tăng. (II) (22) Tại Uruvelà (2) 1. Một thời, này các Tỷ-kheo, Ta trú ở Uruvelà, trên bờ sống Neranjarà, dưới cây bàng Nigrodha, khi mới thành Chánh giác. Rồi này các Tỷ-kheo, rất nhiều Bà-la-môn già cả, trưởng lão, các bậc trưởng thượng, đã đi quá nửa cuộc đời, đã đạt cuối mức tuổi đời, đi đến ta; sau khi đến, nói lên với ta những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn ấy nói với Ta như sau: "Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi được nghe như sau: "Sa-môn Gotama không có kính lễ, không có đứng dậy, không có lấy ghế mời ngồi các bậc Bà-la-môn già cả, trưởng lão, các bậc trưởng thượng đã đi quá nửa cuộc đời, đã đạt cuối mức tuổi đời". Thưa Tôn giả Gotama, có phải sự tình là như vậy không? Nếu Tôn giả môn Gotama không có kính lễ, không có đứng dậy, không có lấy ghế mời ngồi các bậc Bà-la-môn già cả, trưởng lão, các bậc trưởng thượng đã đi quá nửa cuộc đời, đã đạt cuối mức tuổi đời, sự tình như vậy, thưa Tôn giả Gotama là không được tốt đẹp". 2. Này các Tỷ-kheo, về vấn đề ấy, Ta suy nghĩ như sau: "Các Tôn giả này không hiểu gì về trưởng lão, hay các pháp tác thành vị trưởng lão". Nếu trưởng lão, này các Tỷ-kheo, là 80 tuổi, hay 90 tuổi, hay 100 tuổi đời, và nếu vị ấy nói phi thời, nói phi chân, nói phi nghĩa, nói phi pháp, nói phi luật, nói những lời không đáng giữ gìn, lời nói không hợp thời cơ, không hợp lý, không có giới hạn, không có liên hệ đến mục đích, thời vị ấy chỉ được gọi là vị trưởng lão ngu. Nếu là một vị tuổi trẻ, này các Tỷ kheo, một thanh niên còn non trẻ, tóc đen nhánh, trong tuổi hiền thiện của đời, còn trong tuổi thanh xuân, vị ấy nói lời đúng thời, nói lời chân thực, nói lời có nghĩa, nói lời đúng pháp, nói lời đúng luật, nói những lời đáng giữ gìn, lời nói hợp thời cơ, hợp lý, có giới hạn, liên hệ đến mục đích, thời vị ấy chỉ được gọi là vị trưởng lão hiền trí. 3. Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp tác thành trưởng lão này. Thế nào là bốn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo có giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Là vị nghe nhiều, thọ trì điều đã nghe, tích tụ điều đã nghe, những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, đề cao Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, các pháp như vậy, vị ấy nghe nhiều, thọ trì đọc tụng bằng lời, quán sát với ý, thể nhập với chánh kiến, đối với bốn thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức; do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, bốn pháp này tác thành vị trưởng lão.
(III) (23). Thế Giới. 1. - Này các Tỷ-kheo, thế giới được Như Lai Chánh Ðẳng Giác, Như Lai không hệ lụy đối với đời. Này các Tỷ-kheo, thế giới tập khởi được Như Lai Chánh Ðẳng Giác. Thế giới tập khởi được Như Lai đoạn tận. Này các Tỷ-kheo, thế giới đoạn diệt được Như Lai Chánh Ðẳng Giác. Thế giới đoạn diệt được Như Lai đoạn tận. Thế giới đoạn diệt được Như Lai giác ngộ. Này các Tỷ-kheo, con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai Chánh Ðẳng Giác. Con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai tu tập. 2. Cái gì, này các Tỷ-kheo, trong toàn thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý tư sát, tất cả đều được Như Lai Chánh Ðẳng Giác. Do vậy, được gọi là Như Lai. Từ đêm, này các Tỷ-kheo, Như Lai được Chánh Ðẳng Giác, đến đêm Như Lai nhập Niết-bàn, trong thời gian ấy, điều gì Như Lai nói, nói lên, tuyên bố, tất cả là như vậy, không có khác được. Do vậy, được gọi là Như Lai. 3. Này các Tỷ-kheo, Như Lai nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy. Vì rằng nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy, nên được gọi là Như Lai. Này các Tỷ-kheo, trong toàn thể thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn tri, toàn kiến đại tự tại, do vậy được gọi là Như Lai.
(IV) (24) Kàlaka 1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàketa, tại khu vườn Kàlaka. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo. - Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau: - Này các Tỷ-kheo, cái gì trong toàn thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, được thấy ... được ý tư sát, tất cả ta đều biết. Này các Tỷ-kheo, cái gì trong toàn thế giới này ... được thấy, được ý tư sát, Ta đã được biết rõ như sau: "Tất cả đều được Như Lai biết đến. Như Lai không có dựng đứng lên". Này các Tỷ-kheo, nếu ta nói rằng: "Ta biết tất cả, cái gì trong toàn thế giới ... được thấy, được ý tư sát". Như vậy, là có nói láo trong ta. Nếu ta nói như sau: "Ta cả hai biết và không biết". Như vậy, là có nói láo trong ta. Nếu Ta nói như sau: "Ta không biết và cũng không phải biết". Như vậy là có nói láo trong Ta. Như vậy có lỗi trong Ta. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai là vị đã thấy những gì cần thấy, nhưng không có tưởng tượng điều đã được thấy, không có tưởng tượng những cái gì không được thấy, không có tưởng tượng những gì cần phải thấy, không có tưởng tượng đối với người thấy. Ðã nghe những gì cần nghe, nhưng không có tưởng tượng điều đã được nghe, không có tưởng tượng những cái gì không được nghe, không có tưởng tượng những gì cần phải nghe, không có tưởng tượng đối với người nghe. Ðã cảm giác những gì cần cảm giác, nhưng không có tưởng tượng điều đã được cảm giác, không có tưởng tượng những cái gì không được cảm giác, không có tưởng tượng những gì cần phải cảm giác, không có tưởng tượng đối với người cảm giác. Ðã thức tri những gì cần thức tri, nhưng không có tưởng tượng điều đã được thức tri, không có tưởng tượng những cái gì không được thức tri, không có tưởng tượng những cái gì cần phải thức tri, không có tưởng tượng đối với người thức tri. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai đối với các pháp được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, nên vị ấy là như vậy. Lại nữa, hơn người như vậy, không có ai khác tối thượng hơn và thù thắng hơn, Ta tuyên bố như vậy.
(V) (25) Phạm Hạnh 1.- Phạm hạnh được sống, này các Tỷ-kheo, không vì mục đích lừa dối quần chúng, không vì mục đính mơn trớn quần chúng, không vì mục đích được lợi ích về lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, không vì mục đích được lợi ích thoát khỏi lời phê bình bàn tán, không với ý nghĩ: "Mong quần chúng biết ta như vậy". Và này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh này được sống với mục đích được chế ngự, với mục đính đoạn tận, với mục đích ly tham, với mục đích đoạn diệt. 2.
(VI) (26) Kẻ Lừa Dối. 1.- Những vị Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, lừa dối cứng đầu, lắm mồm lắm miệng, hoang dâm, hỗn hào, không có định tĩnh, những Tỷ-kheo ấy không phải là Tỷ-kheo của Ta. Những Tỷ-kheo ấy đã rơi khỏi Pháp Luật này. Và họ không đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, tăng rộng trong Pháp Luật này. Và này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo nào không lừa dối, không lắm mồm lắm miệng, có trí, không cứng đầu, khéo định tĩnh, những Tỷ-kheo ấy phải là Tỷ-kheo của Ta. Và những Tỷ-kheo ấy không rơi khỏi Pháp Luật này, và họ đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, tăng rộng trong Pháp Luật này. 2.
(VII) (27) Biết Ðủ 1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp này là không quan trọng, dễ được và không có phạm lỗi. Thế nào là bốn? Trong các loại y, này các Tỷ-kheo, y phấn tảo (y lượm từ đống rác) là không quan trọng, dễ được và không có phạm lỗi. Trong các loại đồ ăn, này các Tỷ-kheo, khi khất thực từng miếng là không quan trọng, dễ được và không vi phạm. Trong các sàng tọa, này các Tỷ-kheo, gốc cây là không quan trọng, dễ được và không có phạm lỗi. Trong các loại dược phẩm, này các Tỷ-kheo, nước đái quỉ là không quan trọng, dễ được và không có phạm lỗi. Bốn loại, này các Tỷ-kheo, không quan trọng dễ được, không có phạm lỗi này, nếu Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, biết đủ, với các loại không quan trọng dễ được này, Ta tuyên bố rằng đây là một trong những chi phần của Sa-môn hạnh. 2.
(VIII) (28) Truyền Thống. 1. - Có bốn truyền thống bậc Thánh này, này các Tỷ-kheo, được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách. Thế nào là bốn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ với bất cứ loại y nào, và nói lời tán thán sự biết đủ với bất cứ loại y nào, không vì nhân y phục rơi vào sự tầm cầu bất chính, không thích hợp. Nếu không được y, không có lo âu tiếc nuối; nếu được y không có tham lam, mê say, tham đắm; thấy sự nguy hiểm và với trí tuệ thấy được sự xuất ly, vị ấy hưởng thọ y, không vì biết đủ với bất cứ loại y nào, không có khen mình chê người. Ai ở đây, không khéo (thiện xảo), không có thụ động, tỉnh giác, chánh niệm, này các Tỷ-kheo, đấy gọi là Tỷ-kheo đứng ở trên Thánh truyền thống, kỳ cựu, được nhận biết là tối sơ. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ với bất cứ loại đồ ăn khất thực nào, và nói lời tán thán sự biết đủ với bất cứ loại đồ ăn khất thực nào... Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ với bất cứ loại khất thực nào, và nói lời tán thán sự biết đủ với bất cứ loại khất thực nào, không vì nhân khất thực rơi vào sự tầm cầu bất chính, không thích hợp. Nếu không được đồ ăn khất thực, không có lo âu tiếc nuối; nếu được đồ ăn khất thực, không có tham lam, mê say, tham đắm; thấy sự nguy hiểm và với trí tuệ thấy được sự xuất ly, vị ấy hưởng thọ đồ ăn khất thực, không vì biết đủ với bất cứ loại đồ ăn khất thực nào, không có khen mình, chê người. Ai ở đây khôn khéo (thiện xảo), không có thụ động, tỉnh giác, chánh niệm, này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo đứng ở trên Thánh truyền thống, kỳ cựu, được nhận biết là tối sơ. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ với bất cứ loại sàng tọa nào, và nói lời tán thán sự biết đủ với bất cứ loại sàng tọa nào, không vì nhân sàng tọa rời vào sự tầm cầu bất chính, không thích hợp. Nếu không được sàng tọa, không có lo âu tiếc nuối; nếu được sàng tọa, không có tham lam, mê say, đắm đuối; thấy sự nguy hiểm và với trí tuệ thấy được sự xuất ly, vị ấy hưởng thọ sàng tọa, không có khen mình chê người. Ai ở đây khôn khéo, (thiện xảo), không có thụ động, tỉnh giác, chánh niệm, này các Tỷ-kheo, đây gọi là vị Tỷ-kheo đứng ở trên Thánh truyền thống kỳ cựu, được nhận biết là tối sơ. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa thích tu tập, vui thích tu tập, ưa thích đoạn tận, vui thích đoạn tận, nhưng không vì ưa thích tu tập, vui thích tu tập, ưa thích đoạn tận, vui thích đoạn tận mà khen mình chê người. Ai ở đây khôn khéo, không có thụ động, tỉnh giác, chánh niệm, này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo đứng trên Thánh truyền thông, kỳ cựu, được nhận biết là tối sơ. Bốn truyền thống bậc Thánh này, này các Tỷ-kheo, được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách. 2. Thành tựu bốn Thánh truyền thống này, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trú ở phương Ðông, vị ấy nhiếp phục không hoan hỷ, không hoan hỷ không nhiếp phục vị ấy. Nếu trú ở phương Tây, vị ấy nhiếp phục không hoan hỷ, không hoan hỷ không nhiếp phục vị ấy. Nếu trú ở phương Bắc, vị ấy nhiếp phục không hoan hỷ, không hoan hỷ không nhiếp phục vị ấy. Nếu trú ở phương Nam, vị ấy nhiếp phục không hoan hỷ, không hoan hỷ không nhiếp phục vị ấy. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì bậc trí nhiếp phục không hoan hỷ và hoan hỷ. 3.
(IX) (29) Pháp Cú 1. - Có bốn pháp cú này, này các Tỷ-kheo, được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách. Thế nào là bốn? Không tham, này các Tỷ-kheo, là pháp cú được biết là tối sơ... có trí quở trách. Không sân, này các Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, là pháp cú được biết là tối sơ... có trí quở trách. Chánh niệm, này các Tỷ-kheo, là pháp cú được biết là tối sơ... có trí quở trách. Chánh định, này các Tỷ-kheo, là pháp cú được biết là tối sơ... có trí quở trách. Bốn pháp cú này, này các Tỷ-kheo, được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thông, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách. 2.
(X) (30) Các Du Sĩ 1. Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại núi Gijihakùta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, nhiều du sĩ danh tiếng, có danh tiếng, sống tại khu vườn du sĩ trên bờ sông Sappini, như các du sĩ Annabhàra, Varadhara, Sakuludàyi, và một số du sĩ có danh tiếng khác. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ chỗ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến khu vườn của các du sĩ trên bờ sông Sappini, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi xuống, Thế Tôn nói với các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: 2. Có bốn pháp cú này, này các Du sĩ, được biết là tối sơ... (giống như kinh số 29, chỉ khác là kinh này nói với các Du sĩ, không phải với các Tỷ-kheo như kinh trước và không có bài kệ)... Này các Du sĩ, có bốn pháp cú này được biết là tối sơ... không bị quở trách. 3. Này các Du sĩ, ai nói như sau: "Nhưng tôi sẽ chỉ ra một Sa-môn hay Bà-la-môn, dầu cho vị này có tự chứng được pháp cú không tham này; tuy vậy vị ấy vẫn có lòng tham, tham đắm sắc bén trong các dục". Ðối với người ấy, Ta có thể nói như thế này: "Hãy để vị ấy nói lên. Hãy để vị ấy trả lời, rồi Ta thấy uy đức của vị ấy". Thật vậy, này các Du sĩ, sự kiện này không xảy ra, rằng một Sa-môn hay Bà-la-môn như vậy đã tự mình chứng được pháp cú không tham sẽ được nêu rõ là có lòng tham, tham đắm sắc bén trong các dục. Này các Du sĩ, ai nói như sau: "Nhưng tôi sẽ chỉ ra một Sa-môn hay Bà-la-môn, dầu cho vị này có tự chứng được pháp cú không sân này, tuy vậy, tâm của vị ấy vẫn có sân, trong ý vẫn có tư duy hiềm hận". Ðối với người ấy, Ta có thể nói như thế này: "Hãy để vị ấy nói lên, hãy để vị ấy trả lời, rồi Ta thấy uy đức của vị ấy". Thật vậy, này các Du sĩ, sự kiện này không xảy ra: rằng một Sa-môn hay Bà-la-môn đã tự chứng được pháp cú không sân này sẽ được nêu rõ là tâm vẫn có sân, trong ý vẫn có tư duy hiềm hận. Này các Du sĩ, ai nói như sau: "Nhưng tôi sẽ chỉ ra một Sa-môn hay Bà-la-môn, dầu cho vị này có tự chứng được pháp cú chánh niệm này, tuy vậy, tâm của vị ấy vẫn thất niệm, không có tỉnh giác". Ðối với người ấy, Ta có thể nói như thế này: "Hãy để vị ấy nói lên, hãy để vị ấy trả lời, rồi Ta thấy uy đức của vị ấy". Thật vậy, này các Du sĩ, sự kiện này không xảy ra: rằng một Sa-môn hay Bà-la-môn, đã tự mình chứng được pháp cú chánh niệm sẽ được nêu rõ là thất niệm không có tỉnh giác". Này các Du sĩ, ai nói như sau: "Nhưng tôi sẽ chỉ ra một Sa-môn hay Bà-la-môn, dầu cho vị này có tự chứng được pháp cú chánh định này, tuy vậy vị ấy vẫn không định tĩnh, tâm vẫn dao động". Ðối với người ấy, Ta có thể nói như thế này: "Hãy để vị ấy nói lên. Hãy để vị ấy trả lời, rồi Ta thấy uy đức của vị ấy". Thật vậy, này các Du sĩ, sự kiện này không xảy ra, rằng một Sa-môn hay Bà-la-môn đã tự mình chứng được pháp cú chánh định, sẽ được nêu rõ là không định tĩnh, tâm vẫn dao động. 4. Này các Du sĩ, nếu có ai nghĩ rằng, cần phải chỉ trích, cần phải bài xích bốn pháp cú này, thời ngay trong hiện tại, bốn sự phản kháng chỉ trích xứ đúng pháp được khởi lên cho vị ấy. Thế nào là bốn? Nếu Tôn giả chỉ trích, bài xích pháp cú không tham, thời các Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lòng tham, có lòng tham sắc bén đối với các dục, các vị ấy cần phải được Tôn giả đảnh lễ, các vị ấy cần phải được Tôn giả tán thán. Nếu Tôn giả chỉ trích pháp cú không sân.. chỉ trích pháp cú chánh niệm... chỉ trích pháp cú chánh định, thời các Sa-môn hay Bà-la-môn nào không định tâm, tâm bị dao động, các vị ấy cần phải được Tôn giả đảnh lễ, các vị ấy cần phải được Tôn giả tán thán. 5. - Này các Du sĩ, ai nghĩ rằng cần phải chỉ trích, cần phải bài xích bốn pháp cú này, thời ngay trong hiện tại, bốn sự phản kháng chỉ trích xứ đúng pháp này, được khởi lên cho vị ấy. Này các Du sĩ, cho đến các dân chúng ở Ukkala và dân chúng Vassà, dân chúng Bhannà theo vô nhân luận, theo vô tác luận, theo hư vô luận, những vị ấy cũng đã không nghĩ rằng bốn pháp cú này cần phải chỉ trích, cần phải bài xích. Vì cớ sao? Vì sợ bị quở trách, phẫn nộ, công kích. 6.
-ooOoo- |
Mục Lục các Chương:
01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | Giới thiệu
Revised: 15-10-2000