BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya)

Hạnh Tạng
(Cariyà-pitaka)

Anh ngữ: I. B. Horner
Việt ngữ: Tỳ kheo Thiện Minh


[01]

Thành kính đảnh lễ Thế tôn, bậc A La Hán, Chánh đẳng Chánh giác.

-ooOoo-

Phẩm I

Bố thí độ
(Dànapàramità)

I.1 Hạnh của Bồ-tát Akitti[1]
(Akitticariyam)

1- Trong khoảng thời gian[2] cách đây bốn A tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp, tất cả những điều[3] mà Bồ-tát thực hiện đều cho mục đích giác ngộ.

2- Không đề cập đến phẩm hạnh đã được Bồ-tát thực hiện trong nhiều kiếp quá khứ, Như Lai sẽ nói đến phẩm hạnh được thực hiện trong kiếp này. Này Sariputta hãy lắng nghe[4].

3- Sau khi Như Lai đi vào[5] trong rừng rậm và ngụ ở một cái trảng[6], ở đó[7] sống như là một ẩn sĩ có tên là Akitti.

4- Sau đó vua trời Ðế Thích[8] (ngai vàng của ngài) được ấm áp bởi đức hạnh của ta, vị này liền đến gần ta để xin vật thực dưới danh nghĩa của một vị Bà la môn.

5- Nhìn thấy vị Bà la môn này đứng trước cửa của ta[9], cùng với vật đựng (dành cho thực phẩm) Như Lai gom lá rừng để hiến tặng vị này, chứ không có dầu và muối[10].

6- Sau khi cho vị này lá cây, Như Lai úp bát xuống, không tìm kiếm thức ăn nữa[11], và quay gót trở vào chiếc lều lá nhỏ.

7- Và lần thứ hai rồi lần thứ ba vị này lại đến với Như Lai. Ta cảm không xao xuyến mà cũng không dính mắc thực phẩm bố thí[12], ta lại cho vị này như trước.

8- Bởi lý do này[13], thân thể của ta suy yếu. Vào ngày hôm đó Như Lai cảm thấy hạnh phúc và an lạc cùng với sự hoan hỉ.

9- Nếu như chỉ trong một tháng hoặc hai tháng Như Lai tìm được một người xứng đáng để bố thí, Như Lai sẽ hiến tặng phẩm vật cao thượng mà không bị dính mắc hoặc xao xuyến.

10- Trong khi Như Lai đang bố thí cho vị này phẩm vật, ta không cảm thấy hãnh diện hoặc mong cầu lợi ích. Vì quả vị toàn giác Như Lai đã thực hiện những hành động phước báu này.

 

I. 2 Hạnh của Bồ-tát Sankha[14]
(Sankhacariyam)

1- Và một lần nữa, khi Như Lai là một vị Bà la môn có tên gọi là Sankha, một mình vượt qua đại dương, trên đường Như Lai đến cảng[15].

2- Ở đó Như Lai đã trông thấy[16] một vị Phật độc giác[17] ở phía bên kia đường, một bậc giác ngộ[18] đang đi dọc theo con đường vắng vẻ gồ ghề đầy cát bụi và oi bức.

3- Khi Như Lai trông thấy vị này phía bên kia đường, ta xem xét vấn đề này: "Ðây là cơ hội tạo phước cho ai mong cầu phước báu".

4- Giống như một nhà nông, trông thấy một thửa ruộng mà thửa ruộng đó sẽ mang lại nhiều hoa màu, nhưng lại không gieo hạt ở đó, cho nên người đó không có thóc lúa.

5- Tuy vậy Như Lai mong cầu phước báu, thấy được lợi ích của phước điền[19], nếu Như Lai không thực hiện điều đó thì ta đây không thể thành tựu phước báu.

6- Giống như vị tể tướng ham muốn quyền lực[20] hơn những người khác trong triều, nhưng không mang lại cho họ sự giàu sang phú quí, thì quyền lực của ông ta bị suy giảm.

7- Ngay cả ta cũng vậy, mong cầu phước báu, trông thấy một người xứng đáng để dâng tặng cả niềm tin, nếu như Như Lai không bố thí cho vị này món quà, Như Lai sẽ giảm bớt đi phước báu.

8- Suy nghĩ như vậy Như Lai bèn cởi giày[21] và dù dâng tặng cho vị này.

9- Thậm chí như ta đây có hơn 100 lần sự khôn ngoan và trí tuệ[22] hơn hẳn vị Phật độc giác, tuy vậy để viên mãn bố thí độ, cho nên Như Lai đã bố thí cho vị này (những phẩm vật mà Như Lai cần nó nhiều hơn vị ấy cần).

 

I. 3 Hạnh của Bồ-tát Kurudhamma[23]
(Kurudhammacariyam)

1- Một lần nữa, khi Như Lai là vị vua có tên là Dhananjaya, ngự ở[24] thành phố tráng lệ của xứ Indapattà, lúc ấy Như Lai đã và đang thực hành thập thiện[25].

2- Những người Bà la môn từ vương quốc Kàlinga đến gần Như Lai, họ yêu cầu ta bố thí thớt tượng - Nàga[26] mà được mọi người xem như là điềm lành.

3- "Nước chúng tôi đã gặp phải vụ mùa màng thất bát, một nạn đói ghê gớm xảy ra. Xin ngài hãy bố thí cho chúng tôi thớt voi đen vinh quang[27] được gọi là Anjana".

4- Khi có người đến cầu cạnh thì Như Lai không thể nào từ chối được (ta nghĩ rằng), "để thành đạt hạnh nguyện[28], ta sẽ dâng tặng thớt tượng uy quyền này[29]".

5- Như lấy bình nước[30] bằng vàng tưới trên mình thớt tượng[31] - khẳng định hành động từ bỏ. Xong rồi Như Lai bố thí thớt tượng cho các vị Bà la môn.

6- Khi ta bố thí thớt tượng này[32], các vị quan trong triều nói như vầy: "Tại sao ngài lại bố thí con tượng vinh quang này cho những người Bà la môn đó".

7- "Thớt tượng bách chiến bách thắng, tượng trưng cho điềm lành mà ngài đã bố thí thì vương quốc của ngài sẽ ra sao?"

8- Thậm chí Như Lai sẽ bố thí toàn bộ vương quốc của mình, ngay cả bản thân của ta. Ðối với ta quả vị Toàn giác thì rất quí báu, cho nên ta đã dâng tặng thớt tượng[33].

 

I. 4 Hạnh của Bồ-tát Mahà-sudassana[34]
(mahàsudassacariyam)

1- Khi ở thành phố kusàvatì, Như Lai là thổ địa, có tên là Mahà-sudassana, một người có năng lực mạnh mẽ có thể thay đổi số mệnh của con người.

2- Ba lần trong một ngày Như Lai đã công bố ở vùng đất này rằng: "Ai ham muốn, mong cầu điều gì, ai được hưởng những tài sản gì?"

3- Ai đói, ai khát, ai ham muốn một vòng hoa, ai ham muốn dầu thơm, ai không có quần áo mặc, ai sẽ có nhiều quần áo mặc?

4- Ai sẽ che dù trên đường đi, ai mang giày, mền và dễ chịu[35]? Như vậy vào buổi chiều và lúc hoàng hôn Như Lai đã tuyên bố nơi đây về sự việc đó.

5- Không phải chỉ mười địa điểm hoặc chỉ một trăm địa điểm mà có vô số địa điểm cho những người cầu xin sẽ có được tài sản.

6- Nếu như có người ăn xin đến[36] dù ban ngày hoặc ban đêm người ấy đều nhận được của bố thí[37] và ra đi trong tay có nhiều của cải.

7- Như Lai bố thí những vật quí như vậy cho đến cuối cuộc đời. Như Lai trao tặng của bố thí không chỉ bởi vì nó không được hài lòng hoặc Như Lai không có chỗ để cất giữ[38].

8- Giống như người tàn tật để được phục hồi từ một cơn bệnh, làm thỏa mãn vị thầy thuốc[39] với một số của cải để được khỏe mạnh.

9- Như Lai đã làm như vậy, vì nhận thức ra được điều này để đạt được sự viên mãn[40] và tâm được hoan hỉ[41], bố thí cho những người đến cầu xin[42] mà không bị dính mắc, không mong mỏi được đáp lại[43], chỉ vì đạo quả giác ngộ.

 

I. 5 Hạnh của Bồ-tát Mahà-govinda[44]
(Mahàgovindacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là vị Bà la môn Maha-govinda, làm quân sư cho bảy vị vua[45], Như Lai được chư thiên và nhân loại[46] tôn kính.

2- Rồi sau đó, Như Lai nhận được nhiều tài sản to lớn từ bảy vương quốc, nhưng tâm Như Lai vững như đại dương[47].

3- Của cải và thóc lúa đã không làm hài lòng Như Lai, mà Như Lai cũng không có chỗ để chứa[48]. Quả vị giác ngộ thì đối với Như Lai rất là cao quý, do đó Như Lai bố thí tài sản quý báu[49].

 

I.6 Hạnh của nhà vua Nimi[50]
(Nimiràjacariyam)

1- Một lần nữa, khi ở thủ đô Mithi là tráng lệ Như Lai là một vị vua uy quyền có tên là Nimi, giàu kiến thức, ham muốn những việc thiện[51].

2- Như Lai đã ra lệnh cho xây bốn đại sảnh có bốn cổng ra vào[52], ở đó Như Lai bố thí cho thú vật, chim chóc, người và[53] ...

3- Quần áo, chăn giường và thức ăn thức uống cùng với những loại thực phẩm khác[54]. Như Lai bố thí những món quà cao quí, và thực hiện chúng liên tục[55].

4- Giống như người phục vụ, đi tới vị chủ nhân vì sự no ấm, tìm kiếm sự thỏa mãn bằng điệu bộ, lời nói và ý tưởng.

5- Như vậy Như Lai cũng sẽ tìm ở mọi điều để mang lại sự giác ngộ, nuôi dưỡng chúng sinh bằng của[56] bố thí, Như Lai mong cầu sự giác ngộ cao thượng.

 

I.7 Hạnh của Hoàng tử Canda[57]
(Candakumàracariyam)
[58]

1- Lại nữa, Như Lai là con trai của Ekaràja ở thành phố Puphavatì[59], là một vị hoàng tử có tên là Canda.

2- Sau đó Như Lai đã thoát khỏi cuộc tế thần, lệnh được ban ra từ bục tế thần[60] làm cho mọi người hết sức xúc động[61], Như Lai đã thực hiện một việc bố thí lớn lao.

3- Như Lai đã không ăn[62] thức ăn loại cứng hoặc loại mềm, thậm chí năm hoặc sáu đêm không được ai cho một vật xứng đáng.

4- Giống như một người mua bán lập ra một cửa hiệu lấy hàng ở đó nơi mà có lợi nhuận rất cao.

5- Tuy vậy thậm chí từ những phẩm vật mà chính người ấy đã dùng, những phẩm vật được cho người khác là những quả ngon, cho nên những gì mà được bố thí cho người khác thì sẽ trở nên gấp trăm lần.

6- Biết được chân lý này[63] Như Lai đã bố thí hết kiếp này đến kiếp khác[64]. Ðể đạt được quả giác ngộ Như Lai đã không từ bỏ sự bố thí.

 

I.8 Hạnh của vua Sivi[65]
(Siviràjacariyam)

1- Ở một thành phố có tên gọi là Aritha Như Lai là một vị vua cao quí có tên là Sivi. Rồi khi ngồi trên ngai vàng Như Lai nghĩ rằng:

2- "Bất cứ món quà nào của thế gian[66] sẽ không thành vấn đề gì đối với Như Lai. Nếu một ai đó muốn xin Như Lai một con mắt Như Lai sẽ cho mà không động lòng".

3- Biết được lòng ham muốn của nhà vua, trời Ðế Thích đang ngồi giữa đám quần thần, bèn nói lên những lời như thế này:

4- "Vua Sivi ngồi trên ngai vàng là người đầy quyền lực, đang suy nghĩ về nhiều món quà khác nhau, nhưng không biết nên cho vật nào.

5- Nào, ta hãy đến thử[67] vị này để xem sự việc có đúng thật hay không. Hãy đợi một lát cho đến khi ta biết được tâm của nhà vua".

6- Vị trời Ðế Thích xuất hiện với hình dáng một ông lão[68] già yếu bệnh tật, run rẩy trước mặt nhà vua.

7- Xong rồi đưa cả hai tay lên, và đặt hai tay lên đầu, ông ta nói những lời này:

8- "Tâu đại vương, tôi khẩn cầu ngài, một người trị vì vương quốc hùng mạnh, nổi tiếng về sự hoan hỉ bố thí cho người và trời:

9- Thậm chí hai mắt của tôi bị mù lòa. Hãy cho tôi một con mắt của ngài, ngài vẫn tiếp tục[69] giữ một con".

10- Khi Như Lai nghe những lời của người này, lấy làm hoan hỉ và hết sức xúc động trong lòng[70], Như Lai đưa hai tay với tất cả lòng nhiệt tình, Như Lai nói những lời này:

11- "Bây giờ Như Lai đã biết được sự việc đến đây, nhà ngươi biết được tâm Như Lai và đã đến xin một con mắt.

12- À, ước nguyện của ta đã thành tựu, Như Lai đã thỏa mãn sự mong cầu. Hôm nay Như Lai sẽ cho món quà cao quí này mà chưa được ai khẩn cầu trước đây".

13- Nào, Sìvaka[71] hãy đến và làm đi, đừng chậm tre[72]ã, đừng run rẩy. Hãy móc hai con mắt để cho người hành khất[73].

14- Do đó Sìvaka hãy nhanh lên, hãy vâng lời ta, hãy móc nó ra như người ta móc ruột của cây cọ[74] và bố thí chúng cho người khẩn cầu.

15- Trong khi Như Lai ao ước được cho, trong khi đang cho và sau khi cho, Như Lai không có một chút mâu thuẩn trong tâm[75], vì nó là lợi ích của sự giác ngộ.

16- Hai con mắt không có quan trọng đối với Như Lai mà nó cũng không phải của Như Lai. Quả vị toàn giác rất quí báu đối với Như Lai, do đó Như Lai đã bố thí đôi mắt.

 

I. 9 Hạnh của Bồ-tát Vessantara[76]
(Vessantaracariyam)

1- Bà ấy chính là mẹ của Như Lai, một hoàng hậu có tên là Phussatì[77] và vợ[78] của trời Ðế Thích ở kiếp trước[79].

2- Biết[80] được tuổi thọ người vợ mình sắp hết, vị vua trời nói như vầy: "Ta sẽ cho bà mười ân huệ, hãy chọn[81] ân huệ mà bà thích".

3- Và sau khi nói lên điều này bà bèn nói lại điều này với vua trời Ðế Thích "Ta đây có lỗi lầm gì với ngài? Ngài không bằng lòng ta điều gì đến nỗi ngài đã làm ta phải lìa khỏi nơi tiên cảnh này như ngọn gió (thổi xuống) dharanìruha[82]".

4- Và khi hoàng hậu nói lên điều này, vị trời Ðế Thích bèn nói lại với bà ta "Bà chẳng làm điều gì xấu xa đối với ta và ta luôn luôn yêu quí bà.

5- Ðối với việc này chỉ làm tăng thêm tuổi thọ cho bà, đã đến lúc mệnh chung. Hãy chấp nhận những đặc ân của ta, mười đặc ân mà không gì sánh bằng".

6- Hoàng hậu Phussatì được vua trời ban những đặc ân thì lấy làm hoan hỉ, đắc chí, vui thích chấp nhận mười đặc ân luôn cả bản thân của ta[83].

7- Hoàng hậu Phussatì mệnh chung ở cõi trời đó, rồi tái sinh vào một gia đình quyền quí khác ở thành phố Jetuttara[84], và kết hôn với Sanjaya.

8- Khi Như Lai nằm trong bào thai của hoàng hậu Phussatì, người mẹ yêu dấu của ta, do bởi sự trong sạch của Như Lai mẹ ta luôn luôn thỏa thích trong sự bố thí.

9- Bà bố thí cho những người thiếu thốn, người bệnh tật, người già cả, người van xin, người qua lại[85], các Sa môn và Bà la môn, cho những người bị mất mát[86] tài sản, cho những ai không có tài sản.

10- Bà Phussatì mang thai Như Lai được mười tháng, một ngày nọ trong lúc đang đi trong thành phố đã sinh ta trên tại phố vessa[87].

11- Tên của Như Lai không phải là do cha mẹ[88] đặt[89]. Bởi vì Như Lai đã sinh ở đó[90] trên khu phố của người mua bán, do đó người ta gọi Như Lai là Vessantara[91].

12- Khi Như Lai là một cậu bé tám tuổi, lúc đang ngồi ở cung điện, Như Lai bèn nghĩ đến việc bố thí.

13- Như Lai sẽ cho tim, mắt, thịt và thậm chí máu của mình, Như Lai sẽ cho mọi người biết về điều này[92] Như Lai sẽ cho thân xác của mình nếu có ai xin.

14- Trong khi Như Lai đang xem xét tâm của mình, mà nó không dao động, vững chắc, ngay lúc ấy quả địa cầu chấn động[93].

15- Cứ mỗi nửa tháng[94] và ngày trăng tròn, ngày trai giới, Như Lai cưỡi trên thớt tượng Paccaya và đi bố thí.

16- [95]Những vị Bà la môn ở một vương quốc Kalinga đến gần Như Lai, họ hỏi xin thớt tượng Naga mà được người ta xem như là điềm lành và quí báu.

17- "Ðất nước chúng tôi đã bị nạn hạn hán, thiếu thực phẩm và có nạn đói khủng khiếp. Xin ngài hãy cho chúng tôi con bạch tượng cao quí, chúa các loài voi"

18- Như Lai không dao động, Như Lai cho bất cứ cái gì những người Bà la môn yêu cầu. Như Lai không che giấu bất cứ cái gì ở đây, ở "trong tài sản của Như Lai", tâm của Như Lai hoan hỉ bố thí.

19- Khi một người van xin đến Như Lai từ chối là việc không thích hợp. Như Lai nghĩ "đừng để tâm nguyện của Như Lai không thành tựu". Như Lai sẽ bố thí con tượng uy quyền này.

20- Sau khi cầm vòi của con voi và tay khác đổ nước từ bình ra, Như Lai dâng tặng con voi cho những người Bà la môn.

21- Một lần nữa, khi Như Lai đang cho con bạch tượng cao quí quả địa cầu cũng chấn động.

22- Do việc dâng tặng con voi, người dân xứ Sivi[96] rất giận dữ, họ tụ tập nhau và đày Như Lai đi biệt xứ, "Hãy để ông ta lên núi Vanka"

23- Trong lúc họ đang xua đuổi, Như Lai không dao động, vẫn vững chắc, Như Lai xin một đặc ân[97], để dâng tặng một món quà cao quí.

24- Khi được yêu cầu tất cả những người dân của xứ Sivi đã cho Như Lai một đặc ân. Như Lai có một cặp trống[98] kêu rất to[99], xin tặng món quà cao quí.

25- Do bởi sự phi thường của dân thành này là sự ồn ào, khiếp đảm. Bởi vì món quà trước[100] đó họ đã ném cho Như Lai. Như Lai đã tặng món quà trở lại.

26- Như Lai bố thí voi, ngựa, xe ngựa kéo, nô lệ đàn ông đàn bà, trâu bò của cải. Sau khi đã cho của bố thí quí giá, Như Lai đi khỏi thành phố.

27- Khi Như Lai đi khỏi thành phố và quay trở lại nhìn (nó)[101], quả đất cũng chấn động.

28- Như Lai bố thí xe ngựa có bốn con ngựa kéo[102] đứng một mình ở giữa ngã tư không có đoàn tùy tùng, Như Lai nói với hoàng hậu Maddì:

29- "Này hậu Maddì, hãy ẵm Kanhà, nó thì nhẹ nhàng và nhỏ hơn. Ta đây sẽ ẵm Jàli vì nó thì nặng nề và là anh"

30- Maddì ẵm Kanhàjina dường như là đang cầm một đóa hoa sen xanh hoặc đóa hoa thủy tiên trắng. Ta đây ẵm hoàng tử Jàli nó như thế là bầu rượu bằng vàng.

31- Bốn con ngựa thuộc dòng quí tộc, được giáo dục tốt, đang đi trên đường lúc thì gồ ghề lúc thì bằng phẳng, họ trên đường tiễn đến núi Vanka.

32- Bất cứ ai đi[103] cùng đường hoặc từ hướng khác đến, chúng tôi hỏi họ đường đi, "núi Vaịka ở đâu?"

33- Thấy chúng tôi ở đó họ thốt lên lời thương cảm, họ tỏ vẻ buồn rầu, núi Vaịka còn xa lắm.

34- Nếu những đứa trẻ trông thấy cây có trái trong rừng[104], những đứa trẻ khóc lóc đòi trái cây.

35- Khi những cây cao[105] lớn xum xuê trông thấy những đứa trẻ kêu khóc, bèn uốn mình xuống cho vừa tầm với những đứa trẻ.

36- Trông thấy điều ngạc nhiên phi thường này, hoàng hậu Maddì lấy làm hoan hỉ và tán thán.

37- "Một điều thật sự kỳ diệu phi thường trên thế gian, chính những cây đã rũ mình xuống do bởi sự trong sạch của Bồ-tát Vessantara[106]".

38- Vì lòng thương cảm những đứa trẻ những Dạ xoa đã rút ngắn đường đi, chính vào ngày này họ đã khởi hành và đã đến vương quốc ceta.

39- Lúc ấy có sáu mươi ngàn vị vua đang sống ở Màtula[107]. Tất cả các vị này đều giở tay của họ lên trời, than khóc[108] rồi tiến về phía trước.

40- Khi họ gặp nhau trò chuyện ở đó cùng với các vị vua ở vương quốc Ceta và cùng với những người con trai của họ, từ đó họ[109] khởi hành đến núi Vanka.

41- Vị vua trời hạ lệnh cho Vissakamma, vị này có một lực thần thông, "ngươi hãy biến ngay một liêu cốc bằng là đầy đủ tiện nghi".

42- Khi Vissa kamma[110] người có năng lực thần thông đã làm theo lời của vua trời Ðế Thích, ông đã tạo ra một liêu cốc đúng như lời dạy.

43- Ði vào khu rừng thật yên tỉnh và thanh thản, ta cùng vợ con sống ở trên núi đó.

44- Ta và nàng Maddì cùng hai con là Jàli và Kanhàjina sống ở liêu cốc và rồi đã quên hết buồn phiền.

45- Tiếp tục chăm sóc các con ta chuyên cần[111] khi ở nơi liêu cốc. Nàng maddì hái trái cây mang về nuôi sống ba cha con.

46- Khi Như Lai đang ở trong rừng thì một người lữ hành xuất hiện. Ông ấy xin ta hai đứa trẻ, Jàli và Kanhàjinà.

47- trông thấy người cầu xin đến gần, ta[112] cảm thấy hoan hỉ. Nắm tay hai đứa trẻ, Như Lai cho chúng đến vị Bà la môn.

48- Khi Như Lai cho người Bà la môn những đứa con ruột thịt của mình thì quả đất chấn động.

49- Rồi lại nữa vị trời Ðế Thích bay xuống đội lốt một vị Bà la môn hỏi xin ta nàng Maddì, người vợ tiết hạnh[113] của ta.

50- Nắm lấy tay nàng Maddì, hai tay bụm đầy nước[114] vì hạnh nguyện[115] của Như Lai, ta bố thí nàng Maddì cho vị này.

51- Khi ta cho vị trời nàng Maddì, các cõi trời đều đồng loạt hoan hỉ, quả địa cầu lại chấn động.

52- Jàli (con trai của ta) Kanhajìna con gái của ta, nàng Maddì một người vợ đức hạnh của ta. Khi từ bỏ họ mà Như Lai không đắn đo[116], đó là vì đạo quả giác ngộ[117] của ta.

53- Hai con và nàng Maddì đối với Như Lai vẫn chưa hoàn thiện. Quả vị toàn giác đối với Như Lai quí báu hơn, do đó Như Lai đã bố thí những người thân yêu[118] của mình.

54- Lại nữa, khi ở cùng với bố mẹ[119] của Như Lai ở trong rừng rậm, khi ấy họ đang than khóc thương cảm và nói về hạnh phúc và buồn phiền[120] của Như Lai.

55- Như Lai đến gần họ với sự xấu hổ lẫn lo sợ bị khiển trách, cùng với sự tôn kính, quả đất cũng chấn động.

56- Lại nữa, khi Như Lai cùng với những người thân[121] đi khỏi rừng rậm, Như Lai đi vào[122] thành phố Jetuttara tráng lệ, nguy nga nhất trong những thành phố.

57- Có bảy loại mưa ngọc ngà đổ xuống, một trận mưa rào đổ xuống, trái đất cũng chấn động.

58- Thậm chí trái đất cảm thông này không biết vui hay buồn, với năng lực bố thí của Như Lai trái đất đã bảy lần rung chuyển.

 

I.10 Hạnh của con thỏ khôn ngoan
(Sasapanditaccariyam)

1- lại nữa, khi Như Lai làm một con thỏ đi đó đây trong rừng, ăn cỏ, ăn là và trái cây, tránh xa những loài thú dữ khác,

2- Như Lai cùng một con khỉ, một con chó rừng, một con rái cá con cùng sống trong một khu vực và thường gặp nhau sáng tối[123].

3- Như Lai dạy cho chúng thế nào là yêu thương, thế nào là xấu xa: "hãy tránh xa điều ác, hãy giữ những điều thiện[124]"

4- Gặp nhau vào ngày trăng tròn, ngày trai giới Như Lai chỉ nó cho chúng và nói: "hôm nay là ngày trai giới"

5- Hãy chuẩn bị những món quà để bố thí cho người xứng đáng, sau khi đã bố thí những món quà cho người xứng đáng, hãy gìn giữ bát giới.

6- Hãy nói "lời tốt đẹp" với tôi, sau khi đã chuẩn bị những món quà hợp với khả năng của chúng, hợp với phước của chúng, chúng đi tìm[125] người xứng đáng để bố thí quà.

7- Ngồi ở đó Như Lai nghĩ về[126] một món quà thích hợp và xứng đáng. Nếu Như Lai kiếm được một ai xứng đáng để bố thí, thì món quà của Như Lai sẽ là gì?

8- Như Lai không có mè, đậu[127], gạo, bơ. Như Lai vẫn tiếp tục nghĩ về cỏ, nhưng không thể bố thí cỏ được.

9- "Nếu có ai[128] xứng đáng để bố thí đến trước Như Lai để xin thực phẩm Như Lai sẽ bố thí bản thân mình; người ấy sẽ không ra đi bằng bàn tay không".

10- biết được ý định của Như Lai, vị trời Ðế Thích trong lốt của người Bà la môn đến gần hang của Như Lai để thử sự bố thí của Như Lai.

11- Khi Như Lai trông thấy ông ta, Như Lai hoan hỉ nói lên những lời hoan hỉ như thế này "thật là tốt đẹp vì cỏ khô mà ông đã đến với Như Lai[129]".

12- Ngày hôm nay Như Lai sẽ cho ông món quà cao quí mà Như Lai chưa từng cho ai trước đây. Ông là con người có nhiều giới đức, nếu không thích hợp với ông thì hãy dùng cách khác.

13- Nào hãy nhóm lên một bếp lửa, nhặt một vài cành cây khô Như Lai sẽ tự nướng mình, ông sẽ ăn được thịt Như Lai.

14- Vị trời nói "tốt lắm", với tâm hoan hỉ, vị này gom góp những cành cây khô làm thành một đống lửa thật to.

15- Vị này nhóm bếp lên thật nhanh. Như Lai lắc mình[130] cho bụi đất văng ra và ngồi xuống một bên.

16- Khi đống cây khô to lớn cháy bừng bừng[131] lên rồi, Như Lai nhảy vào giữa ngọn lửa.

17- Như bất cứ ai khi tắm nước lạnh để làm dịu bớt[132] sự buồn và cơn sốt của mình và tìm thấy[133] được sự thoải mái và thích thú.

18- Cũng như vậy khi Như Lai nhảy vào lửa thì cũng tan đi tất cả sự buồn phiền.

19- Như Lai đã bố thí cho Bà la môn cả sinh mạng của mình, da dưới, da trên, thịt, gân, xương và trái tim[134].

 

Tóm tắt[135]

1. (20) Tiền kiếp của Như Lai là Bà la môn[136] Akitti, Bà la môn Sankha, vua xứ Kuru có tên là Dhananjaya, vua Mahà - sudassana, vị Bà la môn Mahà - govinda,

2. (21) Như Lai đã từng là vị vua có tên là Nini, và hoàng tử Canda, sivi, Vessantara và thỏ. Ở những kiếp như vậy Như Lai từng bố thí những món quà cao quí.

3. (22) Ðây là những đòi hỏi[137] cơ bản cho sự bố thí, đây là những độ bố thí, Như Lai bố thí mạng sống của mình cho người cầu xin, Như Lai hoàn tất độ này.

4. (23) Khi Như Lai trông thấy người đến gần để xin vật thực, Như Lai hi sinh mạng sống của mình. Chưa có ai bố thí tương đương với Như Lai - đây là bố thí[138] độ của Như Lai.

--ooOoo--

Ðầu trang | Lời nói đầu | 01 | 02 | 03 | 04


[Trở về trang Thư Mục]

updated: 25-03-2002



[1] Túc sanh truyện Akitti, số 480, đối chiếu với Túc sanh truyện Màlà số 7 ở đây Bồ-tát được gọi là Agastya. Bản chú giải Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh của Richard Morris 1882 đọc là Akatti, lưu ý như là av.1 ở bản Hạnh Tạng, Simon Hewavitarne Bequest, xuất bản ở Colombo 1950.

[2] Ở trong kiếp Bhadda này, bản chú giải Hạnh Tạng 16, 20.

[3] Carita, bản chú giải Hạnh Tạng 17 đọc là cariyam. Sau đó nó đưa ra tám cái hạnh giống nhau như ở hội Pàli Text II 19, 225, Niddesa 2.237.

[4] Hạnh Tạng nói về tiền kiếp của đức Phật do ngài Xá Lợi Phất yêu cầu đức Phật thuyết lại, cũng được trình bày trong Phật Tông.

[5] Bản chú giải Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh Ajjhogàhetvà, bản chú giải Hạnh Tạng 21, bản chú giải Hạnh Tạng xuất bản ở Colombo 1950, bản chú giải Hạnh Tạng xuất bản ở Rangoon 1961 là gahetvà.

[6] Thuộc loài người, chú giải Hạnh Tạng 20.

[7] Bản chú giải Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh là vivinakànana, bản chú giải Hạnh Tạng 20, bản chú giải Hạnh Tạng xuất bản ở Colombo là vipina, bản chú giải xuất bản ở Rangoon in không được rõ ràng, có lẽ là vipina.

[8] Trời Ðế Thích. Ngài cai trị ở cõi trời thứ 33, ở đây được gọi là Tidiva.

[9] Thuộc căn lều bằng lá của ông ta, bản chú giải Hạnh Tạng 24.

[10] Ðây là một sự đại thí mặc dù nó là một món quà hèn mọn, ở cùng trong sách này.

[11] Không thuộc một phần của cuộc sống khổ hạnh để tìm kiếm thức ăn hai lần trong một ngày, ở trong sách này.

[12] Không rung động bởi sự tham lợi, không dính mắc một chút nào bởi lòng tham nằm trong sách này.

[13] Sự bố thí này nằm trong sách này.

[14] Túc sanh truyện Sankha số 442 được gọi là Sankhabràhmanacariyam ở chú giải Hạnh Tạng 28, 35. Dịch giả BCL xác định như Túc sanh truyện số 524 cũng giống như sự xác nhận mà ông ta đưa ra cho Hạnh Tạng II. 10.

[15] Cảng Tàmalitti để đón tàu đi Suvannabhùmi (Miến Ðiện?), bản chú giải Hạnh Tạng 28.

[16] Bản chú giải Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh gọi là tattha adassim, bản chú giải Hạnh Tạng ở Colombo đọc là tatth' addasàmi, bản chú giải ở Rangoon đọc là tatth' adassam.

[17] Vị Phật độc giác, bản chú giải Hạnh Tạng 28.

[18] Không bị bất cứ sự phiền não nào chi phối và ... Bản chú giải Hạnh Tạng 28 đề cập đến tam độc (màra).

[19] Ðức Phật độc giác.

[20] Từ muddi (quyền lực) ít khi sử dụng. Ðối chiếu muddikam àharàpesi, bản chú giải Pháp cú. II. 4, và muddikam deti, Mi Tiên vấn đáp 379.

[21] Orohitvà upàhanà, một thuật ngữ đặc biệt ở Luật tạng. II. 207f. Chư Tăng bước vào một tu viện phải cởi giày dép, upàhanà om ncitvà (như là một dấu hiệu tôn kính) nhưng theo Túc sanh truyện số 442 (IV. 16) đức Phật độc giác biết vị Bà la môn bị đắm tàu nhưng đã được cứu khỏi chết đuối do bởi sự bố thí đôi dép của ông ta.

[22] Thậm chí như vậy, không có sự khác biệt đối với sức mạnh của ngài, ngài đã cho vị Phật độc giác đôi giày và cái dù của mình. "được nuôi nấng đầy đủ"- bản chú giải Hạnh Tạng ở Colombo và bản chú giải ở Rangoon V.1 sukhe-dhita; bản chú giải bằng tiếng La tinh đọc là sukkhethita.

[23] Kurudhammajàtaka, số 276, hợp với cái tên câu chuyện của "Dhanan Jaya" được bắt đầu ở trong bản chú giải bằng tiếng La tinh thì nội dung thật rõ ràng, đối với phần cuối của những câu kệ có tên là kurudhammacariyam; ở bản chú giải Hạnh Tạng 35, bản chú giải Hạnh Tạng ở Colombo, bản chú giải Hạnh Tạng ở Rangoon nó đọc là kururàjacariyam. Cũng xem chú giải kinh Pháp cú. N. 86ff ở đây nó ở trang 88 cũng như ở Túc sanh truyện II. 367, đọc là kurudhamma được gọi là năm giới.

[24] Như vậy ở bàn chú giải Hạnh Tạng ở Colombo, bản chú giải Hạnh Tạng. Nhưng bản chú giải Hạnh Tạng ở Rangoon đọc là Indapattha- chú giải Hạnh Tạng ở Colombo đọc là Pattha.

[25] Bản chú giải Hạnh Tạng 35, cũng có mười nhân sinh phước, làm cơ sở cho việc phước báu (xem ví dụ Trung bộ kinh I. 132, UJ. 285 hoặc mười thập thiện) (xem ví dụ Trường bộ kinh III 269, Trung bộ kinh I 287, Tương Ưng bộ kinh V 266ff, đối chiếu. Netti. 43.), nghĩa là tam nghiệp ba thân, bốn khẩu, tam ý. Cũng xem ở phía dưới II 8, 2; III 14, 2. Theo phỏng đoán của Morris Kusale, ở Kusale dasehi "đơn thuần là hình thức rút gọn của kusalehi" (xem phần lời nói đầu của ông ta trang XVI, n. 3) đối với bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh có liên quan đến bản chú giải Hạnh Tạng 35.

[26] Hatthinàga.

[27] Nàga. Họ nói rằng với đức tin này ông ta sẽ mang lại mưa, bản chú giải Hạnh Tạng. 35. Ơû dưới, câu kệ thứ bảy cho thấy rằng không có ông ta chắc hẳn sẽ không có hạn hán.

[28] Ðạt được quả vị Toàn giác.

[29] Gaja.

[30] Nước cúng dường.

[31] Nàga.

[32] Bản chú giải Hạnh Tạng 38, Hạnh Tạng xuất bản Rangoon, bản Hạnh Tạng xuất bản Colombo gọi là tass, "bởi ông ta" Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh là tasminir.

[33] Nàga nếu ông ta thất bại ở độ đầu tiên thì có lẽ ông không thể đạt được quả vị Toàn giác, bản chú giải Hạnh Tạng. 38.

[34] Kinh Mahasudassana, Trường bộ số 17, Túc sanh truyện Mahàsudassana số 95. Tôi theo số lời kệ ở Hạnh Tạng in ở Rangoon và Colombo bởi vì sự sắp xếp dường như tốt hơn ở Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh.

[35] Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là mudusabhà, bản chú giải Hạnh Tạng 42 - viết là subhà, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon, ở Colombo viết là mudù subhà.

[36] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là Vanìpako, bản chú giải Hạnh Tạng 44, Hạnh Tạng in ở Colombo viết là Vanibbake, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là Vanibbako. Xem BHSD.

[37] Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh, Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là bhogam, Hạnh Tạng in ở Colombo viết là dànam.

[38] Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là pinatthi, Hạnh Tạng ở Rangoon, Hạnh Tạng ở Colombo viết là na pinatthi đối chiếu I 5.3. Không có trong bản dịch. Không được chứng minh nếu chúng ta chấp nhận bản chú giải Hạnh Tạng.

[39] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là vajjani, bản Hạnh Tạng in ở Colombo viết là vejjam.

[40] Sự viên mãn về những chúng sinh và của riêng tôi, bản chú giải Hạnh Tạng.

[41] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là ùnadhanam; bản chú giải Hạnh Tạng, bản chú giải in ở Rangoon, ở Colombo viết là ùnamanam. "do bởi độ bố thí của tôi chưa được viên mãn tôi đã không đạt được sự thỏa mãn" bản chú giải Hạnh Tạng.

[42] Ðối với cách đọc xem phần trên, câu kệ 6. N.

[43] Bản Hạnh Tạng bằng La tinh viết là apaccàyo; bản chú giải Hạnh Tạng, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo và Rangoon viết là àso.

[44] Ðối chiếu kinh Mahà - govinda, Trường bộ II. 230ff; cũng như ở Mahàvastu III. 197ff.

[45] Ðược dặt tên ở Trường bộ II. 236.

[46] Naradeva ở đây là các vị vua. Bản chú giải Hạnh Tạng. 45 đề cập sự việc này đối với các vị vua và tất cả những người trị vì khác, Khattiya, ở Jambudìpa.

[47] Ðiều này dường như có nghĩa là không từ chối việc bố thí hoặc cũng không tỏ ra yêu thích. Cùng với sự so sánh ở những hình thức áp dụng khác, ở Phật Tông. XI. I, Mi Tiên vấn đáp 21.

[48] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là pin' atthi, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo viết là Napi n' atthi. Ðối chiếu. I. 4. 7.

[49] Bản chú giải Hạnh Tạng 47 varamdhanan Ti uttamam icchitam và dhanam, sự giàu sang tột bậc được mong cầu cho.

[50] Túc sanh truyện Nimi, số 541.

[51] Của bản thân và những người khác, bản chú giải Hạnh Tạng. 51.

[52] Những ngưỡng cửa dẫn vào bốn hướng, bản chú giải Hạnh Tạng. 53.

[53] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là naranàrinam, đàn ông và đàn bà, các bản Hạnh Tạng in ở Rangoon và Colombo viết là naràdinam. Bản chú giải Hạnh Tạng nói: không chỉ về súc sinh mà cũng nói về các loài ngạ quỉ.

[54] Cũng như vậy chú giải Hạnh Tạng trang 54.

[55] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng viết là abbhocchinnam; bản Hạnh Tạng in ở Colombo, Rangoon viết là abbo. Ông ta thực hiện việc bố thí liên tục vì việc duy trì sự sống.

[56] Như vậy để mà viên mãn độ bố thí.

[57] Túc sanh truyện khadahàla số 542. Ðối với những bản dịch đặc biệt khác xin xem Handurukande, trang 87. Ðược đề cập Mi Tiên vấn đáp 203.

[58] Bản chú giải Hạnh Tạng 58 Cadarà Jacariyam.

[59] Tên cũ của thành Bàrànasì bản chú giải Hạnh Tạng trang 58.

[60] Bản chú giải Hạnh Tạng 61, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo, Rangoon viết là yannavàtato, bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là vàtako.

[61] Ðối với sự bàn cải từ vựng khó này xin xem A. K. Coomaraswamysamvega, "Aesthetic shock", HJAS bộ số 7, số 3, tháng 2. 1943.

[62] Khàdati, động từ cho việc ăn các thức ăn cứng.

[63] Etam atthavasam natvà như ở suttanipàta 297. Ở đây lý do cho việc bố thí là hoài bão về quả tối thượng cũng như là một phượng tiện để đạt được sự giác ngộ.

[64] Bhavàbhave, ở những kiếp khác. Bản chú giải Hạnh Tạng không giải thích ở đây.

[65] Túc sanh truyện Sivi, số 499, được đề cập ở Mi Tiên vấn đáp 120.

[66] Bản chú giải Hạnh Tạng 64 "một món quả của con người bình thường"

[67] bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là vimamsayàmi, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo và Rangoon viết là vì.

[68] Bản tiếng La tinh viết là phalitasiro, các bản in ở Colombo và Rangoon viết là palita.

[69] Rồi mỗi người sẽ có một con mắt, bản chú giải Hạnh Tạng. 65.

[70] Mặc dù vị Bà la môn biết được ý nghĩ của ông ta, bản chú giải Hạnh Tạng 65, như được mô tả ở lời kệ tiếp theo.

[71] Vị y sĩ của Sivi.

[72] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng 68 viết là dandayi, các bản in ở Colombo và Rangoon viết là dandhayi.

[73] Bản tiếng La tinh viết là va tibbake, W. R đối với vanibbake xem I. 4 6n.

[74] Tàlaminja nhưng có lẽ có ý nghĩa nhân của một quả ở từ một cây cọ..

[75] cittassa annathà, xin xem Critical Pàli Dictionary, Copenhagen, 1924, S. V. Ðọc annathà. Cùng một thành từ ở Phật Tông 60, Túc sanh truyện. I. 46 bản chú giải Appadàna 50.

[76] Túc sanh truyện Vessantara, số 547, chuyện Màlà số 9. Thu mục chi tiết ở Lamotte, Traité tập 2, trang 713. Ðề cập đến Vessantara và Túc sanh truyện ở Mi Tiên vấn đáp 113, 274 bản chú giải Luật tạng 245 và chú giải Pháp cú kinh i.84, 115, iii.164, bản chú giải Bộ Phân tích. 414, Mahàvamsa 30.88, Culavamsa 42.5.

[77] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là Phussatì, nhưng Phusati được dùng trong các câu kệ 7, 8, 10.

[78] Các Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh và Hạnh Tạng in ở colombo viết là camahesiyà, Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là mahesi piyà.

[79] Mặc dù số nhiều của atìtasu jàtisu, bản chú giải Hạnh Tạng 74 xác nhận rằng kiếp quá khứ thì đúng nghĩa.

[80] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh và bản Hạnh Tạng in ở Colombo viết là disvà, nhưng in ờ Rangoon viết là natvà.

[81] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là vare nhưng in ở Colombo viết là vara, bản chú giải Hạnh Tạng 75 viết là varàti varrasu varam gamha, chọn một đặc ân trong những đặc ân.

[82] Xem Túc sanh truyện VI. 482, 497, Mi Tiên vấn đáp 376, 385, 410 cho cái tên của loài cây này 9.

[83] Có nghĩa là Như Lai là một đặc ân được dâng đến cho bà ta, bản chú giải Hạnh Tạng 76.

[84] Thủ đô của vương quốc Sivi nơi Sivi và con trai ông ta là Sanjaya trị vì.

[85] Chú giải Hạnh Tạng 77, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo và Rangoon viết là addhike, bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là patthike, được ghi nhận như là av. 1 ở bản Hạnh Tạng in ở Colombo viết là patthi-, pathi- (cũng được ghi nhận bản Hạnh Tạng in ở Rangoon).

[86] Khìne, cũng được giải thích ở bản chú giải Hạnh Tạng 77.

[87] Người dân Vaisya.

[88] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là mettikam, bản chú giải Hạnh Tạng 78, bản Hạnh Tạng in ở Colombo viết là matti lưu ý được đọc là metti- cũng ở trong bản Hạnh Tạng in ở Rangoon.

[89] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là mettika-, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon, Colombo viết là pettika-

[90] bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh, Túc sanh truyện VI. 485 Jàto'mhi, được ghi nhận ở Hạnh Tạng 78 cùng với bản Hạnh Tạng in ở Rangoon và Colombo đọc là Jàt' ettha.

[91] Ở trong Vassas.

[92] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là Yàcetvà, bản chú giải Hạnh Tạng, các bản Hạnh Tạng in ở Rangoon và Colombo, Túc sanh truyện VI. 486 viết là Sàvetvà.

[93] Cõi trời thứ 33 (được đặt tên bản chú giải Hạnh Tạng 79, Thanh tịnh đao 424) nằm trên đỉnh núi Tu Di (Suneru) được biết như là cõi của núi Tu Di. Hoặc có ý nghĩa là núi Tu Di và cõi hoan lạc ở Diêm phù đề (Jambudìpa) và cõi núi Tu Di. Ðiều này có nghĩa là tô điểm cho cõi của núi Tu Di (bản chú giải Hạnh Tạng).

[94] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh viết là addhadhamàse, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon và Colombo viết là anvaddha-, cũng như bản chú giải Hạnh Tạng. 80 được chú thích bằng anu - addhamàse. Xin xem Luật tạng IV. 145 anvaddhamàsan ti anuposathikam, mỗi ngày bát quan.

[95] Như được vạch rõ ở bản chú giải Hạnh Tạng. 81các câu kệ bắt đầu ở đây (16, 17, 18, 19, 20 đã xảy ra ở I. 3. 2 - 5)

[96] tính luôn những người con trai của vua Sivi và theo thực tế tất cả mọi người ngoiạ trừ vua Sanjaya, hoàng hậu Phusati và công chúa Maddì, bản chú giải Hạnh Tạng 82.

[97] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh và bản Hạnh Tạng in ở Colombo viết là ayàcissam, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là -cisam.

[98] Kannabherin ti gugalamahàbherim, bản chú giải Hạnh Tạng 85, một cặp trống lớn hoặc có lẽ là cái trống lớn.

[99] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là àyàcayitvà; V. 1. Àsàvayitvà ở bản chú giải Hạnh Tạng và như vậy bản Hạnh Tạng in ở Colombo với V. 11, sàvetvà, àyàvayitvà, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là sàvayitvà. Ðược giải thích ở bản chú giải Hạnh Tạng bằng ghosàpetvà.

[100] Bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh và bản Hạnh Tạng in ở Colombo viết là dànema mam, bản in ở Rangoon viết là dànen' imam.

[101] Nivattitvà vilokite, đối chiếu Trường bộ II. 122. Nơi đây lần cuối cùng đức Phật "nhìn thành Vesàli cùng với hình dáng của con voi" Nàgapalokitam V. Apaloketvà, đối chiếu Divy 208.

[102] Bimba, một hình ảnh, cũng là một loại quả bầu. Theo như ghi nhận của BCL trang 103, n. 2"dòng dõi Jalam hatthe àkiritvà bràhmanànam adam gajam theo kinh của hội Pàli Text thì bị bỏ đi trong những phần hiệu đính khác và không được bổ sung ở bản chú giải. Do đó tôi không được thoải mái khi dịch nó".

[103] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là yanti, bản chú giải Hạnh Tạng 86, bản Hạnh Tạng in ở Colombo và Rangoon viết là enti.

[104] Các bản Hạnh Tạng viết bằng tiếng La tinh và in ở Colombo viết là pavane, bản in ở Rangoon viết là bhavana.

[105] Bản tiếng La tinh viết là ubbidhà, bản in ở Rangoon viết là ubbiddhà, bản in ở Colombo viết là ubbiggà.

[106] Mãnh lực công đức của ông ta, bản chú giải Hạnh Tạng 87.

[107] Bản tiếng La tinh viết là Màtulà, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo và Rangoon cũng như chú giải bản Hạnh Tạng 88 viết là Màtule gọi nó là một thành phố ở vương quốc Ceta.

[108] Chú giải Hạnh Tạng giải thích điều này bởi vì có nhiều sự liên quan để biết rằng chính Bồ-tát Vessantara đã đi đến ở trong những hoàn cảnh như vậy.

[109] Ðiều này đề cập đến "bốn người chúng tôi", bản chú giải Hạnh Tạng 88.

[110] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là Vissu-.

[111] Asunno; CPD đưa ra sự cần mẫn cho đoạn văn này. Bản chú giải Hạnh Tạng 89 - 90 nói rằng "thậm chí khi nơi ẩn cư có nhiều người (asunno) thì Như Lai cũng (không lười biếng) trong việc phát triển từ asunna thành asunne thì cũng là một cách đọc, chỗ ở của tôi thì đông người do sự chiếm cứ của tôi để săn sóc những đứa con, ở đó tôi đã sống. Qua sức mạnh tâm từ của Bồ-tát tất cả thú vật cách đó ba do tuần cũng hưởng được lòng từ bi".

[112] Nghĩ rằng ông ta sẽ viên mãn bố thí độ.

[113] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là sìlavatini, bản chú giải Hạnh Tạng 94 - 5 (văn xuôi), các bản Hạnh Tạng in ở Rangoon và Colombo viết là vantim.

[114] Ðôi tay của vị Bà la môn giang ra, bản chú giải Hạnh Tạng 95.

[115] Bồ-tát nghĩ rằng, đạt được đỉnh cao của độ bố thí ngài sẽ đi đến sự giác ngộ.

[116] Bồ-tát không nghĩ về sự đau khổ, ngài không giữ nó (trong tâm), bản chú giải Hạnh Tạng 96, tất cả các vị Bồ-tát cũng phải thực hành năm đại thí: tài sản, đầu, tứ chi hoặc mắt, mạng sống, vợ và con.

[117] Ðối chiếu I. 8. 15 câu kệ được trích dẫn ở Mi Tiên vấn đáp. 117.

[118] Câu kệ được trích dẫn ở Mi Tiên vấn đáp. 281 được đề cập ở Hạnh Tạng cùng tên.

[119] Những người khác cũng đến, bản chú giải Hạnh Tạng. 100.

[120] Có nghĩa là những sự thăng trầm mà Bồ-tát đã phải trải qua. Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh, bản chú giải Apadana. 51 viết là dukkham, các bản Hạnh Tạng in ở Rangoon và Colombo, Túc sanh truyện i.47 viết là dukham.

[121] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh, bản Hạnh Tạng in ở Colombo viết là sanàtibhi, bản chú giải Hạnh Tạng. 101 viết là -tìhi, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là sannatibhi. Ðối chiếu. III. 3. 4n.

[122] Bản tiếng La tinh viết là pavisàmi, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo và Rangoon và bản chú giải Hạnh Tạng viết là pavisàmi.

[123] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là pàto padissare, các bản in ở Rangoon và Colombo viết là pàto ca dissare.

[124] Sự tàn sát các sinh vật, tà kiến ... và bố thí, trì giới ... bản chú giải Hạnh Tạng 103.

[125] Bản tiếng La tinh viết là gavesinisuư,, bản in ở Colombo viết là gavesiyuư, bản chú giải Hạnh Tạng 104, bản Hạnh Tạng ở Rangoon viết là gavesisuư.

[126] Bản tiếng La tinh viết là nisajja cin besi, bản in ở Colombo viết là nissajja cintesim,, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là nisajja cintesim.

[127] Các bản Hạnh Tạng tiếng La tinh và hai bản in ở Rangoon và Colombo viết là màsà và, bản chú giải Hạnh Tạng viết là na màsà. Phần này và mugga, đậu xanh cả hai đều là những hạt đậu.

[128] Bản tiếng La tinh viết là yadi eti, các bản Hạnh Tạng ở Rangoon và Colombo viết là yadi koci eti.

[129] Bản tiếng La tinh viết mam' antike, các bản khác ở Rangoon và Colombo viết là mama santike.

[130] Ở Túc sanh truyện con thỏ rùng mình để không làm khó chịu người khác. (Xem câu kệ 1, 12) như vậy bất cứ những sinh vật nhỏ nào sống ở trong lông của nó bị đốt chết. Bản chú giải Hạnh Tạng thì tương tự.

[131] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là dhùmamayati, sai văn phạm, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết là dhamadhamàyati, bản Hạnh Tạng ở Colombo viết là dhama dhamàyati, tạo nên tiếng ồn dhamadhama. Ðối chiếu III 9.4.

[132] Sameti, chú thích của chú giải Hạnh Tạng 107 bằng vàpasameti.

[133] Deti cùng ở trong sách. Uppàdeti.

[134] Theo truyền thống câu chuyện này kết thúc với vị trời Sakka tạo nên một con thỏ giống như con thỏ trên mặt trăng (có thể nhìn thấy ở các vùng nhiệt đới) Túc sanh truyện i.172 nói rằng đó là một trong bốn điều kỳ diệu của kiếp này là toàn bộ của nó giống như hình con thỏ sẽ kéo dài sự sống trên mặt trăng. Một hình thức khác của bốn sự kỳ diệu này là không có khả năng đốt cháy một khu vực nào đó, xem phần III 9 ở dưới.

[135] Trên ký hiệu của những câu kệ tiếp theo xem lời giới thiệu trang XI.

[136] Bản chú giải Hạnh Tạng 108 dùng Bràhmano như là thuộc của Akitti mặc dù vị này là một người Bà la môn trước khi trở thành một ẩn sĩ đã không được nói đến trong câu chuyện của ông ta ở I.1.

[137] Parikkhàra hiển nhiên ý nghĩa của nó thật cần thiết để được sinh ra như chín người đầu tiên của phẩm này đối với con thỏ để hoàn thành độ bố thí cao thượng, nghĩa là bố thí mạng sống của mình. Ðể được hoàn tất phẩm hạnh và phẩm hạnh cao hơn của độ bố thí bằng cách bố thí tài sản và tứ chi của họ (kể luôn cả bố thí mắt, vợ và con) xem I. 9. 52n và II. 10. Sn.

[138] Túc sanh truyện i. 45, bản chú giải Phật Tông. 59, bản chú giải Apadana. 49 đề cập đến Túc sanh truyện sasapandita, trích dẫn lời kệ này để minh họa đỉnh cao của bố thí độ.