BuddhaSasana
Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode
Times font
Những bài giảng tóm tắt của khóa Thiền Minh Sát Mười Ngày
Thiền sư
Goenka
Thích Minh Diệu dịch
BÀI GIẢNG CỦA NGÀY THỨ NĂM
Ngày thứ năm đã qua; các bạn còn năm ngày nữa để tu tập. Hãy sử dụng tốt nhất trong năm ngày còn lại bằng nỗ lực hành trì, với sự hiểu biết đúng đắn về phương thức hành trì. Từ sự quan sát theo dõi hơi thở với một khu vực giới hạn, các bạn đã tiến hành quan sát những cảm thọ xuyên suốt thân thể. Khi chúng ta bắt đầu sự hành trì này, rất có thể rằng chúng ta sẽ bắt đầu đương đầu với những cảm thọ thô, cứng ngắt, khốc liệt, bất lạc chẳng hạn như cảm thọ đau, căng thẳng vân vân. Các bạn đã đương đầu với những cảm thọ như vầy ở quá khứ, nhưng thói quen tâm thức của các bạn đã phản ứng lại những cảm thọ này, để xoay cuộn vào tham đắm và trói cuộn trong đau khổ, luôn bị dao động quấy nhiễu. Bây giờ các bạn đang hành trì cách quan sát không phản ứng lại, cách kiểm tra các cảm thọ một cách khách quan, không đồng nhất với chúng nó. Sự đau còn hiện hành, sự khổ còn hiện hành. Sự khóc than sẽ không xoa tan đau khổ cho bất cứ ai. Làm thế nào để chúng ta loại trừ khổ đau? Làm thế nào chúng ta sống với sự khổ đau? Một vị Bác sĩ điều trị một bệnh nhân phải biết căn bịnh của bệnh nhân, và điều gì là căn nguyên của căn bệnh. Nếu có một nguyên nhân, thì phải có cách loại trừ nó bằng sự dời đi nguyên nhân đó. Một khi nguyên nhân đã dời rồi, căn bệnh tự động sẽ lành. Vì vậy, những tiến trình phải được thực hành là để loại trừ căn nguyên. Trước tiên chúng ta phải chấp nhận vấn đề khổ. Mọi nơi khổ hiện hành, đây là sự thật hiển bày ở khắp mọi nơi. Nhưng nó trở thành một chân lý cao thượng khi chúng ta bắt đầu sự quan sát nó mà không phản ứng lại, vì bất cứ ai thực hành như vậy chắc chắn vị ấy sẽ trở thành một người Cao thượng, một Vị thánh. Khi chúng ta bắt đầu sự quan sát chân lý thứ nhất, chân lý của khổ, từ đó ngay tức khắc nguyên nhân của khổ trở nên rõ ràng, và chúng ta cũng bắt đầu sự quan sát nó; đây là chân lý thứ hai. Nếu nguyên nhân được loại trừ, thì khổ sẽ được loại trừ; đây là chân lý thứ ba- sự đoạn trừ khổ đau. Để thành tựu sự đoạn trừ khổ chúng ta phải tiến hành những phương thức; đây là chân lý thứ tư- con đường dẫn đến chấm dứt khổ bằng sự đoạn trừ các nguyên nhân của nó. Chúng ta bắt đầu bằng sự thực hành để quán sát không phản ứng lại. Kiểm tra nỗi đau mà các bạn kinh qua một cách khác quan, như thể nó là cái đau của ai đó. Tự suy xét nó như một nhà khoa học quan sát một thực nghiệm trong phòng thí nghiệm của anh ta. Khi các bạn thất bại, hãy cố gắng trở lại. Luôn có gắng, và các bạn sẽ thấy rằng dần dần các bạn đang làm muội lược những khổ đau. Mỗi chúng sanh đau khổ. Cuộc đời bắt đầu bằng tiếng khóc; sanh là một nỗi khổ lớn. Và bất cứ ai đã được sinh thì ắt hẳn phải chịu những khổ đau của bệnh và tuổi già. Nhưng không có gì khác nhau û về nỗi khổ đau trong đời sống của chúng ta có thể có, không có ai muốn chết, vì chết là một nỗi khổ đau lớn. Mặc dù đời sống, chúng ta đương đầu với những vấn đề mà chúng ta không thích, và tách xa những gì mà chúng ta thích. Không muốn những điều xảy ra, muốn những điều đừng xảy ra, và chúng ta cảm nhận nỗi đau khổ. Sự hiểu biết đơn giản thực tại này ở cấp độ nhận thức sẽ không giải thoát cho bất cứ ai. Nó chỉ có thể cho một sự cảm hứng để nhìn trong mỗi chúng ta, để kinh nghiệm chân lý và tìm con đường thoát khổ. Đây là những gì mà Thái Tử Siddhatha Gotama đã làm để trở thành một Vị Phật: Ngài đã bắt đầu quán sát thực tại trong cấu trúc thân thể của Mình như một nhà khoa học nghiên cứu, di chuyển từ sự thật thô, bên ngoài đến sự thật vi tế hơn và vi tế nhất. Ngài đã thấy rằng bất cứ khi nào chúng ta phát triển tham đắm, hoặc là chấp giữ một cảm thọ lạc hoặc là loại bỏ một cảm thọ bất lạc, và sự tham đắm đó không được thỏa mãn, thì chúng ta bắt đầu khổ đau. Và đi xa hơn nữa, ở cấp độ vi tế nhất, Ngài đã thấy rằng khi nhìn với tâm tập trung (định), một điều rõ rằng sự tham đắm đối với năm thủ uẩn (năm sự tập hợp tạo thành một cá thể) là khổ. Một cách ý thức, chúng ta có thể hiểu rằng sắc uẩn, thân thể, không phải là "Tôi", không phải "của Tôi", nhưng chỉ là một khách quan, sự thay đổi các hiện tượng vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chúng ta; tuy nhiên, thực ra, chúng ta đồng nhất chính mình với thân thể, và phát triển tham đắm tột cùng đối với nó. Tương tự chúng ta phát triển sự tham đắm đối với bốn thủ uẩn còn lại: thức uẩn, tưởng uẩn, thọ uẩn, hành uẩn (phản ứng),và dính mắc vào chúng nó như ' Tôi, của Tôi' mặc dù bản chất của chúng luôn liên tục thay đổi. Vì những mục đích thích đáng chúng ta phải sử dụng từ 'Tôi' và 'của Tôi', nhưng khi chúng ta phát triển sự tham đắm về năm thủ uẩn, chúng ta tạo ra đau khổ cho chính chúng ta. Khi nào có tham đắm, khi đó tất nhiên có khổ, và tham đắm nhiều hơn, khổ não sẽ nhiều lên một cách tương xứng. Có bốn loại tham đắm mà chúng ta luôn phát triển trong đời sống. Thứ nhất là tham đắm về những ham muốn của chúng ta, đối với thói quen của tham đắm này. Bất cứ khi nào tham đắm khởi lên trong tâm thức, nó được kết hợp với một thân cảm thọ. Mặc dù ở một cấp độ sâu, một cơn bão của dao động đã bắt đầu, ở một cấp độ bên ngoài chúng ta thích cảm thọ và mong muốn nó tiếp tục duy trì. Vấn đề này có thể được so sánh với một cảm giác khó chịu của một cơn đau nhức: làm như vậy chỉ tăng thêm tức tối với nó, và chỉ khi chúng ta hoan hỷ với cảm thọ của cảm giác khó chịu. Cùng một cách như vậy, ngay khi tham muốn được tràn đầy, cảm thọ được phối hợp với ham muốn cũng đi qua, và vì vậy chúng ta tạo ra một tham muốn mới theo cách đó cảm thọ có thể tiếp tục. Chúng ta trở nên say đắm vào tham đắm và tăng trưởng đau khổ cho chính mình. Một tham đắm khác là sự chấp giữ 'Tôi, của Tôi', không biết gì thật sự 'cái Tôi' này. Chúng ta không thể chịu đựng bất cứ sự phê bình gì về 'cái tôi' của chúng ta hoặc bất cứ sự phương hại nào đến nó. Và sự tham đắm lang rộng bao gồm bất cứ điều gì thuộc về 'tôi' , bất cứ những gì là 'của tôi'. Tham đắm này sẽ không mang lại khổ đau nếu bất cứ những gì là 'của tôi' có thể tiếp tục thường hằng, và cái 'tôi' cũng có thể duy trì để vui thú với nó mãi mãi, nhưng qui luật tự nhiên thì sớm muộn gì chúng ta hoặc bất cứ ai phải qua đời. Tham đắm đối với điều gì mang tính chất vô thường thì chắc chắn mang lại khổ đau mà thôi. Tương tự, chúng ta phát triển chấp đắm đối với những quan điểm và niềm tin của chúng ta, và không thể chịu đựng bất cứ sự phê bình nào về chúng nó, hoặc ngay cả chấp nhận rằng những người khác có thể có những quan điểm khác. Chúng ta không hiểu rằng mỗi người mang một cặp kính màu, mỗi màu khác nhau ở mỗi người. Bằng sự tháo cặp kính màu ra, chúng ta có thể thấy sự thật như đang hiển bày, không ngừng nghỉ, nhưng thay vì chúng ta duy trì chấp đắm màu sắc cặp kính màu của chúng ta, với những định kiến từ lâu và niềm tin của chúng ta. Còn một sự tham đắm khác nữa là sự bám chặt vào những nghi lễ, tế tự của chúng ta, và những phương pháp hành trì thuộc tôn gíáo. Chúng ta sai đề hiểu rằng những thứ này chỉ là những sự trưng bày bên ngoài, mà chúng nó không hàm chứa cốt lõi của chân lý. Nếu có ai đó được chỉ phương cách để kinh nghiệm chân lý trực tiếp trong chính anh ta nhưng anh ta vẫn tiếp tục dính mắc những hình thức trống rỗng bề ngoài, tham đắm này tạo ra một sự tranh đấu trong người này, mà kết ûïquả gặt hái trong khổ đau. Tất cả những nổi khổ trong cuộc đời, nếu được kiểm tra xít sao, sẽ thấy được phát sinh từ một trong bốn tham chấp này. Đây là những gì Thái tư Siddhatha Gotama đã tìm ra trong việc tìm kiếm chân lý cuả Ngài. Nhưng ngài vẫn tiếp tục khảo sát ở nơi chính bản thân mình để khám phá nguyên nhân sâu thẳm nhất của nỗi khổ, để hiểu toàn bộ hiện tượng vận hành như thế nào, để truy tìm đến căn nguyên của nó. Hiển nhiên, những nỗi khổ trong cuộc đời- sanh, già, chết, thống khổ thuộc về thân và tâm- là kết quả tất yếu của của một kiếp người đã sinh ra trong cuộc đời. Điều gì là nguyên nhân của sinh? Tất nhiên, nguyên nhân thực tại là sự phối hợp của cha mẹ, nhưng trong một quan điểm rộng hơn, sanh xảy ra vì tiến trình bất tận của sự hình thành trong đó toàn bộ vũ trụ được liên hệ với nhau. Ngay lúc chết tiến trình vẫn không chấm dứt: thân thể tiếp tục suy mòn, tiếp tục phân rã, trong khi tâm thức tiến hành liên kết với một vật thể sống khác, và tiếp tục vận hành, hình thành. Và tại sao lại có tiến trình hình thành này? Vấn đề trở nên rõ ràng với Ngài rằng (Thái tử Gotama) nguyên nhân là sự tham đắm mà chúng ta phát triển. Vì sự tham đắm chúng ta tạo ra những phản ứng mạnh (samkhara), chúng nó tạo ra một ấn tượng sâu trong tâm thức của chúng ta. Vào lúc chấm dứt cuộc đời, một trong những ấn tượng này sinh khởi trong tâm ta và sẽ đưa ra một lực đẩy cho dòng hoạt động tâm thức để tiếp tục. Ơû đây điều gì là nguyên nhân của tham đắm này? Ngài đã thấy rằng nó sinh khởi vì những phản ứng liên tục xảy ra của sự thích và không thích. Ham thích phát ttriển thành sự tham đắm nhiều; không ham thích phát triển thành sân giận lớn, hình ảnh phản chiếu của tham đắm, và cả hai chuyển vào sự chấp đắm. Và tại sao có những phản ứng hiện hành của sự thích và không thích? Bất cứ ai theo dõi chính mình sẽ thấy rằng chúng nó xảy ra là vì những cảm thọ thuộc về thân thể. Khi nào một cảm thọ lạc sinh khởi, chúng ta thích nó và muốn nó tồn tại và tăng trưởng nó thêm lên. Khi nào một cảm thọ bất lạc sinh khởi, chúng ta không thích và muốn loại trừ nó đi. Từ đây có câu hỏi tại sao lại có những cảm thọ này? Rõ ràng chúng nó sinh khởi vì sự tiếp xúc giữa một trong các căn với một đối tượng đặc biệt của căn đó: sự tiếp xúc của mắt với hình sắc, tai với âm thanh, mũi với hương, lưỡi với vị, thân thể với xúc chạm, tâm với tư tưởng hoăc sự tưởng tượng. Ngay khi có một sự tiếp xúc, một cảm thọ bắt buộc sinh khởi, lạc thọ, khổ thọ,hoặc bất khổ bất lạc thọ. Và điều gì là nguyên nhân của xúc? tất nhiên, toàn bộ vũ trụ chứa đựng tất cả những đối tượng thuộc về các căn. Bao lâu sáu căn- năm căn thuộc về thân cùng với một căn thuộc về tâm-đang thi hành chức năng (của chúng nó), chúng nó chắc chắn đương đầu với những đối tượng của chúng nó một cách tương xứng. Và tại sao những cơ quan cảm nhận này tồn tại? Rõ ràng rằng chúng nó là những phần không thể tách khỏi dòng hoạt động của tâm và thân; chúng nó sinh ra ngay lúc đời sống bắt đầu. Và tạisao dòng vận hành đời sống, Sự vận hành của thân và tâm, xảy ra? Vì sự vận hành của tâm thức, từ sát na này đến sát na khác, từ đời sống này đến đời sống khác. Và tại sao có dòng vận chuyển của tâm thức này? ngài đã thấy rằng nó sinh khởi là vì san’khaaraa, những sự phản ứng thuộc về tâm. Mỗi phản ứng đưa ra một lực đẩy cho dòng vận chuyển của của tâm thức; dòng vận hành tiếp tục vì sự thúc đẩy đến với nó bằng những phản ứng. Và tại sao những phản ứng này xảy ra? Ngài đã thấy rằng chúng nó sinh khởi vì vô minh. Chúng ta không biết những gì chúng ta đang làm, không biết cách để chúng ta phản ứng lại, và vì vậy chúng ta liên tục tạo ra san’khaaraa. Bao lâu vô minh còn hiện hữu thì khổ đau sẽ còn tồn tại. Nguồn gốc của chu trình khổ, nguyên nhân sâu thẳm nhất, là vô minh. Từ vô minh phát sinh vòng luân chuyển các biến cố bởi vô minh chúng ta tạo ra chập chồng núi khổ cho chính chúng ta. Nếu vô minh có thể được đoạn trừ, khổ hải cũng sẽ được đoạn trừ. Làm thế nào chúng ta có thể phá vỡ vô minh này? làm thế nào chúng ta có thể phá vỡ vòng mắc xích (luân hồi)? Dòng vận hành của cuộc đời, của thân và tâm, đã bắt đầu. Vi phạm tự tử sẽ không giải quyết vấn đề; nó sẽ chỉ tạo ra khổ đau mới mà thôi. Chúng ta cũng không thể hoại diệt các căn mà không hoại diệt chính chúng ta. Bao lâu các căn còn hiện hành, cảm xúc tất nhiên xảy ra với các đối tượng của chúng nó một cách tương xứng, và khi nào có một cảm xúc thì một cảm thọ chắc chắn sinh khởi trong thân . Ngay bây giờ và tại đây, ở sự liên kết của cảm thọ, chúng ta có thể phá vỡ vòng luân hồi. Trước đây, mỗi cảm thọ đã đưa ra một phản ứng thích hoặc không thích, nó phát triển thành tham lam hoặc sân giận, khổ não nhiều. Nhưng bây giờ, thay vì phản ứng lại với cảm thọ, các bạn đang hành trì chỉ quan sát một cách bình thản, tuệ tri rằng: 'vấn đề này rồi nó cũng phải thay đổi.' Trong cách này cảm thọ này chỉ đưa đến trí tuệ, đến sự nhận thức về vô thường (anicca). Chúng ta dừng lại sự vận hành bánh xe đau khổ và bắt đầu quay nó sang một hướng ngược lại, hướng đến sự giải thóat. Bất cứ sát na nào ở đó chúng ta không tạo ra một phản ứng mới (san’khaaraa), một trong những phản ứng cũ sẽ sinh khởi lên bề mặt của tâm thức, và cùng với nó một cảm thọ sẽ sinh ra trong thân thể. Nếu chúng ta duy trì bình thản (xả), nó trôi qua và phản ứng cũ khác sinh ra vào vị trí của nó. Chúng ta tiếp tục duy trì bình thản đối với các cảm thọ thuộc về thân và những phản ứng cũ sinh khởi và trôi qua, một cách liên tục tuần tự. Nếu vì vô minh chúng ta phản ứng lại với những cảm thọ, thì chúng ta tăng trưởng san’khaaraa, tăng trưởng khổ đau cho chính chúng ta. Nhưng nếu chúng ta phát triển trí tuệ và không phản ứng lại với những cảm thọ, thì tuần tự và lần lượt san’khaaraa được đoạn trừ, khổ đau được đoạn trừ. Toàn bộ phương pháp là phương cách để loại trừ khổ. Bằng cách hành trì, các bạn sẽ thấy rằng các bạn chấm dứt sự trói buộc những thắt gút mới, và những thắt gút cũ tự động mở ra. Tuần tự, các bạn sẽ phát triển hướng đến một trạng thái ở đó tất cả san’khaaraa (sự phản ứng) đang dẫn đến sự sống mới, và vì vậy một nỗi khổ mới, đã được đoạn trừ: trạng thái hoàn toàn giải thóat, hòan tòan giác ngộ. Để bắt đầu công việc , không cần thiết rằng chúng ta phải trước tiên tin vào những kiếp sống quá khứ và tương lai. Trong sự hành trì Vipassana, hiện tại là điều quan trọng nhất. Ơû đây trong cuộc sống hiện tại, chúng ta duy trì tạo ra san’khaaraa (sự phản ứng), duy trì tạo ra khổ đau cho chính chúng ta. Nếu các bạn hành trì, chắc chắn một ngày nào đó khi đó các bạn sẽ có thể nói rằng các bạn đã đoạn trừ hết tất cả san’khaaraa, đã chấm dứt tạo ra bất cứ san’khaaraa mới nào, và vì thế chính các bạn đã thoát khỏi mọi khổ đau. Để thành tựu mục đích này, các bạn phải hành trì chính mình. Vì vậy nổ lực hành trì trong suốt năm ngày còn lại, để loại trừ khổ đau trong các bạn, và an vui với hạnh phúc của sự giải thóat. Cầu mong tất cả các
bạn an vui với hạnh phúc chân thật. Tổng quát | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | Ðầu trang |
Source: Ðạo Phật Ngày Nay, http://www.daophatngaynay.com